Centre for information, library and research services


ĐIỀU X CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG



tải về 1.26 Mb.
trang15/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.26 Mb.
#35452
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

ĐIỀU X

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Khoản 1. Các đơn vị lãnh thổ và chính trị của Cộng hoà Philippines bao gồm các tỉnh, thành phố, khu đô thị tự trị (municipality) và các đơn vị cơ sở (barangay). Các khu tự trị được thành lập ở khu Hồi giáo Mindanao (Muslim Mindanao) và khu Cordilleras theo quy định ở dưới đây.

Khoản 2. Các đơn vị lãnh thổ và chính trị được hưởng quyền tự chủ địa phương.

Khoản 3. Quốc hội sẽ ban hành bộ luật về chính quyền địa phương quy định cơ cấu chính quyền địa phương năng động và có trách nhiệm hơn, được hình thành thông qua hệ thống phân quyền cùng với các cơ chế hữu hiệu để triệu tập, lấy ý kiến và trưng cầu dân ý, quy định về việc phân chia quyền lực, trách nhiệm và nguồn lực giữa các đơn vị lãnh thổ địa phương, quy định về tiêu chuẩn, việc bầu cử, bổ nhiệm và bãi nhiệm, nhiệm kì, lương, quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của quan chức nhà nước ở địa phương cũng như tất cả các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.

Khoản 4. Tổng thống Philippines thực hiện quyền giám sát chung đối với chính quyền địa phương. Tỉnh có các thành phố và khu đô thị tự trị, thành phố có các đơn vị cơ sở bảo đảm rằng các đơn vị thành viên của mình hoạt động trong phạm vi quyền hạn và chức năng được pháp luật quy định.

Khoản 5. Mỗi đơn vị cấu thành của chính quyền địa phương có quyền tạo lập nguồn thu ngân sách riêng cho mình, đánh thuế, lệ phí và các khoản thu khác trên cơ sở các hướng dẫn và giới hạn do Quốc hội quy định phù hợp với chính sách cơ bản về quyền tự chủ của địa phương. Thuế, phí và các khoản thu khác này chỉ được nộp cho chính quyền địa phương.

Khoản 6. Các đơn vị cấu thành địa phương chia sẻ công bằng theo luật định các loại thuế quốc gia được chuyển một cách tự động cho các đơn vị này.

Khoản 7. Chính quyền địa phương có quyền được phân phối công bằng một phần tiền thu được do việc sử dụng và phát triển phúc lợi quốc gia trong phạm vi tương ứng theo quy định của pháp luật, trong đó có việc được hưởng lợi ích trực tiếp tương ứng dân số.

Khoản 8. Trừ viên chức địa phương ở đơn vị cơ sở sẽ được pháp luật quy định, nhiệm kì của các quan chức địa phương được bầu là ba năm và không viên chức địa phương nào được phục vụ trong ba nhiệm kì liên tiếp. Việc tự nguyện từ bỏ nhiệm sở trong bất kì khoảng thời gian nào đều không được coi là việc ngừng phục vụ toàn bộ nhiệm kì đã được bầu.

Khoản 9. Cơ quan lập pháp của địa phương có đại diện các thành phần theo quy định của pháp luật.

Khoản 10. Không tỉnh, thành phố, khu đô thị tự trị hay đơn vị cơ sở nào được thành lập, phân chia, sáp nhập, giải thể hay việc phân vạch địa giới của chúng bị thay đổi một cách cơ bản nếu không căn cứ vào các tiêu chuẩn được quy định trong bộ luật về chính quyền địa phương và được sự đồng thuận của đa số phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ở các đơn vị cơ cấu chịu ảnh hưởng trực tiếp của những sự việc này.

Khoản 11. Thông qua luật, Quốc hội có thể lập ra các khu vực đô thị đặc biệt trên cơ sở trưng cầu dân ý được quy định tại Khoản 10. Các thành phố và khu đô thị tự trị thành phần có quyền tự chủ cơ bản và có cơ quan điều hành và lập pháp của riêng mình. Thẩm quyền của chính quyền đô thị đặc biệt này giới hạn trong phạm vi những dịch vụ cơ bản đòi hỏi phải có sự điều phối.

Khoản 12. Các thành phố được đô thị hoá ở mức độ cao như luật đã định và các thành phố thành viên có điều lệ không cho phép cử tri của mình tham gia bầu các quan chức cấp tỉnh sẽ là đơn vị độc lập với chính quyền cấp tỉnh. Cử tri của các thành phố thành viên của tỉnh mà điều lệ không đặt ra quy định nêu trên không bị mất đi quyền được tham gia bầu cử các quan chức cấp tỉnh.

Khoản 13. Các đơn vị của chính quyền địa phương có thể tự mình liên kết, thống nhất hay điều phối tiềm năng, thế mạnh, dịch vụ và nguồn lực để phục vụ lợi ích chung phù hợp với pháp luật.

Khoản 14. Tổng thống quy định về hội đồng phát triển khu vực hay các cơ quan tương tự bao gồm các quan chức địa phương, lãnh đạo các cơ quan khu vực và các cơ quan chính quyền khác, đại diện các tổ chức phi chính phủ trong phạm vi khu vực nhằm phục vụ mục đích phân cấp hành chính, tăng cường quyền tự chủ của các đơn vị cơ cấu, đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội của các đơn vị cơ cấu trong khu vực.

KHU VỰC TỰ TRỊ


Khoản 15. Các khu vực tự trị được thành lập ở khu Hồi giáo Mindanao và khu Cordilleras bao gồm các tỉnh, thành phố, khu đô thị tự trị và các khu vực địa lí có các đặc điểm chung và đặc thù về di sản lịch sử, văn hoá và cấu trúc kinh tế-xã hội cũng như các đặc điểm khác phù hợp với khuôn khổ của Hiến pháp, chủ quyền quốc gia cũng như sự thống nhất lãnh thổ của Cộng hoà Philippines.

Khoản 16. Tổng thống thực hiện giám sát chung các khu vực tự trị đảm bảo cho pháp luật được thi hành một cách trung thực.

Khoản 17. Mọi quyền hành, chức năng và trách nhiệm không được Hiến pháp hay luật trao cho các khu vực tự trị sẽ được trao cho Chính phủ quốc gia.

Khoản 18. Với sự trợ giúp và tham gia của Ủy ban tư vấn khu vực bao gồm các đại diện do Tổng thống bổ nhiệm từ danh sách đề cử của các cơ quan đa thành phần, Quốc hội sẽ ban hành đạo luật về tổ chức cho mỗi khu vực tự trị. Đạo luật về tổ chức này xác định cấu trúc cơ bản của chính quyền khu vực tự trị bao gồm cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp, cả hai cơ quan này phản ánh và đại diện cho các đơn vị chính trị của cử tri. Các đạo luật tổ chức này thường cũng quy định về toà án đặc biệt trong khu vực tự trị có thẩm quyền trong các lĩnh vực liên quan đến cá nhân, gia đình và tài sản phù hợp với Hiến pháp và các luật của quốc gia.

Việc thành lập các khu vực tự trị có hiệu lực khi có sự đồng thuận đa số phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này, với điều kiện là chỉ các tỉnh, thành phố và khu vực địa lí ủng hộ việc thành lập khu vực tự trị trong cuộc trưng cầu dân ý đó mới được đưa vào khu vực tự trị.

Khoản 19. Trong vòng mười tám tháng kể từ ngày tổ chức Thượng nghị viện và Hạ nghị viện, Quốc hội đầu tiên được bầu ra theo quy định của Hiến pháp này thông qua các đạo luật về tổ chức khu vực tự trị ở khu Hồi giáo Mindanao và khu Cordilleras.

Khoản 20. Trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mình và căn cứ vào quy định của Hiến pháp và các luật quốc gia, đạo luật về tổ chức các khu vực tự trị quy định quyền lập pháp về các vấn đề:

(1) Tổ chức hành chính;

(2) Tạo lập các nguồn thu ngân sách;

(3) Khu vực lãnh thổ của tổ tiên (ancestral domain) và nguồn tài nguyên tự nhiên;

(4) Các quan hệ cá nhân, gia đình và tài sản;

(5) Phát triển quy hoạch đô thị và nông thôn ở khu vực;

(6) Phát triển kinh tế, xã hội và du lịch;

(7) Chính sách giáo dục;

(8)Bảo tồn và phát triển di sản văn hoá;

(9) Các vấn đề khác có thể được pháp luật ủy quyền nhằm phát triển sự thịnh vượng chung của người dân trong khu vực.

Khoản 21. Bảo vệ hoà bình và trật tự trong khu vực tự trị là trách nhiệm của các cơ quan cảnh sát địa phương được tổ chức, duy trì, giám sát và điều hành phù hợp với pháp luật. Chính quyền quốc gia chịu trách nhiệm về vấn đề quốc phòng và an ninh của khu vực tự trị.

ĐIỀU XI

TRÁCH NHIỆM CỦA QUAN CHỨC


Khoản 1. Cơ quan công quyền là cơ quan được công chúng uỷ nhiệm. Quan chức và nhân viên công vụ luôn phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, phục vụ nhân dân với trách nhiệm cao nhất, liêm trực, trung thành và có hiệu quả; làm việc với tinh thần yêu nước, công tâm và có cuộc sống khiêm tốn, giản dị.

Khoản 2. Tổng thống, Phó Tổng thống, thành viên Toà án tối cao, thành viên của các Uỷ ban hiến định và cơ quan Thanh tra Quốc hội có thể bị bãi nhiệm khi bị luận tội tại Quốc hội và bị kết tội về hành vi vi phạm Hiến pháp, phản bội Tổ quốc, nhận hối lộ, đưa hối lộ, tham nhũng, các tội phạm nguy hiểm khác hoặc phản bội lòng tin của công chúng. Các quan chức và nhân viên công vụ khác có thể bị bãi nhiệm theo quy định của pháp luật mà không bị luận tội trước Quốc hội.

Khoản 3. (1) Hạ nghị viện có thẩm quyền chuyên biệt khởi xướng các vụ việc luận tội tại Quốc hội.

(2) Bất cứ hạ nghị sĩ hoặc công dân nào, trên cơ sở xác nhận của một hạ nghị sĩ , cũng có thể nộp đơn đề nghị tiến hành thủ tục luận tội tại Quốc hội và đề nghị này được đưa vào chương trình làm việc trong vòng mười ngày họp kể từ ngày nhận đơn, đồng thời được chuyển đến Ủy ban phù hợp trong vòng ba ngày họp sau đó. Sau khi xem xét, với đa số biểu quyết của các thành viên, Ủy ban này sẽ đệ trình báo cáo với Hạ nghị viện cùng với nghị quyết về vụ việc trong vòng sáu mươi ngày họp kể từ ngày nhận được đơn đề nghị. Nghị quyết này sẽ được Hạ nghị viện lên lịch xem xét trong vòng mười ngày họp kể từ ngày nhận được đề nghị đó.

(3) Cần phải có ít nhất sự đồng thuận của một phần ba tổng số hạ nghị sĩ khẳng định việc đồng tình với nghị quyết cùng các điều khoản về việc luận tội tại Quốc hội do Ủy ban đưa ra hoặc phủ quyết nghị quyết có nội dung đối lập của Ủy ban này. Ý kiến biểu quyết của mỗi nghị sĩ đều được lưu lại.

(4) Trong trường hợp đơn hay nghị quyết về việc luận tội tại Quốc hội được ít nhất một phần ba tổng số thành viên của Hạ nghị viện đưa ra, Hạ nghị viện sẽ soạn thảo các điều khoản về việc luận tội trước Quốc hội và Thượng nghị viện sẽ tiến hành việc luận tội này ngay lập tức.

(5) Không được khởi xướng việc luận tội trước Quốc hội nhằm chống lại một quan chức nhiều hơn một lần trong thời gian một năm.

(6) Chỉ Thượng nghị viện mới có thẩm quyền xét xử và quyết định các vụ việc về luận tội trước Quốc hội. Khi xét xử việc này, các Thượng Nghị sĩ sẽ tuyên thệ hoặc xác nhận. Nếu Tổng thống của Philippines bị đem ra luận tội trước Quốc hội, Chánh án Toà án tối cao sẽ chủ tọa phiên xét xử nhưng không tham gia biểu quyết. Không ai có thể bị kết tội nếu không có sự đồng thuận của hai phần ba tổng số các thành viên của Thượng nghị viện.



(7) Phán quyết trong các vụ việc về luận tội trước Quốc hội không được vượt quá việc bãi nhiệm và không cho phép giữ bất cứ chức vụ nào trong bộ máy nhà nước Cộng hoà Philippines nhưng người bị luận tội trước Quốc hội sẽ phải chịu trách nhiệm và bị truy tố, xét xử và chịu hình phạt căn cứ theo quy định của pháp luật.

(8) Quốc hội ban hành các quy định về thủ tục luận tội trước Quốc hội để thực thi có hiệu quả mục tiêu quy định tại Khoản này.

Khoản 4. Toà án chống việc đưa hối lộ hiện hành có tên gọi là Sandiganbayan tiếp tục hoạt động và thực hiện thẩm quyền của mình như hiện nay hoặc về sau theo luật định.

Khoản 5. Cơ quan thanh tra độc lập của Quốc hội bao gồm Thanh tra viên gọi là Tanodbayan, một đại diện phụ trách chung và ít nhất một đại diện cho mỗi khu Luzon, Visayas và Mindanao sẽ được thành lập. Một đại diện riêng biệt cho khu vực quân đội có thể sẽ được bổ nhiệm.

Khoản 6. Quan chức và nhân viên của cơ quan Thanh tra Quốc hội trừ các chức vụ phó được cơ quan Thanh tra Quốc hội bổ nhiệm theo quy định của Luật công vụ.

Khoản 7. Tanodbayan hiện hành từ nay còn được gọi là Cơ quan công tố đặc biệt. Nó tiếp tục hoạt động và thực hiện thẩm quyền của mình như hiện nay hoặc về sau theo luật định, trừ những nội dung được trao cho cơ quan Thanh tra Quốc hội thành lập theo quy định của bản Hiến pháp này.

Khoản 8. Thanh tra viên và các cấp phó của thanh tra viên là người có quốc tịch Philippines do sinh ra và có tuổi đời ít nhất là bốn mươi vào thời điểm được bổ nhiệm, được thừa nhận là trung thực và độc lập, là thành viên của Luật sư đoàn Philippines và không phải là ứng cử viên cho bất cứ chức vụ do bầu cử nào trong cuộc bầu cử ngay trước đó. Thanh tra viên phải là người đã từng là thẩm phán hay hành nghề luật ít nhất là mười năm ở Philippines.

Trong nhiệm kì của mình, những người này sẽ chịu sự điều chỉnh của những quy định về việc không cho đảm nhiệm chức vụ và những điều bị cấm như đã được quy định tại Khoản 2, Điều IX-A Hiến pháp này.

Khoản 9. Thanh tra viên và các đại diện của mình do Tổng thống bổ nhiệm trong số ít nhất sáu ứng cử viên do Hội đồng tư pháp và luật sư chuẩn bị và trong số ít nhất ba ứng cử viên cho mỗi vị trí bị khuyết sau đó. Việc bổ nhiệm các vị trí này không yêu cầu thủ tục xác nhận. Tất cả các vị trí bị khuyết sẽ được bổ sung trong vòng ba tháng kể từ ngày bị khuyết.

Khoản 10. Thanh tra viên và các đại diện của mình có chức vụ tương ứng là Chủ tịch và các thành viên của các Uỷ ban hiến định, được hưởng lương như nhau và không bị cắt giảm trong suốt nhiệm kì của mình.

Khoản 11. Thanh tra viên và các đại diện của mình có nhiệm kì là bảy năm và không được tái bổ nhiệm. Họ không được lựa chọn để giữ bất cứ chức vụ gì trong cuộc bầu cử ngay tiếp sau khi không đảm nhiệm công việc thanh tra.

Khoản 12. Với tư cách là người bảo vệ nhân dân, Thanh tra viên và các đại diện của mình sẽ lập tức hành động ngay sau khi nhận được các khiếu nại dưới bất cứ hình thức nào chống lại các quan chức, nhân viên công vụ của Chính phủ, cơ quan, đơn vị của Chính phủ, kể cả trong các công ti hay chi nhánh của nó do chính quyền sở hữu hoặc nắm quyền kiểm soát và thông báo cho người khiếu nại biết những việc đã làm và kết quả thực hiện được khi xét thấy phù hợp.

Khoản 13. Cơ quan Thanh tra có các quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ sau đây:

(1) Tự mình hay trên cơ sở có khiếu nại của bất cứ cá nhân nào điều tra về hành động hoặc không hành động được cho là bất hợp pháp, không bằng, không đúng đắn hay không có hiệu quả.

(2) Tự mình hay trên cơ sở có khiếu nại chỉ đạo các quan chức, nhân viên công vụ của Chính phủ, cơ quan, đơn vị của Chính phủ, kể cả trong các công ti hay chi nhánh của nó do chính quyền sở hữu hoặc nắm quyền kiểm soát có điều lệ hoạt động riêng biệt thực hiện và tiến hành bất cứ hoạt động hay nhiệm vụ nào do pháp luật đặt ra, hay đình chỉ, ngăn chặn và sửa chữa bất cứ hành vi lạm dụng hay không đúng đắn nào trong khi thi hành nhiệm vụ của họ.

(3) Chỉ đạo quan chức có liên quan thực hiện hành động phù hợp chống lại công chức hay nhân viên công vụ có hành vi vi phạm, đề xuất việc bãi nhiệm, tạm đình chỉ, giáng chức, phạt, phê bình hoặc truy tố đối với họ và bảo đảm việc tuân thủ điều này.

(4) Chỉ đạo quan chức có liên quan cung cấp các tài liệu về hợp đồng hay giao dịch mà cơ quan của họ tham gia có dính líu tới việc chi tiêu hay sử dụng các ngân quỹ hay tài sản công và báo cáo bất cứ sự việc bất thường nào cho Ủy ban kiểm toán biết để có biện pháp xử lí phù hợp vào bất cứ lúc nào xét thấy phù hợp và trong khuôn khổ giới hạn được pháp luật quy định.

(5) Yêu cầu bất cứ cơ quan nào của chính phủ giúp đỡ và cung cấp thông tin cần thiết để thực hiện trách nhiệm của mình và kiểm tra các chứng từ, tài liệu phù hợp nếu xét thấy cần thiết.

(6) Công khai một cách cẩn trọng các vấn đề liên quan đến công việc điều tra của mình trong những trường hợp cần phải chứng minh sự thật.

(7) Xác định nguyên nhân gây ra tình trạng hoạt động kém hiệu quả, thói quan liêu, lệch lạc trong quản lí, gian dối, tham nhũng trong Chính phủ và đưa ra những đề xuất loại trừ tình trạng này cũng như đảm bảo tuân thủ những tiêu chuẩn cao về đạo đức và hiệu quả hoạt động.

(8) Ban hành những quy định về thủ tục và thực hiện quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ được pháp luật quy định.

Khoản 14. Cơ quan Thanh tra có quyền tự chủ về tài chính. Các khoản phân bổ ngân sách hàng năm đã được phê chuẩn được cấp một cách tự động và thường xuyên.

Khoản 15. Quyền của Nhà nước trong việc thu hồi lại những tài sản đã bị quan chức hay nhân viên công vụ chiếm giữ một cách bất hợp pháp từ chính họ hay những ứng viên hoặc những người được họ chuyển giao tài sản không bị cản trở bởi các quy định về thời hiệu, các thuyết pháp luật về sự sao lãng (laches) và ngăn không cho ai được hưởng quyền vì điều này đã trái với tuyên bố của họ trước đây (estoppel).

Khoản 16. Không ngân hàng hay tổ chức tài chính nào do chính quyền nắm quyền sở hữu hoặc kiểm soát được trực tiếp hay gián tiếp cung cấp khoản vay, khoản đảm bảo hay bất cứ hình thức cung cấp tài chính nào khác phục vụ bất cứ mục đích kinh doanh nào cho Tổng thống, Phó Tổng Thống, thành viên Nội các, Quốc hội, Toà án tối cao, các Uỷ ban hiến định và cơ quan Thanh tra hoặc cho bất cứ công ti hay cơ quan nào mà họ nắm quyền kiểm soát lợi nhuận trong nhiệm kì của mình.

Khoản 17. Khi nhậm chức và điều này thông thường được pháp luật yêu cầu, quan chức hay nhân viên công vụ sẽ đệ trình với lời tuyên thệ bản kê khai tài sản, các khoản trách nhiệm và tổng giá trị tài sản sau khi đã khấu trừ trách nhiệm. Đối với Tổng thống, Phó Tổng thống, thành viên Nội các, Quốc hội, Toà án tối cao, các Uỷ ban hiến định, các cơ quan được thành lập theo hiến pháp, quan chức của các lực lượng vũ trang với hàm tướng hay đô đốc hải quân, bản kê khai tài sản được công khai cho công chúng biết theo thủ tục được pháp luật quy định.

Khoản 18. Quan chức và nhân viên công vụ luôn có nghĩa vụ trung thành với Quốc gia và bản Hiến pháp này và việc bất cứ quan chức hay nhân viên công vụ nào xin thay đổi quốc tịch hay có được địa vị pháp lí của người nhập cư của quốc gia khác sẽ được giải quyết theo pháp luật.…



Каталог: DuThao -> Lists -> TT TINLAPPHAP -> Attachments -> 199
Lists -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Lists -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Công ước số 138 Công ước về Tuổi tối thiểu được đi làm việc, 1973
Lists -> Các đơn vị đặc nhiệm một số quốc gia
Lists -> KẾt hôn có YẾu tố NƯỚc ngoàI: LÚng túng “ĐUỔI” theo thông tư
199 -> Giới thiệu về Tòa án Tối cao Philippines và vai trò của Tòa trong việc kiểm soát quyền lực chính phủ

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương