1 Trình bày tóm tắt lí thuyết giá trị trong học thuyết Adam-Smith



tải về 171.33 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích171.33 Kb.
#33058
Cấp độ 2
1 Trình bày tóm tắt lí thuyết giá trị trong học thuyết Adam-Smith.

2 Trình bày tóm tắt lí thuyết giá trị lao động của D-Ricacdo.

3 Trình bày tóm tắt lí thuyết tái sản xuất của A.Smith

4 Trình bày tóm tắt lí thuyết tái sản xuất của phải trọng nông.

5 Trình bày tóm tắt lí thuyết tiêu thụ của R.Man tuýt
Cấp độ 3

1 Phân tích sự phát triển lí thuyết giá trị lao động của A.Smith và W.Petty.

2 Phân tích sự phát triển lí thuyết giá trị lao động của A.Smith và D.Ricacdo

3 Phân tích sự phát triển lí thuyết giá trị lao động của A.Smith và phái trọng nông

4 Phân tích sự phát triển lí thuyết về tư bản của A.Smith và D.Ricacdo.

5 Phân tích sự phát triển lí thuyết thu nhập (tiền công, lợi nhuận, địa tô) của A.Smith và D.Ricacdo.


Cấp độ 4

1 Trình bày phát kiến mới của chủ nghĩa Mác trong lý thuyết giá trị lao động

2 Trình bày lí thuyết Hàng hóa sức lao động

3 Trình bày khái niệm tư bản bất biến và khả biến.

4 Trình bày tóm tắt 2 phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư

5 Trình bày lý thuyết tích lũy.

6 Trình bày lý thuyết tái sản xuất tư bản xã hội

7 Trình bày tóm tắt khái niệm về chủ nghĩa đế quốc của Lenin

8 Trình bày quan niệm về tư bản cố định và tư bản lưu động

9 Trình bày những điểm mới của chủ nghĩa Mác trong quan niệm về địa tô.

10 Trình bày những điểm mới của chủ nghĩa Mác trong quan niệm về tiền công.
10 Câu hỏi tự luận
1 lý thuyết giá trị giới hạn và sự hình thành giá theo quan niệm của trường phái Tân cổ điển.

2 Chủ nghĩa trong cung có những điểm cơ bản nào giống lí thuyết trọng tiền và nền kinh tế thi trường xã hội Đức

3 Trình bày đường cong Laffer và sự vận dụng trong nền kinh tế.

4 so sánh lý thuyết giá trị cận biên của trường phái cổ điển Anh và lí thuyết giá trị tâm lí chủ quan của trường phái Áo

5 theo Keynes, nhân tố nào tác động tới tổng cầu, để tác động tới tổng cầu, nhà nước phải làm gì.

6 phân tích vài trò cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường xã hội Đức

7 quan điểm cơ bản của trường phái trọng tiền về mức cung tiền và khoảng lượng của nó trong điều tiết nền kinh tế.

8 phân tích quan điểm của keynes về việc làm. Tại sao không thể nói học thuyết của Keynes là học thuyết về việc làm.

9 theo Keynes lãi suất có vai trò gì trong điều tiết nền kinh tế.

10 Học thuyết chủ nghĩa thị trường xã hội Đức có quan niệm về vai trò của nhà nước khác với keynes như thế nào.

1 số gợi ý
Câu 2, phần 4

Đề cao tự do kinh tế,

Trong nền kinh tế thị trường bị quy định bởi mức tăng cung tiền ổn định nhà nước không cần can thiệp vào nền kinh tế.

Thị trường xã hội Đức, nền kinh tế bị quy định bởi cạnh tranh hiệu quả.

Phải trọng cung: đường cầu tự đi đến cân bằng thông qua các quy luật thi trường, chính phủ can thiệp làm biến dạng sự cân bằng => cần giảm thiểu sự can thiệp.
Câu 3

a con đường laffer lí thuyết

b thuế suất với cung lao động (hiệu ứng thu nhập và thay thế)

c thuyết suất đôi svowis thu nhập từ thuế của nhà nc

d vận dụng đường cong Laffer với nền kinh tế anh và Đức

Cầu tiêu dùng(khuynh hướng tiêu dùng, thu nhập quốc dân)

Cầu đầu tư (tiết kiệm và đầu tư, hiệu quá giới hạn của đầu tư tư bản và lãi suất hiệu suất của vốn)

Nhà nc có thể sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô, tài khóa, tiền tệ để tăng càu tiêu dùng và kích thích chủ đầu tư


8 chu kì kinh tế của keynes, nguyên nhân cơ chế giảm thất nghiệp

Tổng việc làm quyết đinh tổng sản phẩm quy định quá trình tăng trưởng kinh tế


9 khái niệm,

Tác động của lãi suất đến đầu tư tiết kiệm và tổng cầu

Cơ chế sản xuất sử dụng lãi suất trong điều tiết nền kinh tế.

LỜI GIẢI
Cấp độ 2:


1.tóm tắt lí thuyết giá trị trong học thuyết Adam-Smith (1723-1790):

- HH có 2 giá trị: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, nằm cạnh nhau và không có quan hệ với nhau

- 2 loại GTTĐ: giá thực tế (sau này Mác gọi là giá trị) và giá danh nghĩa (giá cả)

- Nêu 2 định nghĩa về giá trị

+ Định nghĩa 1: Giá trị do lượng lao động hao phí để SX ra hàng hóa quyết định.

(Giống “giá cả tự nhiên” của Petty, “giá cả chân chính” của Boaghinbe, “giá trị hàng hóa” của Mác).



+ Định nghĩa 2: Giá trị bằng số lượng lao động có thể mua được nhờ số HH đó

(lẫn với giá trị trao đổi của hàng hóa).

- Lượng giá trị HH: phân tích LĐ giản đơn, LĐ phức tạp

- Giá trị HH có 2 thước đo: thước đo nội tại và thước đo bên ngoài

- Cơ cấu giá trị HH = tiền công + lợi nhuận + địa tô (bỏ quên phần TB bất biến)

- Qui luật giá trị chỉ hoạt động trong XH “thô sơ”; Từ đây phát sinh 2 hướng:

+ Mác tìm ra biểu hiện của qui luật giá trị trong SX HH TBCN (qui luật giá cả SX);

+ Mantuyt, Say, Tân cổ điển: không thừa nhận qui luật giá trị trong nền sản xuất TB và đưa ra lý thuyết “giá cả chi phí”



  • Phân tích giá tự nhiên và giá thị trường:

+ Giá thị trường lên xuống xung quanh giá tự nhiên,

+ Tùy thuộc quan hệ cung – cầu của hàng hóa.

+ Nhờ tự do cạnh tranh, di chuyển nguồn lực và tối ưu hóa, nên không cần nhà nước can thiệp.

=>Đánh giá:



Đã trở thành hệ thống lý thuyết về giá trị hàng hóa. (nguồn gốc, chất, lượng, hình thái, sự biến đổi của giá trị hàng hóa và sự vận động của qui luật giá trị)

  • Khái niệm giá trị đã trở thành phạm trù giá trị;

  • Quan hệ giá trị đã trở thành qui luật giá trị, mang tính phổ biến.

  • Tư tưởng về giá trị hàng hóa đã trở thành học thuyết giá trị

  • Trở thành lý thuyết trung tâm của học thuyết KTCT cổ điển.


2. Tóm tắt lí thuyết giá trị lao động của D-Ricacdo (1772-1823):

  • Phân biệt rõ GTSD và GTTĐ, GTSD không quyết định GTTĐ, chỉ ra mối quan hệ giữa 2 thuộc tính này trong 1 HH

  • GTTĐ do lượng LĐ cần thiết để tạo ra HH, trong một số ít trường hợp do tính khan hiếm qui định

  • Gạt bỏ khái niệm thứ 2 về giá trị của Smith, chỉ thừa nhận khái niệm 1.

  • Thừa nhận LĐ giản đơn và LĐ phức tạp, việc phân chia này không ảnh hưởng đến lượng giá trị HH.

  • Kết cấu giá trị HH gồm LĐ mới gia tăng vào vật liệu và cả LĐ quá khứ nữa

  • Phân tích mối quan hệ giữa giá trị HH và năng suất LĐ.

- Mối quan hệ giữa giá cả tự nhiên và giá cả thị trường, cạnh tranh giữa các ngành sẽ dẫn đến tỷ suất lợi nhuận chung (bình quân)

+ Đã chạm tới vấn đề giá cả SX, đồng nhất qui luật giá trị với qui luật giá cả SX, → nhiều vấn đề lý luận không thể giải quyết được.

+ Cho rằng qui luật giá trị vẫn hoạt động trong CNTB.

+ Đặt ra vấn đề về giá cả SX và P bình quân, gợi mở hướng giải quyết (cạnh tranh tự do sẽ dẫn đến hình thành P bình quân)

+ Cạnh tranh dẫn đến phân bổ hợp lý các nguồn lực và dẫn đến tối ưu, cạnh tranh là vô địch.

* Lý luận về tiền tệ:

- Đã thấy rõ bản chất hàng hóa của tiền tệ cùng chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông

- Số lượng tiền trong nước phụ thuộc vào giá trị của chúng (lượng tiền được điều chỉnh bởi chi phí sản xuất ra vàng).

- Tiền giấy không có giá trị nội tại, giá trị tiền giấy phụ thuộc vào giá trị của số vàng mà nó đại diện.

- Nhầm lẫn lưu thông tiền kim loại và lưu thông tiền giấy.
3. Tóm tắt lí thuyết tái sản xuất của A.Smith:

*Tư bản:

- Là một bộ phận của của cải mà người sở hữu nó mong nhận được lợi nhuận (có thể là tiền, TLSX, TLSH…)

Khái niệm này mang tính phổ biến và trở thành phạm trù TB

- Chia TB thành TB cố định và TB lưu động.

+ TB cố định: mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu nó mà không phải luân chuyển (máy móc, công cụ…);

+ TB lưu động: mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu khi nó luân chuyển hoặc thay đổi chủ.

Sự phân chia này vượt ra ngoài một lĩnh vực KT cụ thể như phái trọng nông, trở thành những phạm trù kinh tế

- Phân biệt TB xã hội và TB cá nhân, TBXH bằng tổng số TB cá nhân.



* Tích lũy:

- Hai định nghĩa về lao động SX và lao động không SX

- Thu nhập của người sở hữu vốn = lợi nhuận = tiêu dùng cá nhân + tiết kiệm;

- Tích lũy là biến tiết kiệm thành tư bản.

- Giá trị TSP xã hội = tổng thu nhập hàng năm = tiền công + lợi nhuận + địa tô (là cơ sở cho các khái niệm TSP XH của Mác, hay TSP quốc nội của KT học).

- Xét toàn bộ nền KT, TSP = thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm

Khi tiết kiệm = 0 thì TSP hàng năm = tổng tiêu dùng. Tích lũy (đầu tư) là cơ sở để mở rộng SX và tăng SP trong năm sau.

 Ý nghĩa:

- Những cân bằng lớn trong nền kinh tế đã được cụ thể hóa.

- Hình thành hệ thống phạm trù của lý thuyết TSX XH (các phạm trù KT vĩ mô của KT học sau này)

- Bước tiến trong việc giải thích TSX xã hội, xác lập hệ thống các phạm trù về TSX xã hội.

- Bí mật về TSX mở rộng được phát hiện, đó là tích lũy tư bản.

- Tư tưởng trọng cung đậm nét, thống trị KTCT cổ điển, là cơ sở cho nhiều phái KTCT sau này.
4. Tóm tắt lí thuyết tái sản xuất của phải trọng nông.:

* Phái trọng nông: chỉ ra đời và tồn tại ở Pháp.



*Biểu kinh tế:

Qui luật chi phối toàn bộ nền KT nói chung, đặt nền móng cho cách nhìn vĩ mô về KT

Điểm xuất phát:


    • Qui luật ngang giá trong trao đổi.

    • SP ròng chỉ sinh ra trong nông nghiệp.

    • CN không sinh ra SP ròng nhưng vẫn làm tăng giá trị HH.

    • XH có 2 ngành lớn là công nghiệp và nông nghiệp.

    • XH phân chia thành 3 giai cấp.

    • Không tính đến ngoại thương



* Giả định và điều kiện cảu Quesnay:

- Tổng giá trị SP nông nghiệp hàng năm:

lương thực + thực phẩm + nguyên liệu = 5 tỉ livres

- Tổng giá trị SP công nghiệp hàng năm:

hàng tiêu dùng + TLSX cho nông nghiệp = 2 tỷ livres

- 2 tỷ livres tiền mặt để tiêu thụ hết SP sản xuất ra trong năm ứng với số SP ròng mà giai cấp sản xuất trả cho giai cấp sở hữu để thuê ruộng năm đó

- Giá cả không thay đổi trong năm

- Không có ảnh hưởng của ngoại thương


* Sơ đồ biểu kinh tế:

2 tỷ


1 tỷ

1 tỷ


1


2


Giai cấp sản xuất



Giai cấp không sản xuất




4

Sự trao đổi được thực hiện qua 5 hành vi


Hành vi 1: Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền để mua nông sản tiêu dùng cho cá nhân, 1tỷ tiền được chuyển vào tay giai cấp sản xuất.

Hành vi 2: Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền còn lại để mua công nghệ phẩm, 1 tỷ tiền này chuyển vào tay giai cấp không sản xuất.

Hành vi 3: Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền bán công nghệ phẩm ở trên để mua nông sản (làm nguyên liệu), 1 tỷ tiền này chuyển vào giai cấp sản xuất.

Hành vi 4: Giai cấp sản xuất mua 1 tỷ công nghệ phẩm, số tiền này lại chuyển vào tay giai cấp không sản xuất.

Hành vi 5: Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền mua nông sản cho tiêu dùng cá nhân, số tiền này chuyển vào tay giai cấp sản xuất.

⇒ Kết quả

Giai cấp không sản xuất có 2 tỷ nông sản phẩm.

Giai cấp sản xuất có 2 tỷ tiền, 1 tỷ công nghệ phẩm và 2 tỷ nông sản phẩm còn lại.

Từ biểu kinh tế:

- Phác họa sự tuần hoàn khép kín trong nền KT từ SX - phân phối - trao đổi - tiêu dùng.

- Cho thấy sự cân bằng tự phát chung của nền KT, không cần nhà nước.

- Tiền chỉ đóng vai trò trung gian trong trao đổi, (tuần hoàn KT đồng thời là tuần hoàn về tiền tệ).

- Phân chia nền KT thành những lĩnh vực lớn, chỉ ra mối quan hệ giữa các lĩnh vực đó.

- Phân chia khoản ứng trước đầu tiên và khoản ứng trước hàng năm, (mầm mống của vốn cố định, vốn lưu động).

- Chỉ có qui luật KT mới có quyền điều tiết KT.

- Lần đầu tiên nghiên cứu về tái sản xuất và sự vận động của tổng sản phẩm xã hội, trên cả hai mặt: giá trị và hiện vật.

- Đặt nền móng cho tái sản xuất sau này.

- Hạn chế:

Không phân tích tái sản xuất mở rộng

Coi nhẹ vai trò sản xuất công nghiệp, thương nghiệp


5. Tóm tắt lí thuyết tiêu thụ của R.Man tuýt (1766-1934):

- Thừa nhận có khủng hoảng thừa do tiêu dùng không đủ (Trái với Say).

- Nguyên nhân: CN không thể mua hết số hàng hóa SX ra (tổng tiền lương thấp hơn tổng giá trị hàng hóa một lượng bằng lợi nhuận), nhà TB không muốn tiêu hết lợi nhuận (muốn giàu có).

- Cách giải quyết: giai cấp thứ ba chỉ tiêu thụ mà không sản xuất (quí tộc, tăng lữ, cảnh sát…)

- Mác phê phán: coi trọng cầu sinh hoạt mà bỏ qua cầu tư liệu sản xuất. Tìm đến giai cấp thứ ba nhưng giai cấp này lấy T ở đâu?

Keynes kế thừa trên 2 góc độ: trọng cầu (cầu quyết định cung) và vai trò của nhà nước trong việc kích cầu và can thiệp trực tiếp vào KT

Mở đầu cho dòng kinh tế chỉ thừa nhận và nghiên cứu những mối liên hệ bề nổi, đóng vai trò cầu nối giữa kinh tế chính trị cổ điển và các phái kinh tế học sau này.

Cấp độ 3:
1. Phân tích sự phát triển lí thuyết giá trị lao động của A.Smith, W.Petty, D.Ricacdo và của phái trọng nông:

* Của W.Petty (1623-1687):

- Là người đầu tiên xây dựng học thuyết giá trị LĐ, có nhận xét đúng đắn khi vạch rõ vai trò của LĐ trong việc tạo ra giá trị, nguồn gốc của của cải.

- Khi nghiên cứu về giá trị LĐ ông dùng thuật ngữ “giá cả” và chia thành “giá cả chính trị’ và “giá cả tự nhiên”. Giá cả tự nhiên do lượng LĐ hao phí để sx ra H quyết định. Giá cả chính trị chính là giá thị trường, nó thường thay đổi theo những điều kiện chính trị.

- Chỉ ra đc mối quan hệ giữa năng suất LĐ vs giá cả tự nhiên, chúng tỷ lệ nghịch vs nhau. Ông đã so sánh khối lượng hao phí để sx lúa mì. Nếu năng suất sx ra bạc của nó tăng lên thì giá trị của nó giảm. Ông có đề cập đến LĐ giản đơn và LĐ phức tạp nhưng chưa phân tích đày đủ.

- Ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương khi cho răng chỉ có LĐ khai thác ra tiền bạc mới tạo ra giá trị, còn LĐ trong những nghành khác chỉ tạo ra của cải. Theo ông giá trrị của H là sự phản ánh giá trị của tiền. Đưa ra nguyên lý nổi tiếng: “LĐ là cha còn đất là mẹ của của cải”. Mặc dù sự phát hiện này đã tao ra sự phát hiện đầu tiên và sâu sắc về 2 yếu tố nguyên thủy trong sx nhg ít có giá trị phân tích. Chắc chắn nó không tạo ra giá trị. Nhưng quan trọng hơn nghiên cứu của ông nhằm vào sự phát hiện “sự ngang hàng tự nhiên giữa đất đai và LĐ”.

 chưa nhất quán nhg cũng đã có những hạt nhân hợp lý.


*Của A.Smith:

- Phân tích giá trị bắt đầu bằng việc phân tích giá cả biểu hiện bằng tiền của giá trị H.

- Khi nói về bản chất của trao đổi, ông phê phán chủ nghĩa trọng thương, đã đánh giá quá cao vai trò của tiền, ông khẳng định tiền là phương tiện kỹ thuật trao đổi, làm cho trao đổi thuận tiện. tiền chỉ là vật mô giới đơn giản.

- Tìm cáchlàm giảm tác dụng của tiền đúc, phân tích sự thay thế tiền đúc banừg tiền giấy, tiền giấy k kém phần tiện lợi so vs tiền vàng, song ông cũng chống lại việc giảm giá tiền đúc. ->rơi vào thế khủng hoảng: muốn làm giảm vai trò của tiền đúc nhg lại lo tiền đúc bị mất giá.

- chống lại thuết số lượng tiền tệ, khi giải thích về số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông, ông cho rằng: “k phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả mà chính giá cả quyết định số lượng tiền tệ”.

- Ông đưa ra 2 quan niệm về giá trị H: giá trị trao đổi và giá trị sử dụng, chúng nằm cạnh nhau nhg k ảnh hưởng đến nhau.

- 2 loại GTTĐ: giá thực tế (sau này Mác gọi là giá trị) và giá danh nghĩa (giá cả)

- Nêu 2 định nghĩa về giá trị

+ Định nghĩa 1: Giá trị do lượng lao động hao phí để SX ra hàng hóa quyết định.

(Giống “giá cả tự nhiên” của Petty, “giá cả chân chính” của Boaghinbe, “giá trị hàng hóa” của Mác).



+ Định nghĩa 2: Giá trị bằng số lượng lao động có thể mua được nhờ số HH đó

(lẫn với giá trị trao đổi của hàng hóa).

- Lượng giá trị HH: phân tích LĐ giản đơn, LĐ phức tạp

- Giá trị HH có 2 thước đo: thước đo nội tại và thước đo bên ngoài

- Cơ cấu giá trị HH = tiền công + lợi nhuận + địa tô (bỏ quên phần TB bất biến)

- Qui luật giá trị chỉ hoạt động trong XH “thô sơ”; Từ đây phát sinh 2 hướng:

+ Mác tìm ra biểu hiện của qui luật giá trị trong SX HH TBCN (qui luật giá cả SX);

+ Mantuyt, Say, Tân cổ điển: không thừa nhận qui luật giá trị trong nền sản xuất TB và đưa ra lý thuyết “giá cả chi phí”

- Phân tích giá tự nhiên và giá thị trường:

+ Giá thị trường lên xuống xung quanh giá tự nhiên,

+ Tùy thuộc quan hệ cung – cầu của hàng hóa.

+ Nhờ tự do cạnh tranh, di chuyển nguồn lực và tối ưu hóa, nên không cần nhà nước can thiệp.

A.S có nhiều cống hiến vs thuyết giá trị LĐ, nhg trong phân tích đã có mâu thuẫn do phân tích có tính 2 mặt của ông.
* Của D.Ricacdo:

- Kế thừa và phát triển học thuyết giá rị LĐ của A.Smith, phân biệt khá rõ rang giá trị, giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.

- Phân biệt rõ GTSD và GTTĐ, GTSD không quyết định GTTĐ, chỉ ra mối quan hệ giữa 2 thuộc tính này trong 1 HH

- GTTĐ do lượng LĐ cần thiết để tạo ra HH, trong một số ít trường hợp do tính khan hiếm qui định

- Gạt bỏ khái niệm thứ 2 về giá trị của Smith, chỉ thừa nhận khái niệm 1.

- Thừa nhận LĐ giản đơn và LĐ phức tạp, việc phân chia này không ảnh hưởng đến lượng giá trị HH.

- Kết cấu giá trị HH gồm LĐ mới gia tăng vào vật liệu và cả LĐ quá khứ nữa

- Phân tích mối quan hệ giữa giá trị HH và năng suất LĐ.

Mối quan hệ giữa giá cả tự nhiên và giá cả thị trường, cạnh tranh giữa các ngành sẽ dẫn đến tỷ suất lợi nhuận chung (bình quân)

+ Đã chạm tới vấn đề giá cả SX, đồng nhất qui luật giá trị với qui luật giá cả SX, → nhiều vấn đề lý luận không thể giải quyết được.

+ Cho rằng qui luật giá trị vẫn hoạt động trong CNTB.

+ Đặt ra vấn đề về giá cả SX và P bình quân, gợi mở hướng giải quyết (cạnh tranh tự do sẽ dẫn đến hình thành P bình quân)

+ Cạnh tranh dẫn đến phân bổ hợp lý các nguồn lực và dẫn đến tối ưu, cạnh tranh là vô địch.



* Lý luận về tiền tệ:

- Đã thấy rõ bản chất hàng hóa của tiền tệ cùng chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông

- Số lượng tiền trong nước phụ thuộc vào giá trị của chúng (lượng tiền được điều chỉnh bởi chi phí sản xuất ra vàng).

- Tiền giấy không có giá trị nội tại, giá trị tiền giấy phụ thuộc vào giá trị của số vàng mà nó đại diện.

- Nhầm lẫn lưu thông tiền kim loại và lưu thông tiền giấy.

đây là tiến bộ khoa học trong nghiên cứu về tiền tệ của ông, nhg mới chỏ dừng lại ở ưuan niệm tiền tệ là hình thái diuy nhất của giá trị H, thừa nhận 2 chức năng của tiền. Nhầm lẫn lưu thong tiền kim loại và lưu thong tiền giấy là chỗ yếu nhất trong lý luận tiền tệc của ông.


*Của phái trọng nông:

……………..




4. Phân tích sự phát triển lí thuyết về tư bản của A.Smith và D.Ricacdo:

* Của A.Smith:

*Tư bản:

- Là một bộ phận của của cải mà người sở hữu nó mong nhận được lợi nhuận (có thể là tiền, TLSX, TLSH…)

Khái niệm này mang tính phổ biến và trở thành phạm trù TB

- Chia TB thành TB cố định và TB lưu động.

+ TB cố định: mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu nó mà không phải luân chuyển (máy móc, công cụ…);

+ TB lưu động: mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu khi nó luân chuyển hoặc thay đổi chủ.

Sự phân chia này vượt ra ngoài một lĩnh vực KT cụ thể như phái trọng nông, trở thành những phạm trù kinh tế

- Phân biệt TB xã hội và TB cá nhân, TBXH bằng tổng số TB cá nhân.



* Tích lũy:

- Hai định nghĩa về lao động SX và lao động không SX

- Thu nhập của người sở hữu vốn = lợi nhuận = tiêu dùng cá nhân + tiết kiệm;

- Tích lũy là biến tiết kiệm thành tư bản.

- Giá trị TSP xã hội = tổng thu nhập hàng năm = tiền công + lợi nhuận + địa tô (là cơ sở cho các khái niệm TSP XH của Mác, hay TSP quốc nội của KT học).

- Xét toàn bộ nền KT, TSP = thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm

Khi tiết kiệm = 0 thì TSP hàng năm = tổng tiêu dùng. Tích lũy (đầu tư) là cơ sở để mở rộng SX và tăng SP trong năm sau.

 Ý nghĩa:

- Những cân bằng lớn trong nền kinh tế đã được cụ thể hóa.

- Hình thành hệ thống phạm trù của lý thuyết TSX XH (các phạm trù KT vĩ mô của KT học sau này)

- Bước tiến trong việc giải thích TSX xã hội, xác lập hệ thống các phạm trù về TSX xã hội.

- Bí mật về TSX mở rộng được phát hiện, đó là tích lũy tư bản.

- Tư tưởng trọng cung đậm nét, thống trị KTCT cổ điển, là cơ sở cho nhiều phái KTCT sau này.

* Của D.Ricardo:

- 4 nhân tố quyết định sự tăng của cải: đất đai, lao động, TB và máy móc, trong đó TB là nhân tố chủ yếu nhất. Chúng là yếu tố cần thiết trog việc tạo ra của cải. Theo ông, sự gia tăng LĐ phụ thuộc vài sự gia tăng TB, vì vậy TB làyếu tố chủ yếu trong việc gia tăng của cải. Tích lũy TB càng nhanh thì của cải càng gia tăng lớn.

- TB là một lượng vốn nhất định dùng vào việc làm tăng của cải và mang lại lợi nhuận cho người sở hữu nó. TB là một bộ phận của của cải QG đc sử dụng trong sx, tạo điều kiẹn cho NLĐ làm việc. Số lượng dư TB có thể tăng lêncùng sự tăng lên của của giá trị TB

- Phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động dựa trên nguyên tắc về thời gian chu chuyển TB. Nhưng không xếp bộ phận TB mua nguyên vật liệu vào TB nào. Theo ông, TB lưu động gồmvốn mua LĐ, TB cố định gồm vốn mua các công cụ, phương tiện, máy móc, nhà xưởng, các phương tiện trợ giúp cho LĐ trong quá trình sx
5. Phân tích sự phát triển lí thuyết thu nhập (tiền công, lợi nhuận, địa tô) của A.Smith và D.Ricacdo:
* Của A.Smith:

+ Tiền công: một phần giá trị hàng hóa do người lao động tạo ra, là thu nhập của người lao động làm thuê.

- Phân biệt tiền công thực tế và tiền công danh nghĩa. Tiền công thực tế bằng tổng số tư liệu sinh hoạt tối thiểu để nuôi sống bản than và gia đình NLĐ, là số lượng H thiết yếu và mọi tiện nghi cho đời sống của NLĐ. Tiền công danh nghĩa là giá công LĐ tính bằng tiền, đc diều chỉnh bằng 2 yếu tố: nhu cầu LĐ và giá các mặt H thiết yếu cho đới sống.

- Xác định xu hướng của tiền công là ngày càng tăng lên và ủng hộ tiền công cao. Cùng vs viêch tăng lên của của cải quốc gia tiền công cũng tăng lên; cùng vs việc phát triển của sx thì tiền công thực tế tăng nhiều hơn tiền công danh nghĩa.

- Tiền công cao dẫn đến sự giàu có và là nguyên nhân của tăng dân số.

- Tiền công tăng làm giá trị hàng hóa tăng lên vì nó là một bộ phận và là nguồn gốc giá trị H.

 Học thuyết tiền công đã có bước tiến dài, được kế thừa và phát triển theo các hướng khác nhau. Tuy nhiên, lý thuyết tiền công của công thiếu tính nhất quán. Ông chưa tách H sức LĐ ra khỏi LĐ mà vẫn quan niệm NLĐ bán LĐ cho Nhà TB.

+ Lợi nhuận:

- Nguồn gốc: do lao động làm thuê tạo ra.

- Tiền công và lợi nhuận tăng giảm không cùng chiều nhau. Tiền công phụ thuộc vào H LĐ, lợi nhuận phụ thuộc vào TB ứng truớc và tỷ lệ vs số lượng TB ứng trước.

- Nhận thấy xu hướng bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận và giải thích rằng nguyên nhân dẫn đến những xu hướng đó là do cạnh tranh.

- TB thương nghiệp tách khỏi công nghiệp là một tiến bộ và cũng tham gia bình quân hóa tỉ suất lợi nhuận.

- Gía trị thặng dư tương đối, tuyệt đối, lợi nhuận, lợi nhuận bình quân đều được đề cập đến trong khái niệm lợi nhuận

+ Địa tô: (tiền thuê đất): giá phải trả cho việc sử dụng ruộng đất, tính trên cơ sở độc quyền và nằm trong giá nông phẩm.

- Nguồn gốc: là khoản khấu trừ đầu tiên vào kết quả lao động của người làm thuê.

- Có được là nhờ sự giúp đỡ của tự nhiên (Chịu ảnh hưởng của trọng nông)

- Không thừa nhận địa tô tuyệt đối. Một mặt ông coi bản chất đại tô là kết tinh LĐ cuat con ngừoi, do sự chênh lệch về giá cả sinh ra; mặt khác, ông lại cho rằng do đất đai sinh ra hay do tự nhiên sinh ra. Hai quan điểm này song song cùng tồn tại và k có quan hệ nội vs nhau.
*Của D.Ricardo:

+ Tiền công:

Ứng dụng lý thuyết giá trị LĐ để phân tích hàng hóa LĐ. LĐ cũng có thể mua bán, stăng giảm số lượng, có giá tự nhiên và giá thị trường.

- Giá tự nhiên là giá cần thiết cho phép NLĐ tồn tại và duy trì nòi giống, phụ thuộc vào giá cả thức ăn, nhu yếu phẩm…, nó biến đổi theo time. Giá thị trường của LĐ là số tiền mà NLĐ nhận đc khi bán H LĐ, nó phụ thuộc vào cung-cầu thị trường. Giá thi trường lên xuống xung quanh giá tự nhiên, có xu hướng phù hợp vs giá tự nhiên.

- Hai nguyên nhân ảnh hưởng tới sự tăng giảm tiền công: cung cầu lao động và giá cả TLSH. Khi tích lũy TB tăng lien tục làm tăng cầu LĐ->giá thị trườg cao hơn giá tự nhiên -> kích thích tăng dân số-> tăng cung.

- Tiền công luôn có xu hướng giảm chừng nào còn do cung cầu LĐ quyết định. (do cung tăng nhanh, cầu tăng chậm, tỷ lệ tích lũy TB ngày cang giảm)

- Tiền công tăng không làm tăng giá trị HH mà chỉ làm cho lợi nhuận giảm hay tiền công k phải là nguồn gốc của giá trị trai đổi.

R đã giải thích tiền công trên cơ sở qui luật giá trị LĐ.

+ Lợi nhuận:

Không nghiên cứu nguồn gốc lợi nhuận mà chỉ nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và ảnh hưởng của lợi nhuận đến giá trị hàng hóa .

- Khẳng định lợi nhuận không phải là nguồn gốc của giá trị hàng hóa; Lợi nhuận và tiền công vận động ngược chiều nhau.

- Xu hướng vận động của tỷ suất lợi nhuận: tiền công tăng, cạnh tranh làm cho tỷ suất P giảm xuống → P giảm → suy giảm động cơ tích lũy TB. Khi lợi nhuận k còn thì quá trình tích lũy sẽ dừng lại.

Bi quan về tích lũy TB và số phận của nền sản xuất TBCN, xu hướng tự diệt vong của CNTB.

+ Địa tô:

Được phân tích trước tiền công và lợi nhuận.

- Địa tô là phần SP được trả cho địa chủ từ việc sử dụng năng lực của đất đai. Khi chưa có tư hữu ruộng đất thì chưa có địa tô.

- Có sự chênh lệch giá trị cá biệt và giá trị XH của nông sản trên các loại đất có độ màu mỡ và vị trí địa lý khác nhau, kết quả là có địa tô.

- Có động chạm đến địa tô chênh lêch 2 nhưng không phân tích nó, coi nó là lợi tức;

- Phủ nhận địa tô tuyệt đối.

- Xu hướng của địa tô là tăng dần do tích lũy TB tăng và do dân số tăng nhanh vì vậy dẫn đến tăng cầu về LĐ do đó đẩy mức tiền công lên và cầu về lương thực tăngđịa tô tăng lợi nhuận sẽ giảm sút.


Cấp độ 4:


  1. Trình bày phát kiến mới của chủ nghĩa Mác trong lý thuyết giá trị lao động:

+ C.Mác (5/5/1818-1883): nhà lý luận kinh tế đã làm cuộc cách mạng trong khoa học kinh tế ở cuối thế kỷ XIX, nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất đối với lịch sử xã hội của thế giới ở thế kỷ XX.

* Lý luận giá trị:

+ Phân tích 2 thuộc tính của H: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông nhận thấy rằng H khác nhau về giá trị sử dụng nhưng đều là sản phẩm của LĐ.

+LĐ tạo ra giá trị H có 2 thuộc tính: LĐ cụ thể tọa ra giá trị sử dụng và LĐ trừu tượng tạo ra giá trị.  Giá trị của H là LĐ trừu tượng kết tinh trong H. Về giá trị sử dụng, các H khác nhau về chất; về giá trị trao đổi thì chúng khác nhau về lượng.

+Lượng của giá trị đo time LĐ xã hội cần thiết để sx ra H. Time LĐ xhội cần thiết là time cần để sx ra 1 giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thườg của xhội. Lượng giá trị tỷ lệ thuận vs lượng LĐ thể hiện trong H đó, tỷ lệ nghịch vs sức LĐ (năng suất LĐ).

+ C.Mác có nghiên cứu sâu về chất của giá trị vì ông dựa trên sự phân tích về tính chất 2 mặt của LĐ sx ra H: LĐ cụ thể và LĐ trừu tượng  Phát triển lý thuyết giá trị hơn các bậc tiền bối là một phát kiến mang tính chất cách mạng trong lý luận giá trị của ông.

+ Có 4 hình thái của giá trị:



  • Hình thái đơn giản, đơn nhất, hay ngẫu nhiên của giá trị. Thiếu sót là: k biểu hiện đc tính đồng nhất về chất và tính tỷ lệ về lượng giữa các H.

  • Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị. Thiếu sót: biểu hiện tương đối của H chưa hoàn tất vì chuỗi biểu hiện giá trị của H k bao giừo chấm dứt.

  • Hình thái chung của giá trị.

  • Hình thái tiền. Tiền có chức năng: thước đo giá trị, phg tiện lưu thong, thanh toán, cất giữ và tiền tệ thế giới

Công thức……..

 kà người đầu tiên giải thích tiền ra đời từ H và hệ thống các chức năng của tiền.  cống hiến của C.Mac là bước tiến quan trọng trong khoa học kinh tế.


nghiên cứu phạm trù giá cả sx. Đưa ra k/niệm cấu tạo hữu cơ của TB.

  • Ông đã phân tích 2 loại canh tranh: cạnh tranh của TB trong nội bộ ngành làm hình thành giá trị thị trường và cạnh tranh giữa các TB trong các ngành sx khác nhau tạo ra giá cả sx.

  • Ông chỉ ra quy luật giá trị điều tiết giá cả sx. Lý luận giá cả sx là một cống hiến lớn của C.M mở ra khả năg tìm hiểu vấn đề phân phối giá trị thựng dư.

 C.M đã vượt xa các bậc tiền bối khi ông đứng vững trên lý thuyết giá trị LĐ, nghiên cứu giá trị sâu hơn về chất và lượng, phân tích các hình thái của giá trị trên cơ sở đó đưa ra học thuyết mới về tiền tệ, giải thích đc sự hoạt động của quy luật giá trị trong CNTB.

* Lý luận giá trị thặng dư:

+ Nghiên cứu giá trị thặng dư dưới dạng thuần nhất.

+ Nghiên cứu sự chuyển hóa của tiền thành TB: T-H-T’ ( công thức chung TB). Ông phân tích mâu thuẫn chung TB qua phân tích sự chuyển hóa qua 2 điều kiện: trao đổi ngang giá và tiến hành trong phạm vi lưu thông nhg xảy ra trong sx.

+ Ông đưa ra khái niệm H sức LĐ: sức LĐ là toàn bộ năng lực thể chất và tinh than trong con ngừời. Giá trị H sức LĐ là time LĐ xhội cần thiết để sx ra tư liệu sinh hoạt, nó chỉ thể hiện trong quá trình sử dụng LĐ. Giá trị của sức LĐ < giá trị đc tạo ra trong quá trình sử dụng sức LĐ.

+ Giải thích quá trình làm tăng giá trị vẫn tuân theo quy luật. Giá trị thặng dư là LĐ thặng dư kết tinh, LĐ k đc trả công kết tinh lại.

+ Nghiên cứu 2 pp sx ra giá trị thặng dư: tuyệt đối (sx bằng cách kéo dài ngày LĐ) và tương đối ( sx bằng cách rút ngắn time LĐ cần thiết.

+ Phân chia TB thành: TB bất biến (TB biến thành tư liệu sx, k thay đổi giá trị) và TB khả biến (liên quan đến quá trình tạo ra giá trị thặng dư).  có bước tiến mới mang tính cách mạng trong lý luận giá trị và giá trị thặng dư.

 Đóng góp lớn của C.M cho lịch sử tư tưởng kinh tế. lý luận giá trị thặng dư là 1 trong 2 phát minh vĩ đại nhất đóng góp cho nhân loại.


  1. Trình bày lí thuyết Hàng hóa sức lao động:

* Lý luận giá trị:

+ Phân tích 2 thuộc tính của H: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông nhận thấy rằng H khác nhau về giá trị sử dụng nhưng đều là sản phẩm của LĐ.

+LĐ tạo ra giá trị H có 2 thuộc tính: LĐ cụ thể tọa ra giá trị sử dụng và LĐ trừu tượng tạo ra giá trị.  Giá trị của H là LĐ trừu tượng kết tinh trong H. Về giá trị sử dụng, các H khác nhau về chất; về giá trị trao đổi thì chúng khác nhau về lượng.

+Lượng của giá trị đo time LĐ xã hội cần thiết để sx ra H. Time LĐ xhội cần thiết là time cần để sx ra 1 giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thườg của xhội. Lượng giá trị tỷ lệ thuận vs lượng LĐ thể hiện trong H đó, tỷ lệ nghịch vs sức LĐ (năng suất LĐ).

+ C.Mác có nghiên cứu sâu về chất của giá trị vì ông dựa trên sự phân tích về tính chất 2 mặt của LĐ sx ra H: LĐ cụ thể và LĐ trừu tượng  Phát triển lý thuyết giá trị hơn các bậc tiền bối là một phát kiến mang tính chất cách mạng trong lý luận giá trị của ông.

+ Có 4 hình thái của giá trị:



  • Hình thái đơn giản, đơn nhất, hay ngẫu nhiên của giá trị. Thiếu sót là: k biểu hiện đc tính đồng nhất về chất và tính tỷ lệ về lượng giữa các H.

  • Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị. Thiếu sót: biểu hiện tương đối của H chưa hoàn tất vì chuỗi biểu hiện giá trị của H k bao giừo chấm dứt.

  • Hình thái chung của giá trị.

  • Hình thái tiền. Tiền có chức năng: thước đo giá trị, phg tiện lưu thong, thanh toán, cất giữ và tiền tệ thế giới

Công thức……..

 kà người đầu tiên giải thích tiền ra đời từ H và hệ thống các chức năng của tiền.  cống hiến của C.Mac là bước tiến quan trọng trong khoa học kinh tế.


  • C.Mac đã giải thích đc sự hoạt động của quy luật giá trị trong CNTB thong qua vc

nghiên cứu phạm trù giá cả sx. Đưa ra k/niệm cấu tạo hữu cơ của TB.

  • Ông đã phân tích 2 loại canh tranh: cạnh tranh của TB trong nội bộ ngành làm hình thành giá trị thị trường và cạnh tranh giữa các TB trong các ngành sx khác nhau tạo ra giá cả sx.

  • Ông chỉ ra quy luật giá trị điều tiết giá cả sx. Lý luận giá cả sx là một cống hiến lớn của C.M mở ra khả năg tìm hiểu vấn đề phân phối giá trị thựng dư.

 C.M đã vượt xa các bậc tiền bối khi ông đứng vững trên lý thuyết giá trị LĐ, nghiên cứu giá trị sâu hơn về chất và lượng, phân tích các hình thái của giá trị trên cơ sở đó đưa ra học thuyết mới về tiền tệ, giải thích đc sự hoạt động của quy luật giá trị trong CNTB.


  1. Trình bày khái niệm tư bản bất biến và khả biến:

+ TB bất biến: là bộ phận TB biến thành tư liẹu sx (máy móc, NVL, tư liệu LĐ) k thay đổi đại lượng giá trị của nó trong quá trình sx.

+ TB khả biến: là bộ phận TB biến thành sức LĐ, thay đổi giá trị của nó trong quá trình sx. Nó tái sx ra vâth ngang giá vs bản thân nó, ngoài ra còn tạo ra giá trị thặng dư. TB khả biến liên quan trực tiếp đến quá rtình tạo ra thặng dư.



+ Tư bản bất biến' là một khái niệm mới được phát hiên ra bởi kinh tế chính trị Marxism. Tư bản bất biến bao gồm cả nguyên liệu.

+ Tư bản bất biến là tư bản vật chất, để phân biệt với 'tư bản khả biến' là tư bản bỏ ra mua sức lao động.
+ Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tiền ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, nghĩa là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố của quá trình sản xuất. Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư.
- Trong sản xuất, công nhân sử dụng tư liệu sản xuất để chế tạo ra sản phẩm. Tư liệu sản xuất có nhiều loại, có loại như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị, máy móc được sử dụng trong một thời gian dài, hao mòn dần qua nhiều chu kỳ sản xuất, nên giá trị của nó được chuyển từng phần vào sản phẩm. Có loại như nguyên liệu nhiên liệu, vật liệu phụ tiêu hao toàn bộ qua một chu kỳ sản xuất, nên giá trị của nó được chuyển nguyên vẹn ngay vào sản phẩm mới.
Như vậy, dù giá trị tư liệu sản xuất được chuyển dần từng phần hay chuyển nguyên vẹn ngay vào sản phẩm, bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất có đặc điểm chung là giá trị của chúng được bảo tồn không có sự thay đổi về lượng và chuyển vào sản phẩm mới trong quá trình sản xuất.Bộ phận tư bản này gọi là tư bản bất biến (ký hiệu bằng C).
- Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức sức lao động có tính chất khác với bộ phận tư bản bất biến (C).
Trong quá trình sản xuất, bộ phận tư bản này có sự thay đổi về lượng, tăng lên về số lượng giá trị, vì đặc điểm của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là khi được đem tiêu dùng thì nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó - gọi là tư bản khả biến (ký hiệu bằng V).
- Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động làm thuê của công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Hiện nay, giai cấp tư sản sử dụng máy móc hiện đại tự động hóa quá trình sản xuất đối với một số sản phẩm. Trong điều kiện sản xuất như vậy, tư bản bất biến có vai trò quan trọng quyết định việc tăng năng suất lao động, nhưng cũng không thể coi đó là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Suy đến cùng, bộ phận tư bản khả biến tồn tại dưới hình thức sức lao động (chân tay và trí óc) mới là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa.


  1. Trình bày tóm tắt 2 phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư:

+ Phương pháp tuyệt đối: sx ra giá trị thặng dư bằng cách kéo dài ngày LĐ.

+ PP tương đối: sx ra giá trị thặng dư bằng cách rút ngắn time LĐ cần thiết để kéo dài time LĐ thặng dư trong một ngày LĐ cố định, thay đổi time LĐ cần thiết và time LĐ thặng dư.



+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: là cái giá trị thặng dư do chỉ đơn thuần kéo dài ngày lao động ra mà có được. Kéo dài ngày lao động ra quá thời gian tất yếu mà người công nhân dùng để cung cấp một vật ngang giá cần cho người đó sống và đem lao động thặng dư đó cho tư bản, như thế là sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối. Sự sản xuất đó là cơ sở chung cho chế độ tư bản chủ nghĩa và là điểm xuất phát để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối.
Trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối đó, ngày lao động chia thành hai phần: lao động tất yếu và lao động thặng dư. Để kéo dài lao động thặng dư ra, lao động tất yếu tất sẽ bị rút ngắn lại bằng những phương pháp khiến người ta sản xuất một vật ngang giá với tiền công mà lại mất ít thời gian hơn. Việc sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối chỉ ảnh hưởng đến thời gian lao động mà thôi, còn việc sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối thì lại làm biến đổi hoàn toàn các biện pháp kỹ thuật và các kết hợp xã hội của lao động.

Như vậy là nó phát triển cùng với phương thức sản xuất thực sự tư bản chủ nghĩa.
+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: là cái giá trị thặng dư mà trái lại có được là do rút ngắn thời gian lao động tất yếu và do sự thay đổi tương xứng trong lượng tương đối của hai phần hợp thành ngày lao động.

Như vậy là việc rút ngắn lao động tất yếu tương xứng với việc kéo dàI lao động thặng dư hay là một phần thời gian lao động sẽ biến thành thời gian lao động cho nhà tư bản, sự phân chia lao động thành lao động tất yếu và lao động thặng dư sẽ thay đổi.
Phải cải biến phương thức sản xuất thì tư bản mới tăng năng suất lao động do đó mà hạ giá thấp giá trị của sức lao động xuống và cũng do đó mà rút ngắn thời gian cần thiết để tái sản xuất ra giá trị sức lao động đó, phải được thực hiện trong những ngành công nghiệp sản xuất ra những sản phẩm quyết định giá trị của sức lao động đó. Việc tăng năng suất lao động, trong khi làm cho giá cả những hàng hoá đó hạ xuống, thì đồng thời cũng làm cho giá trị của sức lao động hạ xuống

Tỷ suất chung của giá trị thặng dư bị ảnh hưởng, khi việc nâng cao năng suất lao động làm hạ thấp giá cả của những hàng hoá nằm trong phạm vi những tư liệu sinh hoạt cấu thành những yếu tố của giá trị sức lao động.
Do chạy theo giá trị thặng dư và cạnh tranh cũng như do sự tác động của quy luật giá trị, các nhà tư bản luôn luôn tìm cách thay đổi đIều kiện sản xuất theo hướng ngày một tối ưu để hạ giá trị cá biệt của hàng hoá xuống thấp hơn giá trị xã hội. Nhà tư bản nào làm được điều đó sẽ thu được phần giá trị thặng dư trội hơn giá trị thặng dư bình thường của xã hội gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.

  1. Trình bày lý thuyết tích lũy:

+ Sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành TB. Ông chứng minh sự tích lũy TB là sự chuyển hóa 1 phần giá trị thặng dư thành TB bất biến phụ thêm và sử dụng chúng vào quá trình sx. Trong đó, tỷ trọng của TB bất biến tăng nhanh hơn TB khả biến.

+ Phân tích tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TBCN.

- Tái Sx giản đơn: là sx theo quy mô như cũ, trong đk nhà TB dùng toàn bộ giá trị thặngdư cho tiêu dùng ca nhân. Ông chỉ ra rằng khủng hoảng thừa trong tái sx giản đơn: một khi đã xóa bỏ hình thái TBCN của tái sx thì vấn đề sẽquy lại là: đại lượng của bộ phận TB cố định đang chết dần, và vì vậy cần đc thay thế.


  • Tái Sx mở rộng: nhà TB cần tăng thêm tư liệu sx, thuê thêm công nhân, tức là cần biến một phần giá trị thặng dư thành TB bất biến phụ thêm và TB khả biến phụ thêm.

 Tái sx là một trong những cống hiến lớn nhất của C.M cho khoa học kinh tế.

+ Qui luật chung của tích lũy tư bản. Ông chỉ ra: quá trình tái sx TBCN là quá trình sx ra giá trị thặng dư, đồng thời là quá trình táu sx ra quan hệ sx TBCN.

 Những nguyên nhân làm tăng tích lũy TB, và do đó làm CNTB phát triển cũng chính là những nguyên nhân phá vỡ QHSX TBCN, dẫn đến sự thay thế phương thức sx TBCN bằng một phương thức mới.


  1. Trình bày lý thuyết tái sản xuất tư bản xã hội:

+ Tái sản xuất xã hội

- Phân chia TSP XH về hiện vật và giá trị: tư liệu sx và tư liệu sinh hoạt.

- Chia nền sản xuất xã hội thành 2 khu vực. Nền sx xhội chia thành 2 ngành lớn: ngành sx ra tư liệu sx, ngành sx ra tư liệu sinh hoạt. Mỗi khu vực TB chia thành 2 bộ phận: TB bất biến và TB khả biến.

- Các giả định khác:

_ Tái sx TB xhội đc nghiên cứu trong nền kinh tế TBCN thuần túy

_ giá trị của TB cố định đc chuyển hết vào giá trị của sản phẩm trong 1 năm.

_ Giá cả bằng giá trị.

_ Tỷ suất giá rtị thặng dư =100%

_ Cấu tạo hữu cơ của TB trong mỗi khu vực không đổi.

_ không xét đến ngoại thương.

+ Tái sx giản đơn: là sx theo quy mô như cũ, trong đk nhà TB dùng toàn bộ giá trị thặngdư cho tiêu dùng ca nhân. Ông chỉ ra rằng khủng hoảng thừa trong tái sx giản đơn: một khi đã xóa bỏ hình thái TBCN của tái sx thì vấn đề sẽquy lại là: đại lượng của bộ phận TB cố định đang chết dần, và vì vậy cần đc thay thế.

+ Tái Sx mở rộng: nhà TB cần tăng thêm tư liệu sx, thuê thêm công nhân, tức là cần biến một phần giá trị thặng dư thành TB bất biến phụ thêm và TB khả biến phụ thêm.

 Lý luận tái sx là một trong những cống hiến max của C.M cho khoa học kinh tế. Ông là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng kinh tế đã diễn tả đc toàn bộ quá trình tái sx và lưu thông của tổng TB xhội, mô tả đc quá trình tái sx giản đơn và tái sx mở rộng TBCN. Trên cơ sở phân tích nền sx xhội thành 2 khu vực, ông đã diễn tả quá trình lưu thông về mặt hiện vật, diễn tả đc vai trò của tiền tệ trong tái sx, chỉ ra khả năng mất Cbằng tiềm tàng của nền kinh tế trong sự trao đổi giữa 2 khu vực, trong quá trình chuyển hóa từ hình thái hiện vật sang tiền, từ tiền sang hình thái của sphẩm.


  1. Trình bày tóm tắt khái niệm về chủ nghĩa đế quốc của Lenin:

* V.I.Lênin (24/4/1870-21/1/1924):

+ Tiểu sử:

+ Đưa CN Mác thành CN Mác – Lênin

* Khai niệm về chủ nghĩa đế quốc:

1- Sự tập trung sx và các tổ chức độc quyền:

+ Sự cạnh tranh biến thành độc quyền là một trong những hiện tượng quan trọng nhất trong nền kinh tế TBCN hiện đại.

+ Ông nghiên cứu sự pját triển từ thấp đến cao.

+ Cạnh tranh độc quyền là 1 bước tiến quan trọng trọng việc xã hội hóa sx.

+ Tuy nhiên, CNTB độc quyền vẫn nằm trong giới hạn của CNTB. Sx H tiếp tục thống trị và là cơ sở của nền kinh tế.

+ Độc quyền k thủ tiêu hoàn toàn cạnh tranh tự do mà tồn tại gya gắt hơn giữa độc quyền và người nằm ngoài độc quyền. Nó k thủ tiêu đc >< cơ bản trong CNTB cũng như >< khác và đồng thời lại làm cho >< đó ngày càng gay gắt hơn  độc quyền tăng lên vs những quy mô lớn.

2- Các Bank và vai trò mới của chúg:

+ Công việc ban đầu là làm trung gian tiền tệ.  Kdoanh Bank ngày càng phát triển. Bank đóng vai trò là những tổ chức độc quyền vạn năng, sử dụng hầu hết TB tiền tệ và nguồn ngliệu.  Đây là quá trinh cơ bản chuyển từ CNTB ->CNTB độc quyền.

+ Từ những TB riêng rẽ đã hình thành nên một nhà TB tập thể.

+ Diễn ra sự tập trung như các xí nghiệp công nghiệp để hình thành các tổ chức độc quyền.

3- TB tài chính và giứo đầu tư:

+ Sự tập trung sx ra các tổ chức độc quyền, sự hòa quyện giữa các Bank độc quyền sinh ra TB tài chính.

+ Đặc điểm:


  • tách rời quyền sở hữu Tb và quyền sdụng TB, tách rời TB tiền tệ và TB sx, tách rời người thực lợi và người Kdoanh.

  • CNĐQ là sự thống trị cảu TB tài chính là giai đoạn tột cùng của TB dẫn đến chế độ “Tham dự” là cách thức quan trọng nhất để giới đầu tư tài chính kiểm soát đc TB.

+ Các tổ chức độc quyền đã hình thành và thao túng  nó xâm nhập vào hết các lĩnh vực trong đời sống.

4- Xuất khẩu TB:

+ Tích lũy TB vs quy mô lớn dẫn đến thừa TB ,đầu tư TB trong nước làm giảm lợi nhuận của TB dẫn đến xuất khẩu TB.

+ XKTB ảnh hưởng đến sự phát triển của CNTB. Gây ra ngưng trệ xuất khẩu TB, thúc đẩy sự phát triển của các nước đc đầu tư.

5- Việc phân chia thế giới giữa các tổ chức độc quyền:

+ Các liên minh độc quyền TB chia nhau thi trường, đưa đến các tổ chức độc quyền quốc tế. Đó là mức độ mới của việc tạp trung TB và sx trên thế giới.

+ Các tổ chức đôc quyền cạnh tranh gay gắt  phân chia lại.

+ Nguyên nhân: do sự tập trung TB, tập trung sx.

6-Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc:

+ sựu phân chia kinh tế dẫn đến sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ.

+ Đây là lần đầu tiên thế giới bị chia cắt.

+ CNTB càng phát triển thì nguồn ngliệu ngày càng thiếu thốn, cạnh tranh ngày càng gay gắt  cuộc đấu tranh chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn.

7- CNĐQ giai đoạn đặc biệt của CNTB:

+ CNTB trở thành CNĐQ khi nó đã đến 1 trình độ nhất định. Cạnh tranh tự do biến thành độc quyền nhg độc quyền k thủ tiêucạnh tranh tự do. ĐQ là bước quá độ từ CNTB lên chế độ cao hơn.

+ Dâu hiệu của CNĐQ:


  • sự tập trung sx và TB đạt tới mức độ phát triển cao

  • sự hợp nhất TB bank vs TB công nghiệp và xuất hiện TB tài chính.

  • Xkhẩu TB khác Xkhẩu H

  • Sự hình thành liên minh độc quyền quốc tế và bọn TB chia nhau thế giới.

  • Các cường quốc TBCN max đã chia xong đất đai.

CNĐQ là CNTB đã phát triển đến 1 giai đoạn trong đóncó sự thống trị của các tổ chức độc quyền và Tbtài chính.

8- Tính ăn bám và sự thối nát của CNTB:

+ ĐỘc quyền đẻ ra xu thế đình trệ và thối nát.  sự đình trệ và thối nát tồn tại và chiếm ưu thế trong một time.

+ Xkhẩu TB làm phát triển nhanh chóng tầng lớp những kẻ thực lợi -> thể hiện rõ bản chất thối nát.

9- vị trí của CNĐQ trong lịch sử:

+ CNTBĐQ là bước quá độ TB lên một chế độ kinh tế xhội cao hơn.


Sự nghiên cứu CNĐQ của V.I theo góc độ CNTB nhất định sẽ chuyển lên xhội có trình đôk phát triển cao hơn. Đó là xh xh cộng sản Chủ nghĩa mà giai đoạn đàu là CNXH.


  1. Trình bày quan niệm về tư bản cố định và tư bản lưu động:

- Tư bản cố định: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng… tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không truyền hết một lần vào sản phẩm mà chuyền dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trog thời gian sản xuất. Được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất.

- Tư bản lưu động: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật phụ liệu, sức lao động… giá trị của nó được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất, khi hàng hoá được bán xong.




  1. Trình bày những điểm mới của chủ nghĩa Mác trong quan niệm về địa tô:

+ Ông cho rằng: “mọi địa tô đèu là giá trị thặng dư, là sphẩm của người LĐ thặng dư”.

+ Địa tô xhiện trên cơ sở 2 loại độc quyền: độc quyền sở hữu ruộng đất và độc quyền KDoanh rđất

+ Đề cập vấn đề địa tô chênh lệch vs giả định những sphẩm của rđất và hầm mỏ đều đc bán theo giá cả sx

+ Phân biệt 2 loại địa tô:



  • Địa tô chênh lệch I: loại địa tô thu đc ở một số lượng có hạnnhững vùng đất có ưu thế về độ phì nhiêu và có ưu thế về vị trí địa lý.

  • ĐỊa tô chênh lệhc II: loại địa tô thu đc trên cơ sơ thâm canh TBCN trên những mảnh đất # có cùng diện tích.

+ Địa tô chênh lệch xhiện trên cơ sở độc quyền KDoanh trong nông nghiệp.

+ Đề cập phạm trù địa tô tuyệt đối: là địa tô đc sinh ra do 2 điều kiện:



  • độc quyền tư hữu về rđất

  • cấu tạo hữu cơ của TB trong nông nghiệp thấp hơn cấu tạo hữu cơ của TBxhội trung bình.

 Địa tô tuyệt đối là một phần giá trị thặng dư trong nông nghiệp bị chủ đất chiếm đoạt.

+ Ông đã giải quyết vđề địa tô trên cơ sở lý luận giá trị LĐ triệt để hơn phái kinh tế chính trị cổ điển.




  1. Trình bày những điểm mới của chủ nghĩa Mác trong quan niệm về tiền công:

+ Coi tiền công H sức LĐ. Trong việc xác định giá trị sức LĐ ông đề cập đến các yếu tố lịch sử và tinh thần, tiền lương danh nghĩa và thực tế.

+ Nhận xét tiền công biểu hiện ra là giá cả của hoạt động, sức LĐ. Hình thái tiền công bị xóa bỏ mọi vết tíchcủa sự phân chia ngày LĐ cần thiết và LĐ thặng dư thành LĐ đc trả công và LĐ k đc trả công.

+ Nghiên cứu 2 hình thái của tiền công:


  • tiền công tính theo time: tiền công biến đổi theo sự biến đổi của độ dài LĐ. LĐ đc trực tiếp đo banừg lượng time dài hoặc ngắn.

  • Tiền công tính theo sphẩm: tiền công tùythuộc vào năng lực và cường độ làm vc của công nhân. LĐ đc đo theo số lượng sphẩm trong đó LĐ đx ngưng đọng lại trong một khoảng time nhất định.

 tiền công tính theo time có thể hạ thấp giá cả LĐ bằng cách kèo dài ngày LĐ. Tiền công tính theo sphẩm là hình thức chuyển hóa của tiền công tính theo time.

 Lý luận về tiền công của C.M kế thừa lý luận tiền công của A.S và D.R về giá cả tự nhiên và thực tế. Tuy nhiên có sự khác biệt: ông đã xdựng lý luận tiền công trên cơ sở lý luận giá trị.



Câu hỏi tự luận:
1. Lý thuyết giá trị giới hạn và sự hình thành giá theo quan niệm của trường phái Tân cổ điển:

* Phái tân cổ điển ở Anh:

* Lý thuyết “ích lợi giới hạn”: của Jevon:

+ Ích lợi là đặc tính cụ thể của vật, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

+ Có ích lợi khách quan và ích lợi chủ quan, ích lợi trừu tượng và ích lợi cụ thể.

+ Ích lợi có xu hướng giảm dần. Tồn tại “vật phẩm giới hạn” và “ích lợi giới hạn” quyết định lợi ích chung của tất cả các vật khác.

+ Số lượng SP càng ít thì “ích lợi giới hạn” càng lớn.

+ Khi lượng SP tăng → tổng lợi ích tăng → ích lợi giới hạn giảm (tiệm cận 0, chỉ còn lợi ích trừu tượng)

Xây dựng trên cơ sở lý thuyết “ích lợi giới hạn”, phủ nhận lý thuyết giá trị - lao động.

+ “Ích lợi quyết định giá trị”, “ích lợi giới hạn” là ích lợi của sản phẩm cuối cùng, quyết định giá trị của sản phẩm.

+ “Giá trị giới hạn là giá trị của sản phẩm giới hạn”, quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác. Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.

Lý thuyết giá cả: của Marshall:

(Tổng hợp các lý thuyết chi phí sản xuất, cung cầu, “ích lợi giới hạn”)

+ Giá cả: quan hệ số lượng trong đó H và T được trao đổi với nhau.

+ Thị trường: tổng thể những người có quan hệ mua bán, nơi gặp gỡ cung, cầu.

+ Giá cung và giá cầu:

- Giá cung: người SX có thể tiếp tục SX ở mức đương thời, được quyết định bởi chi phí SX.

- Giá cầu: người mua có thể mua số lượng hàng hóa hiện tại, được quyết định bởi ích lợi giới hạn

- Khi giá cung gặp giá cầu thì hình thành giá cả cân bằng hay giá cả thị trường

+ Thời gian ảnh hưởng quan trọng đến cung, cầu và giá cả cân bằng

= Độc quyền cũng tác động đến giá cả (giảm sản lượng để nâng giá bán)

Lý thuyết giá cả:

+ Đưa ra khái niệm “co giãn của cầu”, chỉ sự phụ thuộc của cầu vào mức giá cả.

K = rQ/Q : rP/P

K> 1 : Cầu co dãn; K < 1 : Cầu không co giãn; K = 1 : Cầu co dãn bằng đơn vị

Sự co dãn của cầu phụ thuộc: mức giá, giá cả hàng hóa có liên quan, sức mua của dân cư và nhu cầu mua sắm của dân cư.

Lý thuyết giá cả của Marshall là cơ sở lý luận của kinh tế học vi mô hiện đại trong phân tích thị trường, cung cầu và giá cả.


  1. Trình bày đường cong Laffer và sự vận dụng trong nền kinh tế:


Đường cong Laffer, đặt theo tên Authur Laffer, biểu diễn quan hệ số thu thuế là hàm số của thuế suất. Nó là một trong những lý luận trung tâm của kinh tế học trọng cung.



Đường cong Laffer

Có một mức thuế suất tối ưu (t*) cho phép nhà nước đạt được số thu ngân sách từ thuế lớn nhất. Khi thuế suất nằm dưới mức tối ưu này, thì nâng thuế suất cho phép tăng thu ngân sách. Nhưng nếu thuế suất đã cao hơn mức tối ưu này mà lại tiếp tục nâng thuế suất thì số thu ngân sách chỉ giảm đi. Hàm ý của đường cong Laffer là khi thuế suất đang ở mức cao, thì giảm thuế suất sẽ có lợi vì thu ngân sách tăng đồng thời lại khuyến khích khu vực tư nhân hăng hái đầu tư.

Lý luận đường cong Laffer bị phê phán là đơn giản quá mức, chỉ dừng lại ở trạng thái tĩnh. Một trong những phê phán chính đối với đường cong Laffer là giảm thuế dẫn tới thu nhập sau thuếcủa người lao động tăng, khiến họ có nhu cầu nghỉ ngơi cao hơn. Sản xuất vì thế có thể bị thu hẹp do lượng cung lao động giảm. Thêm vào đó, làm thế nào để tính chính xác được thuế suất tối ưu t* hoàn toàn không phải là việc đơn giản.



  1. So sánh lý thuyết giá trị cận biên của trường phái cổ điển Anh và lí thuyết giá trị tâm lí chủ quan của trường phái Áo:





tải về 171.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương