CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?



tải về 0.6 Mb.
trang12/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.6 Mb.
#17162
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

6.2. Chính sách tài khoá


Chính sách tài khoá là việc chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế.

6.2.1. Sự thay đổi chi tiêu chính phủ

Khi nền kinh tế đi quá xa về bên trái hay bên phải của sản lượng tiềm năng thì lúc này cần có sự tác động của chính sách tài khoá hoặc tiền tệ để đưa nền kinh tế về mức cân bằng.

Giả sử nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp các hãng tư nhân không muốn đầu tư thêm, người tiêu dùng không muốn chi thêm cho tiêu dùng , tổng cầu ở mức rất thấp. Chính phủ muốn mở rộng tổng cầu thì phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, nâng cao mức chi chung của nền kinh tế gọi là chính sách mở rộng tài khoá. Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong trạng thái phát đạt quá mức, lạm phát tăng lên chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế. Nhờ đó mức chi tiêu chung giảm đi sản lượng giảm theo và lạm phát sẽ chững lại gọi là chính sách thu hẹp tài khoá.

Tác động của chính sách tài khoá trong mô hình IS – LM:


i

IS2





LM

IS1



E2

i2


i1



Y


Y1 Y2 Yp

Hình 6.6.Chính sách tài khoá


Chính sách tài khoá sẽ làm dịch chuyển đường IS vì tác động trực tiếp đến tổng cầu AD làm thay đổi sản lượng cân bằng.

Ví dụ: Lúc ban đầu với IS1 và LM nền kinh tế đạt sự cân bằng chung trên cả hai thị trường tại E1(Y1; i1) với Y1 < Yp .

 Bây giờ chính phủ tăng chi tiêu lên sẽ làm tăng AD dẫn đến IS1 dịch chuyển sang IS2, còn cung tiền là không đổi.

 Điểm cân bằng mới E2(Y2 ; i2) vì chính phủ tăng chi tiêu làm tăng tổng cầu, sản lượng cân bằng tăng, nên lượng cầu về tiền tăng. Với lượng cung tiền cố định lãi suất tăng từ i1→i2

 Như vậy, chính sách mở rộng tài khoá làm tăng sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hoá và tăng lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ và ngược lại.



6.2.2. Ảnh hưởng lấn át: (tác động hất ra)

Khi chính phủ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Tăng sản lượng tiềm năng bằng cách tăng chi tiêu, lượng thay đổi chi tiêu chính phủ ước tính: ΔAD = ΔG = ΔY/k chính phủ kỳ vọng tổng cầu tăng từ AD1→AD2 và sản lượng cân bằng tăng đến Y2 = Yp . Nhưng khi sản lượng cân bằng tăng, cầu tiền cũng tăng lên làm tăng lãi suất cân bằng từ i1→ i2. Do đó sẽ làm giảm đầu tư tư nhân (hay tháo lui đầu tư) khi đó tổng cầu lại giảm làm giảm bớt sản lượng cân bằng. Sản lượng cân bằng mới đạt được là Y2 chứ không phải sản lượng kỳ vọng mà chính phủ muốn đạt được Yp ( Y2 < Yp) và lượng tăng lên là ΔY’ < ΔY. Hiện tượng này gọi là tác động hất ra hay lấn át.



Tác động lấn át (hất ra) là hiện tượng khi chính phủ tăng chi tiêu của chính phủ lại gây ra tác động làm giảm đầu tư tư nhân do lãi suất tăng.

 Độ nhạy cảm của đầu tư tư nhân đối với lãi suất càng cao thì chính sách mở rộng tài khoá để kích cầu chống suy thoái càng kém hiệu quả. Hay đường IS càng thoải thì tác động hất ra càng lớn.

 Khi độ nhạy cảm của cầu tiền đối với thu nhập càng cao thì LM càng dốc, tác động hất ra càng mạnh → chính sách tài khoá càng kém hiệu quả.

6.2.3. Sự thay đổi thuế

Ta có: T = Ta - Tr Thuế ròng = Thuế - Chi chuyển nhượng

Khi chính phủ tăng thuế, giữ nguyên không đổi chuyển nhượng thì thuế ròng tăng lên kéo theo thu nhập khả dụng Yd giảm nên tiêu dùng giảm theo, làm cho tổng cầu giảm, sản lượng giảm và ngược lại.


Tr cố định

T Yd C AD Y

Tx tăng





6.3. Sử dụng chính sách để ổn định nền kinh tế


Các nhà kinh tế tranh cãi gay gắt trong các cuộc thảo luận về chính sách kinh tế. Một số thì cho rằng không ổn định là thuộc tính vốn có của nền kinh tế. Họ lập luận rằng nền kinh tế thường xuyên trải qua các cú sốc tác động vào tổng cung và tổng cầu. Nếu các nhà hoạch định chính sách không sử dụng chính sách tiền tệ và tài chính để ổn định nền kinh tế thì các cú sốc này sẽ gây ra những biến động không cần thiết và không hiệu quả của sản lượng, thất nghiệp và lạm phát. Nói bằng hình ảnh, chính sách kinh tế vĩ mô phải “đi ngược chiều gió”: phải kích thích nền kinh tế khi nó suy thoái và phanh lại khi nó trở nên quá nóng. Những người này gọi là đồng ý các luận cứ ủng hộ chính sách ổn định.

Còn các nhà kinh tế khác cho rằng, về cơ bản nền kinh tế luôn ổn định. Các biến động lớn và không có hiệu quả mà chúng ta gặp phải là do chính sách kinh tế yếu kém gây ra. Họ lập luận rằng chính sách kinh tế không nên tìm cách điều chỉnh nền kinh tế. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách kinh tế phải nhận thức được những hạn chế của mình. Những người này lại không đồng ý hay chống lại các luận cứ chính sách ổn định.



Độ trễ trong quá trình thực hiện và hiệu lực trong chính sách của chính phủ:

Nhiệm vụ ổn định nền kinh tế trở nên dễ dàng khi chính sách phát huy tác dụng ngay. Khi đó người thực hiện chính sách sẽ giống như lái một chiếc xe máy. Người hoạch định chính sách chỉ cần điều chỉnh các công cụ của mình để giữ cho nền kinh tế chuyển động trên con đường mong muốn. Giống như việc lái chiếc xe máy đổi hướng đi hầu như ngay lập tức sau khi ta điều chỉnh tay lái.

Nhưng các nhà hoạch định chính sách kinh tế phải đương đầu với một vấn đề giống như công việc của người thuyền trưởng lái con tàu. Lái con tàu rất khó vì sau khi điều chỉnh bánh lái khá lâu nó mới thay đổi hướng đi. Khi một con tàu bắt đầu quay, nó sẽ tiếp tục quay sau khi bánh lái đã trở về vị trí bình thường. Do đó, người chưa có kinh nghiệm thường lái quá nhiều sau khi nhận thấy sai lầm của mình, lại phản ứng thái quá bằng cách lái mạnh theo hướng ngược lại kết quả là tình trạng mất ổn định càng trầm trọng hơn.

Giống như lái một con tàu, các nhà hoạch định chính sách phải đối phó với độ trễ lớn, các nhà hoạch định chính sách sẽ khó khăn về khó tiên đoán độ trễ là bao nhiêu. Các nhà kinh tế phân biệt hai loại độ trễ trong quá trình thực hiện chính sách ổn định:

Độ trễ trong: Là khoảng thời gian từ lúc xuất hiện cú sốc tác động vào nền kinh tế cho đến khi biện pháp, chính sách được đưa ra để phản ứng lại cú sốc này. Độ trễ này xuất hiện vì các nhà hoạch định chính sách cần có thời gian để nhận thức được rằng cú sốc này đã xảy ra và sau đó thực thi một chính sách thích hợp.

Độ trễ ngoài: Là những khoảng thời gian từ lúc thực thi chính sách cho tới khi có phát huy ảnh hưởng đối với nền kinh tế. Loại trễ này xuất hiện vì chính sách không tác động ngay lập tức với chi tiêu, thu nhập, việc làm.

Độ trễ dài và biến động gắn với chính sách tiền tệ và tài chính sẽ làm cho quá trình ổn định nền kinh tế trở nên khó khăn hơn. Người ủng hộ chính sách thụ động cho rằng do những độ trễ này, hầu như người ta không thể thực hiện thành công chính sách ổn định. Còn những người ủng hộ chính sách chủ động thừa nhận rằng những độ trễ như vậy đòi hỏi nhà hoạch định chính sách phải thận trọng hơn.

Một số chính sách, gọi là cơ chế tự ổn định được thiết kế để giảm độ trễ gắn với chính sách ổn định. Cơ chế tự ổn định là những chính sách kích thích hoặc làm giảm khi nền kinh tế quá nóng mà không cần có sự thay đổi chính sách thận trọng nào.



Ví dụ: Hệ thống thuế thu nhập tự động cắt giảm thuế khi nền kinh tế rơi vào suy thoái mà không cần phải thay đổi luật thuế. Vì cá nhân và các công ty đóng thuế ít hơn khi thu nhập họ giảm xuống. Hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và chương trình phúc lợi tự động trợ cấp cho nền kinh tế rơi vào suy thoái bởi vì có nhiều người xin hưởng trợ cấp. Chúng ta coi cơ chế tự ổn định là chính sách tài chính không có độ trễ trong.


Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương