XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG



tải về 419.24 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích419.24 Kb.
#6466
  1   2   3   4
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI

“XÁC ĐỊNH CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ THỜI VỤ HỢP LÝ

CHO CÁC VÙNG THƯỜNG XUYÊN BỊ NGẬP LỤT

TẠI HUYỆN CÁT TIÊN - TỈNH LÂM ĐỒNG”


Cơ quan quản lý : Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường Lâm Đồng

Cơ quan chủ trì : Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Lâm Đồng.


Đà Lạt, tháng 12 năm 1999

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI

“XÁC ĐỊNH CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ THỜI VỤ HỢP LÝ

CHO CÁC VÙNG THƯỜNG XUYÊN BỊ NGẬP LỤT

TẠI HUYỆN CÁT TIÊN - TỈNH LÂM ĐỒNG”

Chủ nhiệm đề tài : KS. Nguyễn Xuân Sơn

Tham gia : KS. Chu Bá Thông

KS. Đặng Thị Kim Liên

KS. Nguyễn Phúc Tín

KS. Đào Duy Mai.


Đạt Lạt, tháng 12 năm 1999


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

Trang

PHẦN I:




ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TÌNH HÌNH LŨ LỤT CỦA HUYỆN CÁT TIÊN




I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội:




1. Khí hậu, đất đai




2. Kinh tế - xã hội




II. Tình hình sản xuất, tình hình lũ lụt:




1- Tình hình sản xuất




2- Tình hình lũ, lụt




PHẦN THỨ II:




PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.




1. Phương pháp nghiên cứu




II. Nội dung nghiên cứu:




1/ Nội dung điều tra.




2/ Nội dung, địa điểm các thực nghiệm:




2.1/- Vụ hè thu




2.2/- Vụ mùa




3/- Quy trình kỹ thuật.




4/- Chỉ tiêu theo dõi




PHẦN THỨ III:




KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN




I- Kết quả điều tra




1/- Kết quả điều tra về tình hình sản xuất:




1.1/- Thời vụ




1.2/- Cơ cấu giống lúa.




1.3/- Đầu tư phân bón




1.4/- Năng suất thu hoạch.




2/- Kết quả điều tra về tình hình ngập lũ




II.- Kết quả thực nghiệm:




1/- Kết quả vụ hè thu




1.1/ Kết quả thực nghiệm 1.




1.2/ Kết quả thực nghiệm 2.




1.3/ Kết quả thực nghiệm 3.




2/- Kết quả vụ mùa:




2.1/- Kết quả thực nghiệm 1 và thực nghiệm 2




2.2/- Kết quả thực nghiệm 3.




III.- Tổ chức hội nghị đầu bờ.




PHẦN IV:




KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:




I.- Kết luận:




1/- Về cơ cấu cây trồng




2/- Thời vụ có thể khuyến cáo đối với vụ hè thu sớm huyện Cát Tiên




3/- Giống lúa có triển vọng




4/- Đầu tư phân bón




II- Đề nghị.




- TÀI LIỆU THAM KHẢO




- PHỤ LỤC 1




- MỘT SỐ HÌNH ẢNH GHI NHẬN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NĂM 1999



MỞ ĐẦU


Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, tổng diện tích tự nhiên 976.274 ha, theo số liệu sau khi phân định đất nông, lâm nghiệp thì diện tích sản xuất nông nghiệp đã sử dụng là 225.835 ha với các cây chủ lực gồm cà phê, chè, cây rau... Riêng cây lúa diện tích gieo trồng hàng năm không lớn 30.000  32.000 ha, nhưng có ý nghĩa trong việc thực hiện an toàn lương thực; Giải quyết được lương thực tại chỗ đối với vùng sâu, vùng xa, giao thông còn gặp nhiều khó khăn.

Cát Tiên là một huyện ở phía cực tây nam của tỉnh Lâm Đồng được thành lập từ năm 1987 với nền sản xuất còn lạc hậu. Trong sản xuất nông nghiệp diện tích lúa còn chiếm tỷ trọng khá lớn và được gieo trồng trên đất phù sa, vùng lòng chảo là các bàu trũng và hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời. Do đặc điểm tự nhiên về địa hình, đất đai tại địa phương nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hàng năm vào các tháng 7, 8 lượng mưa nhiều, nước lũ từ trên thượng nguồn sông Đồng Nai ở độ cao 800 - 900m đột ngột đổ xuống vùng hạ lưu, nước tiêu không kịp và dâng cao tràn vào cánh đồng trồng lúa của huyện gây ngập úng toàn diện hoặc cục bộ với độ sâu từ 0,5m đến 4m làm thiệt hại nghiêm trọng đến diện tích lúa chưa thu hoạch. Theo số liệu báo cáo của huyện trung bình hàng năm diện tích lúa bị mất trắng không cho thu hoạch từ 500  700 ha. Với điều kiện về kinh tế - xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn, nông dân phần lớn là những người di dân từ các tỉnh khác đến đây lập nghiệp. Vì vậy việc gây thiệt hại do lũ, lụt đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của địa phương, và hàng năm tỉnh đều trích từ vốn ngân sách để hỗ trợ về giống cây trồng và các điều kiện vật chất khác cho những người dân bị thiệt hại do thiên tai đem lại. Vốn là vùng khó khăn về nước tưới, sản xuất phụ thuộc vào nước trời nhưng trong mùa mưa lại bị ngập lũ và kéo dài. Vì vậy việc canh tác 2 vụ lúa trên đất bàu trũng rất khó khăn và phải thu hoạch vụ mùa trước khi bước vào mùa khô.

Nhằm hạn chế được những thiệt hại do lũ, lụt gây nên trong vụ hè thu sớm cũng như tránh được hạn vào cuối vụ của vụ mùa. Được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của UBND Tỉnh, Sở Khoa Học công nghệ và môi trường, trong năm 1999 Sở Nông nghiệp và PTNT tiến hành thực hiện đề tài : “Xác định cơ cấu cây trồng và thời vụ hợp lý cho các vùng thường xuyên bị ngập lụt tại huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng”.

Nhằm mục đích:

- Xác định cơ cấu cây lương thực và bố trí thời vụ hợp lý để thu hoạch sớm nhằm tránh thiệt hại do lũ, lụt đem lại trong vụ hè thu sớm.

- Xác định các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao để ứng dụng vào vụ mùa nhằm hạn chế được hạn cuối vụ ảnh hưởng đến năng suất.

PHẦN I:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TÌNH HÌNH LŨ, LỤT CỦA HUYỆN CÁT TIÊN.



I- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội :

Huyện Cát Tiên là một huyện ở phía cực Tây nam của tỉnh Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 42.826 ha. Dân số năm 1997 là 35.246 người, mật độ 82,3 người/km2. Huyện Cát Tiên có 11 đơn vị hành chính: 10 xã và 1 thị trấn. Chiếm 4,39% diện tích và 3,87% dân số của toàn tỉnh. Trung tâm huyện cách thành phố Đà Lạt 200km về hướng Tây nam và nằm trên tỉnh lộ 721.

1/ Khí hậu, đất đai:

Huyện Cát Tiên nằm ở độ cao từ 130 - 350m so với mặt biển. Khí hậu có nét đặc trưng của vùng khí hậu chuyển tiếp giữa Tây nguyên và vùng miền Đông nam bộ. Hàng năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% so với tổng lượng mưa cả năm 2.200  2.500mm, tập trung cao điểm vào các tháng 7, 8, 9. Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26,20C. Biên độ giao động ngày và đêm là 100, ẩm độ trung bình 80% thích hợp với các loại cây trồng vùng nhiệt đới, trong đó có cây lúa.

Toàn huyện có 4 nhóm đất chính bao gồm :

- Nhóm đất phù sa 10.186 ha chiếm 23,8% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích lúa của huyện chủ yếu trồng trên nhóm đất này.

- Nhóm đất dốc tụ: 2.500ha, chiếm 5,8% tổng diện tích tự nhiên, thích hợp với sản xuất lúa nước.

- Nhóm đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan: 18.200 ha, chiếm 42,5% thích hợp với cây bắp, đậu đỗ, cây công nghiệp, cây điều và rừng.

- Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét : 11.940 ha chiếm 27,9%, thích hợp với phát triển rừng và cây công nghiệp dài ngày.

2/- Kinh tế - xã hội:

Về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện thể hiện như sau:

- Là một huyện kinh tế mới và mới được thành lập 12 năm ( từ năm 1997), đa số là dân nghèo thiếu vốn đầu tư sản xuất, với trên 75% là lao động nông nghiện di dân từ các nơi khác đến định cư trong huyện.

- Cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến còn rất ít, không đồng bộ, cơ sở hạ tầng còn thiếu, đặc biệt huyện lộ phần lớn là đường đất, gây ách tắc các loại phương tiện đi lại trong mùa mưa ảnh hưởng lớn đến vận chuyển, giao thông.

II/ Tình hình sản xuất, tình hình lũ, lụt:

1/- Tình hình sản xuất:

Đất sản xuất nông nghiệp năm 1999 của huyện là 9.580 ha, trong đó diện tích canh tác đối với cây lúa là 4.350 ha, diện tích gieo trồng 6.780 ha ( hệ số quay vòng 1,55) thiệt hại do lũ, lụt : 1.264 ha. Diện tích cho thu hoạch 5.516 ha. Diện tích cây lâu năm ( cà phê, điều, tiêu...) là 2.770 ha, diện tích cây ngắn ngày khác là 2.460 ha.

BẢNG 1 : Diện tích, Năng suất, sản lượng.

Một số cây trồng chính huyện Cát Tiên năm 1999.



Cây trồng

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

1/- Cây lương thực:










- Lúa

5.516

31,8

17.524

- Bắp

325

36,2

1.178

- Sắn

290

60

580

- Khoai lang

355

33

390

2/- Rau các loại

89

107

953

3/- Đậu các loại

616

4,3

264

4/- Mía

316

557

17.640

5/- cây lâu năm:










- Cà phê

144

5

72

- Dâu tằm

136

75,3

1.030

- Cây điều

1.105

3,7

410

- Cây ăn quả

96

22

213

* Nguồn số liệu : Báo cáo thực hiện sản xuất nông nghiệp năm 1999 của phòng Kinh tế huyện Cát Tiên.

* Ghi chú :

- Diện tích đối với cây lâu năm là diện tích kinh doanh

- Diện tích đối với cây lương thực, rau, đậu là diện tích gieo trồng cho thu hoạch.

* Nhận xét :

- Trong cơ cấu cây lương thực - diện tích cây lúa là chủ yếu với sản lượng : 17.524 tấn, chiếm tỷ lệ 89% tổng sản lượng lương thực của huyện.

- Năng suất các cây lương thực còn thấp so với năng suất bình quân chung của tỉnh.

- Diện tích thu hoạch đậu các loại 616 ha; Riêng đậu xanh vụ hè thu là 510 ha, diện tích còn lại chủ yếu là đậu cút. Năng suất bình quân 4,3 tạ/ha; Đây là năng suất rất thấp so với khả năng của các giống.

- Trong diện tích cây lâu năm, diện tích cây điều là chủ yếu và chiếm tỷ lệ 75%; Năng suất điều và các cây khác đều thấp.

Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của huyện Cát Tiên còn ở trình độ thấp; Cơ cấu cây trồng chưa phù hợp và cân đối; Việc tiếp thu khoa học kỹ thuật. Đầu tư thâm canh cây trồng có hạn. Hiệu quả sản xuất thấp so với nhiều địa phương khác trong tỉnh.

2/- Tình hình lũ, lụt :

Theo báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai của Trung tâm Nghiên cứu Đất - phân thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích đất đai bị ngập được thể hiện như sau:

Bảng 2 : Diện tích đất đai bị ngập của huyện Cát Tiên.

Đất bị ngập

Diện tích (ha)

Tỷ lệ % (so với tổng diện ích bị ngập)

- Ngập < 0,5 mét

889,48

16,6

- Ngập 0,5  1 mét

1.167,96

21,7

- Ngập 1  2 mét

1.346,24

25,0

- Ngập 2  3 mét

1.396,51

25,9

- Ngập trên 3 mét

582,58

10,8

- Sông, suối

469,11




Tổng cộng

5.382,77 ha




Trong 5.382,77 ha bị ngập lụt, diện tích đất phù sa được nông dân trong huyện sử dụng để trồng lúa với các mức độ ngập khác nhau gồm:

- Diện tích bị ngập < 0,5m ( vùng cao ) : 418 ha.

- Diện tích bị ngập từ 0,5  2m ( vùng trung bình) : 1.404ha

- Diện tích bị ngập từ 2  3m ( vùng trũng) 1.036 ha.

Tổng cộng : 2.858 ha.

Đây là diện tích lúa cần tác động các biện pháp đồng bộ về giống, thời vụ, đầu tư thâm canh để hạn chế thấp nhất do lũ lụt đem lại. Trong đó đặc biệt lưu ý đến diện tích vùng trũng.

Theo báo cáo của Ban Phòng chống bão, lụt tỉnh Lâm Đồng, lũ lụt đã gây thiệt hại cho sản xuất lúa của huyện Cát Tiên qua các năm 1997 - 1999 thể hiện như sau:

- Vụ hè thu năm 1997 : Diện tích lúa bị mất trắng 395 ha.

- Vụ hè thu năm 1998 : Diện tích lúa bị mất trắng 263 ha; Diện tích lúa bị giảm năng suất từ 30  70% : 215 ha.

- Vụ mùa năm 1998: Diện tích lúa bị mất trắng 516 ha do xả lũ đầu tháng 12.

- Vụ đông xuân 1998 - 1999: Diện tích lúa mới sạ bị thiệt hại 502 ha và diện tích chuẩn bị thu hoạch 240 ha.

- Vụ hè thu 1999 : Diện tích lúa bị mất trắng 1.024 ha.

Nhìn chung qua 3 năm 1997 - 1999 lũ lụt đã gây thiệt hại lớn cho huyện Cát Tiên. Năm 1997 gây thiệt hại 395 ha tương ứng với giá trị bị mất khoảng 2,5 tỷ đồng.

- Năm 1998 gây thiệt hại 779 ha và giảm năng suất 215 ha, tương ứng với giá trị bị mất khoảng trên 5 tỷ đồng.

- Năm 1999 thiệt hại nặng nhất : 1.264 ha tương ứng với giá trị bị mất khoảng gần 8 tỷ đồng.

PHẦN THỨ II:

PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

I. Phương pháp nghiên cứu :

- Điều tra tình hình sản xuất và tình ngập lũ qua 5 năm ( 1994 - 1998 ) tại 7 xã, thị trấn thường xuyên bị lũ, lụt gây hại gồm : xã Phù Mỹ, Mỹ Lâm, Nam Ninh, Gia Viễn, Tư Nghĩa, Đức Phổ và thị trấn Đồng Nai nhằm biết được tập quán canh tác của nông dân địa phương; thời điểm bắt đầu ngập, số lần ngập, mức độ thiệt hại...

- Tổ chức thực hiện các thực nghiệm về cơ cấu cây trồngthời vụ gắn với hai mùa vụ khác nhau ( hè thu sớm và vụ mùa) trên các địa bàn do đặc điểm bị ngập hàng năm khác nhau.

- Tổ chức hội nghị đầu bờ, giới thiệu các giống có triển vọng để có thể ứng dụng giống lúc khác nhau trên các khu vực có thời gian lũ lụt về khác nhau ( trễ, sớm).

- Tổng hợp kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm để có kết luận khuyến cáo cho sản xuất.

II. Nội dung nghiên cứu :

1/- Nội dung điều tra : ( theo mẫu phiếu điều tra).

- Điều tra tình hình sản xuất tại 7 xã, thị trấn : xã Phù Mỹ, Mỹ Lâm, Nam Ninh, Gia Viễn, Tư nghĩa, Đức Phổ và thị trấn Đồng Nai nhằm biết được tập quán của nông dân địa phương về : sử dụng giống lúa, chế độ đầu tư phân bón, phòng trừ sâu bệnh... Trên sơ sở này, khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tăng năng suất và hiệu quả đầu tư.

- Điều tra tình hình ngập lũ tại 7 xã, thị trấn để bố trí thời vụ và giống lúa có thời gian sinh trưởng phù hợp nhằm thu hoạch trước khi lũ về. Tần suất thấp nhất gặp lũ và bị thiệt hai do lũ.

2/- Nội dung, địa điểm các thực nghiệm:

Các thực nghiệm được bố trí tại thị trấn Đồng Nai và xã Phù Mỹ là do tại hai điểm này có các đặc điểm về độ sâu ngập lũ, thời gian ngập lũ... đại diện cho các vùng thường xuyên bị ngập lũ trong huyện.

Bảng 3 : Diện tích bị ngập lũ tại thị trấn Đồng Nai và xã Phù Mỹ.

Diện tích ngập lũ

Thị trần Đồng Nai (ha)

Xã Phù Mỹ (ha)

- Ngập < 0,5 mét

154

75

- Ngập 0,5  1 mét

122

63

- Ngập 1  2 mét

210

57

- Ngập 2  3 mét

492

143

- Ngập trên 3 mét

147

54


Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 419.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương