CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?



tải về 0.6 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.6 Mb.
#17162
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

5.3. Tổng cung của nền kinh tế:


5.3.1. Khái niệm: AS Aggregate Supply

Tổng cung là toàn bộ khối lượng sản phẩm quốc dân mà các doanh nghiệp sẵn sàng sản xuất và bán ra trong một kỳ tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho trước.

Tổng cung đạt được trong điều kiện sử dụng tối đa các nguồn lực sản xuất: tài nguyên, lao động, thiết bị… không lãng phí, không gây nên lạm phát gọi là sản lượng tiềm năng hay còn gọi là sản lượng toàn dụng. Sản lượng tiềm năng không phải là mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được. Tại mức sản lượng tiềm năng vẫn còn thất nghiệp đó là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Tổng cung chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:

- Mức giá chung của nền kinh tế.

- Chi phí: tiền lương, lãi suất, thuế….

- Trình độ công nghệ và trình độ quản lý.

- Nguồn lực của quốc gia

- Sự can thiệp của chính phủ.

5.3.2. Tổng cung ngắn hạn và dài hạn

a) Tổng cung ngắn hạn: Phản ánh quan hệ lượng hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng tại mỗi mức giá, Hàm tổng cung ngắn hạn: AS = f(P) hình 6.




SAS

LAS





Yo

Y

Ymax

0

0

Đường cung ngắn hạn



Hình 5.3

Đường cung dài hạn

Đường tổng cung có xu hướng đi lên, phản ánh động thái tăng sản lượng của doanh nghiệp khi giá tăng để thu được nhiều lợi nhuận hơn. Cần lưu ý về độ dốc của đường tổng cung.

- Độ dốc của đường tổng cung khi xa sản lượng tiềm năng là nhỏ nói lên rằng khi sản lượng thực tế cách xa sản lượng tiềm năng lúc đó nguồn lực chưa khai thác tối ưu, thì khi thay đổi một đơn vị giá cũng có tác dụng kích thích sản xuất làm cho sản lượng tăng đáng kể. Đó là lý do doanh nghiệp sẵn sàng thuê mướn thêm nhân công để sản xuất nhiều hàng hoá hơn thu được nhiều lợi nhuận khi tăng giá.

- Độ dốc của đường tổng cung khi gần sản lượng tiềm năng thì độ dốc lớn hơn. Vì khi tăng giá doanh nghiệp tăng sản lượng. Tuy nhiên, đứng trước sự hữu hạn của các nguồn lực: đất đai, nhiên liệu, nguồn vốn, thiết bị… cùng với việc thu hút ngày càng nhiều lao động sẽ làm cho năng suất biên của lao động giảm dần.

Vì vậy, khi sản lượng gần bằng sản lượng tiềm năng nếu giá tăng lên 1 đơn vị thì sản lượng cũng tăng rất ít.

Và cuối cùng, khi mọi yếu tố sản xuất đã khai thác triệt để sản lượng vượt qua mức sản lượng tiềm năng. Sau đó cho dù giá có tiếp tục tăng nữa thì lượng cung vẫn không thể tăng lên. Và độ dốc đường AS lúc này là thẳng đứng.



b) Tổng cung dài hạn

Trong dài hạn sản lượng cung ứng không phụ thuộc vào mức giá mà bị quy định bởi: trình độ công nghệ, vốn, lao động. Và đường tổng cung dài hạn thẳng đứng.

Chúng ta gọi là tổng cung dài hạn khi nói đến nền kinh tế phải có đủ thời gian dài hạn để thực hiện quá trình điều chỉnh cho nên ngắn hạn và dài hạn khi xem xét tổng cung không được đánh giá bằng thời gian mà phải bằng sự điều chỉnh kinh tế.

5.3.3. Sự di chuyển của đường tổng cung

Khi chi phí sản xuất cao hơn sẽ làm đường tổng cung di chuyển vào trong phía trái nhưng nếu chi phí sản xuất giảm sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung ra ngoài phía bên phải.




E2



E1

E3







P3 P1 P2







Q2 Q1 Q3

0

Hình 5.4. Sự dịch chuyển của AS




a) Giảm tổng cung

Mức cung giảm vì mức tổng cầu giảm và chi phí sản xuất tăng. Chi phí sản xuất tăng có thể do giá nguyên liệu tăng .

Điểm cân bằng ban đầu E1 (Q1, P1 ). Nhưng nếu có lạm phát xảy ra công nhân đòi tăng lương cao hơn mức bình thường sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng và đường AS dịch chuyển về bên trái.

Chính phủ qua các quy định về bảo vệ môi trường cũng làm tăng chi phí sản xuất của các ngành công nghiệp và làm mức tổng cung giảm.



b) Tăng tổng cung

Tổng cung tăng là do tổng cầu tăng và do chi phí sản xuất giảm, tổng phí sản xuất giảm có thể là do năng suất lao động tăng thêm và doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ công nghệ mới nên làm giảm được chi phí lương bổng và tăng sản lượng.

Những nguồn cung ứng lao động rẻ từ các khu vực nông thôn về thành phố hoặc do nhập cư cũng làm giảm chi phí sản xuất. Và sau cùng chúng ta phải kể đến chính sách tài chính và tiền tệ của nhà nước làm giảm thuế và lãi suất tín dụng cũng là nguyên nhân giảm chi phí sản xuất và làm tăng tổng cung.


Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương