Centre for information, library and research services


PHÁP LUẬT LIÊN BANG VÀ CÁC THỦ TỤC LẬP PHÁP



tải về 1.26 Mb.
trang6/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.26 Mb.
#35452
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

PHÁP LUẬT LIÊN BANG VÀ CÁC THỦ TỤC LẬP PHÁP


Điều 70: Việc phân chia quyền lực giữa liên bang và các tiểu bang

(1) Các tiểu bang có quyền lập pháp trong phạm vi mà Hiến pháp không trao quyền lập pháp cho liên bang.

(2) Việc phân chia quyền lực giữa Liên bang và các tiểu bang được điều chỉnh bởi các điều khoản trong Hiến pháp liên quan đến các đặc quyền lập pháp và các quyền lập pháp đồng thời.

Điều 71: Đặc quyền lập pháp của liên bang

Những vấn đề thuộc phạm vi đặc quyền lập pháp của liên bang, thì các tiểu bang có quyền lập pháp chỉ khi và trong phạm vi họ được trao quyền một cách rõ ràng để thực hiện quyền đó theo luật Liên bang.

Điều 72: Quyền lập pháp đồng thời

(1) Đối với các vấn đề thuộc phạm vi quyền lập pháp đồng thời, các tiểu bang có quyền lập pháp miễn là trong phạm vi mà liên bang không thực hiện quyền lập pháp đó bằng cách thông qua một đạo luật.

(2) Liên bang có quyền lập pháp về các vấn đề được nêu trong các điểm 4, 7, 11, 13, 15, 19a, 20, 22, 25 và 26 của đoạn (1) điều 74, nếu và trong phạm vi mà việc thiết lập các điều kiện sống công bằng trên toàn lãnh thổ liên bang hay duy trì sự thống nhất kinh tế hay pháp luật cần thiết cho lợi ích quốc gia.

(3) Nếu Liên bang sử dụng quyền lực của mình để ban hành pháp luật, các tiểu bang có thể ban hành các luật khác không đồng nhất với pháp luật liên bang trong các lĩnh vực:

1. săn bắn (ngoại trừ luật về cấp giấy phép săn bắn);

2. bảo vệ thiên nhiên và và sự quản lý các cảnh quan (ngoại trừ các nguyên tắc chung cho việc bảo vệ thiên nhiên, luật về việc bảo vệ các loải thực vật và động vật hoặc luật về việc bảo vệ các sinh vật biển);

3. sự phân bổ đất đai;

4. quy hoạch vùng;

5. quản lý tài nguyên nước (ngoại trừ các quy định liên quan đến phương tiện và công cụ)

6. việc gia nhập các tổ chức giao dục đại học và các yêu cầu đối với việc tốt nghiệp trong các tổ chức đó.

Pháp luật liên bang quy định về những vấn đề trên sẽ có hiệu lực không sớm hơn 6 tháng sau khi ban hành trừ khi có quy định khác với sự đồng ý của Hội đồng liên bang. Đối với mối quan hệ giữa pháp luật liên bang và pháp luật tiểu bang, luật được ban hành mới nhất sẽ được ưu tiên đối với các vấn đề trong phạm vi của câu đầu tiên.

(4) Luật liên bang có thể quy định pháp luật liên bang mà không cần thiết trong nội dung của khoản 2 Điều này thì có thể được thay thế bằng luật tiểu bang.

Điều 73: Các vấn đề thuộc đặc quyền lập pháp của liên bang

Liên bang có đặc quyền lập pháp đối với các vấn đề sau:

1. Các vấn đề ngoại giao và quốc phòng, bao gồm việc bảo vệ nhân dân;

2. Công dân trong Liên bang;

3. Tự do đi lại, hộ chiếu, đăng ký cư trú và chứng minh thư, di cư, nhập cư và dẫn độ;

4. Tiền tệ, tài sản, tiền giấy và tiền kim loại, trọng lượng và hệ đo lường, và việc xác định các tiêu chuẩn thời gian;

5. Sự thống nhất về hải quan và thương mại, các hiệp ước về thương mại và hàng hải, tự do vận chuyển hàng hoá và trao đổi hàng hoá, việc thanh toán với nước ngoài bao gồm cả việc bảo vệ biên giới và hải quan.

5a. Bảo vệ các di sản văn hóa Đức khỏi việc di dời ra ngoài lãnh thổ đất nước;

6. Vận chuyển bằng đường hàng không;

6a. Hoạt động của hệ thống đường sắt liên bang thuộc sở hữu toàn bộ hoặc chủ yếu của liên bang (hệ thống đường sắt liên bang), việc xây dựng, duy trì, và vận hành của các đường ray thuộc hệ thống đường sắt liên bang cũng như chịu chi phí cho việc sử dụng hệ thống đường ray này;

7. Các dịch vụ bưu chính viễn thông;

8. Các mối quan hệ pháp lý của những người làm việc cho liên bang và các doanh nghiệp của liên bang theo luật công;

9. Các quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền và xuất bản;

9a. Sự bảo vệ của Cơ quan Cảnh sát hình sự liên bang chống lại mối nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố quốc tế khi có mối đe dọa vượt ra ngoài ranh giới một tiểu bang, khi thẩm quyền của cảnh sát và chính quyền một tiểu bang không được nhận thấy, hoặc khi cơ quan cao nhất của một tiểu bang yêu cầu trách nhiệm của liên bang gánh vác.

10. Việc hợp tác giữa liên bang và các tiểu bang trong các vấn đề:

(a) Công việc cảnh sát hình sự,

(b) Bảo vệ trật tự tự do dân chủ cơ bản, sự tồn tại và an ninh của liên bang hay của một tiểu bang (bảo vệ Hiến pháp) và

(c) Bảo vệ nhằm loại bỏ các hoạt động vi phạm toàn vẹn lãnh thổ liên bang bằng sử dụng vũ lực hay chuẩn bị sử dụng vũ lực hoặc chuẩn bị vũ lực đe doạ các lợi ích bên ngoài của Cộng hòa Liên bang Đức, cũng như việc thành lập cơ quan cảnh sát hình sự liên bang và hoạt động quốc tế nhằm chống tội phạm;



11. Các thống kê cho các mục đích của liên bang.

12. Luật về vũ khí và các vật liệu nổ.

13. Phúc lợi cho người tàn tật do chiến tranh và cho những người phụ thuộc của các nạn nhân chết do chiến tranh cũng như hỗ trợ các cựu tù nhân chiến tranh.

14. Sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, xây dựng và vận hành các cơ sở phục vụ mục đích đó, bảo vệ chống lại các mối nguy hiểm phát sinh do giải phóng năng lượng hạt nhân hoặc từ bức xạ ion hóa, và việc xử lý các chất phóng xạ.

(2) Các luật được ban hành căn cứ theo điểm 9a của khoản (1) yêu cầu phải có sự chấp thuận của Hội đồng liên bang.

Điều 74: Các vấn đề thuộc quyền lập pháp chung

(1) Các quyền lập pháp chung thuộc phạm vi các vấn đề sau đây:

1. Luật dân sự, luật hình sự, tổ chức tòa án và thủ tục tố tụng (ngoại trừ pháp luật sửa đổi về giam giữ trước khi xét xử), nghề luật sư, công chứng và tư vấn pháp lý;

2. Khai sinh, khai tử và đăng ký kết hôn;

3. Luật về các hiệp hội;

4. Luật liên quan đến cư trú và định cư của người nước ngoài;

4a. (đã được bãi bỏ);

5. (đã được bãi bỏ);

6. Các vấn đề liên quan đến những người tỵ nạn và những người bị trục xuất;

7. Phúc lợi xã hội (ngoại trừ luật về các tổ chức chăm sóc xã hội);

8. (đã được bãi bỏ);

9. Thiệt hại chiến tranh và bồi thường thiệt hại chiến tranh;

10.


10. Các ngôi mộ chiến tranh và các ngôi mộ cho các nạn nhân khác chết vì chiến tranh hay chế độ độc tài;

11. Luật về kinh tế (mỏ, công nghiệp, năng lượng, nghề thủ công, thương mại, ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm tư nhân), ngoại trừ luật về giờ đóng cửa cửa hàng, nhà hàng, trung tâm giải trí, sự trưng bày của cá nhân, hội chợ, triển lãm và chợ;

11a. (đã được bãi bỏ);

12. Luật lao động, bao gồm tổ chức các doanh nghiệp, an toàn nghề nghiệp và sức khoẻ, và các văn phòng dịch vụ việc làm cũng như an ninh xã hội gồm cả bảo hiểm thất nghiệp;

13. Điều tiết các khoản tiền trợ cấp giáo dục và đào tạo và thúc đẩy nghiên cứu;

14. Luật về tước đoạt quyền sở hữu, trong phạm vi có liên quan đến các vấn đề đã được liệt kê trong các điều 73 và 74;

15. Chuyển nhượng đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các phương tiện sản xuất vào sở hữu chung hay các hình thức khác của doanh nghiệp tập thể;

16. Ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực kinh tế;

17. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp (ngoại trừ pháp luật về hợp nhất đất đai), bảo đảm đủ nguồn cung cấp lương thực, xuất nhập khẩu các sản phẩm nông lâm, đánh bắt gần bờ và xa bờ, và bảo tồn khu vực bờ biển;

18. Các giao dịch bất động sản tại đô thị, luật về đất đai (ngoại trừ luật về các kinh phí phát triển), và luật về trợ cấp tiền thuê nhà, trợ cấp cho các khoản nợ cũ, phí bảo hiểm cho vay để xây dựng nhà, xây dựng nhà cửa, ấp trại vườn tược của công nhân mỏ;

19. Các biện pháp đấu tranh chống lại các dịch bệnh nguy hiểm có thể lây lan ở người và động vật, quyền hành nghề y và các nghề chữa bệnh, cũng như luật về việc buôn bán thuốc, sản phẩm y tế, dược phẩm, chất ma tuý và các chất độc;

19a. Bảo đảm về kinh phí của các bệnh viện và quy định về viện phí;



20. Luật về thực phẩm bảo gồm cả sản phẩm từ động vật, luật về rượu và thuốc lá, các mặt hàng thiết yếu, thức ăn chăn nuôi, cũng như các biện pháp bảo vệ trong liên kết với việc tiếp thị hạt giống và cây giống nông nghiệp và lâm nghiệp, bảo vệ cây trồng chống lại dịch bệnh và các loài gây hại cũng như việc bảo vệ các loài động vật;

21. Vận chuyển hàng hải và ven biển cũng như các cứu trợ hàng hải, vận tải thuỷ nội địa, các dịch vụ khí tượng, các tuyến đường biển, hệ thống đường thuỷ nội địa được sử dụng cho giao thông công cộng;

22. Giao thông đường bộ, phương tiện vận chuyển, xây dựng và bảo trì các đường cao tốc cũng như việc thu phí đối với việc sử dụng đường cao tốc công cộng của các phương tiện giao thông và việc phân phối nguồn thu nhập;

23. Hệ thống đường sắt không thuộc liên bang, ngoại trừ đường sắt miền núi;

24. Loại bỏ chất thải, kiểm soát vấn đề ô nhiễm không khí và giảm thiểu tiếng ồn (ngoại trừ việc bảo vệ khỏi tiếng ồn liên quan đến hoạt động của con người);

25. Trách nhiệm pháp lý nhà nước;

26. Thụ tinh nhân tạo, phân tích và làm biến đổi thông tin di truyền học, điều chỉnh việc cấy ghép nội tạng, mô và tế bào.

27. Các quyền và nghĩa vụ theo luật định của công chức nhà nước tại các tiểu bang, các thành phố tự trị và các tổ chức khác của pháp luật công cũng như quyền và nghĩa vụ của các thẩm phán tại tiểu bang, ngoài trừ những quy tắc nghề nghiệp, thù lao và khoản lương hưu của họ;

28. Săn bắn;

29. Bảo vệ thiên nhiên và việc quản lý các cảnh quan;

30. Phân bổ đất đai;

31. Quy hoạch vùng;

32. Quản lý các nguồn nước;

33. Cho phép các tổ chức giáo dục đại học và các yêu cầu cho việc tốt nghiệp tại các tổ chức này.

(2) Các luật được ban hành căn cứ theo điểm 25 và 27 của khoản (1) yêu cầu phải có sự chấp thuận của Hội đồng liên bang.

Điều 74a: (đã được bãi bỏ)

Điều 75: (đã được bãi bỏ)

Điều 76: Các dự luật

(1) Các dự luật được Chính phủ liên bang hoặc Hội đồng liên bang, hoặc từ các cơ quan của Quốc hội liên bang trình tại kỳ họp của Quốc hội liên.

(2) Các dự luật của Chính phủ liên bang trước tiên được đệ trình lên Hội đồng liên bang. Hội đồng liên bang được quyền thẩm định các dự thảo đó trong vòng 6 tuần. Nếu vì các lý do quan trọng, đặc biệt là đối với phạm vi của dự luật, thì Hội đồng liên bang yêu cầu gia hạn, thời gian được tăng lên 9 tuần. Nếu trong các trường hợp ngoại lệ Chính phủ liên bang đệ trình một dự luật lên Hội đồng liên bang mà tuyên bố dự luật đó đặc biệt khẩn cấp thì có thể được đệ trình lên Quốc hội liên bang sau 3 tuần, hoặc nếu Hội đồng liên bang yêu cầu gia hạn theo câu thứ bakhoản này thì là 6 tuần, kể cả khi Chính phủ liên bang vẫn chưa nhận được các góp ý của Hội đồng liên bang; khi nhận được góp ý từ Hội đồng liên bang, Chính phủ liên bang chuyển ngay các dự luật lên Quốc hội liên bang không được chậm trễ. Trong trường hợp các dự luật để sửa đổi Hiến pháp hoặc chuyển giao quyền chủ quyền theo điều 23 và 24 thì thời gian thẩm định là 9 tuần; câu thứ tư của khoản này sẽ không được áp dụng.

(3) Các dự luật của Hội đồng liên bang sẽ được Chính phủ liên bang trình lên Quốc hội liên bang trong vòng 6 tuần. Để đệ trình chúng, Chính phủ liên bang phải quyên bố rõ quan điểm của mình. Nếu vì các lý do quan trọng, đặc biệt liên quan đến phạm vi của dự luật, Chính phủ liên bang yêu cầu gia hạn, thời gian sẽ được tăng lên 9 tuần. Nếu trong các trường hợp ngoại lệ Hội đồng liên bang tuyên bố dự luật đặc biệt khẩn cấp thì thời gian sẽ là 3 tuần hoặc nếu Chính phủ liên bang yêu cầu gia hạn theo câu thứ 3 khoản này, thời gian là 6 tuần. Trong trường hợp các dự luật để sửa đổi Hiến pháp hoặc chuyển giao quyền chủ quyền theo điều 23 hoặc 24 thì thời gian thẩm định là 9 tuần; câu thứ tư của khoản này sẽ không được áp dụng. Quốc hội liên bang sẽ xem xét và bỏ phiếu thông qua các dự luật trong thời gian thích hợp.



Điều 77: Quy trình lập pháp - Ủy ban hòa giải

(1) Luật pháp liên bang được Quốc hội liên bang thông qua. Sau khi thông qua, Chủ tịch Quốc hội liên bang sẽ chuyển luật liên bang lên Hội đồng liên bang không được trì hoãn.

(2) Trong vòng 3 tuần sau khi nhận được dự luật đã được thông qua, Hội đồng liên bang có thể yêu cầu triệu tập một Uỷ ban để xem xét chung các dự luật, gồm một số đại biểu Quốc hội và một số thành viên Hội đồng liên bang để thảo luận. Cơ cấu và quy chế làm việc của Uỷ ban này theo các quy định về thủ tục được Quốc hội liên bang thông qua và có sự đồng ý của Hội đồng liên bang. Các thành viên của Hội đồng liên bang thuộc Uỷ ban này không bị ràng buộc bởi bất kỳ chỉ thị nào. Khi có sự đồng ý của Hội đồng liên bang cho một dự luật trở thành luật thì Quốc hội liên bang và Chính phủ liên bang có thể yêu cầu triệu tập một Uỷ ban như vậy. Khi Uỷ ban có đề xuất bất kỳ sửa đổi nào đối với dự luật đã được thông qua, thì Quốc hội liên bang sẽ bỏ phiếu cho dự luật đó lần hai.

(2a) Trong trường hợp yêu cầu có sự đồng ý của Hội đồng liên bang cho một dự luật trở thành luật, nếu không có yêu cầu thì thực hiện theo câu thứ nhất khoản (2) điều này hoặc nếu quy trình hòa giải đã được hoàn tất mà không có đề nghị sửa đổi dự luật thì Hội đồng liên bang sẽ bỏ phiếu cho dự luật trong thời gian thích hợp.

(3) Trong trường hợp yêu cầu có sự đồng ý của Hội đồng liên bang cho một dự luật trở thành luật, khi quy trình theo khoản (2) điều này được hoàn tất, Hội đồng liên bang có thể phản đối dự luật đã được Quốc hội liên bang thông qua trong vòng 2 tuần. Thời gian phản đối sẽ bắt đầu trong trường hợp như đã trình bày ở câu cuối khoản (2) điều này, khi nhận dự luật đã được Quốc hội liên bang thông qua lại và trong tất cả các trường hợp khác khi nhận được thông báo từ chủ tịch uỷ ban qui định trong khoản (2) điều này thông báo các quy trình của Uỷ ban đã được thông qua.

(4) Nếu việc phản đối được đa số phiếu của Hội đồng liên bang thông qua, thì dự luật có thể bị bác bỏ bởi quyết định của đa số các đại biểu của Quốc hội liên bang. Nếu Hội đồng liên bang thông qua việc phản đối bằng ít nhất 2/3 số phiếu thì việc phản đối dự luật của Quốc hội liên bang yêu cầu phải có ít nhất 2/3 số đại biểu Quốc hội.



Điều 78: Thông qua luật pháp liên bang

Một dự luật được Quốc hội liên bang thông qua sẽ thành luật nếu Hội đồng liên bang tán thành dự luật đó, hoặc thất bại trong việc yêu cầu theo quy định tạikhoản (2) điều 77, hoặc không đưa ra được phản đối trong thời hạn qui định trong khoản (3) điều 77, hoặc rút lại lời phản đối, hoặc nếu không Quốc hội liên bang không chịu nghe lời phản đối đó.



Điều 79: Sửa đổi Hiến pháp

(1) Hiến pháp có thể được sửa đổi chỉ bằng luật quy định rõ ràng việc sửa đổi hay bổ sung nội dung của nó.. Trong trường hợp điềuước quốc tế liên quan đến về thoả thuận hoà bình, chuẩn bị cho thoả thuận hoà bình, hoặc từng bước huỷ bỏ chế độ chiếm đóng, hoặc được quy định nhằm thúc đẩy việc bảo vệ nền Cộng hoà Liên bang, thì Hiến pháp phải được bổ sung làm rõ các điều khoản trong Hiến pháp mà không ngăn cản việc ký kết và đi vào hiệu lực của điều ước quốc tế, bổ sung ngôn ngữ vào Hiến pháp chủ yếu nhằm làm rõ những nhận định này .

(2) Bất kỳ luật nào như vậy sẽ được thực hiện nếu có 2/3 số đại biểu trong Quốc hội liên bang và 2/3 số phiếu của Hội đồng liên bang thông qua.

(3) Các sửa đổi đối với Hiến pháp liên quan đến việc phân chia liên bang thành các tiểu bang, tác động đến quyền lập pháp của tiểu bang, hoặc các nguyên tắc nằm trong điều 1 và điều 20 là không được phép.

Điều 80: Ban hành văn bản pháp luật

(1) Chính phủ liên bang, một Bộ trường liên bang, hay các chính quyền tiểu bang được pháp luật uỷ quyền để ban hành các văn bản pháp lý theo luật định. Nội dung, mục đích và phạm vi thẩm quyềnphải được quy định rõ trong luật. Mỗi văn bản pháp luật phải chứa đựng căn cứ pháp lý của nó. Nếu văn bản pháp luật được quy định vượt thẩm quyền thì cơ quan ban hành phải trình xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền.

(2) Nếu luật pháp liên bang không qui định khác, thì các văn bản pháp luật theo luật định được Chính phủ liên bang hoặc Bộ trưởng liên bang ban hành về phí hay các nguyên tắc cơ bản đối với việc sử dụng trang thiết bị bưu chính viễn thông, các nguyên tắc cơ bản đối với việc đánh cước trả cho việc sử dụng các cơ sở vật chất của hệ thống đường sắt liên bang, hoặc việc xây dựng và hoạt động của hệ thống đường sắt phải được sự đồng ý của Hội đồng liên bang, cũng như đối với các văn bản pháp lý theo luật định được ban hành theo luật liên bang yêu cầu sự đồng ý của Hội đồng liên bang hoặc các văn bản pháp lý theo luật định được thi hành bởi các tiểu bang vì nhiệm vụ liên bang hoặc theo thẩm quyền của họ.

(3) Hội đồng liên bang có thể trình Chính phủ liên bang các bản dự thảo văn bản pháp luật theo luật định mà yêu cầu sự chấp thuận của Chính phủ.

(4) Trong phạm vi Chính phủ các tiểu bang được uỷ quyền căn cứ vào luật liên bang để ban hành các văn bản pháp luật theo luật định, thì các tiểu bang cũng được trao quyền điều chỉnh vấn đề theo pháp luật.

Điều 80a: Tuyên bố tình trạng căng thẳng

(1) Nếu Hiến pháp hay luật liên bang liên quan đến quốc phòng, bao gồm việc bảo vệ dân thường, quy định các điều khoản luật chỉ được áp dụng phù hợp với điều nay, trừ khi tình trạng quốc phòng đã được công bố thì việc áp dụng các điều khoản đó chỉ được phép sau khi Quốc hội liên bang xác định tình trạng căng thẳng tồn tại hoặc đã rõ ràng chấp nhận việc áp dụng như vậy. Việc xác định tình trạng căng thẳng và việc chấp thuận cụ thể trong các trường hợp như đã đề cập trong câu thứ nhất khoản (5), câu thứ hai khoản (6) điều 12a đòi hỏi 2/3 đa số phiếu.

(2) Bất cứ biện pháp nào được thực hiện căn cứ các điều luật do khoản (1) điều này sẽ bị bãi bỏ bất cứ khi nào Quốc hội liên bang yêu cầu.

(3) Dù có khoản (1) Điều này thì việc áp dụng các điều luật như vậy cũng chỉ được phép trên cơ sở và phù hợp với quyết định của một cơ quan quốc tế trong khuôn khổ một hiệp ước đồng minh với sự tán thành của Chính phủ liên bang. Bất cứ biện pháp nào được thực hiện theo khoản này sẽ bị bãi bỏ bất cứ khi nào Quốc hội liên bang yêu cầu bằng đa số đại biểu Quốc hội.



Điều 81: Tình trạng lập pháp khẩn cấp

(1) Trong các trường hợp được quy định tại Điều 68, nếu Quốc hội liên bang không bị giải thể, theo đề nghị của Chính phủ liên bang và với sự đồng ý của Hội đồng liên bang, thì Tổng thống liên bang có thể tuyên bố tình trạng lập pháp khẩn cấp liên quan đến một dự luật, nếu Quốc hội liên bang bác bỏ dự luật mặc dù Chính phủ liên bang đã tuyên bố dự luật đó là khẩn cấp. Trường hợp tương tự sẽ được áp dụng nếu một dự luật đã bị bác bỏ cho dù Thủ tướng liên bang đã phối hợp xây dựng dự luật với một kiến nghị theo Điều 68.

(2) Sau khi tình trạng lập pháp khẩn cấp được tuyên bố, nếu Quốc hội liên bang lại bác bỏ dự luật hoặc thông qua dự luật theo cách mà Chính phủ liên bang cho là không thể chấp nhận được, thì dự luật được cho là đã trở thành luật tới khi dự luật nhận được sự đồng ý của Hội đồng liên bang. Trường hợp tương tự sẽ được áp dụng nếu Quốc hội liên bang không thông qua dự luật trong vòng 4 tuần sau khi dự luật được giới thiệu lại.

(3) Trong suốt nhiệm kỳ Thủ tướng liên bang, bất cứ dự luật nào bị Quốc hội liên bang bác bỏ, có thể trở thành luật phù hợp với các khoản (1) và (2) điều này trong thời gian 6 tháng sau tuyên bố đầu tiên về tình trạng lập pháp khẩn cấp. Sau khi khoảng thời gian này hết hiệu lực thì không có thêm một tuyên bố nào về tình trạng lập pháp khẩn cấp được đưa ra trong nhiệm kỳ của cùng một Thủ tướng liên bang.

(4) Hiến pháp không được sửa đổi, bãi bỏ hoặc tạm đình chỉ toàn bộ hoặc một phần bởi luật được ban hành theo khoản (2) điều này.

Điều 82: Xác nhận - Ban hành - hiệu lực thi hành

(1) Luật được ban hành phù hợp với các điều khoản trong Hiến pháp sau khi được tiếp ký, Tổng thống liên bang sẽ xác nhận và công bố ban hành trên tờ Công báo Luật pháp Liên bang. Các văn bản pháp luật theo luật định được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền ban hành và trừ phi luật qui định khác thì các văn bản đó được công bố trên tờ Công báo Luật pháp Liên bang.



(2) Mỗi luật hay văn bản pháp lý theo luật định phải ghi rõ thời gian sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp thiếu điều khoản như vậy, thì nó có hiệu lực vào ngày thứ 14 sau ngày nó được đăng trên tờ Công báo Luật pháp Liên bang.

  1. Каталог: DuThao -> Lists -> TT TINLAPPHAP -> Attachments -> 199
    Lists -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    Lists -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
    Lists -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    Lists -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
    Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    Lists -> Công ước số 138 Công ước về Tuổi tối thiểu được đi làm việc, 1973
    Lists -> Các đơn vị đặc nhiệm một số quốc gia
    Lists -> KẾt hôn có YẾu tố NƯỚc ngoàI: LÚng túng “ĐUỔI” theo thông tư
    199 -> Giới thiệu về Tòa án Tối cao Philippines và vai trò của Tòa trong việc kiểm soát quyền lực chính phủ

    tải về 1.26 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương