CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?


Sự cân bằng của sản lượng và mức giá



tải về 0.6 Mb.
trang11/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.6 Mb.
#17162
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17

5.4. Sự cân bằng của sản lượng và mức giá


Sự kết hợp đường cung và đường cầu trên cùng một đồ thị sẽ xác định được điểm giao nhau của hai đường gọi là điểm cân bằng. Điểm cân bằng mô tả trạng thái cân bằng của nền kinh tế khi mà cung hàng hoá đủ thoã mãn nhu cầu đối với hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. Tại trạng thái này cân bằng này ta có sản lượng cân bằng và giá cân bằng.

Khi mức giá thấp hơn mức giá cân bằng, lúc này cầu lớn hơn cung tại mức giá thấp hơn vì người tiêu dùng có khuynh hướng muốn mua nhiều hàng hóa hơn trong khoản thu nhập có hạn của mình. Trong khi doanh nghiệp không muốn cung ứng vì giá giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Trạng thái này gọi là trạng thái thâm hụt trên thị trường hay còn gọi là thặng dư của cầu. Số lượng hàng hoá cung ứng nhỏ hơn khả năng mua của người tiêu dùng sẽ tạo áp lực tăng giá do sự cạnh tranh giữa những người mua cùng muốn mua tại mức giá đó.

Khi mức giá cao hơn mức giá cân bằng, doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều hơn để tăng lợi nhuận, trong khi người tiêu dùng sẽ giảm cầu vì thu nhập của họ có hạn. Tình trạng cung lớn hơn cầu tại mức giá cao hơn mức giá cân bằng gọi là trạng thái thặng dư trên thị trường hay còn gọi là thặng dư của cung. Để tiêu thụ được hàng, sự cạnh tranh giữa những người bán sẽ tạo áp lực giảm giá.

Trên thị trường tự do, hiện tượng thâm hụt hay thặng dư sẽ được tự động điều chỉnh về trạng thái cân bằng thông qua “bàn tay vô hình” của thị trường.

Trạng thái cân bằng giữa cung và cầu có thể thay đổi. Mức giá và sản lượng cân bằng của một loại hàng hoá hay dịch vụ không cố định, mà thay đổi bất cứ khi nào đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển do ảnh hưởng các yếu tố khác ngoài giá của chính hàng hoá đó. Như vậy thị trường luôn vận động chuyển từ trạng thái cân bằng này đến trạng thái cân bằng khác.




P AD

AS

Thừa



Pt

P0

Pt

Thiếu

Y0 Y



Hình 5.5. Mọi mức giá khác với P0 đều có khuynh hướng tự điều chỉnh trở về P0









CHƯƠNG VI: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ TIỀN TỆ ĐẾN TỔNG CẦU

6.1. Chính sách tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến tổng cầu?


6.1.1. Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản

a) Cung tiền: là toàn bộ khối lượng tiền hiện có lưu hành trong nền kinh tế. Lượng cung tiền nhiều hay ít do NHTW quyết định, giả định không phụ thuộc vào lãi suất.

Cung tiền gồm các thành phần:

Tiền giao dịch M1 thanh toán ngay; hay tiền rộng: M2 , M3 , M4 những loại tiền này chưa có khả năng giao dịch nhưng có thể biến thành tiền bất cứ lúc nào khi có yêu cầu. Vậy đồ thị cung tiền SM là đường thẳng đứng (hình 10)


A’ B’


A B

S­­M

i





i2

i0



E



i1





DM



M

D1M



M0

Hình 6.1.Cung-cầu trên thị trường tiền tệ


b) Cầu tiền: là lượng tiền mà dân chúng, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước… muốn nắm giữ để chi tiêu.

 Nhu cầu về tiền được chia làm 3 loại:

- Tiền mặt để chi trả: mọi người trong xã hội đều có nhu cầu chi trả cho yêu cầu cuộc sống. Tiền mặt sẽ thanh toán nhanh, ít rủi ro nhưng không sinh lời (không tính đến tác động của lạm phát).

- Tiền dự trữ: mỗi người cần dự phòng một khoản nhất định nếu có khả năng. Hộ gia đình cần dự phòng khi có ốm đau đột xuất. Doanh nghiệp cần dự trữ để mua nguyên vật liệu, thuê nhân công ứng phó kịp thời biến động thị trường. Loại này cũng không sinh lời.

- Tiền dùng đầu cơ: gởi tiết kiệm lấy lãi, mua chứng khoán sinh lời, loại tiền này dùng mục đích lấy lãi nhưng rủi ro cao. Nên mọi thành phần kinh tế phải cân nhắc giữ từng loại trên theo tỷ lệ hợp lý.

 Các yếu tố tác động đến cầu tiền tệ:

+ Thu nhập: khi thu nhập tăng, lượng tiền người ta cần giữ tăng vì người ta sẽ sài hơn trước và tích lũy nhiều hơn trước.

+ Giá cả: khi giá cả tăng, cầu tiền tệ cũng tăng vì giá tăng người ta giữ tiền nhiều hơn trước mới đáp ứng lượng nhu cầu như cũ.

+ Lãi suất: khi lãi suất tăng lên, người ta hạn chế tối đa việc giữ tiền mặt vì khi gửi tiền mặt vào ngân hàng họ sẽ nhận được khoản lợi từ lãi suất cao. Vậy cầu tiền tệ nghịch biến với lãi suất.

c) Cân bằng thị trường tiền tệ:

Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ diễn ra khi cung về tiền giao dịch SM bằng cầu tiền tệ tại đó lãi suất cân bằng là io (hình 6.1).

Cũng như thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ thường có sự mất cân đối giữa cung và cầu khi đó lãi suất sẽ điều chỉnh để duy trì sự cân đối, làm cho thị trường tiền tệ luôn xoay quanh vị trí cân bằng E.

Tại mức lãi suất i1: với mức lãi suất thấp người ta muốn giữ tiền nhiều hơn mà không cho ngân hàng vay, lượng cầu lớn hơn lượng cung ngân hàng sẽ thiếu vốn. Đó là đoạn AB, khi đó các nhà “tập trung vốn” sẽ quyết định tăng lãi suất để thu hút vốn. Và ngược lại với lãi suất i2. AB’ là giá trị ngân hàng dư thừa.

Nếu đường cầu tiền DM hay DS dịch chuyển thì vị trí cân bằng sẽ thay đổi.

 SM dịch chuyển: NHTW muốn tăng lượng cung tiền bằng việc mua chứng khoán làm tăng cơ số tiền hoặc tác động đến dự trữ bắt buột ở các NHTM làm thay đổi thừa số tiền KM. Nếu SM dịch chuyển sang phải, nhưng xã hội chưa có nhu cầu giữ thêm tiền đường DM không đổi. Như vậy tiền trong lưu thông thừa sẽ làm cho lãi suất giảm. Vậy khi tăng cung tiền thì lãi suất giảm. Hoặc chính phủ muốn giảm cung tiền thì tăng lãi suất để thu hút tiền nhàn rỗi trong dân chúng.

 DM dịch chuyển: Nếu thu nhập hay giá cả tăng, người ta sẽ cần giữ tiền nhiều hơn đường DM dịch chuyển sang phải. Do đó mọi người sẽ thiếu tiền sài họ sẽ rút tiền ra khỏi ngân hàng, bán chứng khoán để sài. Các ngân hàng sẽ tăng lãi suất để thu hút vốn.

6.1.2. Đường IS (Investrment equals saving)

a) Khái niệm: Đường IS là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị trường hàng hoá và dịch vụ cân bằng.

b) Cách dựng đường IS: Khi lãi suất i thay đổi sẽ làm thay đổi nhu cầu đầu tư, làm dịch chuyển đường tổng cầu (AD) và do đó sản lượng cân bằng quốc gia thay đổi theo.

+ Khi lãi suất cao, đầu tư sẽ giảm, còn các hộ gia đình sẽ vay ít tiền hơn từ các khoản tín dụng tiêu dùng nên tổng cầu AD giảm dịch chuyển xuống dưới.

+ Khi lãi suất giảm từ i0→i1 đầu tư tăng lên, nên tổng cầu cũng tăng lên AD dịch chuyển tăng lên từ AD0→ AD1 làm tăng sản lượng cân bằng Y0 →Y1. Nối các tổ hợp khác nhau ta có đường IS.

Đường IS luôn dốc xuống do tác động nghịch biến của lãi suất lên tổng cầu. Độ dốc thể hiện mức độ nhạy cảm của tổng cầu khi lãi suất biến đổi. Độ nhạy cảm cao đường IS thoải và ngược lại.

c) Phương trình đường IS

IS = f(i) = C + I + G + X – M

-
Tác động của lãi suất làm thay đổi sản lượng cân bằng được thể hiện bằng sự di chuyển dọc đường IS.- Tác động của các yếu tố ngoài lãi suất làm cho đường IS dịch chuyển. Nếu yếu tố làm tăng tổng cầu AD thì IS cũng dịch chuyển sang phải, nếu các yếu tố làm giảm tổng cầu AD thì đường IS cũng dịch chuyển sang trái.

6.1.3. Đường LM (Liquidity preference and supply of money)

a) Khái niệm: Đường LM là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng.

b) Cách dựng đường LM:

Khi sản lượng thay đổi, thu nhập sẽ thay đổi và do đó thay đổi về cầu tiền, vì ở mỗi mức thu nhập khác nhau, mức giao dịch trong nền kinh tế cũng sẽ khác nhau.

Ta biết, mức lãi suất được xác định bỡi sự cân bằng trên thị trường tiền tệ, tại đó lượng cung tiền bằng lượng cầu tiền.

Nên với lượng cung tiền đã xác định, khi thu nhập thay đổi, nhu cầu tiền thay đổi theo. Lãi suất trên thị trường cũng sẽ thay đổi để đạt sự cân bằng mới trên thị trường tiền tệ.

 Với cung tiền xác định: lúc đầu sản lượng hàng hóa và dịch vụ là Y0 lượng cầu tiền là D0M, lãi suất cân bằng là i0.

 Khi sản lượng tăng lên Y1, cầu tiền tăng theo để đáp ứng nhu cầu giao dịch, dự phòng, đầu cơ của dân chúng. Đường cầu dịch chuyển lên trên từ D0M → D1M lãi suất cân bằng là i1.

►Tương tự ta có thể xác đinh được một loạt tổ hợp giữa sản lượng và lãi xuất mà ở đó thị trường tiền tệ cân bằng, Nối các tổ hợp với nhau ta có đường LM.

c) Phương trình của đường LM:

Đường LM được dựng nhằm mục đích nghiên cứu tác động của sản lượng đối với lãi suất mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng, trong điều kiện cung tiền không đổi.

LM = f(Y)

Mặt khác đường LM phản ánh các mức lãi suất cân bằng khác nhau của thị trường tiền tệ tương ứng với mức sản lượng khác nhau ta có: SM = DM

Độ dốc đường LM: Đường LM dốc lên thể hiện khi sản lượng cao đòi hỏi cầu tiền cao hơn. Với cung tiền không đổi, để giảm bớt cầu tiền lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ sẽ tăng lên và ngược lại.

Độ dốc của đường LM phụ thuộc vào độ nhạy cảm của lãi suất theo thu nhập. Độ nhạy cảm cao thì đường LM dốc nhiều và ngược lại.

Đường LM phản ánh tình trạng cân bằng của thị trường tiền tệ. Mọi điểm nằm ngoài đường này đều phản ánh tình trạng không cân bằng trên thị trường này. Lúc đó lãi suất sẽ biến động sẽ có xu hướng quay về điểm cân bằng.



6.1.4. Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và tiền tệ trong mô hình IS – LM

Nền kinh tế cân bằng khi tất cả các thị trường đều cân bằng nghiên cứu trên hai thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ. Điểm cân bằng chung cho hai thị trường chính là giao điểm E(Y0,i0) của hai đường IS – LM.

io là lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ.

Yo là sản lượng cân bằng của thị trường hàng hoá dịch vụ

Tại bất kỳ điểm nào khác E thì ít nhất một trong hai thị trường sẽ không cân bằng.Ví dụ: tại A thì cả hai thị trường đều không cân bằng.


A




i

LM

E


i0





IS



Y

Y0

Hình 6.4. Mô hình IS-LM




  • Trên thị trường hàng hoá cầu lớn hơn cung nên sản lượng sẽ tăng.

  • Trên thị trường tiền tệ lãi suất thực hiện cao hơn lãi suất cân bằng nên thị trường sẽ tự điều chỉnh để lãi suất giảm

 Tác động cộng hưởng của hai thị trường sẽ làm cho nền kinh tế dần dần di chuyển về E khi cả hai thị trường đều cân bằng.

 Nhưng khi có yếu tố khác làm dịch chuyển IS hoặc LM hoặc cả hai đường IS, LM thì điểm cân bằng sẽ thay đổi.



6.1.5. Chính sách tiền tệ

NHTW là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp. Chính sách tiền tệ tác động vào thị trường tiền tệ qua đó tác động vào tổng cầu và sản lượng. Việc kiểm soát tiền tệ của NHTW tập trung vào hai công cụ chủ yếu: kiểm soát mức cung tiền và lãi suất.

+ Cân bằng nền kinh tế ban đầu ở Eo khi NHTW tăng cung tiền thì đường LMo dịch chuyển sang phải đến LM1. Do thu nhập chưa đủ thời gian để thay đổi nên lãi suất giảm từ io→ i2 .

+ Lãi suất thấp đã khuyến khích tăng tiêu dùng, đầu tư… dẫn đến tổng cầu và sản lượng cân bằng tăng dần theo đó lãi suất cũng tăng lên đường ISo dịch chuyển thành IS1. Cuối cùng nền kinh tế cân bằng tại E2(Y2;io) với Y2 > Yo.





Các loại chính sách tiền tệ:

► Chính sách mở rộng tiền tệ: Sử dụng biện pháp tăng cung tiền và giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng (C) và đầu tư (I), tăng sản lượng cân bằng.

► Chính sách thắt chặt tiền tệ: sử dụng biện pháp giảm cung tiền và tăng lãi suất cân bằng nhằm hạn chế lạm phát, hạn chế tiêu dùng và đầu tư làm giảm sản lượng cân bằng.


Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương