CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?


Chỉ số giá tiêu dùng: Customer Price Index



tải về 0.6 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.6 Mb.
#17162
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

1.4. Chỉ số giá tiêu dùng: Customer Price Index


Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để phản ánh mức giá là chỉ số giá tiêu dùng CPI.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thay đổi giá cả của một giỏ hàng hoá, dịch vụ ở một thời điểm nào đó so với thời điểm gốc.

Cũng giống như cách tính GDP, GDP chuyển số lượng của nhiều hàng hoá dịch vụ thành một con số duy nhất để phản ánh giá trị của tổng số lượng. CIP chuyển giá cả của nhiều hàng hoá dịch vụ thành một chỉ số duy nhất phản ánh mức giá chung.

Các nhà kinh tế phải tổng hợp nhiều loại giá cả trong nền kinh tế như thế nào để có được một chỉ số duy nhất phản ánh chính xác mức giá? Họ có thể làm theo cách đơn giản là tính số bình quân của tất cả các loại giá cả, nhưng phương pháp này coi tất cả hàng hoá dịch vụ như nhau.

Trong khi đó, người tiêu dùng không tiêu dùng như nhau cho các loại hàng hoá. Như người tiêu dùng nhiều gạo hơn ngô, cho nên trong CPI giá gạo phải có tầm quan trọng hơn so với giá ngô.

Thí dụ: người tiêu dùng đại diện mua 10 kg gạo và 2 kg ngô trong một tháng thì điều này có nghĩa là giỏ hàng hoá bao gồm 10kg gạo và 2kg ngô.

(10 x giá gạo hiện hành) + (2 x giá ngô hiện hành)



CPI =

(10 x giá gạo năm 2000) + (2 x giá ngô năm 2000)

Năm 2000 là năm cơ sở của CPI này. Chỉ số CPI tính được cho biết hiện giờ để mua 10 kg gạo và 2 kg ngô thì chúng ta bỏ ra số tiền bao nhiêu lần so với năm 2000.

CHƯƠNG II: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ


Tăng trưởng kinh tế là loại mục tiêu có tính chất dài hạn. Tất cả các nước đều mong muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Vậy thì nhân tố nào quyết định tăng trưởng? Tăng trưởng kinh tế có gây thiệt hại gì không? Tại sao trong quá trình tăng trưởng phải đối phó với các chu kỳ kinh doanh? Việc tăng trưởng ở các quốc gia kém phát triển như Việt Nam có những đặc điểm gì? Phải chăng tăng trưởng và phát triển luôn luôn có cùng chiều hướng? Chúng ta sẽ lần lượt giải đáp các câu hỏi trên.

2.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế


2.1.1. Đo lường mức tăng trưởng

Theo PA Samuelson và W. D Nordhaus, tăng trưởng kinh tế được thể ở sự gia tăng của sản lượng tiềm năng, hay nói cách khác, thể hiện ở sự dịch chuyển ra ngoài của đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF). Xét về mặt lý thuyết, quan niệm về tăng trưởng như vậy rất hữu ích. Nó giúp chúng ta phân biệt hai mục tiêu kinh tế vĩ mô: ổn định và tăng trưởng. Mục tiêu ổn định là làm cho sản lượng được duy trì thường xuyên ở mức sản lượng tiềm năng, còn mục tiêu tăng trưởng nhằm đẩy nhanh sự gia tăng của sản lượng tiềm năng.

Tuy nhiên, khi đánh giá mức tăng trưởng trong thực tế người ta luôn luôn tính toán theo sản lượng thực tế mà quốc gia sản xuất được, chứ không tính theo sản lượng tiềm năng. Sản lượng thực tế dùng để đánh giá sự tăng trưởng có thể là GDP thực hoặc GNP thực, có thể là GDP hay GNP thực tính bình quân đầu người. Thông thường, chỉ tiêu GDP được sử dụng phổ biến hơn (có thể do sự giản tiện). Tuy nhiên, nếu muốn đánh giá mức tăng trưởng mà dân chúng một nước hưởng thụ được thì nên dùng chỉ tiêu GNP.

Chỉ tiêu dùng để đo lường mức tăng trưởng là tốc độ (hay tỷ lệ) tăng thêm của GNP,GDP thực hoặc GNP, GDP thực bình quân đầu người. Tốc độ tăng hàng năm V được tính theo công thức:


Chỉ tiêu năm t - Chỉ tiêu năm t-1

Vt = x 100

Chỉ tiêu năm t-1


Khi dùng chỉ tiêu GDP hay GNP để đánh giá, ta có thể thấy được quy mô của một nền kinh tế cũng như vị trí của nó trong nền kinh tế thế giới. Còn các chỉ tiêu bình quân đầu người có thể giúp đánh giá sơ bộ về khả hưởng thụ trung bình của người dân. Tuy nhiên, cả hai loại chỉ tiêu này đều có những nhược điểm nhất định. Chẳng hạn như chúng chưa tính đến thời gian nhàn rỗi, sự ô nhiễm môi trường, sự xuất hiện các loại sản phẩm mới với chất lượng cao hơn hoặc giá rẻ hơn, sự khác nhau về giá cả giữa các nước, sự chênh lệch trong phân phối thu nhập, cách sử dụng thu nhập, điều kiện làm việc của người lao động… Rõ ràng, các chỉ tiêu đánh giá của chúng ta hiện nay không phải là những chỉ tiêu hoàn hảo, nhưng cả thế giới vẫn sử dụng chúng bởi lẽ đó là những chỉ tiêu khả dĩ có được mà không phải tốn quá nhiều chi phí.



2.1.2. Các nhân tố tăng trưởng kinh tế

Khi bàn về các nhân tố tăng trưởng, chúng ta phải bỏ qua sự dao động ngắn hạn của sản lượng thực tế xoay quanh sản lượng tiềm năng. Như đã biết, khi sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng thì việc gia tăng tổng cầu giúp cho sản lượng tăng lên. Ngược lại, khi sản lượng cao hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế bị lạm phát cao thì việc giảm bớt tổng cầu sẽ có tác dụng kéo sản lượng về mức tiềm năng, làm giảm lạm phát. Đó là các chính sách ổn định trong ngắn hạn, được thực hiện trên cơ sở tác động vào mặt cầu của nền kinh tế. Xét trong dài hạn, cần phải mở rộng khả năng sản xuất, tức làm tăng sản lượng tiềm năng. Đó chính là vai trò của chính sách tăng trưởng, tác động vào phía “cung”. Vậy thì, sau khi đã được mức sản lượng tiềm năng, nhân tố nào có thể giúp tăng khả năng cung ứng, làm cho nền kinh tế tăng trưởng? Thông thường các nhà kinh tế đề cập đến bốn nhóm nhân tố chính:

 Nguồn vốn: máy móc, nhà xưởng, đường sá,…

 Nguồn nhân lực: mức cung lao động, giáo dục, kỹ năng…

 Nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất đai, khoáng sản, dầu mỏ, khí hậu…

 Trình độ kỹ thuật: khoa học, công nghệ, quản trị…

Sự phụ thuộc của sản lượng vào các nhân tố trên thường được mô tả dưới dạng một hàm sản xuất: Y = f (vốn, lao động, đất đai, trình độ giáo dục,…). Dưới đây chúng ta sẽ xem xét tác động của các nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế.

Nguồn vốn

Vốn sản xuất là khối lượng nhà xưởng, máy móc, thiết bị… để sản xuất ra các loại hàng hoá khác. Muốn cho khối lượng vốn tăng lên thì phải tăng đầu tư ròng. Ta biết:

Tổng đầu tư = Khấu hao + Đầu tư ròng

Khấu hao dùng để duy trì quỹ vốn hiện có. Chỉ có đầu tư ròng mới giúp tích luỹ thêm vốn cho nền kinh tế. Mà vốn đầu tư ròng lấy từ tiền tiết kiệm. Cho nên muốn tăng vốn thì phải tăng tiết kiệm. Như vậy, khi sản lượng đã đạt mức tiềm năng, muốn thúc đẩy kinh tế bằng yếu tố vốn thì phải khuyến khích tiết kiệm và chuyển tiền tiết kiệm đó sang đầu tư. Chính điều này tạo ra sự mâu thuẫn giữa tiêu dùng cho hiện tại và tiêu dùng cho tương lai: muốn tăng tiêu dùng trong tương lai thì phải giảm bớt tiêu dùng hiện tại.

Khi vốn tăng cùng tỷ lệ với lao động, tức lượng vốn bình quân trên mỗi lao động không đổi, ta nói nền kinh tế đang được đầu tư theo chiều rộng. Khi vốn tăng nhanh hơn lao động, làm cho lượng vốn bình quân một lao động tăng lên, ta nói nền kinh tế đang được đầu tư theo chiều sâu. Đầu tư theo chiều sâu thường làm tăng năng suất lao động và do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.

Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng được thể hiện khá rõ nét trong thực tế. Những quốc gia có tỷ lệ đầu tư cao thường có tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong từng quốc gia, các thời kỳ có tỷ lệ đầu tư cao cũng thường đạt được mức tăng trưởng nhanh hơn các thời kỳ có tỷ lệ đầu tư thấp. Bảng 2.1 cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa % tăng GNP bình quân đầu người và % đầu tư trong GNP ở một số nước trong thời gian 1985 – 1993.

Nước

Mỹ

Việt Nam

Đức

Nhật

Hàn Quốc

Thái Lan

Trung Quốc

Singapore

% đầu tư

16

21

21

31

34

39

43

44

% tăng GDP

1,2

4,8

1,9

3,6

8,1

8,4

6,5

6,1

Bảng 2.1. Tỷ lệ đầu tư trong GNP và tốc độ tăng trưởng 1985 – 1993 (Nguồn World Bank)

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có thúc đẩy được quá trình tăng trưởng hay không phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: một là số lượng lao động có việc làm; hai là trình độ chuyên môn và kỹ năng của người lao động.

Lượng lao động có việc làm phụ thuộc vào dân số, tỷ lệ lao động trên tổng số dân, số lượng vốn và nguyên vật liệu mà nền kinh tế có được. Điều cần lưu ý là dân số tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào chưa hẳn là động lực là động lực tăng trưởng. Nó chỉ biến thành động lực tăng trưởng khi có đủ công ăn việc làm, nghĩa là phải đủ vốn và nguyên vật liệu. Hơn nữa, nếu xét khái niệm tăng trưởng theo ý nghĩa tăng thu nhập bình quân đầu người thì phải chú ý đến tương quan giữa tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng sản lượng. Dân số tăng rất nhanh có thể trở thành gánh nặng của nền kinh tế. Ở những nước nghèo dân số thường tăng nhanh, trong khi ở các nước giàu thì tăng rất chậm. Điều đó gây nên hai tình trạng trái ngược nhau: các nước giàu xem lao động là nguồn tăng trưởng kinh tế quan trọng, trong khi nhiều nước nghèo quan niệm rằng lượng lao động quá dư thừa là một gánh nặng của nền kinh tế.

Trình độ chuyên môn và kỹ năng của người lao động phụ thuộc vào trình độ giáo dục, sử dụng lao động có đúng chuyên môn và việc làm có ổn định hay không. Ngày nay, trình độ giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng. Cho nên ở các nước phát triển thường người ta tách giáo dục ra thành một nhân tố riêng để xem xét tác động của nó đối với quá trình tăng trưởng. Ví dụ ở Mỹ người ta tính được phần đóng góp của giáo dục chiếm đến 12% kết quả tăng trưởng.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên

Nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất đai, khoáng sản, thuỷ sản, điều kiện khí hậu, thời tiết. Một quốc gia có các điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế dễ dàng hơn. Nhiều nước đã được tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ may mắn hưởng được sự ưu đãi của thiên nhiên, chẳng hạn như các nước xuất khẩu dầu mỏ thuộc khối OPEC.

Đất đai là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong một nền kinh tế nông nghiệp. Mặc dầu quỹ đất đai xem như cố định, nhưng đất có khả năng khai thác thì không nhất thiết cố định, nhưng đất có khả năng khai thác thì không nhất thiết cố định. Việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi, áp dụng các phương pháp cải tạo đất… có thể làm tăng đáng kể số lượng và chất lượng đất canh tác. Tất nhiên, đến một giới hạn nào đó thì yếu tố đất đai sẽ giảm dần vai trò của nó so với các yếu tố khác.

Các loại tài nguyên thiên nhiên khác. Cần phân biệt hai loại:

 Tài nguyên không có khả năng tái sinh là loại tài nguyên chỉ được khai thác một lần: dầu mỏ, than đá, bô xít, vàng… Mỗi quốc gia đứng trước một trữ lượng xác định về nguồn tài nguyên này. Do đó, tác động của nó đối với quá trình tăng trưởng thực ra là thể hiện ở khả năng tìm kiếm và khai thác chúng.

 Tài nguyên có khả năng tái sinh là loại tài nguyên có thể tái tạo lại sau khi khai thác: gỗ, cá, tôm là những ví dụ điển hình. Nếu xét đến quá trình tăng trưởng lâu dài thì việc khai thác loại tài nguyên này cần phải đi đôi với việc bảo vệ và có kế hoạch tái tạo chúng. Về mặt lý thuyết, nếu chúng ta khai thác hợp lý thì có thể duy trì nguồn tài nguyên này mãi mãi. Ngược lại, việc khai thác bừa bãi tất sẽ dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên và có khả năng phá huỷ môi trường, làm thiệt hại lợi ích chung mà rất có thể kết quả tăng trưởng không bù đắp lại được.

Tiến bộ khoa học kỹ thuật

Trước hết thể hiện ở các phát minh và cải tiến trong sản xuất. Tiến bộ khoa học kỹ thuật làm tăng hiệu quả vốn đầu tư, giúp khai thác tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng năng suất lao động. Hơn nữa, nó còn góp phần nâng cao chất lượng và hạ thấp chi phí sản xuất. Tuy nhiên, để có được các kết quả đó đòi hỏi phải đầu tư cho việc nghiên cứu và triển khai. Đây là loại đầu tư có mức độ rủi ro khá cao. Hơn nữa, muốn triển khai một phát minh cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Vì vậy nó có khuynh hướng được quan tâm nhiều ở các nước phát triển và ít được quan tâm đúng mức ở các nước kém phát triển. Phần lớn các nước kém phát triển có quan tâm đến việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thường chú trọng đến việc chuyển giao công nghệ từ kết quả nghiên cứu ở các nước tiên tiến. Có lẽ đó là phương thức có hiệu quả nhất đối với những nước này.



2.1.3. Lợi ích và thiệt hại của tăng trưởng

Năm 1970 GNP bình quân đầu người của Thái Lan là 210 USD, thấp hơn 8,7% so với 230 USD của Philippins. Nhưng đến 1989 thì Thái Lan đạt mức 1.230 USD trong khi Philippins chỉ có 700 USD, cao hơn 76%. Tình hình cũng diễn ra tương tự giữa Hàn Quốc và Malaysia . Vì sao như vậy? Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn đã làm cho một quốc gia nghèo có thể đuổi kịp vượt qua quốc gia giàu hơn mình.



Năm

Philippines

Thái Lan

Malaisia

Hàn Quốc

1970

230

210

390

270

1989

700

1.230

2.160

4.400

V bình quân

6,03

9,75

9,43

15,82

Bảng 2.2. GNP bình quân đầu người (Nguồn World Bank)

Mặc khác, hãy so sánh Thái Lan với Hàn quốc. Năm 1970 thu nhập của Hàn Quốc chỉ cao hơn 28,6% so với Thái Lan, đến năm 1989 cao gấp 3,58 lần tức tới 250%. Hàn Quốc ngày càng bỏ xa Thái Lan cả về số tuyệt đối lẫn tương đối.

Những nước tăng trưởng nhanh, thu nhập bình quân đầu người được nâng cao sẽ tạo điều kiện cho xã hội giải quyết nhiều thứ được dễ dàng hơn: đời sống vật chất và văn hoá dân chúng có cơ hội tăng lên; chính phủ có thể có cơ hội chi tiêu nhiều hơn cho phúc lợi công cộng, cho việc tái thiết xã hội hoặc thậm chí cho quốc phòng; các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư dồi dào hơn, lại tạo điều kiện cho tăng trưởng tiếp theo. Ngược lại, một nước tăng trưởng chậm, thu nhập thấp thường phải đương đầu với sự mâu thuẫn liên miên trong khi chọn lựa các mục tiêu. Vì vậy, tất cả các nước đều quan tâm thúc đẩy tăng trưởng .

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là khuyến khích tăng trưởng bằng bất cứ giá nào. Nhiều quốc gia đã phải trả giá cho sự phát triển nhanh bằng một loạt hy sinh mà xét đến cùng, chúng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến phúc lợi chung của xã hội: sự ô nhiễm môi trường làm cho dân chúng phải hít bầu không khí dơ bẩn hơn, phải tốn kém nhiều hơn để có được nguồn nước sạch, phải chịu tiếng ồn nhiều hơn; sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm cho các thế hệ sau phải trả giá quá đắt cho việc hưởng thụ hoặc tái tạo lại chúng. Đó là những tác động ngoại vi có hại mà nền kinh tế thị trường đã gây ra. Hơn nữa, một số nhà kinh tế bi quan cho rằng chúng ta đứng trước nguồn tài nguyên có hạn, tăng trưởng nhanh cũng có nghĩa là đang ngốn nhanh nguồn tài nguyên đó, cho đến lúc không còn gì để khai thác nữa. Mặc dầu đó là quan điểm bi quan, song với các tác động hướng ngoại có hại nêu trên chúng ta cũng cần nhận thức rằng: tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải trả cho nó một cái giá nào đó. Không nhất thiết là càng tăng trưởng nhanh chừng nào càng tốt chừng đó. Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta nên hạn chế tăng trưởng. Vấn đề là phải tìm cách làm cho cái giá phải trả ở mức thấp nhất mà xã hội có thể chấp nhận được.



2.1.4. Những quan điểm bi quan về tăng trưởng kinh tế

 Thuyết dân số của Malthus

Thomas Robert Malthus là một trong những người đầu tiên đã đề cập đến mối quan hệ giữa tăng trưởng và dân số. Trong tác phẩm “sự thử thách về nguyên lý dân số”, Mathus bắt đầu từ kết quả quan sát của Benjamin Franklin: cứ sau 25 năm dân số các nước thuộc địa của Mỹ tăng gấp đôi. Từ đó Malthus thừa nhận rằng nếu không được kiểm soát thì dân số có xu hướng tăng theo cấp số nhân (ví dụ 1,2,4,8,16,….), cụ thể là tăng gấp đôi sau mỗi thế hệ.

Mặc khác, Malthus còn cho rằng lương thực có xu hướng tăng theo cấp số cộng (ví dụ 1,2,3,4,5,… tức tăng chậm hơn nhiều so với dân số). Lý do là với mức cung đất đai cố định, do tồn tại quy luật thu nhập giảm dần nên việc tăng thêm lao động làm cho lượng tăng của sản lượng ngày càng ít đi. Như vậy, lượng lương thực bình quân đầu người giảm dần, đến một lúc nào đó sẽ thấp hơn cả mức cần thiết để duy trì sự sống.

Từ đó ông cho rằng tình trạng dân số quá đông đúc chỉ có thể được giải quyết bằng đói rét, dịch bệnh và chiến tranh. Tuy nhiên, trong những năm cuối đời ông đã từ bỏ học thuyết ảm đạm của mình và hy vọng rằng có thể giảm tỷ lệ tăng dân số bằng cách kìm hãm tốc độ sinh sản hơn là dịch bệnh, nạn đói và chiến tranh.

Trong thực tế, Malthus đã không dự đoán được sự tăng vọt của năng suất lao động sau cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra vào cuối thế kỷ 19. Đồng thời, từ cuối thế kỷ 19 trở đi, nhiều quốc gia phát triển đã chứng kiến sự sụt giảm của tỷ lệ tăng dân số, trong điều kiện mức sống được nâng cao chứ không phải đói nghèo. Mặc dù vậy, hiện tượng tăng dân số theo cấp số nhân vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc gia kém phát triển. Các nước có tỷ lệ tăng dân số cao hơn 2,8% một chút thì cứ sau 25 năm dân số sẽ tăng gấp đôi. Những nước đó đang phải đối đầu với nạn đói và kể cả dịch bệnh. Quá trình tăng trưởng kinh tế chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thuyết “tăng trưởng số không”

Một số nhà kinh tế lập luận rằng quá trình tăng trưởng luôn luôn đi kèm với các tác động hướng ngoại có hại: ô nhiễm môi trường, tình trạng chật chội, lối sống gấp… Hơn nữa, chi phí bù đắp cho những thiệt hại đó có khi vượt quá lợi ích do tăng trưởng mang lại. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là để cho tỷ lệ tăng trưởng bằng không.

Các thành viên của câu lạc bộ Rome lại quá bi quan khi đưa ra nhận định: nhiều nguồn nhiên liệu sẽ cạn kiệt trong vòng 100 năm nữa, tăng trưởng kinh tế sẽ chấm dứt khi thế giới sử dụng hết các nguồn tài nguyên không tái sinh. Sự cạn kiệt tài nguyên đi kèm với tình trạng thiếu thốn lương thực và nạn ô nhiễm môi trường sẽ đẩy thế giới đi vào một thảm họa. Giải pháp là kìm hãm tăng trưởng, duy trì lối sống tự nhiên trước đây.

Quả thật, nếu không có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế các tác động hướng ngoại, không có kế hoạch khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thì có khi thiệt hại do tăng trưởng lại lớn hơn cả lợi ích mà nó mang lại. Vì vậy, mục tiêu tối đa hoá tốc độ tăng trưởng của GDP hay GNP chưa hẳn là mục tiêu tối ưu. GDP hay GNP nhiều hơn chưa chắc tốt hơn. Tuy nhiên, việc chủ động hạn chế tăng trưởng theo lý thuyết tăng trưởng số không rõ ràng là một ý tưởng thô thiển. Vấn đề là phải tìm cách hạn chế những tác hại do tăng trưởng kinh tế gây ra. Vai trò này thuộc về chính phủ.



Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương