Centre for information, library and research services


Chương IV: CƠ QUAN HÀNH PHÁP



tải về 1.26 Mb.
trang10/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.26 Mb.
#35452
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19

Chương IV:

CƠ QUAN HÀNH PHÁP

Mục 1:

Tổng thống


Điều 66

(1) Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và đại diện nhà nước trong quan hệ đối ngoại.

(2) Tổng thống có các nghĩa vụ và trách nhiệm bảo đảm độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và duy trì Nhà nước và Hiến pháp.

(3) Tổng thống có trách nhiệm theo đuổi một cách chân thành việc thống nhất hòa bình đất nước.

(4) Quyền Hành pháp được trao cho nhánh Hành pháp do Tổng thống đứng đầu.

Điều 67


(1) Tổng thống do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

(2) Trong trường hợp có hơn hai người nhận được số phiếu lớn nhất như nhau trong cuộc bầu cử như nêu tại khoản (1), người nhận được số phiếu lớn hơn tại một phiên họp công khai của Quốc hội có sự tham dự bởi đa số của tổng số đại biểu Quốc hội sẽ trúng cử.

(3) Nếu chỉ có một ứng cử viên tổng thống, người này sẽ không được bầu làm Tổng thống trừ khi nhận được tối thiểu là một phần ba số phiếu của tất cả các cử tri có đủ điều kiện bầu cử.

(4) Các công dân đủ điều kiện được bầu vào Quốc hội và đã từ đủ bốn mươi tuổi vào ngày bầu cử tổng thống, có thể được bầu làm tổng thống.

(5) Các vấn đề liên quan đến bầu cử tổng thống do luật định.

Điều 68


(1) Tổng thống kế nhiệm phải được bầu xong trong vòng từ bảy mươi đến bốn mươi ngày trước ngày nhiệm kỳ Tổng thống đương nhiệm kết thúc.

(2) Trong trường hợp chức vụ Tổng thống bị bỏ trống hoặc Tổng thống đã được bầu đã chết, hoặc bị miễn nhiệm bởi một phán quyết của tòa án hoặc vì bất kỳ lý do nào khác, một người kế nhiệm sẽ được bầu trong vòng sáu mươi ngày.

Điều 69

Vào thời điểm nhậm chức, Tổng thống sẽ có lời tuyên thệ như sau: “Tôi trịnh trọng tuyên thệ trước nhân dân rằng tôi sẽ trung thành thực thi nhiệm vụ của Tổng thống bằng việc tuân thủ Hiến pháp, bảo vệ đất nước, theo đuổi việc thống nhất tổ quốc một cách hòa bình, thúc đẩy tự do và thịnh vượng của nhân dân và nỗ lực phát triển văn hóa dân tộc.”



Điều 70

Nhiệm kỳ Tổng thống là năm năm và Tổng thống không thể được bầu lại.

Điều 71

Nếu chức vụ Tổng thống bị bỏ trống hoặc Tổng thống không thể thực thi nhiệm vụ của mình vì bất kỳ lí do nào, Thủ tướng hoặc các thành viên của Hội đồng Nhà nước sẽ thực thi công việc của Tổng thống lần lượt theo thứ tự do luật định.

Điều 72

Tổng thống có thể đệ trình các chính sách quan trọng liên quan đến ngoại giao, quốc phòng, thống nhất đất nước và các vấn đề khác liên quan đến vận mệnh quốc gia để trưng cầu ý dân nếu thấy cần thiết.

Điều 73

Tổng thống ký kết và phê chuẩn các điều ước, bổ nhiệm và đón nhận các phái đoàn ngoại giao, tuyên chiến và ký các hiệp định hòa bình.

Điều 74

(1) Tổng thống là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang theo các điều kiện quy định bởi Hiến pháp và luật.

(2) Việc hình thành và cách thức tổ chức các lực lượng vũ trang do luật định.

Điều 75


Tổng thống có thể ban hành sắc lệnh tổng thống liên quan đến các vấn đề mà Tổng thống được ủy quyền theo luật định với phạm vi được xác định cụ thể và đối với các vấn đề cần thiết phải thực thi các luật.

Điều 76


(1) Trong thời gian đất nước có nội loạn, có hiểm họa ngoại xâm, thảm họa thiên nhiên hoặc khủng hoảng tài chính hoặc kinh tế, Tổng thống có thể thực thi các biện pháp tài chính và kinh tế tối thiểu cần thiết hoặc ban hành các sắc lệnh có hiệu lực như luật khi cần phải có các biện pháp khẩn cấp để duy trì an ninh quốc gia an toàn và trật tự công cộng và không có thời gian đợi quyết định của Quốc hội.

(2) Trong trường hợp có các hoạt động thù địch ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và không thể triệu tập Quốc hội, Tổng thống có thể ban hành các sắc lệnh có hiệu lực như luật khi cần thiết để bảo đảm sự toàn vẹn của quốc gia.

(3) Trong trường hợp thực thi các hành động hoặc ban hành các sắc lệnh theo quy định tại khoản (1) và (2), Tổng thống sẽ nhanh chóng thông báo cho Quốc hội để Quốc hội thông qua.

(4) Nếu Quốc hội không thông qua, các hành động và sắc lệnh sẽ bị hủy bỏ. Trong các trường hợp đó, các luật bị sửa đổi hoặc bị bãi bỏ bởi sắc lệnh có liên quan sẽ tự động phục hồi hiệu lực áp dụng ban đầu vào thời điểm các sắc lệnh không được thông qua.

(5) Tổng thống phải nhanh chóng công bố các bước thực thi theo quy định tại các khoản (3) và (4).

Điều 77


(1) Khi cần thiết phải đối phó về mặt quân sự hoặc để duy trì trật tự và an toàn công cộng và nhằm huy động lực lượng quân sự vào thời điểm chiến tranh, xung đột vũ trang hoặc tình trạng khẩn cấp tương tự, Tổng thống có thể tuyên bố thiết quân luật theo các điều kiện do luật định.

(2) Thiết quân luật sẽ có hai dạng: thiết quân luật bất thường và thiết quân luật phòng vệ.

(3) Trong trường hợp thiết quân luật bất thường, các biện pháp đặc biệt có thể được thực hiện bao gồm những việc liên quan đến lệnh bắt giam, tự do ngôn luận, báo chí, hội họp và lập hội hoặc các quyền của Cơ quan Hành pháp và Cơ quan Tư pháp theo các điều kiện do luật định.

(4) Khi Tổng thống ban bố thiết quân luật, Tổng thống cần phải thông báo ngay lập tức cho Quốc hội.

(5) Khi Quốc hội yêu cầu bãi bỏ thiết quân luật với sự đồng ý của đa số phiếu của tổng số đại biểu Quốc hội, Tổng thống phải phục tùng.

Điều 78


Tổng thống bổ nhiệm và bãi miễn các công chức theo các điều kiện quy định bởi Hiến pháp và luật.

Điều 79


(1) Tổng thống có thể quyết định đặc xá, giảm án, phục hồi các quyền theo các điều kiện do luật định.

(2) Tổng thống cần sự đồng thuận của Quốc hội khi quyết định đặc xá.

(3) Các vấn đề liên quan đến đặc xá, giảm án, phục hồi các quyền do luật định.

Điều 80


Tổng thống trao các tước vị và danh hiệu theo các điều kiện do luật định.

Điều 81


Tổng thống có thể tham gia và trình bày trước Quốc hội hoặc nêu quan điểm của mình bằng văn bản.

Điều 82


Các quyết định của Tổng thống theo luật định được thực hiện dưới hình thức văn bản và các văn kiện đó phải được tiếp ký bởi Thủ tướng và các thành viên Hội đồng Nhà nước có liên quan. Điều này cũng áp dụng đối với các vấn đề quân sự.

Điều 83


Tổng thống không thế đồng thời giữ chức vụ Thủ tướng, thành viên Hội đồng Nhà nước, người đứng đầu một Bộ hoặc các vị trí công vụ hoặc tư nhân nào khác theo luật định.

Điều 84


Tổng thống không thể bị truy tố về hình sự trong thời gian tại vị trừ tội phản quốc hoặc hoạt động lật đổ.

Điều 85


Các vấn đề liên quan đến địa vị và ưu đãi đối với các cựu Tổng thống do luật định.

Mục 2:
Chính phủ


Tiểu mục 1:

Thủ tướng và các thành viên Hội đồng Nhà nước

Điều 86

(1) Thủ tướng được Tổng thống bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn.

(2) Thủ tướng có trách nhiệm hỗ trợ Tổng thống và điều hành các Bộ theo chỉ đạo của Tổng thống.

(3) Không có người nào trong quân đội có thể được bổ nhiệm làm Thủ tướng trừ khi người đó đã từ nhiệm.

Điều 87

(1) Các thành viên của Hội đồng Nhà nước được Tổng thống bổ nhiệm theo đề xuất của Thủ tướng.

(2) Các thành viên của Hội đồng Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ Tổng thống trong việc thực hiện các công việc của nhà nước và có trách nhiệm thảo luận về các công việc của nhà nước khi tham gia tập thể Hội đồng Nhà nước.

(3) Thủ tướng có thể đề nghị Tổng thống miễn nhiệm thành viên Hội đồng Nhà nước.

(4) Không thành viên nào của quân đội có thể được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Nhà nước trừ khi người đó đã từ nhiệm.

Tiểu mục 2:

Hội đồng Nhà nước

Điều 88


(1) Hội đồng Nhà nước thảo luận các chính sách quan trọng thuộc thẩm quyền của cơ quan Hành pháp.

(2) Hội đồng Nhà nước bao gồm Tổng thống, Thủ tướng và các thành viên khác với số lượng tối thiểu là mười lăm và tối đa là ba mươi người.

(3) Tổng thống là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Thủ tướng là Phó Chủ tịch.

Điều 89


Hội đồng Nhà nước sẽ thảo luận các vấn đề sau đây:

1) Các kế hoạch cơ bản của quốc gia và các chính sách chung của Hành pháp;

2) Tuyên chiến, kí kết hiệp định hòa bình, và các vấn đề quan trọng khác liên quan đến chính sách đối ngoại.

3) Soạn thảo các sửa đổi Hiến pháp, các đề xuất trưng cầu ý dân, các điều ước, các dự luật và các sắc lệnh tổng thống;

4) Ngân sách, các khoản chi tiêu, các kế hoạch cơ bản sử dụng tài sản nhà nước, các hợp đồng phát sinh nghĩa vụ tài chính của Nhà nước và các vấn đề tài chính quan trọng khác;

5) Các sắc lệnh, các quyết định tài chính và kinh tế khẩn cấp của Tổng thống, các tuyên bố áp dụng và bãi bỏ thiết quân luật;

6) Các vấn đề quân sự quan trọng;

7) Yêu cầu triệu tập các phiên họp bất thường của Quốc hội;

8) Trao tặng danh hiệu;

9) Quyết định đặc xá, giảm án và phục hồi các quyền;

10) Xác định thẩm quyền giữa các Bộ;

11) Các kế hoạch cơ bản liên quan đến trao quyền và ủy quyền trong cơ quan Hành pháp;

12) Phân tích và đánh gia hoạt động quản lý Nhà nước;

13) Thành lập và điều phối các chính sách cơ bản của các Bộ;

14) Thực hiện thủ tục giải tán một chính đảng;

15) Xem xét các kiến nghị liên quan đến các chính sách hành chính được đệ trình hoặc chuyển đến Hành pháp;

16) Bổ nhiệm Tổng Chưởng lý, Tổng tham mưu trưởng Liên quân, Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, hiệu trưởng các trường đại học quốc gia, các đại sứ, các công chức và các nhà quản lý các doanh nghiệp nhà nước quan trọng theo luật định; và

17) Các vấn đề khác do Tổng thống, Thủ tướng hoặc một thành viên Hội đồng Nhà nước đệ trình.

Điều 90

(1) Hội đồng Cố vấn Chính trị gia Lão thành bao gồm các chính trị gia lão thành, có thể được thành lập để cố vấn cho Tổng thống về các vấn đề quan trọng của quốc gia.

(2) Tổng thống tiền nhiệm kế trước sẽ là Chủ tịch của Hội đồng Cố vấn Chính trị gia Lão thành; khi không có Tổng thống tiền nhiệm kế trước, Tổng thống sẽ bổ nhiệm Chủ tịch.

(3) Tổ chức, chức năng và các vấn đề cần thiết khác của Hội đồng Cố vấn Chính trị gia Lão thành do luật định.

Điều 91

(1) Hội đồng An ninh Quốc gia được thành lập để cố vấn cho Tổng thống về việc hình thành các chính sách đối nội, đối ngoại và quân sự liên quan đến an ninh quốc gia trước khi chuyển đến để Hội đồng Nhà nước thảo luận.

(2) Các cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia do Tổng thống chủ tọa.

(3) Tổ chức, chức năng và các vấn đề cần thiết khác của Hội đồng An ninh Quốc gia do luật định.

Điều 92

(1) Hội đồng Cố vấn về Thống nhất Dân chủ và Hòa bình có thể được thành lập để cố vấn cho Tổng thống về việc hình thành chính sách thống nhất hòa bình.

(2) Tổ chức, chức năng và các vấn đề cần thiết khác của Hội đồng Cố vấn về Thống nhất Dân chủ và Hòa bình được luật quy định.

Điều 93


(1) Hội đồng Cố vấn Kinh tế Quốc gia có thể được thành lập để cố vấn cho Tổng thống về việc hình thành các chính sách quan trọng cho việc phát triển kinh tế quốc gia.

(2) Tổ chức, chức năng và các vấn đề cần thiết khác của Hội đồng Cố vấn Kinh tế Quốc gia do luật quy định.

Tiểu mục 3:

Các Bộ


Điều 94

Bộ trưởng được Tổng thống bổ nhiệm trong số các thành viên của Hội đồng Nhà nước theo đề nghị của Thủ tướng.

Điều 95

Theo thẩm quyền được quy định bởi luật hoặc sắc lệnh của Tổng thống hoặc thuộc thẩm quyền đương nhiên của mình, Thủ tướng hoặc Bộ trưởng có thể ban hành pháp lệnh của Thủ tướng hoặc của Bộ về các vấn đề thuộc phạm thẩm quyền của mình.

Điều 96

Việc thành lập, tổ chức và chức năng của mỗi Bộ do luật định.

Tiểu mục 4:

Ban Kiểm toán và Thanh tra

Điều 97

Ban Kiểm toán và Thanh tra được thành lập trực thuộc Tổng thống để thanh tra và kiểm tra việc thực hiện các khoản thu và chi của Nhà nước, tài khoản quốc gia, và các tổ chức khác theo luật định và việc thực thi công việc của các cơ quan hành pháp và công chức.

Điều 98

(1) Ban Kiểm toán và Thanh tra gồm có tối thiểu là năm và tối đa là mười một thành viên bao gồm cả Chủ tịch.

(2) Chủ tịch Ban do Tổng thống bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch là bốn năm và chỉ có thể được tái bổ nhiệm một lần.

(3) Các thành viên của Ban được Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch. Nhiệm kỳ của các thành viên là bốn năm và chỉ có thể được tái bổ nhiệm một lần.

Điều 99

Ban Kiểm toán và Thanh tra sẽ thanh tra việc đóng các tài khoản thu chi hàng năm và báo cáo kết quả cho Tổng thống và Quốc hội trong năm tiếp sau.

Điều 100

Tổ chức và chức năng của Ban Kiểm toán và Thanh tra, tiêu chuẩn của các thành viên, phạm vi các công chức thuộc đối tượng bị thanh tra và những vấn đề cần thiết khác sẽ do luật định.



Каталог: DuThao -> Lists -> TT TINLAPPHAP -> Attachments -> 199
Lists -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Lists -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Công ước số 138 Công ước về Tuổi tối thiểu được đi làm việc, 1973
Lists -> Các đơn vị đặc nhiệm một số quốc gia
Lists -> KẾt hôn có YẾu tố NƯỚc ngoàI: LÚng túng “ĐUỔI” theo thông tư
199 -> Giới thiệu về Tòa án Tối cao Philippines và vai trò của Tòa trong việc kiểm soát quyền lực chính phủ

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương