CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?


CHƯƠNG VIII: KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ



tải về 0.6 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.6 Mb.
#17162
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

CHƯƠNG VIII: KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

8.1. Cán cân thanh toán: balance of payments


8.1.1. Khái niệm

Cán cân thanh toán phản ánh toàn bộ lượng tiền giao dịch giữa một nước với phần còn lại của thế giới.

Ở Việt Nam, cán cân thanh toán thường được hạch toán theo ngoại tệ (đồng đôla Mỹ). Vì vậy để dễ hiểu người ta có thể hình dung cán cân thanh toán phản ánh toàn bộ lượng ngoại tệ đi vào và đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

8.1.2. Cơ cấu

Phương pháp hạch toán trên cán cân thanh toán là:

- Nếu luồng tiền từ nước ngoài đi vào trong nước thì ghi bên “có” và ghi dấu (+)

- Nếu luồng tiền từ trong nước đi ra nước ngoài thì ghi bên “nợ” và ghi dấu (-)

- Chênh lệch luồng tiền giữa luồng tiền giữa đi vào và đi ra gọi là khoản “ròng”

 Trong cán cân thanh toán có 2 mục chính là tài khoản vãng lai (current account)và tài khoản vốn (capital account):

■ Tài khoản vãng lai: ghi lại các luồng thu nhập đi vào và đi ra khỏi quốc gia gồm:

 Xuất-nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ: Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu được gọi là cán cân thương mại hay xuất khẩu ròng (NX = X – M).

 Xuất-nhập khẩu các yếu tố sản xuất: chênh lệch giữa thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu và thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu được xếp vào mục thu nhập ròng từ nước ngoài (NIA).

 Chuyển nhượng thu nhập giữa các nước với nhau: Các khoản viện trợ, bồi thường chiến tranh… Chênh lệch giữa thu nhập do chuyển nhượng và thu nhập do chuyển nhượng cho nước ngoài được xếp vào mục chuyển nhượng ròng.

■ Tài khoản vốn: ghi lại các luồng vốn đi vào và đi ra khỏi quốc gia. Luồng vốn này được phân thành 2 loại:

 Đầu tư ròng: là hiệu số giữa luồng vốn đi vào và đi ra khỏi quốc gia. Lượng vốn này dùng để đầu tư vào các tài sản hữu hình, mua nhà máy, mua cổ phiếu các công ty.

 Giao dịch tài chính ròng: vốn dùng để gửi ngân hàng và mua công trái của chính phủ nước ngoài, hay trực tiếp vay mượn từ bên ngoài được gọi là giao dịch tài chính. Chênh lệch giữa luồng vốn này gọi là giao dịch tài chính ròng.

■ Sai số thống kê: nhằm điều chỉnh những phần sơ sót mà quá trình thống kê gặp phải. Mục này đôi khi còn gọi là hạn mục cân đối balancing Item.

► Cán cân thanh toán: hay kế toán chính thức nhằm tổng hợp toàn bộ lượng ngoại tệ đi vào và đi ra dưới tất cả các hình thức, kể cả phần điều chỉnh do sai số thống kê, như vậy:

Cán cân thanh toán = tài khoản vãng lai + tài khoàn vốn + sai số thống kê

◘ Cán cân thanh toán thặng dư: khi nó mang dấu dương (+), luồng tiền đi vào > đi ra.

◘ Cán cân thanh toán thâm hụt: khi nó mang dấu âm (-), luồng tiền đi vào < đi ra.

◘ Cán cân thanh toán cân bằng: khi nó bằng không (0), luồng tiền đi vào = đi ra.



Tài trợ chính thức là khoản ngoại tệ dự trữ mà NHTW bán ra hoặc mua vào nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán khi nó thặng dư hay thâm hụt. Tài trợ chính thức nếu có luôn luôn mang dấu ngược lại với dấu của kế toán chính thức.

8.2. Thị trường ngoại hối: Foreign exchange market


Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế mà trong đó đồng tiền của quốc gia vày có thể đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác. Nói cách khác, đó là thị trường mua-bán ngoại tệ.

8.2.1. Cung về ngoại tệ

Được sinh ra từ 2 nguồn: một là xuất phát từ một lượng hàng hoá, dịch vụ, tài sản trong nước mà nước ngoài muốn mua. Hai là lượng vốn, lượng thu nhập và các khoản chuyển nhượng từ nước ngoài vào trong nước.



Ví dụ: Vì muốn mua hàng Việt Nam nên người nước ngoài phải cung ứng một lượng ngoại tệ cho ngoại hối, hay người Việt Nam chuyển nhượng thu nhập từ Mỹ về Việt Nam, khi đến Việt Nam phải đổi đôla Mỹ sang đồng Việt Nam. Nói cách khác anh ta phải bán đôla tức tạo nên lượng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

8.2.2. Cầu ngoại tệ

Được sinh ra từ 2 nguồn: một là lượng hàng hóa, dịch vụ, tài sản của nước ngoài mà người trong nước muốn mua. Hai là lượng vốn, lượng thu nhập và các khoản chuyển nhượng ra nước ngoài tạo ra sức cầu trên thị trường ngoại hối.



Ví dụ: người Việt Nam muốn mua hàng hóa của Nhật hay muốn chuyển nhượng tiền sang Nhật thì cần phải có đồng Yên. Họ phải bỏ tiền Việt Nam ra mua đồng Yên tức tạo ra nhu cầu về Yên Nhật trên thị trường ngoại hối.

8.2.3. Xác định tỷ giá hối đoái (Foreign exchange rate)

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá hối đoái có thể được định nghĩa bằng: số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị nội tệ, hoặc số lượng nội tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ.

Có hai cách để hiểu về tỷ giá hối đoái:

● Lấy nội tệ làm chuẩn: tỷ giá hối đoái là lượng ngoại tệ cần có thể đổi lấy 1 đơn vị nội tệ. Cách này thường sử dụng cho các quốc gia có nền kinh tế vững chắc, đồng tiền mạnh và có khả năng chuyển đổi lớn trên thế giới (Anh, Mỹ).



1 đơn vị nội tệ = x.đơn vị ngoại tệ

● Lấy ngoại tệ làm chuẩn: tỷ giá hối đoái là lượng nội tệ cần có để có thể đổi lấy 1 đơn vị ngoại tệ. Hầu hết các quốc gia sử dụng tỷ giá hối đoái theo cách này, trong đó có Việt Nam.



1 đơn vị ngoại tệ = y.đơn vị nội tệ

Ví dụ: 1 USD = 19.100 VNĐ

+ Đồng tiền đứng trước là đồng tiền yết giá được lấy đồng tiền chuẩn trong giao dịch ngoại hối, thường là đồng tiền mạnh.

+ Đồng tiền đứng sau là đồng tiền định giá.

► Sự cân bằng tỷ giá hối đoái: như mọi thị trường, thị trường ngoại hối hợp bởi cung và cầu ngoại tệ. Khi cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ thì thị trường ngoại hối sẽ cân bằng. Tại đó tỷ giá hối đoái cân bằng.


e

D

S

E

eE





Lượng ngoại tệ

ME

Hình 8.1. Cung-cầu ngoại tệ


Quy luật thay đổi của cung và cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối là: khi tỷ giá tăng thì cung ngoại tệ tăng và cầu ngoại tệ giảm. Ngược lại khi tỷ giá giảm thì cung ngoại tệ giảm và cầu ngoại tệ tăng. Cung ngoại tệ đồng biến với tỷ giá hối đoái, cầu ngoại tệ nghịch biến với tỷ giá hối đoái.



Ví dụ: Khi tỷ giá tăng tức đồng Việt Nam sụt giá thì hàng hoá trong nước trở nên rẻ hơn đối với nước ngoài làm cho người nước ngoài muốn mua hàng trong nước nhiều hơn, từ đó cung ngoại tệ tăng. Mặc khác, khi tỷ giá tăng thì hàng hoá nước ngoài trở nên mắc hơn đối với người trong nước, từ đó cầu ngoại tệ giảm theo.

Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương