Centre for information, library and research services


ĐIỀU VIII CƠ QUAN TƯ PHÁP



tải về 1.26 Mb.
trang13/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.26 Mb.
#35452
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19

ĐIỀU VIII

CƠ QUAN TƯ PHÁP


Khoản 1. Quyền tư pháp được trao cho Toà án tối cao và các toà án cấp dưới được thành lập theo quy định của pháp luật.

Quyền tư pháp bao gồm cả nhiệm vụ của toà án tư pháp trong việc giải quyết các xung đột thực tế liên quan đến các quyền có thể được đòi hỏi và đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật và việc xác định xem có hay không tình trạng một bộ phận nào đó trong các cơ quan của Chính phủ đã lạm dụng nghiêm trọng quyền tự quyết định (discretion) của mình đến mức không thực hiện hoặc thực hiện vượt quá thẩm quyền được pháp luật trao cho.

Khoản 2. Quốc hội có thẩm quyền xác định, quy định và phân định thẩm quyền của các toà án khác nhau nhưng không thể tước đoạt thẩm quyền xét xử của Toà án tối cao đối với các vụ việc được liệt kê tại Khoản 5 dưới đây.

Không luật nào có thể được thông qua nếu liên quan đến việc tổ chức lại cơ quan tư pháp, làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo nhiệm kì của các thành viên của cơ quan tư pháp.

Khoản 3. Cơ quan tư pháp được hưởng quyền độc lập về tài chính. Các khoản phân bổ ngân sách cho cơ quan tư pháp không thể bị cơ quan lập pháp cắt giảm dưới mức đã được phân bổ trong năm trước và sau khi được phê chuẩn các khoản này sẽ mặc cấp một cách tự động và thường xuyên.

Khoản 4. (1) Toà án tối cao bao gồm Chánh án và mười bốn thẩm phán cộng sự. Toà án tối cao có thể giải quyết các vụ việc với đầy đủ các thành viên (en banc) hoặc trên cơ sở quyền tự quyết định của mình xét xử các vụ việc bởi một phân toà gồm ba, năm hoặc bảy thẩm phán. Việc khuyết bất kì thành viên nào của Toà án tối cao sẽ được giải quyết trong vòng chín mươi ngày kể từ ngày khuyết thành viên đó.

(2) Tất cả các vụ việc liên quan đến tính hợp hiến của điều ước, thoả thuận quốc tế hay luật do Toà án tối cao xét xử với đầy đủ các thành viên và các vụ việc khác theo Quy định của Toà án tối cao phải được xét xử bởi Toà án tối cao với đầy đủ các thành viên gồm các vụ việc liên quan đến tính hợp hiến, việc áp dụng hay thực hiện các nghị định, tuyên bố, thông tư, sắc lệnh và các quy định khác của Tổng thống sẽ được quyết định bởi sự đồng thuận của đa số thẩm phán đã thực sự tham gia thảo luận về các vấn đề của vụ việc và biểu quyết sau đó.

(3) Các vụ việc hoặc vấn đề do một phân toà của Toà án tối cao xét xử được quyết định hay giải quyết với sự đồng thuận của đa số các thẩm phán đã thực sự tham gia thảo luận về các vấn đề của vụ việc và biểu quyết sau đó, trong bất cứ trường hợp nào cũng phải có sự đồng thuận của ít nhất ba thẩm phán như vậy. Khi con số yêu cầu không đạt được, vụ việc sẽ được quyết định bởi Toà án với đầy đủ các thành viên miễn là không có học thuyết hoặc nguyên tắc pháp luật nào do toà án đặt ra trong một quyết định xét xử của đầy đủ các thành viên hay của một phân toà có thể bị thay đổi hoặc bị lật ngược trừ trường hợp đó là quyết định của Toà án tối cao với đầy đủ các thành viên.

Khoản 5. Toà án tối cao có những quyền hạn dưới đây:

(1) Thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các vụ việc ảnh hưởng đến các đại sứ, bộ trưởng và lãnh sự và các vụ việc liên quan đến các yêu cầu áp dụng lệnh hủy bỏ bản án, quyết định (certiorari), lệnh cấm không được thực hiện hành vi (prohibition), buộc phải thực hiện những hành vi (mandamus), lệnh xem xét tính hợp pháp của việc thực hiện quyền hay tự do (quo warranto) và lệnh đình quyền tạm giữ (habeas corpus).

 (2) Căn cứ vào pháp luật hay Quy định của Toà án, xem xét lại, sửa chữa, thay đổi hoặc giữ nguyên các phán quyết hoặc lệnh cuối cùng của các toà án cấp dưới khi có kháng án hoặc khi áp dụng lệnh hủy bỏ bản án, quyết định (certiorari) trong:

(a) Các vụ việc xem xét tính hợp hiến hay giá trị pháp lí của các điều ước, thoả thuận quốc tế, luật, nghị định, tuyên bố, sắc lệnh, thông tư hay quy định của Tổng thống.

(b) Các vụ việc liên quan đến tính hợp pháp của bất cứ khoản thuế, lệ phí đường sá hay bất cứ hình thức xử phạt nào có liên quan được áp dụng.

(c) Các vụ việc xem xét thẩm quyền của bất kì toà án cấp dưới nào.

(d) Các vụ án hình sự mà hình phạt là tù chung thân hay nghiêm khắc hơn.

(e) Các vụ việc chỉ liên quan đến những sai phạm hoặc vấn đề về mặt pháp luật.

(3) Điều động tạm thời thẩm phán của toà án cấp dưới đến làm việc ở nơi khác khi lợi ích công cộng đòi hỏi. Việc điều động tạm thời này không được vượt quá sáu tháng nếu không được sự đồng ý của các thẩm phán có liên quan.

(4) Yêu cầu thay đổi địa điểm xét xử nhằm tránh xét xử oan sai.

(5) Ban hành quy định liên quan đến việc bảo vệ và thực hiện quyền năng hiến pháp, việc bào chữa, hành nghề và thủ tục tố tụng tại tất cả các toà án, việc cho phép được hành nghề luật, tổ chức Luật sư đoàn hợp nhất và trợ giúp pháp lí cho các đối tượng bị thiệt thòi. Những quy định này đặt ra thủ tục tố tụng được đơn giản hoá, ít tốn kém nhằm xét xử nhanh chóng các vụ việc, áp dụng thống nhất cho các toà án ở cùng cấp và không làm mất đi, gia tăng hay thay đổi các quyền năng quan trọng. Quy định về thủ tục tố tụng của các toà án đặc biệt và các cơ quan bán tư pháp có hiệu lực trừ khi bị Toà án tối cao bác bỏ.

 (6) Bổ nhiệm các quan chức và nhân viên của hệ thống tư pháp phù hợp với Luật Công vụ.

Khoản 6. Toà án tối cao thực hiện việc giám sát hành chính đối với tất cả các toà án và nhân sự của toà án.

Khoản 7. (1) Không ai có thể được bổ nhiệm là thẩm phán của Toà án tối cao hoặc bất kì toà án cấp dưới nào nếu không phải là người có quốc tịch Philippines do sinh ra. Thẩm phán của Toà án tối cao phải có tuổi đời ít nhất là bốn mươi và phải có ít nhất mười năm kinh nghiệm làm thẩm phán ở toà án cấp dưới hoặc tham gia hành nghề luật ở Philippines.

(2) Quốc hội sẽ quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm thẩm phán của toà án cấp dưới nhưng không ai có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán nếu họ không phải là người có quốc tịch Philippines và là thành viên của Luật sư đoàn Philippines.

(3) Thẩm phán phải là người được chứng minh là có năng lực, nhất quán, trung thực và độc lập.

Khoản 8. (1) Hội đồng tư pháp và luật sư được thành lập dưới sự giám sát của Toà án tối cao bao gồm Chánh án với tư cách là Chủ tịch đương nhiên, Bộ trưởng Bộ tư pháp và một đại diện của Quốc hội với tư cách các thành viên đương nhiên, một đại diện của tổ chức Luật sư đoàn hợp nhất, một giáo sư luật, một thẩm phán của Toà án tối cao đã nghỉ hưu và một đại diện của khu vực tư nhân.

(2) Các thành viên thuộc biên chế của Hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm trong nhiệm kì bốn năm với sự nhất trí của Ủy ban về các vấn đề bổ nhiệm. Trong số các thành viên bổ nhiệm lần đầu, đại diện của Luật sư đoàn hợp nhất có nhiệm kì bốn năm, giáo sư luật có nhiệm kì ba năm, Thẩm phán nghỉ hưu có nhiệm kì hai năm và đại diện của khu vực tư nhân có nhiệm kì một năm.

(3) Thư kí của Toà án tối cao là Thư kí đương nhiên của Hội đồng và là người ghi chép biên bản các cuộc họp.

(4) Các thành viên thuộc biên chế của Hội đồng được nhận các khoản thù lao do Toà án tối cao quy định. Hàng năm, Toà án tối cao quy định các khoản phân bổ ngân sách cho Hội đồng.

(5) Chức năng chính của Hội đồng là giới thiệu những người sẽ được bổ nhiệm cho cơ quan tư pháp. Hội đồng cũng thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do Toà án tối cao giao cho mình.

Khoản 9. Thẩm phán của Toà án tối cao và thẩm phán của toà án cấp dưới do Tổng thống bổ nhiệm từ danh sách của ít nhất ba ứng viên do Hội đồng tư pháp và luật sư chuẩn bị cho mỗi vị trí cần bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm nêu trên không cần thiết phải có sự phê chuẩn.

Đối với thẩm phán của các toà án cấp dưới, Tổng thống sẽ ban hành quyết định bổ nhiệm trong vòng chín mươi ngày kể từ ngày trình danh sách ứng viên.

Khoản 10. Lương của Chánh án Toà án tối cao, các thẩm phán cộng sự và các thẩm phán toà án cấp dưới do luật định. Trong thời gian đương nhiệm, lương của họ sẽ không bị giảm.

Khoản 11. Thẩm phán của Toà án tối cao và thẩm phán của toà án cấp dưới có tư cách đạo đức tốt thực hiện nhiệm vụ đến khi nào họ đủ bảy mươi tuổi hoặc đến khi họ không có khả năng thực hiên các nhiệm vụ được giao. Toà án tối cao với đầy đủ các thành viên có thẩm quyền quyết định kỉ luật thẩm phán toà án cấp dưới hoặc ban hành quyết định bãi nhiệm các thẩm phán này trên cơ sở được sự đồng thuận của đa số các thẩm phán đã thực sự tham gia thảo luận về vấn đề liên quan và biểu quyết sau đó.

Khoản 12. Thẩm phán của Toà án tối cao và của các toà án khác được thành lập theo luật định không được bố trí làm việc cho bất cứ cơ quan nào thực hiện các chức năng bán tư pháp hoặc chức năng quản lí hành chính.

Khoản 13. Các kết luận của Toà án tối cao trong các vụ việc được trình để xét xử bởi đầy đủ các thành viên hay bởi phân toà được tham vấn trước khi giao cho thẩm phán chắp bút quan điểm xét xử của Toà án tối cao. Văn bản xác nhận về các kết luận này do Chánh án Toà án tối cao kí được ban hành và một bản đính kèm với hồ sơ vụ án và cũng được tống đạt cho các đương sự. Bất cứ thẩm phán nào không có ý kiến hoặc có ý kiến phản đối hoặc bỏ phiếu trắng đối với một quyết định hay nghị quyết nào đều buộc phải nêu rõ lí do. Các yêu cầu tương tự cũng đặt ra đối với các toà án trung cấp.

Khoản 14. Không quyết định của bất kì toà án nào được ban hành mà không thể hiện rõ ràng, rành mạch các tình tiết thực tế và lấy pháp luật làm cơ sở để ban hành quyết định.

Không yêu cầu hay kiến nghị nào về việc xem xét lại quyết định của toà án bị từ chối hoặc trì hoãn mà không nêu rõ cơ sở pháp luật của việc từ chối hoặc trì hoãn này.

Khoản 15. (1) Tất cả các vụ việc hoặc vấn đề được thụ lí sau khi Hiến pháp này có hiệu lực đều phải được quyết định hoặc giải quyết trong vòng hai mươi bốn tháng kể từ ngày trình lên Toà án tối cao và trừ khi Toà án tối cao rút ngắn, thời hạn này là mười hai tháng đối với các toà án trung cấp và ba tháng đối với các toà án cấp dưới khác.

(2) Vụ việc hoặc vấn đề được đệ trình để quyết định hoặc xử lí khi văn bản lần cuối cùng về bào chữa, biện hộ hoặc bản ghi nhớ theo yêu cầu các Quy định của Toà án tối cao hoặc của chính toà án được đưa vào hồ sơ.

(3) Khi khoảng thời hạn tương ứng đã hết, văn bản xác nhận việc này do Chánh án Toà án tối cao hoặc thẩm phán chủ tọa ngay lập tức được ban hành và một bản đính kèm hồ sơ vụ án và cũng được tống đạt cho đương sự. Văn bản xác nhận nêu rõ tại sao vụ việc hay vấn đề không được giải quyết trong thời hạn được quy định.

(4) Dù khoảng thời hạn buộc phải giải quyết đã hết, toà án sẽ quyết định hoặc giải quyết vụ việc hay vấn đề mà không được trì hoãn thêm và điều này không ảnh hưởng đến trách nhiệm có thể phải gánh chịu do việc để xảy ra tình trạng quá hạn.

Khoản 16. Trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày khai mạc mỗi phiên họp thường kì của Quốc hội, Toà án tối cao sẽ đệ trình lên Tổng thống và Quốc hội báo cáo hàng năm về hoạt động của cơ quan tư pháp.



Каталог: DuThao -> Lists -> TT TINLAPPHAP -> Attachments -> 199
Lists -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Lists -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Công ước số 138 Công ước về Tuổi tối thiểu được đi làm việc, 1973
Lists -> Các đơn vị đặc nhiệm một số quốc gia
Lists -> KẾt hôn có YẾu tố NƯỚc ngoàI: LÚng túng “ĐUỔI” theo thông tư
199 -> Giới thiệu về Tòa án Tối cao Philippines và vai trò của Tòa trong việc kiểm soát quyền lực chính phủ

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương