CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?


Tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển



tải về 0.6 Mb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.6 Mb.
#17162
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

2.2. Tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển


Xét về mặt thu nhập, giữa các nước trên thế giới có sự phân cực giàu-nghèo khá rõ nét. Các nhà kinh tế thường chia thành hai nhóm:

 Các nước phát triển (hay các nước công nghiệp), tập trung hầu hết ở phía bắc, bao gồm các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Argentina, Nhật, Úc, Tân Tây Lan, và sau này có thêm Singapore.

 Các nước đang phát triển (hay các nước kém phát triển), tập trung ở phía nam, đặc biệt là trong vùng nhiệt đới, châu Phi.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây có một số nước đã vượt ra khỏi những nước đang phát triển và tiến dần đến các nước phát triển. Nhóm này thường được gọi là các nước mới công nghiệp hoá (NIC – Newly Industrializing Countries), gồm những nước điển hình như: Brazil, Mexico, Hàn Quốc, Ấn Độ... Vì vậy, theo cách phân loại của ngân hàng thế giới người ta chia làm ba nhóm: nhóm thu nhập thấp, nhóm thu nhập cao và nhóm ở giữa. Phần này đề cập đến các nước phát triển, chủ yếu thuộc nhóm thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam.



2.2.1. Xu hướng tăng trưởng của các nước đang phát triển


Hình 2.1. Vòng quẩn của nước nghèo


Trong nhiều thập niên trước, các nước đang phát triển hầu như không thoát khỏi vòng luẩn quẩn khắc nghiệt của tình trạng kinh tế thấp kém. Rất nhiều nước phải đương đầu với tình trạng thiếu lương thực, và một số nước lâm vào nạn đói. Tuy nhiên, từ thập niên 1960 trở lại đây, bắt đầu có sự chuyển biến trong tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Đặc biệt bước sang thập niên 1970 đã có sự nhảy vọt đáng kể. Cho thấy sự vươn lên của các quốc gia nghèo trong bối cảnh chung là các quốc gia giàu có đã tăng trưởng chậm lại.

Tuy nhiên, nếu xét đến thu nhập bình quân đầu người thì khoảng cách giữa giàu nghèo còn quá lớn. Tính đến năm 1993, GNP bình quân đầu người của các nước giàu có khoảng 25.000-30.000 USD/người/năm. Các nước mới công nghiệp hoá cũng được 10.000 – 15.000. Trong khi đó, mức trung bình của các nước nghèo chỉ khoảng 300 – 500. Thậm chí một số nước vẫn còn ở dưới 200, chẳng hạn như Bangladesh (1910, Bhutan (180), Napal (150), Afganistan (150). Vào thời điểm này Việt Nam có lẽ ở mức xấp xỉ 200. Đến năm 2000, GDP bình quân đầu người của một số nước giàu như Thụy Sĩ, Nhật Bản, Mỹ, Singapore… đều trên 30.000, đặc biệt là Thụy Sĩ lên đến hơn 38.000 USD một năm.

Nhìn chung thu nhập ở các giàu và nước nghèo chênh lệch nhau rất xa. Hơn nữa, đại bộ phân dân cư sống ở những nước nghèo, số dân ở nước giàu ít hơn. Vì vậy mà 3/4 dân số thế giới sống trong cảnh nghèo khổ hơn nhiều so với 1/4 còn lại.

Hiện nay, một số nước nghèo vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá khả quan. Việt Nam cũng đã đạt được một số thành công đáng kể từ sau năm 1990. Nếu như giai đoạn 1975 – 1984 nền kinh tế chúng ta chỉ tăng trưởng bình quân 3,2% một năm, và giai đoạn 1984 – 1990 vào khoảng 2 – 4 % thì đến giai đoạn 1991 – 1994 tốc độ tăng trưởng đã lên đến 8,5%, giai đoạn 1995 – 2000 đạt được 6,7% một năm.

Tuy nhiên, nếu xét về lượng thu nhập tuyệt đối tính bình quân đầu người thì cho đến nay khoảng cách giữa Việt Nam cũng như các quốc gia nghèo khổ khác so với những quốc gia giàu có là khó tưởng tượng nổi. Sự chênh lệch (xét theo số tuyệt đối) giữa giàu và nghèo trên thế giới có khuynh hướng ngày càng cách ra xa. Rõ ràng khả năng đuổi kịp các nước phát triển có lẽ còn là một tương lai xa vời đối với nhiều quốc gia kém phát triển, đa số các nước này vẫn chưa thoát khỏi được vòng luẩn quẩn nghèo khổ và lạc hậu. Cũng có một ít nước chứng tỏ được khả năng vươn lên của mình: chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã đuổi kịp những nước giàu có. Tuy nhiên, phần lớn những nước cất cánh được đều có mức thu nhập thuộc nhóm trung bình. Còn lại những nước nghèo phải đương đầu với hàng loạt khó khăn không thể tránh khỏi.


2.3. Khó khăn của các nước đang phát triển


Vốn đầu tư

Do thu nhập thấp, tiết kiệm ít, nên nguồn vốn đầu tư trong nước rất hạn chế. Nếu không kể Trung Quốc và Ấn Độ thì vào năm 1983 tiết kiệm của các nước nghèo nhất chỉ chiếm 7% GDP, trong số đó rất nhiều nước có tỷ lệ tiết kiệm 2%, thậm chí có nước bị tiết kiệm âm (Mali – âm 2%). Tiết kiệm ít dẫn đến đầu tư thấp là điều đương nhiên. Tỷ lệ đầu tư ở các nước này chỉ chiếm 13% GDP. Nếu tính chung cho cả những quốc gia có thu nhập cao hơn một chút thì tỷ lệ đầu tư so với GDP đạt khoảng 22% vào năm 1980 và 26% vào năm 1989. Như vậy, nếu đánh giá chung thì từ thập niên 1980, tỷ lệ đầu tư ở các nước đang phát triển thuộc loại cao. Tuy nhiên, ở đây có sự khác nhau đáng kể giữa những nước nghèo nhất và những nước khá hơn chút ít.

Mặc dầu tỷ lệ đầu tư được nâng cao, nhưng lượng đầu tư tuyệt đối rất thấp. Vì vậy, nhiều nước đã tìm cách vay mượn hoặc kêu gọi đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, không ít tiền vay mượn đã không được bỏ vào đầu tư. Năm 1987 tỷ lệ nợ so với GNP của các nước đang phát triển là 42% trong khi tỷ lệ đầu tư không cao như vậy. Rất nhiều nước đã sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả.

Ở Việt Nam, tỷ lệ đầu tư trong những năm gần đây đang có khuynh hướng tăng nhanh. Nếu như vào năm 1991 đầu tư chỉ chiếm 14,3 % GDP thì đến năm 1994 tỷ lệ đó là 23,5%. Tuy nhiên, giống như các nước có thu nhập thấp khác, lượng đầu tư bình quân đầu người của Việt Nam rất ít ỏi. Chúng ta đang cố gắng khuyến khích đầu tư trong nước cũng như tích cực kêu gọi đầu tư của nước ngoài nhằm nâng cao khả năng khai thác các nguốn tài nguyên sãn có, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nguồn nhân lực

Nếu đánh giá tăng trưởng kinh tế theo thu nhập bình quân đầu người thì phải tính đến tỷ lệ tăng dân số. Sự phát triển của dân số trải qua bốn giai đoạn:

 Giai đoạn 1: tỷ suất sinh cao, nhưng tỷ suất chết cũng cao, làm cho tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp.

 Giai đoạn 2: tỷ suất chết giảm (do thu nhập tăng và sự phát triển của ngành y tế) làm cho tỷ lệ tăng tự nhiên cao. Đây là thời kỳ bùng nổ dân số.

 Giai đoạn 3: tỷ suất sinh giảm do việc nâng cao trình độ giáo dục và đô thị hoá, nhiều người tự ý hạn chế sinh đẻ. Tỷ lệ tăng tự nhiên giảm xuống.

 Giai đoạn 4: tỷ suất được duy trì ở mức thấp nhờ việc thực hiện thành công các phương pháp kế hoạch hoá gia đình. Tỷ lệ tăng tự nhiên giảm dần đến số không, dân số có khuynh hướng bão hoà.

Ở các quốc gia phát triển, tỷ lệ tăng dân số khoảng trên dưới 1%, tức đang nằm trong giai đoạn 4. Thậm chí ở một vài nước, khả năng sinh sản hiện nay chỉ đủ để thay thế cho số dân đang tồn tại. Trong khi đó, nhiều quốc gia đang phát triển vẫn còn nằm trong giai đoạn 3, thậm chí một số nước thuộc giai đoạn 2. Tỷ lệ tăng dân số ở các nước này thường dao động từ 2% đến 3%. Một vài nước lên đến trên dưới 4% (Gana, Kenia).

Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đáng kể trong hai thập niên vừa qua. Thời kỳ 1960 – 1976, mặc dù đang trong thời gian chiến tranh nhưng dân số việt nam tăng khá nhanh, trung bình 3,1% một năm. Đến giai đoạn 1976 – 1993, tỷ lệ đó là 2,18%. Với tỷ lệ này, chỉ sau 32 năm dân số chúng ta sẽ tăng gấp đôi. Đây là một gánh nặng của nền kinh tế trong việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người. Vì vậy hiện nay chính phủ đang áp dụng các biện pháp làm giảm tỷ suất sinh, nhằm kéo tỷ lệ tăng dân số xuống còn 1,7%.

Dân số tăng nhanh là một áp lực lớn đối với quá trình tăng trưởng. Một là nó đòi hỏi phải có một tỷ lệ tăng của GNP lớn hơn nhiều thì mới làm cho GNP bình quân đầu người tăng kịp các nước có dân số tăng chậm. Hai là vì dân số đông, GNP bình quân đầu người thấp nên tiết kiệm ít và do đó không có nhiều vốn đầu tư (cho dù tỷ lệ đầu tư có thể cao). Nó cũng có lợi thế là với mức tăng vốn ít, có thể làm cho sản lượng tăng nhanh. Tuy nhiên, chính điều này góp phần hạn chế việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Hơn nữa, những loại công nghệ như vậy có năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm kém và do đó hạn chế khả năng cạnh tranh quốc tế và lâu dài. Bốn là: thiếu vốn đầu tư cho giáo dục. Chỉ có một số ít nước có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục là 6% GNP, còn lại hầu hết đều dưới 3%. . Tỷ lệ này ở việt nam cũng chỉ được trên dưới 1,6 %. Với vài phần trăm ít ỏi hơn. Hơn nữa, chất lượng giáo dục lại thấp. Từ đó, lao động ở các nước đang phát triển có năng suất thấp, càng làm hạn chế khả năng tăng trưởng.

Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế cũng góp phần quan trọng cho việc tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Lợi thế tương đối của những nước này thường là những sản phẩm sử dụng nhiều đất và lao động. Do đó, cho đến cuối những năm 1960 thì xuất khẩu nguyên liệu thô và hàng sơ chế đã chiếm đến 84% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Các mặt hàng xuất khẩu chính của chúng ta vẫn là sản phẩm của tự nhiên và các loại sản phẩm sơ chế: than, cà phê, gạo, cao su, thuỷ sản…

Điều bất lợi là giá cả các loại sản phẩm này đã giảm khá nhanh trong hơn hai thập niên vừa qua, chỉ trừ dầu mỏ có xu hướng tăng giá.

Xu hướng giảm giá xảy ra một phần do cung tăng, một phần do cầu giảm (cầu giảm nhờ chế tạo được nhiều nguyên liệu tổng hợp thay cho nguồn nguyên liệu tự nhiên). Mặc dầu chính phủ nhiều nước đã áp dụng các biện pháp điều tiết lượng hàng cung ứng cho xuất khẩu để giữ giá nhưng phần lớn đều thất bại, ngoại trừ khối OPEC. Vì vậy, trừ một số trường hợp đặc biệt, đa số các nước đang phát triển đều nghi ngờ khả năng tăng trưởng nhờ vào việc xuất khẩu sản phẩm thô. Hơn nữa, việc khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên cho xuất khẩu đã gây tác hại không ít đến với môi trường. Do đó nhiều quốc gia đã cố gắng nâng dần tỷ trọng xuất khẩu các loại sản phẩm tinh chế chiếm khoảng trên dưới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước đang phát triển.

Từ kết quả phân tích trên ta thấy các nước đang phát triển còn phải mất rất nhiều công sức mới có thể cải thiện được điều kiện kinh tế của mình. Tuy nhiên, trong khi còn khó khăn trong việc đuổi theo những nước giàu thì các nước đang phát triển cũng có thể cải thiện được đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội của mình thông các chính sách phát triển kinh tế.




Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương