Centre for information, library and research services



tải về 1.26 Mb.
trang8/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.26 Mb.
#35452
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19

BỘ MÁY TƯ PHÁP


Điều 92: Tổ chức toà án

Thẩm quyền tài phán được trao cho các thẩm phán; quyền tài phán được thực hiện bởi Toà án hiến pháp liên bang, bởi các toà án liên bang theo quy định của Hiến pháp và bởi toà án của các tiểu bang.



Điều 93: Thẩm quyền xét xử của Toà án Hiến pháp liên bang

(1) Toà án Hiến pháp liên bang có quyền phán quyết:

1. Giải thích về Hiến pháp trong trường hợp tranh chấp về phạm vi quyền lực và các trách nhiệm của một cơ quan tối cao liên bang hoặc của các đảng phái khác được trao các quyền cho riêng họ theo Hiến pháp hoặc theo các quy định về quy trình thủ tục của cơ quan liên bang tối cao;

2. Trong trường hợp xảy ra bất đồng hoặc nghi ngờ liên quan đến sự tương thích về nội dung hoặc hình thức của luật liên bang hay luật của tiểu bang với Hiến pháp, hoặc sự tương thích của luật tiểu bang với một luật liên bang khác, theo đề nghị của Chính phủ liên bang, Chính phủ tiểu bang hoặc 1/4 số đại biểu Quốc hội.

2a. Trong trường hợp xảy ra bất đồng, kể cả khi một luật đáp ứng được các yêu cầu của khoản (2) điều 72, theo đề nghị của Hội đồng liên bang, chính phủ tiểu bang và cơ quan lập pháp của tiểu bang.

3. Trong trường hợp bất đồng ý kiến về các quyền hạn và trách nhiệm của Liên bang và các tiểu bang, đặc biệt trong việc thi hành luật liên bang bởi các tiểu bang và thực thi quyền giám sát liên bang;

4. Về các tranh cãi liên quan đến luật công giữa liên bang và các tiểu bang, giữa các tiểu bang khác nhau, hoặc trong một tiểu bang nếu không có sự giải thích pháp luật từ tòa án khác;

4a. Các đơn khiếu kiện về lập pháp được đệ trình bởi bất cứ ai đưa ra lập luận rằng một trong những quyền cơ bản của người đó hoặc một trong những quyền của người đó theo khoản (4) điều 20 hoặc theo các điều 33, 38, 101, 103 hoặc 104 đã bị vi phạm bởi cơ quan công quyền;

4b. Các đơn kiện về lập pháp được đệ trình bởi các chính quyền thành phố tự trị hoặc hiệp hội các chính quyền thành phố tự trị trên cơ sở cho rằng các quyền tự trị của họ theo Điều 28 bị vi phạm bởi một đạo luật; trong trường hợp việc vi phạm là đạo luật của tiểu bang, tuy nhiên chỉ khi luật đó không được thừa nhận tại toà án Hiến pháp tiểu bang;

5. Các trường hợp khác được qui định trong Hiến pháp.

(2) Theo yêu cầu của Hội đồng liên bang, chính phủ một tiểu bang hoặc quốc hội một tiểu bang, Toà án Hiến pháp Liên bang cũng có quyền phán quyết cho dù trong trường hợp thuộc khoản (4) điều 72 sự cần thiết của một quy chế bởi pháp luật liên bang không còn tồn tại nữa hay trong các trường hợp liên quan đến điểm 1 của khoản (2) Điều 125 mà luật liên bang không được ban hành nữa. Phán quyết của Tòa án quy định về việc cần thiết phải xóa bỏ sự tồn tại hoặc một đạo luật liên bang có thể được ban hành thay thế một luật liên bang theo khoản (4) Điều 72 hoặc điểm 2 của khoản (2) Điều 125a. Yêu cầu theo câu thứ nhất là có thể chấp nhận được chỉ khi dự luật thuộc khoản (4) Điều 72 hoặc câu thứ hai của khoản (2) Điều 125a bị bãi bỏ bởi Quốc hội liên bang hoặc nếu dự luật đó không được đưa ra xem xét và quyết định trong vòng 1 năm, hoặc nếu có dự luật tương tự bị bãi bỏ bởi Hội đồng liên bang. (3) Tòa án Hiến pháp liên bang cũng có quyền phán quyết các vấn đề khác mà được một đạo luật liên bang trao quyền cho nó.

Điều 94: Cơ cấu của Toà án Hiến pháp liên bang

1. Toà án Hiến pháp liên bang bao gồm các thẩm phán liên bang và các thành viên khác. Một nửa thành viên của Toà án hiến pháp liên bang được lựa chọn bởi Quốc hội liên bang và một nửa được lựa chọn bởi Hội đồng liên bang. Họ không phải là các thành viên của Quốc hội liên bang, của Hội đồng liên bang, của Chính phủ liên bang hay của bất cứ cơ quan tương ứng nào của một tiểu bang.

2. Tổ chức và quy trình thủ tục của Toà án Hiến pháp liên bang được điều chỉnh theo luật liên bang, quy định rõ trong trường hợp nào thì các phán quyết của Toà án Hiến pháp liên bang có hiệu lực pháp lý. Luật yêu cầu tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả pháp lý khác được tận dụng hết trước khi đơn khiếu tố về lập pháp được đệ trình, và có thể quy định một trình tự tố tụng riêng biệt quyết định đơn khiếu tố được chấp nhận đối với quyết định đó không.

Điều 95: Các Toà án tối cao liên bang

(1) Liên bang thành lập Toà án tư pháp liên bang, Toà án hành chính liên bang, Toà án tài chính liên bang, Toà án lao động liên bang, Toà án xã hội liên bang là các toà án tối cao có thẩm quyền xét xử thông thường về xã hội, lao động, tài chính và hành chính.

(2) Các thẩm phán của các toà án này sẽ cùng được chọn bởi một Bộ trưởng liên bang có thẩm quyền và một uỷ ban cho việc lựa chọn các thẩm phán bao gồm các bộ trưởng tiểu bang có thẩm quyền và số lượng cân bằng của các thành viên khác được Quốc hội liên bang chọn.

(3) Văn phòng chung của các toàn án được quy định trong khoản (1) Điều này sẽ được thành lập nhằm bảo đảm tính thống nhất của các phán quyết. Các điều khoản chi tiết được quy định theo luật liên bang.



Điều 96: Các toà án liên bang khác

(1) Liên bang có thể thiết lập một toà án liên bang về các vấn đề liên quan đến các quyền sở hữu công nghiệp.

(2) Liên bang có thể thiết lập các toà hình quân sự liên bang cho Lực lượng vũ trang. Các toà án này thi hành quyền xét xử tội hình sự chỉ trong lực lượng quốc phòng cũng như các tổ chức của lực lượng này đang làm việc ở nước ngoài và trên các tàu chiến. Các điều khoản chi tiết được quy định theo luật liên bang. Các toà án này chịu sự quản lý của Bộ trưởng Tư pháp liên bang. Các thẩm phán thường trực của các toà án đó là những người có năng lực thuộc toà án.

(3) Toà án tối cao của các toà án nêu tại khoản (1) và (2) điều này là Toà án tư pháp liên bang.

(4) Liên bang có thể thiết lập các toà án liên bang tiến hành các thủ tục tố tụng chống lại việc vi phạm kỷ luật và các thủ tục khiếu kiện của những người làm việc tại cơ quan công quyền của liên bang.

(5) Với sự đồng ý của Hội đồng liên bang, luật liên bang có thể quy định việc thi hành quyền xét xử liên bang bởi các toà án của tiểu bang trong trong tố tụng hình sự thuộc các vấn đề sau đây:

1. Diệt chủng

2. Tội ác chống lại loài người theo luật hình sự quốc tế;

3. Tội phạm chiến tranh

4. Nhưng hành động làm tổn hại tới các mối quan hệ hoà bình giữa các dân tộc (theo khoản (1) Điều 26)

- An ninh quốc gia

Điều 97: Sự độc lập của các thẩm phán

(1) Các thẩm phán được độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

(2) Các thẩm phán được bổ nhiệm vào các vị trí thường trực vĩnh viễn có thể bị bãi nhiệm, bị đình chỉ vĩnh viễn hoặc tạm thời, bị thuyên chuyển hoặc bị thôi việc trước khi kết thúc nhiệm kỳ chỉ khi do quyết định tư pháp và vì các lý do và theo cách đã được luật định. Cơ quan lập pháp quy định độ tuổi nghỉ hưu đối với các thẩm phán đã được bổ nhiệm. Trong trường hợp có những thay đổi trong cơ cấu của toà án và trong các bộ phận của toà án, các thẩm phán có thể bị thuyên chuyển tới toà án khác hoặc chuyển khỏi văn phòng miễn là họ vẫn giữ lại được mức lương đầy đủ.

Điều 98: Địa vị pháp lý của các thẩm phán – Truy tố(1) Địa vị pháp lý của các thẩm phán liên bang được quy định theo luật riêng của liên bang.

(2) Nếu một thẩm phán liên bang vi phạm các nguyên tắc của Hiến pháp hoặc sắc lệnh về lập pháp của một tiểu bang trong thẩm quyền chính thức hay không chính thức của người đó thì Toà án hiến pháp liên bang có thể ra lệnh thuyên chuyển hoặc buộc thôi việc theo kiến nghị của đa số 2/3 số đại biểu trong Quốc hội liên bang. Trong trường hợp việc vi phạm là cố ý thì Toà án Hiến pháp liên bang lệnh bãi nhiệm thẩm phán.

(3) Địa vị pháp lý của các thẩm phán tiểu bang được quy định theo luật riêng của tiểu bang nếu điểm 27 của khoản (1) Điều 74 không có quy định khác. (4) Các tiểu bang quy định các thẩm phán tiểu bang cùng được chọn bởi Bộ trưởng tư pháp tiểu bang và một Uỷ ban lựachọn thẩm phán.

(5) Các tiểu ban ban hành các điều khoản về thẩm phán tiểu bang phù hợp với các nguyên tắc trong khoản (2) điều này. Hiến pháp tiểu bang đang tồn tại sẽ không bị ảnh hưởng. Quyết định trong các trường hợp truy tố pháp luật tuỳ thuộc vào Toà án Hiến pháp liên bang.



Điều 99: Tranh chấp về lập pháp trong phạm vi tiểu bang Luật tiểu bang quy định việc quyết định về các tranh cãi về lập pháp trong phạm vi một tiểu bang thuộc thẩm quyền của Toà án Hiến pháp liên bang và quyết định cuối cùng về các vấn đề liên quan đến việc áp dụng luật tiểu bang cho các toà án tối cao được định rõ trong khoản (1) điều 95.

Điều 100: Xem xét cụ thể tại tòa án

(1) Nếu một toà án kết luận một đạo luật mà hiệu lực những quyết định của nó là vi hiến, thủ tục tiến hành sẽ được hoãn lại, và quyết định sẽ thuộc tòa án tiểu bang với thẩm quyền xét xử những tranh chấp về lập pháp tại nơi hiến pháp của một tiểu bang bị vi phạm, hoặc thuộc Tòa án Hiến pháp liên bang nơi Hiến pháp bị vi phạm. Điều khoản này cũng áp dụng tại nơi Hiến pháp được coi là bị vi phạm bởi luật tiểu bang và tại nơi mà luật tiểu bang không tương thích với luật liên bang.

(2) Trong quá trình kiện tụng nếu có nghi ngờ một quy tắc của luật quốc tế là một phần không thể thiếu của luật liên bang và nếu quy định đó trực tiếp tạo ra các quyền hạn và nghĩa vụ cho cá nhân (Điều 25), thì toà án lấy quyết định từ Toà án Hiến pháp liên bang.

(3) Nếu toà án Hiến pháp của tiểu bang khi giải thích Hiến pháp mà có những đề xuất sai lệch với quyết định của Toà án Hiến pháp liên bang hoặc toà án Hiến pháp của tiểu bang khác, thì toà án đó sẽ lấy quyết định từ Toà án Hiến pháp liên bang.



Điều 101: Cấm các tòa án bất thường

(1) Các toà án ngoài các tòa án đã quy định trong luật đều không được phép. Không ai có quyền rút lại các quyết định xét xử hợp pháp của toà án.

(2) Các toà án cho các lĩnh vực cụ thể của pháp luật chỉ được phép thành lập theo luật.

Điều 102: Huỷ bỏ án tử hình

Án tử hình được huỷ bỏ.



Điều 103: Xét xử công bằng

(1) Tại các toà án mọi người có quyền có phiên điều trần phù hợp với quy định của pháp luật.

(2) Một hành vi chỉ bị trừng phạt nếu hành vi đó đã được xác định theo luật là một hành vi phạm tội hình sự trước khi hành vi đó được thực hiện.

(3) Không ai bị trừng phạt hơn một lần về cùng một hành vi phạm tội theo pháp luật hình sự nói chung.



Điều 104: Tước đoạt quyền tự do

(1) Tự do của mỗi người chỉ bị hạn chế căn cứ theo một đạo luật chính thức phù hợp với thủ tục tố tụng được quy định trong đó. Không được phép ngược đãi về thể chất hoặc tinh thần đối với người bị giam giữ.

(2) Chỉ có thẩm phán mới có quyền phán quyết khi công nhận hoặc tiếp tục việc tước đoạt quyền tự do. Nếu sự tước đoạt đó không phải là phán quyết của toà án thì quyết định xét xử phải được thực hiện ngay mà không có sự trì hoãn. Cảnh sát không có thẩm quyền giam giữ bất kỳ người nào dài hơn một ngày kể từ khi thực hiện lệnh bắt. Chi tiết được thực hiện theo quy định theo luật.

(3) Bất cứ người nào bị tạm giữ vì nghi ngờ phạm tội hình sự phải được đưa ra trước thẩm phán không muộn hơn 1 ngày sau khi người đó bị bắt giữ; thẩm phán sẽ thông báo cho người đó biết về lý do tạm giữ, thẩm vấn người đó và cho cơ hội được kháng cáo. Thẩm phán trực tiếp ban hành lệnh bắt giam đưa ra các lý do về việc bắt giam hoặc lệnh thả người đó mà không cđược chậm trễ.

(3) Thân nhân hoặc người nhận được sự tin tưởng của người bị giam giữ sẽ được thông báo ngay không được chậm trễ bất kỳ quyết định nào của tòa án về việc áp đặt hoặc tiếp tục việc tước đoạt quyền tự do.

….

Điều 115g: Toà án Hiến pháp liên bang

Địa vị lập pháp cũng như việc thực hiện các chức năng o hiến của Toà án hiến pháp liên bang hay các thẩm phán trong Toà án Hiến pháp liên bang đều không bị ảnh hưởng. Luật điều chỉnh về Toà án Hiến pháp liên bang có thể được sửa đổi theo luật ban hành bởi Uỷ ban liên hợp chỉ trong phạm vi mà Toà án hiến pháp liên bang đồng ý về việc sửa đổi đó là cần thiết, để đảm bảo rằng toà án có thể tiếp tục thực hiện các chức năng của mình. Khi chưa quyết định ban hành luật như vậy thì Toà án hiến pháp liên bang đưa ra các biện pháp cần thiết để giữ vững khả năng làm việc của mình. Các quyết định của Toà án hiến pháp liên bang căn cứ theo câu thứ hai và thứ ba Điều này được thực hiện bởi đa số thẩm phán hiện tại.

Điều 115h: Nhiệm kỳ bầu cử và nhiệm kỳ làm việc

(1) Nhiệm kỳ của Quốc hội liên bang hoặc của các Quốc hội tiểu bang do không còn hiệu lực trong tình trạng quốc phòng, sẽ kết thúc sáu tháng sau khi chấm dứt tình trạng quốc phòng. Nhiệm kỳ của Tổng thống liên bang do không còn hiệu lực trong tình trạng quốc phòng vàviệc thực thi các chức năng của Tổng thống được thực hiện bởi Chủ tịch Hội đồng liên bang trong trường hợp vị trí của Tổng thống bị bỏ trống sớm, kết thúc chín tháng sau khi chấm dứt tình trạng quốc phòng. Nhiệm kỳ của một thành viên trong Toà án Hiến pháp liên bang do không hiệu lực trong tình trạng quốc phòng, sẽ kết thúc sáu tháng sau khi chấm dứt tình trạng quốc phòng.

(2) Nếu vấn đề là cần thiết cho Ủy ban liên hợp lựa chọn Thủ tướng mới, việc này phải được thực hiện với số phiếu bầu của đa số các thành viên trong Ủy ban; Tổng thống liên bang sẽ đề cử một ứng cử liên cho Ủy ban liên hợp. Ủy ban liên hợp có quyền thể hiện sự bất tín nhiệm đối với Thủ tướng chỉ bằng việc lựa chọn bầu một người kế nhiệm bởi 2/2 số thành viên trong Ủy ban. (3) Quốc hội liên bang không bị giải tán trong khi tình trạng quốc phòng đang tồn tại.

Điều 115i: Quyền lực của các chính phủ tiểu bang

(1) Nếu các cơ quan quyền lực liên bang không có khả năng đưa ra các biện pháp cần thiết để ngăn chặn mối nguy hiểm, và nếu tình huống đưa ra lời kêu gọi cho một hành động độc lập ngay lập tức trong các khu vực đặc biệt của lãnh thổ liên bang thì các chính quyền Tiểu bang hoặc các cơ quan hoặc các đại diện được chỉ định sẽ thực hiện quyền được uỷ thác, trong các phạm vi quyền lực tương ứng của họ, để đưa ra các biện pháp quy định trong khoản (1) Điều 115f.

(2) Bất cứ biện pháp nào được đưa ra phù hợp với khoản (1) Điều này có thể bị bãi bỏ bởi Chính phủ liên bang vào bất cứ lúc nào, hoặc đối với các chính quyền Tiểu bang và các chính quyền trực thuộc liên bang thì các biện pháp được bãi bỏ bởi Thống đốc tiểu bang.

….


Каталог: DuThao -> Lists -> TT TINLAPPHAP -> Attachments -> 199
Lists -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Lists -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Công ước số 138 Công ước về Tuổi tối thiểu được đi làm việc, 1973
Lists -> Các đơn vị đặc nhiệm một số quốc gia
Lists -> KẾt hôn có YẾu tố NƯỚc ngoàI: LÚng túng “ĐUỔI” theo thông tư
199 -> Giới thiệu về Tòa án Tối cao Philippines và vai trò của Tòa trong việc kiểm soát quyền lực chính phủ

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương