CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?


CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP



tải về 0.6 Mb.
trang13/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.6 Mb.
#17162
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

7.1. Lạm phát


7.1.1. Khái niệm

Lạm phát là mức giá chung của hàng hóa dịch, vụ tăng lên trong một khoản thời gian nhất định. Do lượng tiền dư thừa so với nhu cầu tiền cần thiết của lưu thông hàng hóa.

Để đo lường lạm phát ta dùng chỉ số giá tiêu dùng CPI. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm gia tăng của mức giá chung so với kỳ trước. Tỷ lệ lạm phát là thướt đo chủ yếu của lạm phát trong một kỳ. Theo công thức sau:


Chỉ số giá năm t - Chỉ số giá năm t-1

If = x 100

Chỉ số giá năm t-1




Giảm phát: là tình trạng mức giá chung giảm liên tục trong một thời gian nhất định.

Giảm lạm phát: là mức giá chung tăng nhưng tốc độ gia tăng thấp hơn so với thời kỳ trước.

Thiểu phát: là hiện tượng xảy ra khi tỷ lệ lạm phát thực tế < tỷ lệ lạm phát dự kiến làm sản lượng thực tế < sản lượng dự kiến.

7.1.2. Các loại lạm phát

Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát người ta chia làm 3 loại:

a) Lạm phát vừa phải: là lạm phát một con số tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm. Mức lạm phát này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế.

b) Lạm phát phi mã: lạm phát 2, 3 con số tỷ lệ lạm phát tăng từ 10% đến 900%.

Nếu lạm phát phi mã tồn tại lâu sẽ gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế:

+ Đồng tiền mất giá nhanh chóng, mọi người sẽ không giữ tiền mặt mà chuyển sang giữ hàng hóa, vàng, ngoại tệ, các hợp đồng thì ký theo một loại ngoại tệ mạnh.

+ Thị trường tài chính không ổn định.

c) Siêu lạm phát: tỷ lệ lạm phát ≥ 4 con số, tỷ lệ lạm phát khoản 1000%/ năm trở lên. Trong lịch sử siêu lạm phát hiếm xảy ra. Siêu lạm phát điển hình xảy ra ở Đức năm 1922-1923 chỉ số giá tăng lên 10.000.000 lần (10 triệu lần).



7.1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát

a) Lạm phát do cầu kéo

Khi tổng cầu AD tăng lên dẫn đến mức giá chung của hàng hóa tăng ta gọi đây là lạm phát do cầu kéo. Đây là lạm phát không được dự đoán nên thường đưa nền kinh tế vào vòng xoáy nguy hiểm. Nhất là khi sản lượng đã đạt sản lượng tiềm năng. Sự gia tăng của AD do 2 yếu tố:

- Sự gia tăng cung tiền của NHTW

- Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ




P

P2

AS







P1

AD2

AD1

Y



Yp

Hình 7.1.Lạm phát do cầu kéo




b) Lạm phát do chi phí đẩy

Cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào (xăng, dầu, điện…) là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, đường AS dịch chuyển sang trái. Tuy AD không đổi nhưng giá cả tăng lên và sản lượng giảm xuống.

Ngay cả khi sản lượng chưa đạt đến sản lượng tiềm năng vẫn có khả năng và thực tế đã xảy ra ở nhiều nước, kể cả những nước phát triển. Đó là một đặc điểm của kiểu lạm phát hiện đại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát do chi phí đẩy, vừa lạm phát và suy giảm sản lượng, thất nghiệp tăng lên nên còn gọi là lạm phát đình truệ.

Giá cả sản phẩm trung gian, vật tư tăng đột biến thường do các nguyên nhân: thiên tai, chiến tranh, biến động chính trị, kinh tế… Đặc biệt biến động giá dầu do OPEC tạo ra những năm thập niên 70 gây ra lạm phát đình truệ trầm trọng trên quy mô toàn thế giới.




Hình 7.2.Lạm phát do chi phí đẩy





Năm

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

Lạm phát

67,5

17,5

5,2

14,4

12,7

4,7

3,6

9,2

0,1

- 0,6

0,8

4,5
Lạm phát Việt Nam (Nguồn: NHTW Việt Nam năm 2002)

7.2. Đường phillips


7.2.1 Nguồn gốc của đường phillips

Năm 1958, nhà kinh tế A.W.Phillips người Anh cho đăng bài báo mang tiêu đề “Mối quan hệ giữa thất nghiệp và tỷ lệ thay đổi tiền lương danh nghĩa ở Anh, 1861 – 1957”, trong tờ tạp chí kinh tế học của Anh. Trong bài báo đó, Phillips chỉ ra mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát .

Những năm nước Anh có thất nghiệp thấp thường có lạm phát cao và ngược lại. Phillips dựa vào số liệu thực nghiệm ở Anh, nhưng các nhà nghiên cứu khác đã nhanh chóng mở rộng phát hiện của ông sang các nước khác.

Hai năm sau đó, hai nhà kinh tế học Paul Samuelson và Robert Solow cho đăng bài báo trong tờ Điểm kinh tế Mỹ dưới tiêu đề: “Các phân tích về chính sách chống lạm phát” trong đó họ đã chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp dựa trên số liệu ở Mỹ . Họ lập luận rằng mối quan hệ này nảy sinh là vì thất nghiệp thấp gắn với tổng cầu cao, đồng thời khi tổng cầu cao lại tạo áp lực đẩy tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế.

 Samuelson và Robert Solon đã gọi mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và thất nghiệp là đường Phillips.

7.2.2. Tổng cầu, tổng cung và đường Phillips

a. Tổng cầu và đường Phillips


Tỷ lệ l/p

Tỷ lệ l/p

Tỷ lệ l/p





A





Tỷ lệ t/n

E



B



Tỷ lệ t/n

Hình 7.3.Đường Phillips



Hình 7.4. Đường Phillips

Theo hình 7.4 tại E thất nghiệp bằng thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát bằng 0.

Trường hợp1: Nếu tổng cầu tăng làm dịch chuyển mức cân bằng đến A. Tại đó giá cả và sản lượng tăng lên nhưng thất nghiệp giảm và nhỏ hơn thất nghiệp tự nhiên. Nền kinh tế không dừng lại ở A, mà tiền lương tăng dần lên theo nhu cầu lao động, giá cả sẽ tăng và mức thất nghiệp tăng lên về mức quân bình E.

Trường hợp2: Từ điểm cân bằng E nếu tổng cầu giảm thì giá cả giảm và lạm phát giảm. Trong ngắn hạn làm cho mức thất nghiệp tăng lên tại điểm B. Nền kinh tế không dừng lại ở B, mức cung tiền tăng làm giảm lãi suất nên nền kinh tế dần trở lại điểm cân bằng E.

Vậy đường Phillips như là một sự thay đổi vĩnh viễn giữa lạm phát và thất nghiệp cho thấy sự thay đổi tạm thời trong lúc nền kinh tế phải điều chỉnh để đối phó với cơn sốc của tổng cầu AD.

b.Tổng cung và đường Phillips

Đường Phillips chỉ là một cách biểu diễn khác của đường tổng cung. Đường tổng cung ngắn hạn chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá và sản lượng.

Vì lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá và thất nghiệp biến động ngược chiều với sản lượng. Cho nên đường tổng cung ngắn hạn cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp.


Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương