CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?



tải về 0.6 Mb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích0.6 Mb.
#17162
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

8.3. Các hệ thống tỷ giá hối đoái


Cơ chế tỷ giá hối đoái là những quy định pháp luật do chính phủ và NHTW quy định để điều tiết, quản lý thị trường ngoại hối.

8.3.1. Hệ thống tỷ giá cố định Fixed exchange rate

Là loại tỷ giá được quyết định bởi chính phủ. Theo cơ chế này, chính phủ đồng ý duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài theo một tỷ giá định trước. Nhược điểm của tỷ giá cố định là:



  • Dự trữ không tương xứng

  • Các điều chỉnh tỷ giá theo xu hướng lâu dài: các tỷ lệ tăng trưởng về xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ lệ lạm phát khác nhau giữa các nước gây nên những thay đổi dài hạn về giá trị tương đối về tiền tệ.

  • Đầu cơ ngoại tệ: khi một đồng tiền được đánh giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị hiện tại của nó. Thì các nhà đầu cơ sẽ mua hoặc bán một lượng lớn theo dự đoán của họ. NHTW sẽ phải chi tiêu những lượng lớn ngoại tệ nhằm cố gắng duy trì tỷ giá cố định cho tới khi nó được thay đổi.

8.3.2. Hệ thống tỷ giá thả nổi Floating exchange rate

Là tỷ giá được quyết định bởi cung và cầu trên thị trường ngoại hối.



8.3.3. Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý Flexibility limited exchange rate

Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý là sự kết hợp giữa tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định. Tỷ giá hối đoái được phép thay đổi phù hợp với các điều kiện thị trường, nhưng đôi khi chính phủ can thiệp vào để ngăn ngừa không cho nó vận động ra ngoài giới hạn nhất định.



8.3.4. Một vài nét về chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

Trước 1989, Việt Nam duy trì tỷ giá hối đoái cố định cứng nhắc. Đồng tiền trong nước đánh giá quá cao làm cho cán cân thương mại xấu đi nghiêm trọng. Năm 1988 cán cân thương mại tồi tệ nhất xuất chỉ bằng 1/3 nhập khẩu. Nợ nước ngoài gấp 12 lần thu về từ xuất khẩu: 6,5 tỷ Rúp; 3,2 tỷ USD. Lúc đó thị trường tồn tại hai thị trường ngoại hối: thị trường chính thức và thị trường chợ đen. Giá thị trường chợ đen cao hơn hẳn so với thị trường chính thức .

Tháng 10 – 1987 tỷ giá hối đoái dần được nâng lên gần với thị trường không chính thức.

Tháng 10 – 1989 thì được thả nổi hoàn toàn. Chính sách thả nổi tỷ giá cùng với tác động của chính phủ tự do hoá thương mại và khuyến khích xuất khẩu đã tác động lớn đến cán cân thương mại thời kỳ này. Từ một nước nhập khẩu gạo, lần đầu tiên Việt Nam xuất 1,45 triệu tấn gạo, và là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế.

Tuy nhiên diễn biến của những năm sau khá phức tạp. Cuối năm 1991 giá đôla tăng đột ngột. Trong 6 tháng từ 5 – 1991 đến tháng 11 – 1991 đồng đôla tăng 61% giá trị trong đó mặt bằng giá chung tăng 21% (16.000 VNĐ/USD).

Năm 1992, xuất khẩu tăng, do giảm phát và đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên dẫn đến cung đôla tăng mạnh giá rơi xuống còn 10.600 VNĐ/USD.

Diễn biến tỷ giá hối đoái chứng tỏ hoạt động của thị trường ngoại hối khá nhạy cảm, phản ứng nhanh nhạy với những biến động của thị trường kinh tế thế giới và cung-cầu trong nước.

Trước tình hình đó, NHNN đã đứng ra áp dụng những biện pháp cần thiết để điều tiết tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý hữu hiệu. Từ năm 1993 và một số năm sau đó tỷ giá dao động nhẹ từ 10.940 đến 11.000 VNĐ/USD. Chính sách tỷ giá của NHTW đã góp phần ổn định giá cả trong nước và ổn định giá trị đồng tiền, củng cố lòng tin dân chúng vào chính sách của nhà nước.


8.4. Tỷ giá và cán cân thương mại


Tỷ giá hối đoái tác động đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước trên thị trường thế giới. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên giá cả nội địa rẻ hơn tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Khả năng cạnh tranh tăng lên, xuất khẩu tăng lên.

 Cán cân thương mại hay xuất khẩu ròng tính theo công thức: NX = X – M

 Do đó khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ có khả năng sẽ có khả năng làm cho cán cân thương mại thặng dư và ngược lại.

Trong kết luận trên ta giả định chỉ có tỷ giá hối đoái là thay đổi trong điều kiện cố định giá trong nước và thế giới. Ta tìm hiểu khái niệm tỷ giá hối đoái thực (Real foreign exchange rate). Tỷ giá hối đoái thật là mức giá tương đối của những hàng hoá được tính theo giá nước ngoài so với giá trong nước khi quay về một loại tiền chung.

e
PW

er = e x

P
: tỷ giá hối đoái danh nghĩa

er: tỷ giá hối đoái thực.

PW : giá thế giới

P: giá trong nước

 Nếu er < e : đồng tiền trong nước được đánh giá quá cao, giá trị thực đã giảm sút so với giá trị danh nghĩa → xuất khẩu trong nước đang bị thiệt hại do sức cạnh tranh của hàng trong nước giảm so với trước. Cần thực hiện phá giá nội tệ (tăng tỷ giá hối đoái) hoặc các chính sách khác để hổ trợ xuất khẩu.

 Nếu er > e : đồng tiền được đánh giá quá thấp, giá trị thực của nội tệ đang lớn hơn giá trị danh nghĩa. Xuất khẩu có lợi vì sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước tăng trên thị trường thế giới.


8.5. Lý thuyết về lợi thế trong thương mại quốc tế


Một quốc gia buôn bán với các nước khác bởi lẽ họ thu được lợi về cho mình. Các nhà kinh tế cho rằng lợi ích thu được từ thương mại quốc tế là do mỗi nước đều có lợi thế riêng. Vậy lợi thế trong thương mại quốc tế là gì? Chúng ta khảo sát 3 cách giải thích điển hình của: Phái trọng thương, Adam Smith, David Ricardo.

8.5.1. Thuyết lợi thế một chiều của phái trọng thương

Các nhà kinh tế trọng thương (thế kỷ 16 đến thế kỷ 17) cho rằng một quốc gia chỉ có thể được lợi từ thương mại quốc tế trên cơ sở một quốc gia khác bị thiệt. Nói cách khác trong thương mại quốc tế tổng lợi ích của các quốc không tăng lên mà chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Quốc gia được lợi là quốc gia tích luỹ thêm tiền bạc, quý kim sau khi mua bán. Có nghĩa là lợi thế thuộc về quốc gia có xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, cán cân thương mại thặng dư.

Từ đó, họ chủ trương khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhất là các mặt hàng xa xỉ và những loại hàng hoá chế biến hoàn chỉnh. Trong xuất khẩu nghiêm cấm việc xuất khẩu vàng thoi, bạc nén bởi lẽ đó là tiền mà tiền là mục đích hoạt động của thương mại quốc tế.

Mặc khác, để có nhiều hàng hoá xuất khẩu cần có nhiều lao động nên khuyến khích tăng dân số. Như vậy, trong quan niệm của phái trọng thương, một quốc gia giàu có không phải thể hiện ở mức sống cao của dân chúng mà là ở khối lượng tiền tích luỹ được. Họ đã nhầm lẫn giữa phương tiệnmục đích. Hơn nữa, nếu mọi quốc gia đều theo quan điểm trọng thương thì sẽ không có thương mại quốc tế bởi các nước tập trung xuất khẩu mà không cần nhập khẩu.



8.5.2. Thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (Absotute advange)

Theo Adam Smith (thế kỷ 18) mỗi quốc gia khi so sánh với quốc gia khác có thể có lợi thế về loại sản phẩm này và kém lợi thế về sản phẩm khác. Lợi thế đó được là nhờ chi phí sản xuất thấp hơn và được gọi là lợi thế tuyệt đối.

Vậy lợi thế tuyệt đối của một nước thể hiện thể hiện ở chỗ nước đó có khả năng sản xuất một loại hàng hoá với chi phí thấp hơn so với nước khác.

Trong thương mại quốc tế, mỗi quốc gia sẽ bán những sản phẩm có chi phí sản xuất trong nước thấp hơn so với nước ngoài, mua về những sản phẩm của nước ngoài có chi phí thấp hơn trong nước. Lúc đó cả hai nước cùng được lợi vì đều mua được hàng hoá rẻ hơn so với tự sản xuất trong nước. Như vậy, mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất, tập trung nguồn lực cho những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối. Khi đó nguồn tài nguyên quốc gia của mỗi nước sử dụng có hiệu quả hơn, nâng cao khả năng thoả mãn nhu cầu của nền kinh tế.



Ví dụ: Giả sử gạo và vải sản xuất ở Việt Nam và Lào hoàn toàn giống nhau. Chi phí sản xuất quy về hao phí lao động giờ như sau:

Nước

Vải (giờ/m)

Gạo (giờ/kg)

Việt nam

6

2

Lào

4

3

Trong trường hợp này Việt Nam có lợi thế so sánh tuyệt đối về gạo, muốn sản xuất 1 kg gạo ở Việt Nam chỉ mất 2 giờ lao động khi ở Lào cần 3 giờ lao động. Ngược lại Lào có lợi thế tuyệt đối về vải : 1m vải ở Lào chỉ mất 4 giờ lao động trong khi Việt Nam cần đến 6 giờ. Nếu Việt Nam chuyên môn hoá sản xuất gạo và Lào chuyên môn hoá sản xuất vải, sau đó đem trao đổi với nhau thì hai bên sẽ cũng có lợi. Lý thuyết A.Smith đã giải thích được một phần quan trọng vì sao có sự buôn bán giữa các nước. Tuy nhiên, thuyết này không giải thích được trường hợp một nước kém phát triển, có chi phí sản xuất cao vẫn tích cực tham gia thương mại quốc tế về những hàng hoá mà mình không có lợi thế tuyệt đối.

8.5.3. Lợi thế tương đối của David Ricardo (Comparative advantage)

David Ricardo (thế kỷ 19) cho rằng một nước không có lợi thế so sánh tuyệt đối so với nước khác vẫn có lợi trong thương mại quốc tế nếu như nước đó có lợi thế tương đối.

Một nước có lợi thế tương đối so với nước khác nếu sản xuất hàng hoá với giá rẻ hơn khi so sánh qua loại hàng hoá khác.

Ví dụ: Giả sử sản xuất vải và gạo Việt Nam và Lào bây giờ là


Nước

Vải (giờ/m)

Gạo (giờ/kg)

Việt Nam

2

1

Lào

6

2

Ta thấy chi phí sản xuất ở Lào đều cao hơn ở Việt Nam, nếu dựa vào chi phí so sánh thì Việt Nam có lợi thế tuyệt đối cả gạo và vải, còn Lào kém ở cả hai mặt hàng chúng ta xem điều gì xảy ra khi so sánh giá gạo thông qua vải và ngược lại.

  • Ở Lào sản xuất 1m vải mất 6 giờ lao động và 1kg gạo mất 2 giờ như vậy 1m vải đổi lấy 3kg gạo. (1m vải = 3kg gạo)

  • Ở Việt Nam sản xuất 1m vải mất 2giờ, 1kg gạo mất 1giờ, như vậy 1m vải đổi lấy 2kg gạo. (1m vải = 2kg gạo)

 Cùng 1mét vải như nhau, nhưng ở Lào đổi được nhiều gạo hơn ở Việt Nam. Có nghĩa nếu lấy vải làm chuẩn để so sánh thì gạo ở Lào rẻ hơn tương đối so với Việt Nam. Tương tự như vậy, vải ở Việt Nam rẻ hơn tương đối so với Lào (dĩ nhiên là vải Việt Nam đã rẻ hơn ở Lào một cách tuyệt đối).

 Lợi ích của thương mại quốc tế khi có lợi ích tương đối. Theo ví dụ trên nếu theo thuyết của A.Smith thì Lào hoàn toàn bất lợi trong thương mại quốc tế , Việt Nam không mua hàng của Lào và việc mua bán hai nước không xảy ra. Tuy nhiên, theo cách nhìn của Ricardo thì Lào vẫn tìm thấy lợi thế so sánh của mình về gạo. Do đó, nếu Lào giảm bớt sản xuất vải dành nguồn lực để sản xuất gạo; Việt Nam giảm bớt sản xuất gạo tập trung nguồn lực để sản xuất vải thì sau khi trao đổi với nhau cả hai nước đều có thể hưởng thụ số lượng vải hoặc gạo nhiều hơn mức trước đó.



Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương