CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?



tải về 0.6 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.6 Mb.
#17162
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

4.2. Hệ thống ngân hàng


4.2.1. Ngân hàng trung ương (NHTW)

NHTW là ngân hàng kiểm soát và phát hành tiền, NHTW thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản sau:

● Nhiệm vụ trong quan hệ với các ngân hàng thương mại (NHTM) gồm:

- Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buột ở các NHTM.

- Cho NHTM vay khi các ngân hàng này không đáp ứng đủ yêu cầu chi trả.

- Các quan hệ tiền tệ, tín dụng và thanh toán khác đối với NHTM.

● Nhiệm vụ trong quan hệ với chính phủ:

- Kiểm soát lượng cung tiền trong xã hội.

- Tài trợ cho thâm hụt ngân sách của chính phủ như bán chứng khoán có giá của chính phủ, phát hành tiền…

 Mục tiêu của NHTW là điều hoà lượng tiền trong xã hội cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế nhanh, thất nghiệp thấp…



4.2.2. Ngân hàng thương mại

NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, một tổ chức môi giới tài chính. Hoạt động của nó là nhận tiền gửi của người này (doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội) và đem số tiền đó cho người khác vay để sinh lời. Và các hoạt động khác để lấy lời.

NHTM cũng được coi là một tổ chức tài chính trung gian, đứng ra thu thập các khoản tiết kiệm của dân cư, thu thập các khoản tiền nhàn rỗi khác trong xã hội và đem những khoản tiền này cho những người cần vay để chi tiêu cho hiện tại. Ngân hàng thu lợi trên cơ sở lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi.

* NHTM thực hiện chức năng: kinh doanh tiền tệ, thủ quỹ các doanh nghiệp.


4.3. Cung tiền


4.3.1 Khái niệm: Mức cung tiền là toàn bộ quỹ tiền hiện có trong lưu thông. Một khái niệm quan trọng được xác định bởi khối lượng tiền M (gồm M1, M2 …) bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán cao nhất, nhằm thoã mãn nhu cầu trao đổi, giao dịch thường xuyên của hoạt động kinh tế quốc dân.

4.3.2. NHTM và cung ứng tiền tệ

Khái niệm Cơ số tiền: là lượng tiền giấy và kim loại ngoài ngân hàng cộng với tiền dự trữ trong ngân hàng. Đây là toàn bộ lượng tiền do ngân hàng trung ương phát hành.

Khái niệm Thừa số tiền (số nhân tiền tệ) là hệ số phản ánh, khối lượng tiền được tạo ra từ một đơn vị cơ số tiền.

Ví dụ: KM = 5 thì một đồng tiền do ngân hàng trung ương phát hành sẽ tạo ra 5 đồng tiền trong giao dịch. Ta có thể xác định mức cung tiền SM sẽ là:

SM = KM x H

Cách tính hệ số KM

M money : Quỹ tiền mặt

H : tiền mạnh High powered money

D : lượng tiền gởi không kỳ hạn deposit

C : lượng tiền mặt ngoài ngân hàng cash

R : lượng tiền dự trữ

r : tỷ lệ dự trữ thực tế (reserve radio)

m : tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn vào ngân hàng cash deposit radio

H = C+R (1)

* KM > 1 có nghĩa là lượng tiền giao dịch trong nền kinh tế luôn lớn hơn lượng tiền do NHTW phát hành. (vì r < 1)

* KM càng lớn thì hoạt động kinh doanh tiền ở các ngân hàng càng mạnh.

Ví dụ: Ông A có 100 triệu đồng đem gởi vào ngân hàng thứ 1, dự trữ toàn hệ thống ngân hàng là 10 % có nghĩa là 100 triệu đồng ký thác này ngân hàng sẽ dự trữ 10 triệu đồng còn 90 triệu đồng đem đi cho vay, ngân hàng thứ 1 cho ông B vay 90 triệu đồng. Như vậy ông A có 100 triệu đồng trong séc và ông B có 90 triệu đồng tiền mặt M1 = 190 triệu đồng (tiền giao dịch).

Ông B lại đem 90 triệu đồng trả nợ cho người C có tài khoản trong ngân hàng thứ 2 ngân hàng. Ngân hàng thứ 2 cho ông D vay tiếp tục phân chia theo tỷ lệ 10 % dự trữ, 90 % cho vay tiếp làm cho SM không ngừng tăng lên.

Bằng hoạt động kinh doanh tiền, NHTM đã “tạo ra tiền” làm cho SM lớn hơn ban đầu. Tiền mà các ngân hàng tạo ra là tiền giao dịch. Đồng tiền đi qua ngân hàng càng nhiều (gửi nhiều cho vay nhiều) thì SM càng lớn lên.

Sự “tạo ra tiền ngân hàng” của tiền gởi là sự mở rộng nhiều lần số tiền gởi và được thực hiện bởi hệ thống NHTM. Mỗi ngân hàng khi nhận một khoản tiền gởi bắt buột phải để lại dự trữ theo tỷ lệ % do NHTW quy định. Số tiền dự trữ này chủ yếu dùng để bảo đảm khả năng ổn định việc chi trả thường xuyên của NHTM và yêu cầu quản lý tiền tệ của NHTW.



4.3.3. Các công cụ điều tiết cung tiền của ngân hàng trung ương

NHTW thực thi chính sách tiền tệ dùng 3 công cụ chủ yếu sau để tác động đến M1



a. Yêu cầu tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

Ta có

Khi NHTW muốn mở rộng tiền tệ nghĩa là tăng M1 thì NHTW sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buột r xuống (vì lúc này thừa số KM tăng lên)

Ngược lại khi muốn giảm cung tiền thì cần tăng r lên. NHTW là cơ quan duy nhất được phép ra quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM. Khi thay đổi quy mô của tỷ lệ này NHTW đã khống chế một cách gián tiếp nhưng mạnh mẽ đến cung tiền. Sử dụng công cụ này thường có hiệu quả cao, tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay.



b. Quyết định lãi suất chiết khấu:

Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của NHTW khi họ cho các NHTM vay tiền để đảm bảo có đầy đủ hoặc tăng thêm dự trữ của các NHTM.

NHTW muốn tăng SM: thì NHTW giảm lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường, khuyến khích NHTM vay tiền để dự trữ và mở rộng cho vay làm tăng SM.

NHTW muốn giảm SM: thì NHTW tăng lãi suất chiết khấu, NHTM giảm cho vay, tự giác duy trì lượng dự trữ tiền mặt cao vì nếu xảy ra sự cố, khi đi vay NHTW thì phải trả lãi suất cao. Do đó giảm cho vay thì giảm SM.



c. Nghiệp vụ thị trường tự do:

Nghiệp vụ thị trường tự do được tiến hành khi NHTW thay đổi số tiền bằng cách mua vào hoặc bán ra trái phiếu của kho bạc nhà nước.

- Muốn tăng mức cung tiền ngân hàng trung ương sẽ mua trái phiếu thị trường mở.

- Muốn giảm mức cung tiền ngân hàng trung ương sẽ bán trái phiếu thu tiền về.

► Kết luận: 3 công cụ này sẽ được sử dụng theo hướng:

 Nếu nền kinh tế suy thoái: NHTW sẽ tăng cung tiền bằng chính sách mở rộng tiền tệ.

 Nếu có lạm phát : NHTW giảm cung tiền bằng chính sách xiết chặt tiền tệ.


Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương