Centre for information, library and research services


PHẦN VI: CƠ QUAN LẬP PHÁP



tải về 1.26 Mb.
trang18/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.26 Mb.
#35452
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

PHẦN VI:

CƠ QUAN LẬP PHÁP


Cơ quan lập pháp của Singapore

38. Quyền lập pháp của Singapore được trao cho Cơ quan lập pháp gồm có Tổng thống và Nghị viện.

Nghị viện



39. - (1) Nghị viện gồm có:

(a) các Nghị sỹ do bầu cử theo qui định được bầu cử tại cuộc tổng tuyển cử theo các khu vực bầu cử được Cơ quan lập pháp ban hành luật quy định;

(b) các Nghị sĩ khác, không quá 6 người, được gọi là Nghị sĩ không theo khu vực bầu cử có thể được Cơ quan lập pháp quy định trong bất kỳ đạo luật nào về bầu cử Nghị viện nhằm đảm bảo số lượng tối thiểu các Nghị sĩ của đảng hoặc các đảng chính trị không thành lập Chính phủ có đại diện trong Nghị viện; và

(c) các Nghị sĩ khác, không quá 9 người, gọi là Nghị sĩ chỉ định, có thể được Tổng thống bổ nhiệm theo các quy định của Phụ lục thứ tư.

(2) Nghị sỹ không theo khu vực bầu cử hoặc Nghị sĩ chỉ định sẽ không bỏ phiếu tại Nghị viện về bất kỳ kiến nghị nào liên quan đến:

a. Dự luật sửa đổi Hiến pháp;

b. Dự toán Ngân sách, Dự toán Ngân sách Bổ sung, hoặc Dự toán Ngân sách Chính thức;

c. Dự luật thuế theo quy định tại Điều 68;

d. bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ; và

e. miễn nhiệm Tổng thống theo Điều 22L.

(3) Trong Điều luật này, Điều 39A và Điều 47, khu vực bầu cử sẽ được hiểu là một đơn vị bầu cử để bầu cử Nghị viện.

(4) Nếu một người không phải là Nghị sĩ do bầu cử là Chủ tịch hay Phó Chủ tịch Nghị viện, người đó sẽ là Nghị sĩ bổ sung vào số Nghị sỹ nói trên vì lý do người đó giữ chức vụ Chủ tịch hay Phó Chủ tịch Nghị viện, trừ các trường hợp được qui định trong Chương 2 của Phần V và của Điều 46.

Các khu vực bầu cử đại diện nhóm

39 A. -(1) Để bảo đảm có đại diện là các Nghị sĩ của các cộng đồng người Malay, Ấn độ và các cộng đồng người thiểu số khác trong Nghị viện, Cơ quan lập pháp có thể ban hành luật quy định -

(a) khu vực bầu cử nào là khu vực bầu cử đại diện nhóm để Tổng thống tuyên bố nhằm cho phép việc bầu cử trong khu vực đó được tiến hành theo nhóm tối thiểu là 3 nhưng không quá 6 ứng cử viên căn cứ vào số lượng cử tri của khu vực bầu cử đó.

(b) ngoài những tiêu chuẩn theo Điều 44, các tiêu chuẩn của những người có thể đủ điều kiện để bầu cử ở các khu vực bầu cử đại diện nhóm bao gồm những yêu cầu được quy định tại khoản (2).

(2) Bất kỳ đạo luật nào được ban hành theo Khoản 1 phải quy định:

(a) từng khu vực bầu cử đại diện nhóm để Tổng thống chọn -

(i) làm khu vực bầu cử khi có ít nhất một trong số các ứng cử viên của mỗi nhóm phải là người thuộc cộng đồng Malay; hoặc

(ii) làm khu vực bầu cử khi có ít nhất một trong số các ứng cử viên của mỗi nhóm phải là người thuộc cộng đồng người Ấn độ hay các cộng đồng thiểu số khác;

(b) việc thành lập-

(i) uỷ ban để quyết định liệu người mong muốn trở thành ứng cử viên có thuộc cộng đồng người Malay không; và

(ii) uỷ ban để quyết định liệu người mong muốn trở thành ứng cử viên có thuộc cộng đồng Ấn độ hay các cộng đồng thiểu số khác không,

trong khuôn khổ của bất kỳ cuộc bầu cử nào ở các khu vực bầu cử đại diện nhóm;

(c) tất cả các ứng cử viên trong mỗi nhóm có thể là thành viên của cùng một đảng phái chính trị đại diện cho cuộc bầu cử của đảng phái chính trị đó, hoặc có thể là các ứng cử viên độc lập đại diện cho nhóm;

(d) số lượng tối đa và tối thiểu các Nghị sĩ được tất cả các khu vực bầu cử đại diện nhóm bầu cử tại cuộc tổng tuyển cử; và

(e) số lượng các khu vực bầu cử đại diện nhóm để chọn theo đoạn (a) (i).

(3) Không có quy định của bất kỳ đạo luật nào được ban hành phù hợp với Điều luật này bị vô hiệu vì lí do trái với Điều 12 hoặc bị coi là biện pháp phân biệt đối xử theo Điều 78.

(4) Trong Điều này:

“bầu cử” là việc bầu cử để chọn Nghị sĩ.

“nhóm” là một nhóm không dưới 3 nhưng không quá 6 ứng cử viên được đề cử cho việc bầu cử ở bất kỳ khu vực bầu cử đại diện nhóm nào;

“người thuộc cộng đồng Malay” là bất kỳ người nào, dù người đó thuộc chủng tộc Malay hay chủng tộc khác, tự coi mình là một thành viên của cộng đồng Malay và được cộng đồng Malay chấp nhận là thành viên của cộng đồng đó;

“người thuộc cộng đồng Ấn độ hay các cộng đồng thiểu số khác” là bất kỳ người nào gốc Ấn độ tự coi mình là một thành viên của cộng đồng Ấn độ và được cộng đồng Ấn độ chấp nhận là thành viên; hoặc người thuộc bất kỳ cộng đồng người thiểu số nào khác với cộng đồng Malay hay Ấn độ.

Chủ tịch Nghị viện

40. -(1) Khi Nghị viện họp phiên đầu tiên sau cuộc tổng tuyển cử và trước khi tiến hành bất kỳ công việc nào, Nghị viện sẽ bầu một người làm Chủ tịch Nghị viện; và bất cứ khi nào vị trí Chủ tịch Nghị viện bị khuyết mà không phải vì lý do giải tán Nghị viện thì Nghị viện sẽ không tiến hành bất kỳ công việc nào ngoài việc bầu một người vào vị trí đó.

(2) Theo thể thức có thể do Nghị viện qui định theo thường lệ, Chủ tịch Nghị viện có thể được bầu trong số các Nghị sĩ không phải là các Bộ trưởng hoặc các Viên chức cấp cao của Nghị viện, hoặc trong số những người không là Nghị sĩ:

Với điều kiện một người không phải là Nghị sĩ sẽ không được bầu làm Chủ tịch Nghị viện theo các quy định của Hiến pháp này, nếu người đó không đủ điều kiện để bầu là Nghị sĩ.

(3) Khi Chủ tịch Nghị viện được bầu và trước khi thực hiện nhiệm vụ, Chủ tịch Nghị viện sẽ (trừ trường hợp người đó đã thực hiện theo quy định của Điều 61) tuyên thệ và ký vào lời tuyên thệ Trung thành trước Nghị viện theo hình thức được qui định trong Phụ lục thứ nhất.

(4) Chủ tịch Nghị viện có thể từ chức ở bất kỳ thời điểm nào bằng văn bản có chữ ký của mình gửi đến Thư ký Nghị viện, và Chủ tịch Nghị viện sẽ bị khuyết -

(a) khi Nghị viện họp phiên đầu tiên sau cuộc tổng tuyển cử;

(b) trong trường hợp Chủ tịch Nghị viện được chọn trong số các Nghị sĩ, khi người đó không còn là Nghị sĩ nữa mà không phải vì lý do giải tán Nghị viện, hoặc khi người đó được bổ nhiệm làm Bộ trưởng hoặc Viên chức cấp cao của Nghị viện; hoặc

(c) trong trường hợp Chủ tịch Nghị viện được chọn trong số những người không phải là Nghị sĩ, nếu người đó đã được bầu vào Nghị viện, khi có bất kỳ hoàn cảnh nào xảy ra làm cho người đó không còn là Nghị sĩ theo Điều 46 Khoản 2 (a) hoặc (e);

Tiền lương của Chủ tịch Nghị viện

41. Chủ tịch Nghị viện sẽ được trả lương có thể do Nghị viện quy định theo thường lệ, khoản lương này được chi trả từ Quỹ Ngân khố, và sẽ không bị giảm bớt trong suốt thời gian giữ chức vụ.

Phó Chủ tịch Nghị viện



42. (1) Theo thường lệ Nghị viện bầu 2 Phó chủ tịch Nghị viện, và bất cứ khi nào vị trí Phó Chủ tịch Nghị viện bị khuyết không phải vì lý do giải tán Nghị viện thì Nghị viện sẽ bầu chức vụ đó khi thích hợp;

(2)


(a) Theo thủ tục có thể do Nghị viện quyết định theo thường lệ, Phó chủ tịch Nghị viện có thể được bầu trong số các Nghị sĩ không phải là Bộ trưởng hoặc không phải là Viên chức cấp cao của Nghị viện, hoặc được bầu từ những người không phải là Nghị sĩ.

Với điều kiện một người không phải là Nghị sĩ sẽ không được bầu là Phó Chủ tịch Nghị viện, theo các quy định của Hiến pháp này, nếu người đó không đủ điều kiện để bầu cử là Nghị sĩ.

(b) Khi Phó Chủ tịch Nghị viện được bầu và trước khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Phó Chủ tịch Nghị viện sẽ (trừ trường hợp đã thực hiện theo quy định của Điều 61) tuyên thệ và ký vào lời tuyên thệ Trung thành trước Nghị viện theo hình thức qui định trong Phụ lục thứ nhất.

(c) Phó Chủ tịch Nghị viện có thể từ chức ở bất kỳ thời điểm nào bằng văn bản có chữ ký của mình gửi đến Thư ký Nghị viện, và chức vụ Phó Chủ tịch Nghị viện sẽ bị khuyết-

(i) khi Nghị viện họp phiên đầu tiên sau cuộc tổng tuyển cử;

(ii) trong trường hợp Phó Chủ tịch Nghị viện được chọn trong số các Nghị sĩ, nếu người đó không còn là Nghị sĩ nữa mà không phải vì lý do giải tán Nghị viện, hoặc nếu người đó được bổ nhiệm làm Bộ trưởng hoặc Viên chức cấp cao của Nghị viện; hoặc

(iii) trong trường hợp Phó Chủ tịch được chọn trong số những người không phải là Nghị sĩ, nếu người đó đã được bầu vào Nghị viện, khi bất kỳ hoàn cảnh nào xảy ra làm cho người đó không còn là Nghị sĩ theo Điều 46 Khoản 2 (a) hoặc (e);

(3) Phó Chủ tịch Nghị viện sẽ được trả lương hoặc trợ cấp theo thường lệ Nghị viện có thể quy định, và lương hoặc khoản trợ cấp này được sẽ được chi trả từ Quỹ ngân khố, và sẽ không bị giảm bớt trong suốt thời gian giữ chức vụ.

Thực hiện các chức năng của Chủ tịch Nghị viện

43. Nếu không có người đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Nghị viện hoặc nếu Chủ tịch Nghị viện không có mặt tại phiên họp của Nghị viện hoặc không thể thực hiện các chức năng này thì các chức năng được Hiến pháp này trao cho Chủ tịch Nghị viện sẽ được Phó Chủ tịch Nghị viện thực hiện, nếu không có Phó Chủ tịch hoặc nếu Phó Chủ tịch cũng vắng mặt hoặc không thể thực hiện được các chức năng đó thì Nghị viện sẽ chọn một người khác thực hiện chức năng đó.

Tiêu chuẩn để trở thành Nghị sĩ

44. -(1) Các Nghị sĩ phải là những người có đủ điều kiện để bầu cử hoặc bổ nhiệm theo quy định của Hiến pháp này và được bầu cử theo hoặc căn cứ vào các quy định của bất kỳ luật nào có hiệu lực ở Singapore hoặc được bổ nhiệm phù hợp với quy định của Phụ lục thứ tư.

(2) Người đủ điều kiện để được bầu cử hoặc bổ nhiệm là Nghị sĩ nếu:

(a) người đó là công dân của Singapore;

(b) người đó từ 21 tuổi trở lên vào ngày được đề cử;

(c) người đó có tên trong danh sách cử tri hiện hành;

(d) người đó cư trú ở Singapore vào ngày được đề cử và đã có tổng thời gian cư trú ở Singapore cộng dồn không dưới 10 năm trước ngày đề cử;

(e) người đó thông thạo ít nhất một trong các ngôn ngữ tiếng Anh, Malai, tiếng quan thoại Trung quốc (Mandarin) và tiếng Ta-min đủ để cho phép người đó tham gia tích cực vào các hoạt của Nghị viện, có thể phát biểu và đọc, viết trừ trường hợp người đó không có khả năng do bị mù hay vì lý do thể chất khác; và

(f) người đó không thuộc diện không đủ điều kiện là Nghị sỹ theo Điều 45.

(3) Bất kỳ câu hỏi nào về việc liệu một người có các tiêu chuẩn kiện được quy định trong khoản 2 (e) không sẽ được quyết định theo thể thức được quy định trong bất kỳ luật nào có hiệu lực ở Singapore, hoặc nếu chưa được quy định tại văn bản luật thì có thể được quy định bằng lệnh của Tổng thống và được đăng trên Công báo.

Không đủ tiêu chuẩn trở thành Nghị sĩ



45. (1) Theo Điều luật này, một người sẽ không đủ điều kiện trở thành Nghị sĩ nếu người đó:

(a) là hoặc đã bị phát hiện hoặc bị tuyên bố là tâm thần;

(b) là người bị phá sản chưa được phục quyền;

(c) giữ một chức vụ có hưởng lợi;

(d) đã được đề cử để bầu cử vào Nghị viện hoặc chức vụ Tổng thống hoặc đã thực hiện vai trò của người đại diện bầu cử cho một người được đề cử mà không gửi bất kỳ bản thống kê các chi phí bầu cử nào trong thời hạn và theo thể thức được pháp luật quy định;

(e) đã bị Toà án của Singapore hay Malaysia kết án và bị phạt tù không dưới 1 năm hoặc bị phạt tiền không dưới 2.000 đô la và chưa được xóa án hoàn toàn:

Với điều kiện nếu một người bị một toà án ở Malaisia kết án thì người đó sẽ không bị coi là không đủ điều kiện trở thành Nghị sĩ trừ khi hành vi phạm tội đó cũng bị coi là tội phạm ở Singapore và cũng có thể sẽ bị toà án ở Singapore xét xử:

(f) đã tự nguyện nhập quốc tịch của hoặc đã thực hiện các quyền theo quốc tịch nước ngoài hoặc đã tuyên bố trung thành với nước ngoài; hoặc

(g) không đủ điều kiện theo quy định của bất kỳ luật nào có liên quan đến các tội phạm về bầu cử Nghị viện hoặc bầu cử Tổng thống vì lý do đã bị kết án đối với tội danh liên quan đến tội phạm đó hoặc đã bị chứng minh là có hành vi cấu thành tội phạm về bầu cử trong thủ tục liên quan đến các cuộc bầu cử đó.

(2) Việc không đủ tư cách của một người theo quy định tại khoản (1) (d) hay (e) có thể được Tổng thống hủy bỏ và nếu không được hủy bỏ thì sẽ chấm dứt sau 5 năm kể từ ngày bản thống kê nói trong khoản (1) (d) được yêu cầu để gửi hoặc, tuỳ theo từng trường hợp, kể từ ngày người đó bị kết án theo khoản 1(e) đã được trả tự do khỏi nơi giam giữ hoặc từ ngày hình phạt tiền theo quy định tại khoản (1) (e) được áp dụng đối với người đó; và một người sẽ không thuộc vào trường hợp không đủ tư cách theo khoản 1(f) chỉ với lý do đã thực hiện một hành vi nào đó trước khi trở thành công dân của Singapore.

(3) Trong khoản (1) (f), “nước ngoài” không bao gồm bất kỳ vùng lãnh thổ nào của của Khối thịnh vượng chung hay Cộng hoà Ai-len.

Nhiệm kỳ của Nghị sỹ



46. (1) Mỗi Nghị sĩ sẽ không còn là Nghị sỹ vào thời điểm giải tán gần nhất của Nghị viện kể từ sau khi người đó đã được bầu cử hoặc bổ nhiệm, hoặc trước thời điểm giải tán này nếu vị trí của người đó bị khuyết theo quy định của Hiến pháp này.

(2) Vị trí của Nghị sỹ Nghị viện sẽ bị khuyết:

(a) nếu người đó không còn là công dân của Singapore;

(b) nếu người đó không còn là thành viên của, hoặc bị khai trừ hoặc từ bỏ đảng chính trị mà người đó đại diện trong cuộc bầu cử;

(c) nếu người đó từ chức bằng văn bản có chữ ký của mình gửi đến Chủ tịch Nghị viện;

(d) nếu người đó vắng mặt ở tất cả các phiên họp của Nghị viện (hoặc của bất kỳ ủy ban nào của Nghị viện mà người đó đã được bổ nhiệm là thành viên) được tiến hành trong mỗi tháng của 2 tháng kế tiếp nhau mà không được Chủ tịch Nghị viện cho phép vắng mặt hoặc cho phép tiếp tục vắng mặt trước khi kết thúc bất kỳ phiên họp nào nói trên;

(e) nếu người đó thuộc đối tượng không đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 45;

(f) nếu người đó bị bãi miễn khi Nghị viện thực hiện quyền bãi miễn; hoặc

(g) nếu nhiệm kỳ của Nghị sĩ kết thúc trong trường hợp người đó là Nghị sĩ do chỉ định.

(2A) Nghị sĩ không theo khu vực bầu cử sẽ không còn là Nghị sĩ không theo khu vực bầu cử nếu người đó được bầu là Nghị sỹ của bất kỳ khu vực bầu cử nào sau đó ;

(2B) Nghị sĩ chỉ định sẽ không còn là Nghị sĩ chỉ định:

(a) nếu người đó là ứng cử viên của bất kỳ đảng chính trị nào trong cuộc bầu cử; hoặc

(b) tuy không là ứng cử viên được qui định theo đoạn (a) nhưng người đó được bầu là Nghị sĩ của khu vực bầu cử nào đó;

(3) Người không còn là Nghị sĩ, nếu đủ điều kiện có thể được bầu cử hoặc bổ nhiệm lại là Nghị sĩ theo thường lệ.

(4) Nếu bất kỳ Nghị sĩ nào trở thành đối tượng không đủ tư cách quy định tại Điều 45 (1) (a), (b), (e) hay (g) bởi vì người đó:

(a) bị phán quyết hoặc bị tuyên bố phá sản;

(b) bị phán quyết hoặc bị tuyên bố là tâm thần;

(c) bị một toà án ở Singapore hay Malaisia kết án tù và bản án tù có thời hạn không dưới 1 năm hoặc bị phạt tiền không duới 2.000 đô la; hoặc

(d) bị kết án hoặc bị chứng minh là có hành vi cấu thành bất kỳ tội phạm nào liên quan đến các cuộc bầu cử Nghị viện;

và đang trong giai đoạn để Nghị sĩ kháng cáo quyết định đó (với sự cho phép toà án hay cơ quan có thẩm quyền khác hoặc không cần sự cho phép), thì ngay lập tức Nghị sĩ đó sẽ không còn được quyền tham gia phiên họp hoặc biểu quyết tại Nghị viện hay tại bất kỳ uỷ ban nào của Nghị viện nhưng, theo khoản (6) và (7) của Điều này, người đó sẽ không được rời khỏi vị trí của mình cho đến khi hết thời hạn 180 ngày kể từ ngày ra phán quyết, tuyên bố hoặc kết án, tuỳ theo từng trường hợp.

(5) Nghị sĩ sẽ bị khuyết nếu người đó tiếp tục thuộc diện không đủ tiêu chuẩn được quy định tại Điều 45 (1) (a), (b), (e) hay (g) khi hết thời gian 180 ngày được quy định trong khoản (4).

(6) Không phụ thuộc vào khoản (5), trong trường hợp theo phán quyết đối với bất kỳ kháng cáo nào mà Nghị sĩ tiếp tục thuộc diện không đủ tư cách quy định tại Điều 45 (1) (a) hay (b) và-

(a) người đó không còn quyền kháng cáo; hoặc

(b) vì lý do hết thời hạn kháng cáo, thông báo việc kháng cáo, hoặc từ chối cho phép kháng cáo hay bất kỳ lý do nào khác không cho phép Nghị sĩ đó kháng cáo, thì Nghị sĩ đó sẽ không còn là Nghị sĩ ngay lập tức mặc dù chưa hết thời hạn 180 ngày.

(7) Vào bất kỳ thời điểm nào trước khi kết thúc 180 ngày được quy định tại khoản (4), nếu Nghị sĩ không còn thuộc đối tượng không đủ tư cách được quy định tại Điều 45 (1) (a), (b), (e) hay (g) do được xóa án, do bất kỳ phán quyết cuối cùng đối với việc kháng cáo hoặc vì một lý do nào khác, thì người đó sẽ được phép phục hồi tư cách hoặc được tham gia biểu quyết tại Nghị viện hay tại bất kỳ uỷ ban nào của Nghị viện vào ngày ngay sau khi người đó không thuộc diện không đủ tư cách.

(8) Để tránh sự không rõ ràng, các khoản từ (4) đến (7):

(a) sẽ không áp dụng nhằm mục đích đề cử, bầu cử hay bổ nhiệm Nghị sĩ; và bất kỳ trường hợp không đủ tư cách nào được quy định tại Điều 45, sẽ có hiệu lực ngay khi xuất hiện trường hợp đó nhằm mục đích đề cử, bầu cử hay bổ nhiệm Nghị sỹ; và

(b) sẽ không có hiệu lực để kéo dài nhiệm kỳ của Nghị sĩ do chỉ định vượt quá thời hạn đã được quy định tại Phụ lục thứ tư.

Qui định tránh trường hợp Nghị sĩ của nhiều khu vực bầu cử

47. Một người ở cùng một thời điểm không thể là Nghị sĩ của nhiều hơn một khu vực bầu cử.

Quyết định các vấn đề liên quan đến việc không đủ tiêu chuẩn Nghị sĩ

48. Bất kỳ vấn đề nào về việc:

(a) khuyết Nghị sĩ nào đó ; hoặc

(b) trong trường hợp một người không phải là Nghị sĩ được bầu làm Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Nghị viện, nếu người đó đã được bầu vào Nghị viện, bất kỳ hoàn cảnh nào xuất hiện làm người đó không còn là Nghị sĩ theo Điều 46 (2) (a) hoặc (e),

sẽ được Nghị viện quyết định và đó là quyết định cuối cùng:

Với điều kiện là Điều luật này sẽ không áp dụng để ngăn cản thực tế là Nghị viện hoãn ra quyết định để cân nhắc việc tiến hành hoặc ấn định thủ tục nào đó có thể ảnh hưởng đến quyết định về vấn đề này (kể cả các thủ tục miễn nhiệm người không đủ tiêu chuẩn).

Bổ sung trong trường hợp khuyết Nghị sĩ



49. (1) Bất cứ khi nào khuyết một Nghị sĩ, mà đó không phải là Nghị sỹ không theo đơn vị bầu cử, không phải vì lý do giải tán Nghị viện thì vị trí khuyết đó sẽ được bổ sung bằng một cuộc bầu cử theo thể thức được quy định trong luật về bầu cử Nghị viện đang có hiệu lực.

(2) Cơ quan lập pháp có thể ban hành luật quy định:

(a) khuyết Nghị sĩ không theo đơn vị bầu cử trong các trường hợp không thuộc quy định tại Điều 46;

(b) bổ sung các Nghị sĩ không theo đơn vị bầu cử trong trường hợp khuyết các Nghị sĩ đó không phải vì lý do giải tán Nghị viện.

Hình phạt đối với những người không đủ điều kiện tham gia hoặc biểu quyết trong Nghị viện

50. - (1) Người nào tham dự hay biểu quyết ở Nghị viện mà biết hoặc có lý do chính đáng để biết mình không được phép tham gia hay biểu quyết thì bị xử phạt không quá 200 đô la cho mỗi ngày tham gia họp hay biểu quyết.

(2) Khoản tiền phạt nói trên có thể được hoàn trả bằng việc khởi kiện của Tổng Công tố tại Toà án cấp cao .

Nhân viên của Nghị viện

51. - (1) Nhân viên của Nghị viện gồm có Thư ký Nghị viện và các công chức khác, theo thường lệ, có thể được bổ nhiệm theo Phần IX để giúp Công chức phụ trách sổ sách của Nghị viện.

(2) Thư ký Nghị viện được Tổng thống bổ nhiệm sau khi tham vấn Chủ tịch Nghị viện và Uỷ ban Công vụ.

(3) Thư ký Nghị viện có thể từ chức bất kỳ lúc nào bằng văn bản có chữ ký của mình gửi cho Chủ tịch Nghị viện, và theo khoản (4) có thể được Tổng thống sau khi tham vấn Chủ tịch nghị viện miễn nhiệm.

(4) Thư ký Nghị viện sẽ không bị miễn nhiệm theo khoản (3) trừ trường hợp Nghị viện bằng nghị quyết đã được không ít hơn 2/3 tổng số Nghị sĩ của Nghị viện biểu quyết tán thành quyết định rằng người đó phải bị miễn nhiệm do không có khả năng để đảm nhiệm chức năng của mình (dù với lí do không đủ khả năng về thể chất hay tinh thần hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác) hoặc do hạnh kiểm xấu.

(5) Nhân viên của Nghị viện sẽ không đủ điều kiện để thăng chức hay chuyển tới bất kỳ cơ quan khác trong hệ thống công vụ nếu không có sự đồng ý của Chủ tịch Nghị viện.

(6) Theo Điều 159, chế độ đãi ngộ đối với nhân viên Nghị viện có thể do Nghị viện quyết định sau khi nhận được sự tư vấn của một Uỷ ban gồm có:

(a) Chủ tịch Nghị viện, là Chủ tịch;

(b) Không quá 3 Bộ trưởng được Thủ tướng đề cử, trong đó 01 người là Bộ trưởng Bộ Tài chính;

(c) một thành viên của Uỷ ban Công vụ.

Quy chế của Nghị viện



52. Theo các quy định của Hiến pháp này, Nghị viện, theo thường lệ, có thể ban hành, sửa đổi và huỷ bỏ Quy chế để điều chỉnh và hướng dẫn thứ tự thực hiện thủ tục và giải quyết công việc của Nghị viện.

Sử dụng ngôn ngữ trong Nghị viện



53. Tất cả các cuộc tranh luận và thảo luận tại Nghị viện sẽ được tiến hành bằng tiếng Malai, tiếng Anh, tiếng Mandarin hoặc tiếng Tamin, cho đến khi Cơ quan lập pháp có quy định khác.

Chủ trì trong Nghị viện



54. Chủ tịch Nghị viện sẽ chủ trì mỗi phiên họp của Nghị viện.

Giá trị pháp lý của các thủ tục tại Nghị viện



55. Nghị viện sẽ không bị tuyên bố là không đủ tư cách để giải quyết công việc vì lí do khuyết bất kỳ Nghị sĩ nào của Nghị viện, kể cả trường hợp khuyết Nghị sĩ chưa được bổ sung khi Nghị viện được thành lập lần đầu hoặc được thành lập lại ở bất kỳ thời điểm nào; và bất kỳ biên bản nào trong Nghị viện cũng sẽ có giá trị mặc dù một số người không được phép dự họp hay biểu quyết tại Nghị viện hoặc tham gia bằng hình thức khác vào thủ tục của Nghị viện đã tham dự, bỏ phiếu hoặc tham gia vào các thủ tục của Nghị viện.

Số đại biểu cần thiết để biểu quyết



56. Nếu bất kỳ Nghị sĩ nào phản đối rằng có sự hiện diện ít hơn một phần tư tổng số Nghị sĩ (ngoài Chủ tịch hay Nghị sĩ chủ tọa khác) và sau khoảng thời gian được quy định trong Quy chế của Nghị viện, Chủ tịch hay Nghị sĩ chủ tọa xác định rằng số Nghị sĩ có mặt vẫn ít hơn một phần tư tổng số Nghị sĩ của Nghị viện, thì Chủ tịch hay Nghị sĩ chủ tọa sẽ hoãn phiên họp của Nghị viện.

Biểu quyết

57. - (1) Theo quy định của Hiến pháp này, tất cả các vấn đề được đề xuất để quyết định tại Nghị viện sẽ được quyết định theo đa số biểu quyết của các Nghị sĩ có mặt và biểu quyết; và nếu số thành viên biểu quyết tán tán thành và không tán thành bằng nhau, thì vấn đề đó sẽ không được thông qua.

(2) Nếu Chủ tịch Nghị viện được bầu trong số những người không phải là Nghị sĩ thì người đó sẽ không bỏ phiếu, nhưng theo quy định này thì Chủ tịch Nghị viện hay Nghị sĩ khác chủ tọa sẽ biểu thường mà không phải là biểu quyết có tính chất quyết định.

Thực hiện quyền lập pháp

58. - (1) Theo các quy định của Phần VII, quyền ban hành luật của Cơ quan lập pháp sẽ được thực hiện bằng các Dự luật được Nghị viện thông qua và được Tổng thống chấp thuận.

(2) Một Dự luật sẽ trở thành luật khi được Tổng thống chấp thuận và luật đó sẽ có hiệu lực vào ngày công bố trong công báo, hoặc vào ngày khác nếu được quy định tại luật đó hay tại một luật khác có hiệu lực ở Singapore.

Trình các Dự luật

59. - (1) Theo các quy định của Hiến pháp này và Quy chế của Nghị viện, bất kỳ Nghị sĩ nào cũng có thể trình Dự luật hoặc đề xuất bất kỳ vấn đề gì để thảo luận ở Nghị viện hoặc có thể trình bất kỳ kiến nghị nào ra Nghị viện, và Dự luật, đề xuất và kiến nghị này sẽ được thảo luận và xem xét như nhau theo Quy chế của Nghị viện.

(2) Dự luật hay bản sửa đổi quy định (trực tiếp hay gián tiếp) đối với:

(a) việc áp đặt hoặc tăng bất kỳ loại thuế nào hoặc bãi bỏ, giảm hay miễn bất kỳ một khoản thuế hiện hành nào;

(b) việc vay tiền hay cam kết bất kỳ việc bảo đảm nào của Chính phủ, hoặc sửa đổi luật liên quan đến các nghĩa vụ tài chính của Chính phủ;

(c) việc lưu giữ của Quỹ Ngân khố, việc chi trả bất kỳ khoản tiền nào của Quỹ ngân khố hoặc bãi bỏ hay sửa đổi bất kỳ khoản tiền nào mà Quỹ Ngân khố chi trả;

(d) thanh toán các khoản tiền vào Quỹ ngân khố hoặc thanh toán, cấp phát hay rút các khoản tiền từ Quỹ ngân khố mà không do Quỹ ngân khố chi trả, hoặc tăng số tiền thanh toán, cấp phát hay rút từ Quỹ ngân khố mà không do Quỹ ngân khố chi trả; hoặc

(e) nhận các khoản tiền theo tài khoản của Quỹ ngân khố, lưu giữ hay cấp phát các khoản tiền đó;

là quy định mà liên quan đến nó, Bộ trưởng tài chính xác định rằng quy định đó chỉ vượt ra ngoài vấn đề phát sinh và không phải là vấn đề quan trọng liên quan đến các mục tiêu của Dự luật hay bản sửa đổi qui định, sẽ không được trình hoặc đề xuất trừ khi theo đề nghị của Tổng thống được một Bộ trưởng đưa ra Nghị viện.

(3) Dự luật hay bản sửa đổi sẽ không bị coi là có quy định về những vấn đề nêu trên chỉ với lí do là Dự luật hay bản sửa đổi đó áp đặt hay thay đổi tiền phạt hay hình phạt tiền khác hoặc quy định việc trả tiền hay thanh toán phí giấy phép, phí hay tiền thanh toán cho việc cung cấp dịch vụ nào đó.

Từ ngữ diễn đạt để ban hành luật



60. Trong mỗi Dự luật được trình để thông qua, từ ngữ diễn đạt để ban hành như sau:

“Theo ý kiến tư vấn và tán thành của Nghị viện Singapore, Tổng thống ban hành luật như sau:”

Tuyên thệ Trung thành

61. Không một Nghị sĩ nào được phép tham gia vào các thủ tục của Nghị viện (không phải là thủ tục cần thiết trong phạm vi Điều luật này) cho tới khi người đó đã tuyên thệ và ký tên trước Nghị viện vào Lời tuyên thệ Trung thành theo mẫu quy định ở Phụ lục thứ nhất:

Với điều kiện là việc bầu cử Chủ tịch Nghị viện có thể tiến hành trước khi các Nghị sĩ đã tuyên thệ và ký tên vào bản Tuyên thệ đó.

Phát biểu của Tổng thống

62. Tổng thống có thể phát biểu trước Nghị viện và có thể gửi các thông điệp đến Nghị viện.

Đặc quyền của Nghị viện



63. Việc cơ quan lập pháp ban hành luật để xác định và điều chỉnh các đặc quyền, các miễn trừ hay quyền hạn của Nghị viện là hợp pháp.

Các kỳ họp của Nghị viện



64. -(1) Nghị viện họp mỗi năm ít nhất một kỳ và khoảng thời gian giữa phiên họp cuối cùng của bất kỳ một kỳ họp nào và phiên họp đầu tiên của kỳ họp tiếp theo của Nghị viện là 6 tháng.

(2) Địa điểm và thời gian tiến hành các kỳ họp của Nghị viện theo thường lệ có thể được Thống quyết định bằng Tuyên bố đăng trên Công báo.

Tạm ngừng hoạt động và giải tán Nghị viện

65. - (1) Tổng thống có thể bằng Tuyên bố trên Công báo tạm ngừng hoạt động của Nghị viện vào bất kỳ khi nào.

(2) Nếu, tại bất kỳ thời điểm nào, chức vụ của Thủ tướng Chính phủ bị khuyết, thì bằng Tuyên bố trên Công báo, Tổng thống trong phạm vi thẩm quyền tự quyết định của mình sẽ giải tán Nghị viện ngay khi Tổng thống cho rằng một khoảng thời gian hợp lý đã trôi qua kể từ khi chức vụ đó bị khuyết và không có Nghị sĩ nào có thể đạt được sự tín nhiệm của đa số các Nghị sĩ.

(3) Tại bất kỳ thời điểm nào, bằng một tuyên bố trên Công báo, Tổng thống có thể giải tán Nghị viện nếu Tổng thống được Thủ tướng tư vấn giải tán Nghị viện, nhưng Tổng thống sẽ không có nghĩa vụ thực hiện theo tư vấn của Thủ tướng trừ khi Tổng thống cho rằng khi đưa ra lời từ vấn đó đó, Thủ tướng có được sự tín nhiệm của đa số các Nghị sĩ.

(3A) Tổng thống sẽ không giải tán Nghị viện sau khi kiến nghị đề xuất thẩm tra tư cách của Tổng thống đã được trình theo Điều 22L (3) trừ trường hợp:

(a) nghị quyết về kiến nghị đề xuất thẩm tra tư cách của Tổng thống không được thông qua theo Điều 22L(4);

(b) nếu nghị quyết về kiến nghị đề xuất thẩm tra tư cách của Tổng thống theo Điều 22L(4) được thông qua, cơ quan tài phán được chỉ định theo Điều 22L(5) xác định và tuyên bố rằng Tổng thống không thuộc trường hợp vĩnh viễn không có khả năng đảm nhiệm chức năng của chức vụ của mình hoặc Tổng thống không vi phạm bất kỳ lập luận nào đã được nêu trong bản kiến nghị đó;

(c) nghị quyết về việc miễn nhiệm Tổng thống không được thông qua theo Điều 22L (7); hoặc

(d) Nghị viện bằng nghị quyết yêu cầu Tổng thống giải tán Nghị viện.

(4) Trừ trường hợp Nghị viện bị giải tán sớm hơn, Nghị viện sẽ có nhiệm kỳ 5 năm kể từ ngày tiến hành phiên họp đầu tiên của Nghị viện và sẽ tồn tại đến khi bị giải tán.

Các cuộc tổng tuyển cử



66. Tổng thống, bằng Tuyên bố đăng trên Công báo, sẽ ấn định ngày tổng tuyển cử trong thời hạn 3 tháng sau mỗi một lần giải tán Nghị viện

Tiền lương của các Nghị sĩ



67. Cơ quan lập pháp có thể bằng văn bản luật quy định tiền lương của các Nghị sĩ

Каталог: DuThao -> Lists -> TT TINLAPPHAP -> Attachments -> 199
Lists -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Lists -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Công ước số 138 Công ước về Tuổi tối thiểu được đi làm việc, 1973
Lists -> Các đơn vị đặc nhiệm một số quốc gia
Lists -> KẾt hôn có YẾu tố NƯỚc ngoàI: LÚng túng “ĐUỔI” theo thông tư
199 -> Giới thiệu về Tòa án Tối cao Philippines và vai trò của Tòa trong việc kiểm soát quyền lực chính phủ

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương