CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?



tải về 0.6 Mb.
trang17/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.6 Mb.
#17162
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

8.6. Các chính sách bảo hộ mậu dịch


Bảo hộ mậu dịch là các chính sách nhằm giúp đỡ cho hàng trong nước có thể cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài. Có thể thực hiện chính sách bảo hộ từ hai phía: Ngăn chặn nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu, các công cụ có thể thực hiện là:

8.6.1. Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là loại thuế buộc các nhà nhập khẩu phải nộp theo tỷ lệ nhất định đối với hàng hoá nhập khẩu.Thuế nhập khẩu là hình thức khá phổ biến mà chính phủ các nước dùng để hạn chế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu.

Thông thường, khi nhập khẩu nguyên liệu thô thì chính phủ không đánh thuế hoặc đánh thuế rất ít so với đánh thuế vào sản phẩm cuối cùng với mục đích là khuyến khích sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm cho dân chúng.

Ví dụ: Việt Nam sẵn sàng cho nhập bông tơ tự do, nhưng đánh thuế cao đối với quần áo nhập khẩu, nhằm khuyến khích ngành may mặc trong nước và góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp vốn đang phổ biến. Tác động của thuế quan đối với lợi ích xã hội như thế nào? Ta xem xét ví dụ cho thị trường vải sau đây:


  • P1 = 30.000đ/m giá lúc đầu, đây là mức giá mà công ty nhập khẩu có được lợi

  • P2 = 40.000đ/m giá sau khi chính phủ đánh thuế nhập khẩu 10.000đ/m, nhà nhập khẩu tiếp tục nhập khi P2 < P0

 Tại P1 = 30.000 người tiêu dùng muốn mua 16 triệu mét, trong khi nhà sản xuất chỉ cung cấp 4 triệu mét. Phần chênh lệch GD = 12 triệu mét được bổ sung bằng lượng vải nhập khẩu.

 Tại P2 = 40.000 người tiêu dùng muốn mua 14 triệu mét và nhà sản xuất cung cấp được 10 triệu mét. Lượng vải thiếu là BC = 4 triệu được bổ sung bằng lượng vải nhập khẩu.

 Như vậy thuế nhập khẩu một mặt có tác dụng khuyến khích sản xuất trong nước một mặt giúp hạn chế bớt lượng hàng nhập khẩu.

Sự phân chia lợi ích khi có thuế

a) Người tiêu dùng: người tiêu dùng chẳng những không được lợi mà hại rất nhiều, họ mua vải với lượng ít hơn và với mức giá cao hơn.

Mỗi mét vải phải mua giá cao hơn là AH = 10.000; lượng vải tiêu thụ là AC = 14 triệu mét số tiền người tiêu dùng bị mất do thuế quan gây ra là diện tích:

a + b + c = ACEH =10.000 x 14triệu = 140 tỷ

Khoản tiền này sẽ được chuyển một phần vào tay chính phủ và một phần vào tay các doanh nghiệp sản xuất vải nội.

b) Đối với chính phủ: với mức thuế 10.000đ/mét, lượng vải nhập khẩu là BC = 4 triệu mét chính phủ sẽ thu được khoản thuế là:

c = BCEF = 10.000 x 4 triệu = 40 tỷ đồng

c) Đối với doanh nghiệp sản xuất vải trong nước: mỗi mét vải bán với giá cao hơn là AH = 10.000đ/m, lượng vải sản xuất là AB = 10 triệu mét. Doanh nghiệp thu được một khoản tiền do thuế gây ra là:

a + b = ABFH = 10.000 x 10 triệu = 100 tỷ.

Tuy nhiên, mặc dù thêm được 100 tỷ nhưng lợi ích của doanh nghiệp không tăng lên 100 tỷ. Đường cung một loại hàng hoá được hình thành trên cơ sở chi phí biên. Các doanh nghiệp sẽ sản xuất đến mức mà chi phí biên bằng giá sản phẩm. Vậy khi giá tăng lên từ 30.000 đến 40.000đ thì các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng lên. Chi phí biên cũ là 30.000 bây giờ đã thấp hơn giá việc tăng sản lượng giúp gia tăng lợi nhuận. Trong quá trình tăng sản lượng thì chi phí biên cũng tăng theo.

Một phần của lượng tiền thu nhập thêm do thuế quan tạo ra sẽ dùng để bù đắp chi phí tăng lên. Phần bù đắp chi phí biên chính là hình b = BGF = 30 tỷ. Vậy phần lợi ích tăng thêm thực sự của các doanh nghiệp là hình thang a = ABGH = 70 tỷ.

d) Đối với toàn xã hội: dựa vào khái niệm thặng dư của nhà sản xuất và người tiêu dùng, ta thấy:



  • Khi giá tăng từ P1 lên P2 lợi ích của người tiêu dùng giảm bớt một phần là diện tích hình a + b + c + d = ACDH. Trong đó: người tiêu dùng chỉ chuyển vào tay doanh nghiệp và chính phủ bằng diện tích hình ACEH (a + b + c). Như vậy diện tích hình d = CED = 10 tỷ là lợi ích của người tiêu dùng bị mất mà không ai hưởng xã hội đã mất đi một phần lợi ích do thuế quan gây ra.

  • Khi giá tăng lên từ P1 lên P2 thì diện tích hình b = BGF = 30 tỷ là phần lợi ích của doanh nghiệp mất đi mà không làm tăng lợi ích của doanh nghiệp, nghĩa là lợi ích chung bị mất đi một phần nữa do thuế quan gây ra.

► Tóm lại: Thuế quan làm cho tổng lợi ích xã hội mất đi hai phần b + d (2 tam giác CEP và BGF). Đây là phần mất mát của người tiêu dùng mà những thành phần khác trong nền kinh tế không ai được hưởng thụ. Các nhà kinh tế gọi đó là khoản tổn thất vô ích của nền kinh tế. Theo ví dụ trên tổn thất vô ích là 40 tỷ.

8.6.2. Hạn ngạch quota

Hạn ngạch hay quota là mức giới hạn tối đa về lượng hàng hoá mà các cơ sở kinh doanh ngoại thương được phép xuất khẩu hay nhập khẩu. Hình thức phổ biến là hạn ngạch nhập khẩu.






P

S

D



P0

40.000





Quota

c


a

b


d



30.000



Q

4 10 14 16

Hình 8.3. Hạn ngạch




Ta nghiên cứu tác động của hạn ngạch đối với thị trường vải

  • Tại mức giá quốc tế P1= 30.000 lượng cung nội địa là 4 triệu mét, cầu nội địa là 16 triệu mét. Nếu cho phép tự do nhập khẩu thì lượng vải nhập là 12 triệu mét. Chính phủ hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch và cho phép nhập 4 triệu mét. Cộng với 4 triệu mét vải nội vậy tổng cung là 8 triệu mét nhỏ hơn cầu là 16 triệu mét.

Vì cung lớn hơn cầu nên giá trong nước tăng lên cho đến khi cung bằng cầu:

Cầu vải = cung nội địa + cung nhập khẩu

  • Giá tăng lên P2 = 40.000 đây là mức giá cân bằng mới sau khi có hạn ngạch. Chính sách này một mặc hạn chế lượng vải nhập mặc khác làm tăng sản lượng vải nội tức bảo hộ được hàng trong nước.

Phân chia lợi ích khi có hạn ngạch:

a) Người tiêu dùng: giống như phần thuế quan người tiêu dùng mất đi một khoản là hình ACEH = a + b + c khoản tiền này lọt vào tay ai?

b) Nhà sản xuất trong nước: vì mỗi mét vải phải bán với giá cao hơn là đoạn AH và lượng vải sản xuất là AB. Nên khi doanh nghiệp thu được một khoản tiền do hạn ngạch tạo ra là hình ABFH = a + b. Trong đó b dùng để bù đắp chi phí tăng lên, chỉ có a là phần lợi ích mà doanh nghiệp thật sự nhận được.

c) Vậy còn phần chính phủ thì sao?

Xét riêng phần chính phủ: phần này vào tay ai tuỳ thuộc 2 yếu tố: một là chính phủ cấp phát hay bán hạn ngạch, hai là giá hàng hoá ở nước ngoài như thế nào?

☺Trường hợp 1: chính phủ cấp hạn ngạch: Cấp hạn ngạch nghĩa là công ty nhập khẩu không tốn chi phí cho hạn ngạch đó. Trong khi đó vải nhập về bán cao hơn là AH số lượng là BC, như vậy:

+ Nếu chi phí nhập khẩu không đổi thì công ty nhập khẩu thu được khoản lợi là c đây chính là khoản ưu đãi cho công ty được cấp phát hạn ngạch.

+ Nếu giá cả nước ngoài tăng lên đúng bằng đoạn AH thì c phải trả cho nước ngoài.

+ Nếu giá cả nước ngoài tăng ít hơn đoạn AH thì phần c một phần trả cho người nước ngoài, một phần thuộc công ty nhập khẩu.



☺Trường hợp 2: Chính phủ bán đấu giá hạn ngạch

Bán đấu giá hạn ngạch nghĩa là công ty nào trả giá cao nhất sẽ có được hạn ngạch để nhập khẩu. Theo cách đó, các công ty có thể trả giá mua hạn ngạch bằng đoạn AH. Vì ở giá P1 nhà nhập khẩu đã có lợi, sau khi có hạn ngạch giá tăng lên AH bù vào khoản tiền mua hạn ngạch nên công ty nhập khẩu vẫn được lợi mong muốn.

Mỗi mét vải phải trả cho chính phủ là đoạn AH lượng vải nhập là BC. Vậy diện tích c mất đi của người tiêu dùng vào tay chính phủ.

d) Xét lợi ích của toàn xã hội:

- Khi có hạn ngạch giá tăng từ P1 lên P2 lợi ích người tiêu dùng mất đi là a + b + c + d, phần b mất đi do chi phí biên tăng lên và bên cạnh đó phần d mất đi mà không tăng lợi ích cho người khác.

- Ngoài ra nếu hạn ngạch được cấp phát trong khi giá mua ở nước ngoài tăng lên thì lợi ích xã hội mất một phần hoặc toàn bộ c. Đây là phần giảm lợi ích người tiêu dùng trong nước mà người nước ngoài nhận được.

► Tóm lại: hạn ngạch làm cho tổng lợi ích xã hội mất đi 3 phần: b + d và một phần hoặc toàn bộ c. Đó là phần mất mát trong lợi ích của người tiêu dùng mà các thành phần khác trong nền kinh tế không được hưởng thụ gọi là tổn thất vô ích.

8.6.3. Các hàng rào phi thuế quan Notariff trade barriers - NTBs

Ngoài 2 biện pháp hạn chế nhập khẩu trên, ngày nay các quốc gia trên thế giới áp dụng một loạt các biện pháp hạn chế mậu dịch khác, người ta gọi là hàng rào mậu dịch phi thuế quan.



a) Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biện pháp mà ở đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện. Nếu không họ sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa như: kiên quyết như đánh thuế cao, đưa ra hạn ngạch nhỏ, đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe hoặc có thể cấm.

Thực ra đây là những cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng ngoại đối với thị trường trong nước. Đôi khi người ta gọi là “Những sự giàn xếp thị trường có trật tự”. So với 2 biện pháp trên, biện pháp này dường như ít hiệu quả hơn bởi các quốc gia xuất khẩu đồng ý một cách miễn cưỡng. Tuy vậy hình thức này lại có một tác dụng lâu dài và hầu như chỉ có những nước cung ứng chính.

b) Những trở ngại về hành chính, kỹ thuật

Cản trở về hành chính: nhiều nước đề ra những quy định hành chính nhằm phân biệt đối xử chống lại hàng hoá nước ngoài như làm chậm trễ hàng nhập khẩu qua biên giới do những thủ tục rờm rà cố ý gây ra.

Cản trở về kỷ thuật: mậu dịch quốc tế cũng bị cản trở bởi một số quy định kỹ thuật như các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn, an toàn lao động, bao bì đóng gói, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá… Sự yêu cầu khắt khe đối với chất lượng sản phẩm là một đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất hiện đại, nhưng đôi khi nhiều nước đã lạm dụng nó để thực hiện ý đồ hạn chế mậu dịch.

8.6.4. Trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là hình thức hỗ trợ của chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa mở rộng sản xuất và xuất khẩu bằng cách trợ giá cho hàng xuất khẩu bằng các hình thức như: trực tiếp trợ giá, cho vay với lãi suất thấp, miễn giảm thuế… Có 2 hình thức trợ giá: trợ giá cho công ty xuất khẩu và trợ giá cho người sản xuất.



a. Trợ giá cho công ty xuất khẩu

Xét trường hợp Việt Nam xuất khẩu cà phê. Giả sử chúng ta có khả năng xuất khẩu với số lượng không hạn chế. Giá quốc tế là 1000 USD/tấn







  • Tại P1= 1.000 cung cà phê là 200 ngàn tấn trong khi cầu chỉ 120 ngàn tấn lượng xuất khẩu là 80 ngàn tấn. Chính phủ trợ giá 20 USD/tấn cho công ty xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu chẳng khác nào bán được với giá 1.020. Họ sẽ tích cực xuất khẩu nhiều cà phê hơn. Tuy nhiên để có thêm lượng cà phê xuất khẩu họ phải mua ở nhà sản xuất giá cao hơn kết quả là 20 ưu đãi của chính phủ lọt vào tay nhà sản xuất dưới dạng tăng giá cà phê nội địa.

  • Tại P2 = 1.020 cung cà phê là 250 và cầu giảm còn 50 chênh lệch 200 được xuất khẩu. Lượng xuất khẩu tăng lên do tác động từ hai phía: Tăng cung và giảm cầu trong nước ta xem lợi ích được phân chia thế nào?

Đối với chính phủ: Với mức xuất khẩu 200 ngàn tấn, chính phủ chi 4 triệu USD cho việc trợ cấp được đo bằng diện tích b + c + d.

Đối với người tiêu dùng: Khi giá tăng lên 20, lượng cà phê dùng là 50 ngàn tấn, số tiền trả thêm là a = 1 triệu tấn USD rơi vào tay nhà sản xuất, lợi ích người tiêu dùng giảm bớt là a + b. Vậy b chuyển vào tay ai?

Đối với nhà sản xuất và công ty xuất khẩu: Giả sử sau khi trợ giá, giá cà phê lập tức tăng thêm 20 USD. Lúc đó nhà sản xuất thu được: 20 x 250 = 5 triệu USD chính là a + b + c + d phần tiền này gồm 4 triệu của chính phủ và 1 triệu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, sau khi trợ giá cho công ty xuất khẩu giá không lập tức tăng lên 1020 mà tăng từ từ. Nên trong 5 triệu nói trên có một phần thuộc công ty xuất khẩu. Nhưng nhà sản xuất bỏ ra một phần tiền bù đắp cho chi phí biên là d.

Xét toàn xã hội:

Chính phủ chi ra phần b + c + d

Lợi ích người tiêu dùng giảm bớt a + b

Lợi ích nhà sản xuất tăng lên a + b + c

 Vậy chính sách trợ giá cho công ty sản xuất gây nên 2 khoản tổn thất vô ích cho xã hội là b và d.

b. Trợ giá cho nhà sản xuất

- Nếu không trợ giá cho công ty xuất khẩu mà trợ giá cho nhà sản xuất thì giá cà phê nội địa không tăng. Nhà sản xuất vẫn bán 1.000 USD và được nhận thêm 20 USD cho mỗi tấn cà phê. Đối với nhà sản xuất điều này cũng tương tự như giá cà phê tăng lên 1.020 USD nên họ sẵn sàng sản xuất Q = 250.

- Khi giá trong nước vẫn ở mức 1.000 kết quả là đường cung dịch chuyển sang phải đến điểm Q = 250.

- Với đường cung mới tại P = 1000, người tiêu dùng vẫn mua ở sản lượng 120 giống như cũ, lượng xuất khẩu là 130 như vậy lợi ích người tiêu dùng không mất đi, xã hội gánh chịu khoản tổn thất vô ích cho việc bù đắp chi phí biên là d.

► Qua phân tích trên cho thấy, chính phủ trợ giá cho nhà sản xuất có tác dụng làm tăng xuất khẩu ít hơn nhưng cũng gây tổn thất ít hơn so với trường hợp trợ giá cho công ty xuất khẩu.


D

P



S1

S2





P2=1.020


a


c

P1=1.000



d

b





50 120 200 250

Q



Xuất khẩu trước khi trợ giá



Xuất khẩu sau khi trợ giá

Hình 8.5.Trợ cấp xuất khẩu (cho nhà sản suất)




8.6.5.Có nên sử dụng chính sách bảo hộ mậu dịch không

Một số nhà kinh tế cho rằng chính phủ cần phải bảo hộ cho hàng trong nước nếu không sẽ bị bóp chết bởi hàng ngoại nhập. Những lý lẽ biện minh cho quan điểm này chính là những cái lợi của chính sách bảo hộ mậu dịch. Một số nhà kinh tế khác phản đối chính sách bảo hộ, dựa vào những cái hại do việc bảo hộ gây ra.



a) Lợi ích của chính sách bảo hộ mậu dịch

● Một là: Thuế quan và hạn ngạch làm tăng giá hàng hoá, có tác dụng hạn chế tiêu dùng những mặt hàng xa xỉ hoặc những loại hàng không khuyến khích sử dụng như: thuốc lá, rượu bia…

● Hai là: Thuế quan và hạn ngạch giúp bảo hộ các ngành non trẻ trong nước mà chính phủ muốn khuyến khích phát triển. Các doanh nghiệp tham gia vào một ngành mới rất khó cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài đã có bề dày lịch sử. Muốn giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới đòi hỏi phải trải qua quá trình kinh doanh lâu dài. Vì vậy thiệt hại do thuế quan gây ra xem như một loại chi phí để doanh nghiệp trong nước canh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trong tương lai.

Ngoài ra, một số ngành có tính chất chiến lược quốc gia cũng cần được bảo hộ, nhằm phòng các mối quan hệ xấu về chính trị giữa các nước, trường hợp chiến tranh xảy ra.

● Ba là: Thuế quan giúp cho doanh nghiệp trong nước đủ sức chống đỡ với cuộc chiến tranh giá cả gây ra bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Đôi khi một công ty lớn của nước ngoài, thậm chí được hỗ trợ của chính phủ nước đó, dùng chiến thuật bán phá giá chịu lỗ một thời gian để loại bỏ đối thủ cạnh tranh trong nước. Sau khi nắm được vị trí độc quyền họ sẽ nâng giá thu lợi.

● Bốn là: Thuế quan là nguồn thu nhập quan trọng của chính phủ, đồng thời nó là thuế dễ thu nhất và ít bị phản ứng nhất từ phía trong nước, thậm chí có khi còn được ủng hộ. Ngoài ra, hình thức bán đấu giá hạn ngạch cũng là nguồn thu nhập của chính phủ, có thể hạn chế phần nào sự mất mát do cấp phát hạn ngạch gây ra.

● Năm là: Chính sách trợ giá xuất khẩu giúp cho hàng trong nước có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Sau đó họ sẽ tìm kiếm cơ hội tốt hơn để giữ được thị trường nước ngoài đó.

b) Thiệt hại của chính sách bảo hộ mậu dịch

■ Một là: chính sách bảo hộ mậu dịch luôn tạo ra một khoản tổn thất vô ích cho nền kinh tế. Xét về mặt hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên, đây là điều không chấp nhận. Lẽ ra nếu không bảo hộ mậu dịch thì phí tổn đó có thể dành vào việc sản xuất sản phẩm khác hiệu quả hơn.

■ Hai là: thuế quan làm cho các doanh nghiệp trong nước không tích cực đổi mới, cải tiến để nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm. Đây là một loại thiệt hại khác của người tiêu dùng mà không thể hiện trên đồ thị xét về lâu dài thì càng giảm khả năng cạnh tranh với nước ngoài với khoản cách ngày càng rộng, khi hàng nước ngoài ngày càng được nổi tiếng, giá thành ngày càng hạ.

■ Ba là: nếu mọi quốc gia đều tìm cách bảo hộ mậu dịch thì cuối cùng sẽ bóp chết nền thương mại quốc tế, không khác gì chính sách đóng cửa kinh tế. Cả lợi thế so sánh tương đối và tuyệt đối đều không được tận dụng, mỗi nước bị ràng buộc trong đường giới hạn khả năng sản xuất của nước mình, thế giới sẽ sử dụng kém hiệu quả nguồn tài nguyên khan hiếm mà lẽ ra có thể sử dụng tiết kiệm hơn. Đây là lý do bị phản bác mạnh mẽ nhất đối với người ủng hộ chính sách bảo hộ mậu dịch.

►Từ kết quả phân tích trên ta thấy, mọi chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm cắt giảm nhập khẩu hoặc khuyến khích xuất khẩu đều ít nhiều gây thiệt hại cho nền kinh tế các nước. Khi mà mọi quốc gia đều áp dụng những chính sách như vậy thì cuối cùng tất cả đều bị thiệt hại. Vì thế, việc mở rộng thương mại quốc tế là yêu cầu cần thiết cho mọi quốc gia.

Phụ lục: DANH MỤC MỘT SỐ ĐỒNG TIỀN CÁC NƯỚC



Ký hiệu

Tên đồng tiền

Tên nước

ARA

Peso Achentina

Achentina

ATS

Schilling

Áo

AUD

Đôla Úc

Úc

BND

Đôla Brunei

Brunei

BRC

Cruzado

Brazil

BUK

Kyal

Myama

CAD

Đôla Canada

Canada

CLP

Pêsô Chile

Chilê

CNY

Yuan

Trung Quốc

CUP

Pêsô Cuba

Cuba

EGP

Bảng Ai Cập

Ai Cập

GBP

Bảng

Anh Quốc

IDR

Ruopiah

Indonesia

INR

Ruopie Ấn Độ

Ấn Độ

JPY

Yên

Nhật Bản

KHR

Riên

Campuchia

KRW

Won

Hàn Quốc

LAK

Kip

Lào

MNT

Tugrik

Mông Cổ

MYR

Ringitt

Malaisia

MZM

Mecatal

Môzămbich

PHP

Pêsô Philipines

Philipines

SUR

Rúp

Nga

THB

Bath

Thái Lan

TWD

Đôla Đài Loan

Đài Loan

UYP

Pêsô Urugoay

Urugoay

VEB

Bolivar

Venezuela

VND

Đồng

Việt Nam

WST

Tala

Samoa

ZAR

Rand

Nam Phi

ZMK

Kwacha

Zămbia




















MỤC LỤC

Trang


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU MÔN HỌC VÀ HẠCH TOÁN THU NHẬP QUỐC DÂN 1

1.1. Kinh tế vĩ mô là gì? 1

1.2. Tổng sản phẩm trong nước (GDP - gross domestic product) 4

1.3. Mối quan hệ giữa GDP, GNP, NNP, thu nhập quốc dân và thu nhập khả dụng 11

1.4. Chỉ số giá tiêu dùng: Customer Price Index 13

CHƯƠNG II: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 15

2.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế 15

2.2. Tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển 20

2.3. Khó khăn của các nước đang phát triển 21

CHƯƠNG III: THẤT NGHIỆP VÀ TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TỰ NHIÊN 24

3.1. Định nghĩa và đo lường thất nghiệp 24

3.2. Quá trình tìm việc và thất nghiệp tạm thời 26

3.3. Luật tiền lương tối thiểu 27

3.4. Công đoàn và thương lượng tập thể 27

3.5. Lý thuyết tiền lương hiệu quả 28

CHƯƠNG IV: TIỀN TỆ VÀ GIÁ CẢ TRONG DÀI HẠN 29

4.1. Các chức năng của tiền 29

4.2. Hệ thống ngân hàng 33

4.3. Cung tiền 33

4.4. Lý thuyết số lượng tiền tệ về lạm phát 35

4.5. Chi phí của lạm phát 36

CHƯƠNG V: TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU 36

5.1. Những biến động về biến động kinh tế và nguyên nhân gây ra nó 36

5.2. Tổng cầu nền kinh tế: 37

5.3. Tổng cung của nền kinh tế: 42

5.4. Sự cân bằng của sản lượng và mức giá 44

CHƯƠNG VI: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ TIỀN TỆ ĐẾN TỔNG CẦU 45

6.1. Chính sách tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến tổng cầu? 45

6.2. Chính sách tài khoá 51

6.3. Sử dụng chính sách để ổn định nền kinh tế 53

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 55

7.1. Lạm phát 55

7.2. Đường phillips 57

7.3. Sự dịch chuyển đường Phillips 58

7.4. Sự dịch chuyển đường Phillips: Vai trò của các cú sốc cung 58

7.5. Chi phí của việc cắt giảm lạm phát 59

CHƯƠNG VIII: KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 61

8.1. Cán cân thanh toán: balance of payments 61

8.2. Thị trường ngoại hối: Foreign exchange market 62

8.3. Các hệ thống tỷ giá hối đoái 64

8.4. Tỷ giá và cán cân thương mại 65

8.5. Lý thuyết về lợi thế trong thương mại quốc tế 66



8.6. Các chính sách bảo hộ mậu dịch 68



Giáo viên biên soạn: Đoàn Thị Nhiệm

Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương