Centre for information, library and research services



tải về 1.26 Mb.
trang11/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.26 Mb.
#35452
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19

Chương V:

TOÀ ÁN


Điều 101

(1) Quyền lực tư pháp được trao cho tòa án bao gồm các thẩm phán.

(2) Các tòa án bao gồm Tòa án Tối cao là tòa án cao nhất của Nhà nước, và các tòa án các cấp.

(3) Tiêu chuẩn của các thẩm phán do luật định.

Điều 102

(1) Các bộ phận phụ trách chuyên môn có thể được thành lập trong Tòa án Tối cao.

(2) Tòa án Tối cao có các thẩm phán Tòa án Tối cao. Luật sẽ quy định các điều kiện để bổ nhiệm các thẩm phán khác vào Tòa án Tối cao.

(3) Cơ cấu tổ chức của Tòa án Tối cao và các tòa án cấp dưới do luật định.

Điều 103

Thẩm phán xét xử độc lập theo lương tâm và theo đúng quy định của Hiến pháp và luật.

Điều 104

(1) Chánh án Tòa án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của Quốc hội.

(2) Các Thẩm phán Tòa án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm theo đề xuất của Chánh án và với sự đồng ý của Quốc hội.

(3) Các Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án Tối cao bổ nhiệm với sự đồng ý của Hội nghị Thẩm phán Tòa án Tối cao.

Điều 105

(1) Nhiệm kỳ của Chánh án là sáu năm và không thể được tái bổ nhiệm.

(2) Nhiệm kỳ của thẩm phán của Tòa án Tối cao là sáu năm và có thể được tái bổ nhiệm theo luật định.

(3) Nhiệm kỳ của các thẩm phán khác là mười năm và có thể được tái bổ nhiệm theo các điều kiện do luật định.

(4) Tuổi nghỉ hưu của các thẩm phán sẽ luật định.

Điều 106

(1) Không thẩm phán nào bị bãi miễn ngoại trừ trường hợp bị đàn hạch hoặc bị kết án phạt tù không kèm bắt buộc lao động hoặc bị kết án nặng hơn. Không thẩm phán nào bị ngưng chức vụ, bị giảm lương, hoặc phải chịu bất kỳ hình thức bất lợi nào trừ khi bị kỷ luật.

(2) Trong trường hợp một thẩm phán không thể tiếp tục thực thi công việc do hạn chế về thể chất hoặc tinh thần, người này có thể từ nhiệm theo các điều kiện do luật định.

Điều 107

(1) Khi tính hợp hiến của một đạo luật được xem xét tại tòa, tòa án sẽ đề nghị Tòa án Hiến pháp ra phán quyết và sẽ xét xử căn cứ vào phán quyết đó.

(2) Tòa án Tối cao có quyền đưa ra phán quyết cuối cùng về tính hợp hiến hoặc tính hợp pháp của các nghị định, quy định hoặc hành vi hành chính, khi tính hợp hiến hoặc hợp pháp của chúng được xem xét tại tòa.

(3) Thủ tục khiếu nại hành chính có thể được thực hiện trước khi tiến hành một phiên tòa tư pháp. Thủ tục khiếu nại hành chính do luật định và phải phù hợp với các nguyên tắc của trình tự tố tụng.

Điều 108

Trong khuôn khổ luật định, Tòa án Tối cao có thể xây dựng các quy định về trình tự tư pháp, kỷ luật nội bộ và các quy định về các vấn đề hành chính của tòa án.

Điều 109

Việc xét xử và các phán quyết của toà án phải được công khai. Trường hợp phiên tòa có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hay tổn hại đến an toàn và trật tự công cộng, hoặc có thể tổn hại đến luân lý cộng đồng các phiên tòa có thể được xử kín theo quyết định của tòa án.

Điều 110

(1) Các tòa án quân sự có thể được thành lập như là các tòa đặc biệt để thực thi thẩm quyền tư pháp đối với các vụ án quân sự.

(2) Tòa án Tối cao có quyền phán quyết chung thẩm đối với các bản án của tòa án quân sự.

(3) Tổ chức và thẩm quyền của tòa án quân sự, các tiêu chuẩn của thẩm phán tòa án quân sự do luật quy định.

(4) Trừ các vụ án bị tuyên tử hình, các vụ án quân sự trong thời gian thiết quân luật bất thường không thể bị kháng cáo trong các vụ án do quân nhân, công chức quốc phòng phạm tội; các vụ án gián điệp quân sự; và các tội phạm khác được luật quy định liên quan đến việc canh gác, đặt vị trí gác, cung cấp thức ăn hoặc đồ uống độc hại, tù nhân chiến tranh.

Chương VI:

TÒA ÁN HIẾN PHÁP


Điều 111

(1) Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền về các vụ việc sau:

1) Tính hợp hiến của luật theo đề nghị của các tòa án;

2) Đàn hạch;

3) Giải tán một chính đảng;

4) Tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với chính quyền địa phương, và giữa các cơ quan nhà nước địa phương, và

5) Các vụ việc liên quan đến Hiến pháp do luật định.

(2) Tòa án Hiến pháp có chín thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm và phải đáp ứng đủ các điều kiện trở thành thẩm phán.

(3) Trong số các thẩm phán được quy định tại đoạn (2), ba người được bổ nhiệm trong số những người được Quốc hội lựa chọn, và ba người do Chánh án Tòa án Tối cáo đề cử.

(4) Tổng thống bổ nhiệm người đứng đầu Tòa án Hiến pháp từ một trong số các thẩm phán với sự chấp thuận của Quốc hội.

Điều 112

(1) Nhiệm kỳ thẩm phán của Tòa án Hiến pháp là sáu năm có thể được tái bổ nhiệm theo các điều kiện do luật định.

(2) Các thẩm phán Tòa án Hiến pháp không được tham gia vào bất kỳ chính đảng nào hay tham gia vào các hoạt động chính trị.

(3) Thẩm phán Tòa án Hiến pháp không thể bị bãi miễn trừ trường hợp bị đàn hạch hoặc bị kết án phạt tù không kèm bắt buộc lao động hoặc hình phạt nặng hơn.

Điều 113

(1) Để ra một phán quyết tại Tòa án Hiến pháp về tính bất hợp hiến của một đạo luật, quyết định đàn hạch, quyết định giải tán một chính đảng hoặc ra các quyết định chung quyết về các vụ việc liên quan đến Hiến pháp, phải có mặt đồng thời của ít nhất sáu thẩm phán.

(2) Trong khuôn khổ luật định, Tòa án Hiến pháp có thể xây dựng các quy định về thủ tự làm việc, kỷ luật nội bộ và các quy định về các vấn đề hành chính của tòa án.

(3) Tổ chức, chức năng và các vấn đề cần thiết khác của Tòa án Hiến pháp sẽ do luật định.


Chương VII:

ĐIỀU HÀNH BẦU CỬ


Điều 114

(1) Các Ủy ban Bầu cử được thành lập với mục đích điều hành công bằng các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân toàn quốc và xử lý các vấn đề hành chính liên quan đến các chính đảng.

(2) Ủy ban Bầu cử Quốc gia gồm có ba thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, ba thành viên do Quốc hội lựa chọn và ba thành viên do Chánh án Tòa án Tối cao lựa chọn. Chủ tịch của Ủy ban được bầu trong số các thành viên.

(3) Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban là sáu năm.

(4) Các thành viên Ủy ban không được tham gia các chính đảng hoặc tham gia vào các hoạt động chính trị.

(5) Không thành viên nào của Ủy ban có thể bị bãi miễn trừ khi bị đàn hạch hoặc bị kết án phạt tù không kèm lao động bắt buộc hoặc nặng hơn.

(6) Trong phạm vi các quy định của luật và các sắc lệnh, Ủy ban Bầu cử Quốc gia có thể ban hành nghị định và các quy định liên quan đến quản lý bầu cử, các cuộc trưng cầu ý dân và các vấn đề hành chính liên quan đến các chính đảng và cũng có thể thiết lập các quy định liên quan đến kỷ luật nội bộ phù hợp với các quy định của luật.

(7) Tổ chức, chức năng và các vấn đề quan trọng khác của Ủy ban Bầu cử các cấp sẽ do luật định.

Điều 115

(1) Ủy ban Bầu cử mỗi cấp có thể đưa ra các hướng dẫn cần thiết cho các cơ quan nhà nước liên quan đến các công việc hành chính về bầu cử và trưng cầu ý dân, chẳng hạn như việc chuẩn bị danh sách cử tri.

(2) Khi nhận được các hướng dẫn nói trên, các cơ quan nhà nước liên quan phải đảm bảo tuân thủ.

Điều 116

(1) Các chiến dịch tranh cử được thực hiện dưới sự điều hành của Ủy ban Bầu cử mỗi cấp trong phạm vi luật định. Sự bình đẳng về cơ hội cần phải được bảo đảm.

(2) Trừ khi luật quy định khác, các chính đảng và các ứng cử viên không phải chịu chi phí cho các cuộc bầu cử.


Chương VIII:

TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG


Điều 117

(1) Trong phạm vi luật hoặc các văn bản dưới luật quy định, chính quyền địa phương sẽ giải quyết các vấn đề hành chính liên quan đến an sinh của dân cư địa phương, quản lý tài sản và có thể ban hành các quy định liên quan đến tự quản địa phương.

(2) Các loại chính quyền địa phương sẽ do luật định.

Điều 118

(1) Trong chính quyền địa phương sẽ có một hội đồng.

(2) Tổ chức và thẩm quyền của các hội đồng địa phương, việc bầu cử các thành viên, thủ tục bầu cử người đứng đầu chính quyền địa phương và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương sẽ do luật định.


MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HIẾN PHÁP

CỘNG HÒA PHILIPPIN4




ĐIỀU V

QUYỀN BẦU CỬ


Khoản 1. Mọi công dân Philippines từ đủ mười tám tuổi trở lên, cư trú ở Philippines ít nhất là một năm và ở nơi họ sẽ thực hiện quyền bầu cử ít nhất sáu tháng ngay trước khi cuộc bầu cử diễn ra có quyền bầu cử trừ những người không đủ tiêu chuẩn do pháp luật quy định. Không có điều kiện nào về học vấn, tài sản hoặc các điều kiện cơ bản khác được đặt ra cho việc thực hiện quyền bầu cử.

Khoản 2. Quốc hội quy định hệ thống đảm bảo sự bí mật và trang nghiêm của việc bỏ phiếu kín cũng như hệ thống đảm bảo việc bỏ phiếu vắng mặt cho những công dân Philippines ở nước ngoài.

Quốc hội cũng sẽ ban hành quy trình đảm bảo cho người khuyết tật và người không biết chữ có thể thực hiện được việc bầu cử mà không cần đến sự trợ giúp của người khác. Từ nay đến khi đó, họ được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của các đạo luật hiện hành và những quy tắc mà Ủy ban bầu cử ban hành nhằm bảo đảm sự bí mật của hệ thống bỏ phiếu kín.


ĐIỀU VI

CƠ QUAN LẬP PHÁP


Khoản 1. Trừ những vấn đề được giữ lại cho người dân theo những quy định về sáng kiến và trưng cầu dân ý, quyền lập pháp được trao cho Quốc hội Philippines, gồm Thượng nghị viện và Hạ nghị viện.

Khoản 2. Thượng nghị viện bao gồm hai mươi bốn thượng nghị sĩ do những cử tri Philippines có đủ tiêu chuẩn tự bầu chọn.

Khoản 3. Không ai có thể trở thành thượng nghị sĩ trừ khi họ là công dân có quốc tịch Philippines do sinh ra, có tuổi đời ít nhất là ba mươi nhăm tính đến ngày bầu cử, có khả năng đọc và viết, là cử tri đã đăng kí và là người cư trú ở Philippines ít nhất là hai năm ngay trước khi diễn ra cuộc bầu cử.

Khoản 4. Nhiệm kì của các thượng nghị sĩ là sáu năm và sẽ bắt đầu vào buổi trưa ngày ba mươi của tháng Sáu kế tiếp sau khi bầu cử, trừ khi pháp luật có quy định khác. Không thượng nghị sĩ nào được bầu nhiều hơn hai nhiệm kì liên tục. Việc tự nguyện từ bỏ nhiệm sở trong bất kì khoảng thời gian nào đều không được coi là việc ngừng phục vụ toàn bộ nhiệm kì đã được bầu.

Khoản 5. (1) Trừ khi pháp luật có quy định khác, Hạ nghị viện có nhiều nhất là hai trăm năm mươi thành viên được bầu từ các khu vực bầu cử; những khu vực này được phân ra từ các tỉnh, thành phố và thủ đô Malina căn cứ vào số lượng dân cư tương ứng của chúng, tỉ lệ phân bổ thống nhất và lũy tiến và những người được bầu qua hệ thống danh sách các đảng phái hay tổ chức của quốc gia, khu vực hoặc lĩnh vực đã được đăng kí theo quy định của pháp luật.

(2) Các hạ nghị sĩ của đảng phái có trong danh sách chiếm hai mươi phần trăm tổng số các hạ nghị sĩ bao gồm cả những người có trong danh sách của các đảng. Theo quy định của pháp luật, sau ba nhiệm kì liên tục kể từ khi Hiến pháp này được thông qua, một nửa số ghế đã được phân chia cho các hạ nghị sĩ của các đảng phái có trong danh sách sẽ được thay thế bằng việc bầu hoặc lựa chọn trong số những người lao động, nông dân, dân nghèo thành thị, cộng đồng văn hoá các sắc tộc, phụ nữ, thanh niên và các thành phần khác theo quy định của pháp luật trừ thành phần tôn giáo.

(3) Trong điều kiện thực tế cho phép mỗi khu vực bầu cử phải bao gồm khu vực lãnh thổ liền kề, liên kết chặt chẽ và gắn bó với nhau. Mỗi thành phố có số dân ít nhất là hai trăm năm mươi nghìn dân hoặc mỗi tỉnh sẽ có ít nhất một hạ nghị sĩ .

(4) Trong vòng ba năm sau khi có bảng thống kê của mỗi cuộc điều tra dân số, Quốc hội sẽ phân chia lại các khu vực bầu cử phù hợp với tiêu chuẩn được quy định trong Khoản này.

Khoản 6. Không ai có thể trở thành hạ nghị sĩ trừ khi là công dân có quốc tịch Philippines do sinh ra, có tuổi đời ít nhất là hai mươi nhăm tuổi tính đến ngày bầu cử, có khả năng đọc và viết, là cử tri đã đăng kí tại khu vực mà hạ nghị sĩ đó được bầu trừ trường hợp là đại diện của các đảng phái có trong danh sách và cư trú ở đó trong thời gian ít nhất là một năm ngay trước ngày bầu cử.

Khoản 7. Hạ nghị sĩ được bầu trong nhiệm kì ba năm và trừ khi pháp luật có quy định khác, nhiệm kì của họ bắt đầu vào buổi trưa ngày ba mươi của tháng Sáu kế tiếp sau khi bầu cử. Không hạ nghị sĩ nào được bầu nhiều hơn ba nhiệm kì liên tục. Việc tự nguyện từ bỏ nhiệm sở trong bất kì khoảng thời gian nào đều không được coi là việc ngừng phục vụ toàn bộ nhiệm kì đã được bầu.

Khoản 8. Trừ khi pháp luật có quy định khác, việc bầu cử thường kì thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ được tổ chức vào ngày thứ hai của tuần thứ hai trong tháng 5.

Khoản 9. Trong trường hợp khuyết các vị trí trong Thượng nghị viện hoặc Hạ nghị viện, có thể tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt để bổ sung cho các vị trí này theo quy định của pháp luật; tuy vậy, thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ được bầu bổ sung này chỉ thực hiện nhiệm vụ trong khoảng thời gian còn lại của nhiệm kì mà thôi.

Khoản 10. Lương của thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ được pháp luật quy định. Không có sự gia tăng nào đối với các khoản lương có hiệu lực cho đến khi hết nhiệm kì của tất cả thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ đã phê chuẩn sự gia tăng đó.

Khoản 11. Thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ nào thực hiện hành vi phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt không quá sáu năm tù giam thì được hưởng đặc ân không bị bắt giữ trong thời gian Quốc hội đang họp. Không nghị sĩ nào bị chất vấn hoặc bị truy cứu trách nhiệm về việc phát biểu hoặc thảo luận tại Quốc hội hoặc ở bất cứ ủy ban nào của Quốc hội.

Khoản 12. Ngay khi nhậm chức, các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ phải hoàn toàn công khai các lợi ích về tài chính và kinh doanh của mình. Họ phải thông báo cho Viện có liên quan về những xung đột lợi ích có thể xuất hiện trong quá trình đề xuất những dự án luật mà mình là tác giả.

Khoản 13. Trong suốt nhiệm kì của mình, nếu không bị bãi nhiệm, không thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ nào có thể làm việc ở cơ quan khác hoặc làm việc cho Chính phủ hay cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Chính phủ, kể cả các công ti hoặc chi nhánh mà Chính phủ là chủ sở hữu hoặc nắm quyền kiểm soát. Họ cũng không được bổ nhiệm làm việc ở bất kì cơ quan nào đã được thành lập hoặc có tăng thêm tiền lương trong suốt nhiệm kì được bầu.

Khoản 14. Với tư cách cá nhân, không thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ nào có thể là luật sư trước toà án, cơ quan tài phán về vấn đề bầu cử, cơ quan bán tư pháp hoặc các cơ quan hành chính khác. Họ cũng không thể trực tiếp hoặc gián tiếp quan tâm về mặt tài chính đối với bất cứ hợp đồng nào hoặc các vụ việc về nhượng quyền thương hiệu hay những ưu đãi đặc biệt do Chính phủ, các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Chính phủ, kể cả các công ti hoặc chi nhánh mà Chính phủ là chủ sở hữu hoặc nắm quyền kiểm soát mang lại trong suốt nhiệm kì của mình. Họ không được can thiệp vào bất kì vấn đề gì trước bất cứ cơ quan nào của Chính phủ liên quan đến lợi ích tiền bạc của mình hay trong trường hợp họ được yêu cầu thay mặt cơ quan mình thực hiện công việc.

Khoản 15. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, Quốc hội triệu tập họp thường kì mỗi năm một lần vào ngày thứ hai của tuần thứ tư trong tháng bảy và kéo dài kì họp trong thời hạn được Quốc hội xác định cho đến thời điểm trước ba mươi ngày trước khi khai mạc kì họp thường kì kế tiếp, trừ các ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định. Tổng thống có thể triệu tập kì họp bất thường vào bất kì thời điểm nào.

Khoản 16. (1) Thượng nghị viện, Hạ nghị viện bầu Chủ tịch của mình theo nguyên tắc đa số phiếu của các thành viên của mỗi Viện. Mỗi Viện sẽ bầu chọn các vị trí khác nếu thấy cần thiết.

(2) Đa số đơn giản các nghị sĩ của mỗi Viện là hợp lệ để mỗi Viện quyết định công việc nhưng một số lượng nhỏ hơn có thể hoãn việc quyết định công việc từng ngày một và buộc các nghị sĩ vắng mặt phải tham dự họp đầy đủ theo cách thức và biện pháp chế tài như quy định mà mỗi Viện đã đề ra.

(3) Mỗi Viện có thể đặt ra các quy định về thủ tục của mình, xử lí hành vi vi phạm trật tự do nghị sĩ của mình gây ra và với sự nhất trí của hai phần ba tổng số nghị sĩ của mình sẽ tạm đình chỉ hoặc bãi miễn nghị sĩ nào đó. Nếu hình thức tạm đình chỉ được áp dụng thì thời gian áp dụng hình thức này không quá sáu mươi ngày.

(4) Mỗi Viện duy trì một tạp chí về các kì họp của mình và định kì đăng các nội dung của kì họp trừ các vấn đề mà theo ý kiến của Viện có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia; theo đề nghị của ít nhất một phần năm tổng số thành viên có mặt, danh sách các thành viên biểu quyết tán thành và phản đối (yeas and nays) đối với bất cứ nội dung gì được đăng tải trên tạp chí. Mỗi Viện cũng sẽ lưu giữ tài liệu, hồ sơ các kì họp.

(5) Trong thời gian Quốc hội đang họp, không Viện nào có quyền hoãn họp nhiều hơn ba ngày hay thay đổi địa điểm họp mà không có sự đồng ý của Viện kia.

Khoản 17. Thượng nghị viện và Hạ nghị viện đều có cơ quan tài phán về bầu cử, là cơ quan duy nhất chuyên giải quyết tất cả các vấn đề tranh cãi liên quan đến bầu cử, công bố kết quả bầu cử và tiêu chuẩn thành viên của mỗi Viện. Mỗi cơ quan tài phán về bầu cử có chín thành viên, ba trong số họ là thẩm phán Toà án tối cao do Chánh án Toà án tối cao chỉ định, sáu thành viên còn lại là các thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ có thể được lựa chọn trên cơ sở tỉ lệ đại diện của các đảng phái chính trị và các đảng phái hoặc tổ chức đã đăng kí với hệ thống các đảng có trong danh sách đại diện ở đó. Thẩm phán có thâm niên trong cơ quan tài phán về bầu cử sẽ là Chủ tịch cơ quan này.

Khoản 18. Ủy ban về các vấn đề bổ nhiệm gồm Chủ tịch Thượng nghị viện là Chủ tịch đương nhiên, mười hai thượng nghị sĩ và mười hai hạ nghị sĩ do mỗi Viện lựa chọn trên cơ sở tỉ lệ đại diện của các đảng phái chính trị và các đảng phái hoặc tổ chức đã đăng kí với hệ thống các đảng có trong danh sách đại diện ở đó. Chủ tịch ủy ban không tham gia bỏ phiếu trừ trường hợp số phiếu tán thành và phản đối bằng nhau. Ủy ban sẽ quyết định đối với tất cả các vị trí bổ nhiệm được đệ trình trong thời gian ba mươi ngày diễn ra kì họp của Quốc hội kể từ ngày đệ trình. Ủy ban sẽ quyết định theo nguyên tắc đa số phiếu bầu của các thành viên.

Khoản 19. Cơ quan tài phán về bầu cử và Ủy ban về các vấn đề bổ nhiệm được thành lập trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày Thượng nghị viện và Hạ nghị viện được tổ chức với việc lựa chọn Chủ tịch của hai Viện. Chỉ khi Quốc hội đang họp và theo triệu tập của Chủ tịch Quốc hội hoặc của đa số các thành viên trong Quốc hội, Ủy ban về các vấn đề bổ nhiệm mới nhóm họp để thực hiện quyền hạn và chức năng đã được trao cho nó.

Khoản 20. Các chứng từ và sổ sách kế toán của Quốc hội sẽ được lưu trữ và công khai căn cứ theo quy định của pháp luật và Ủy ban kiểm toán sẽ kiểm tra các sổ sách này và hàng năm công bố danh sách các khoản chi tiêu cho mỗi nghị sĩ của Quốc hội.

Khoản 21. Thượng nghị viện và Hạ nghị viện hay bất cứ Ủy ban nào của Quốc hội có thể tiến hành các cuộc điều tra hỗ trợ cho hoạt động lập pháp theo những quy tắc về thủ tục đã được ban hành. Quyền của những người tham gia vào hoặc bị ảnh hưởng bởi những cuộc điều tra này được tôn trọng.

Khoản 22. Theo sáng kiến của mình và được sự đồng ý của Tổng thống hoặc theo yêu cầu của bất cứ Viện nào như quy định của các Viện đã đặt ra, bộ trưởng có thể bị chất vấn trước bất cứ Viện nào về các vấn đề liên quan đến bộ mình. Các câu hỏi viết được chuyển tới Chủ tịch Thượng nghị viện hoặc Hạ nghị viện ít nhất là ba ngày trước khi chất vấn. Việc chất vấn không chỉ giới hạn trong phạm vi các câu hỏi viết mà có thể bao gồm các vấn đề có liên quan khác. Khi các vấn đề liên quan đến an ninh của đất nước hoặc lợi ích công cộng được đặt ra và Tổng thống thể hiện rõ điều này bằng văn bản, việc chất vấn có thể được tiến hành trong kì họp.

Khoản 23. (1) Được sự đồng ý của hai phần ba số thành viên của cả hai Viện trong phiên họp chung được triệu tập và bỏ phiếu riêng biệt, Quốc hội có thẩm quyền duy nhất được tuyên bố về tình trạng chiến tranh.

(2) Trong thời gian chiến tranh hay có tình trạng khẩn cấp quốc gia khác, Quốc hội có thể ủy quyền bằng luật cho Tổng thống thi hành một số quyền hạn cần thiết và hợp lí để thực hiện chính sách quốc gia nào đó đã được công bố trong thời hạn nhất định và trong khuôn khổ những hạn chế đã được quy định. Trừ khi có nghị quyết của Quốc hội rút lại sớm hơn, những quyền hạn này sẽ chấm dứt khi có lệnh đình hoãn sau đó.

Khoản 24. Mọi dự luật về phân bổ ngân sách, ngân khố quốc gia hoặc thuế, các dự luật cho phép gia tăng khoản nợ công, dự luật về việc áp dụng của địa phương và các dự luật tư phải bắt đầu trước hết từ Hạ nghị viện nhưng Thượng nghị viện có thể đề xuất sửa đổi hoặc chấp nhận với những sửa đổi có liên quan đến các dự luật này.

Khoản 25. (1) Quốc hội sẽ không gia tăng các khoản phân bổ ngân sách đã được xác định cụ thể do Tổng thống đề xuất cho hoạt động của Chính phủ. Hình thức, nội dung và cách thức chuẩn bị ngân sách được pháp luật quy định.

(2) Không quy định hay văn bản nào được đưa vào dự luật chung về phân bổ ngân sách trừ khi nó có liên quan cụ thể đến một vài khoản phân bổ chi tiết trong dự luật. Sự tác động của những quy định hay văn bản này được giới hạn trong phạm vi những nội dung phân bổ ngân sách có liên quan.

(3). Thủ tục phê chuẩn các khoản phân bổ ngân sách cho Quốc hội tuân theo một cách chặt chẽ thủ tục phê chuẩn các khoản phân bổ ngân sách cho các bộ và cơ quan khác.

(4) Dự luật đặc biệt về các khoản phân bổ ngân sách xác định cụ thể mục đích của khoản phân bổ này; các khoản phân bổ ngân sách đặc biệt được hỗ trợ bởi các nguồn tài chính đã có trên thực tế do Thống đốc kho bạc nhà nước xác nhận hoặc được thu từ đề xuất tương ứng trong dự luật.

(5) Không được thông qua luật cho phép chuyển giao bất cứ khoản phân bổ ngân sách nào; tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, Tổng thống, Chủ tịch Thượng nghị viện, Chủ tịch Hạ nghị viện, Chánh án Toà tối cao và Chủ tịch các ủy ban hiến định có thể được ủy quyền theo luật điều chỉnh bất cứ khoản mục nào trong luật phân bổ ngân sách chung cho cơ quan mình bằng cách tiết kiệm các khoản mục khác trong các khoản được ngân sách phân bổ của mình.

(6) Nguồn tài chính toàn quyền sử dụng phân bổ cho từng chức danh cụ thể chỉ được chi tiêu cho mục đích công thể hiện bằng các hoá đơn thanh toán phù hợp và căn cứ vào các hướng dẫn cụ thể do pháp luật quy định.



(7) Nếu đến cuối năm tài chính mà Quốc hội không thông qua được dự luật về phân bổ ngân sách chung cho năm tài chính tiếp theo thì luật về phân bổ ngân sách cho năm tài chính trước đó xem như được thông qua lại và có hiệu lực thi hành cho đến khi dự luật mới về phân bổ ngân sách chung được Quốc hội thông qua.

Khoản 26. (1) Mỗi dự luật do Quốc hội thông qua chỉ đề cập một nội dung được thể hiện rõ trong tên gọi của dự luật.

(2) Không dự luật nào do bất cứ Viện nào thông qua có thể trở thành luật trừ khi được Viện đó xem xét ba lần trong ba ngày riêng biệt và các dự thảo lần cuối được in ra phải chuyển đến từng nghị sĩ của Viện ba ngày trước khi thông qua trừ trường hợp Tổng thống xác nhận việc cần thiết phải ngay lập tức thông qua dự luật đó nhằm đáp ứng yêu cầu của tình trạng thiên tai hoặc khẩn cấp. Ở lần xem xét cuối cùng đối với một dự luật, không thay đổi nào được phép đưa vào dự luật và việc bỏ phiếu dự luật được tiến hành ngay sau đó; việc tán thành và phản đối (yeas and nays ) đối với dự luật được thông tin trên tạp chí của Viện.

Khoản 27. (1) Mỗi dự luật do Quốc hội thông qua trước khi trở thành luật đều được trình Tổng thống. Nếu Tổng thống phê chuẩn dự luật, Tổng thống sẽ kí phê chuẩn; nếu không, Tổng thống sử dụng quyền phủ quyết của mình, trả lại dự luật cùng các ý kiến phản đối tới Viện lần đầu tiên đã đưa ra dự luật; Viện này sẽ thông tin về các ý kiến phản đối nói chung trên tạp chí của mình và tiến hành việc xem xét lại dự luật. Nếu sau khi xem xét lại dự luật, có hai phần ba tổng số thành viên của Viện nhất trí tán thành thông qua dự luật, dự luật sẽ được chuyển tới Viện còn lại cùng với các ý kiến phản đối để xem xét lại và nếu có hai phần ba tổng số thành viên của Viện đó phê chuẩn, dự luật đó sẽ trở thành luật. Trong tất cả các trường hợp này, việc thông qua của mỗi Viện được xác định bằng phương thức tán thành hay phản đối (yeas or nays) và tên của nghị sĩ tán thành hay phản đối sẽ được thông tin trên tạp chí của Viện. Tổng thống thông báo việc phủ quyết của mình đối với bất cứ dự luật nào tới Viện đầu tiên đưa ra dự luật trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày nhận được dự luật, nếu không dự luật sẽ trở thành luật như thể đã được Tổng thống kí.

(2) Tổng thống có quyền phủ quyết bất kì một hoặc nhiều điều khoản nào của dự luật về phân bổ ngân sách, ngân khố quốc gia hay thuế nhưng việc phủ quyết này không ảnh hưởng đến các điều khoản khác mà Tổng thống không phủ quyết.

Khoản 28. (1) Việc quản lí thuế được thực hiện thống nhất và công bằng. Quốc hội sẽ thiết lập hệ thống thuế tiến bộ.



(2) Thông qua luật, trong khuôn khổ giới hạn cụ thể và dựa trên những hạn chế được xác lập, Quốc hội có thể ủy quyền cho Tổng thống thay đổi thuế suất, hạn ngạch (quotas) xuất nhập khẩu, tiền cước và thuế bến cũng như các nghĩa vụ tài chính hay thuế khác trong khuôn khổ chương trình phát triển quốc gia của Chính phủ.

(3) Các tổ chức từ thiện, nhà thờ, các vị chức sắc hay tu hành của nhà thờ, nhà thờ hồi giáo, các nghĩa trang hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận, đất đai, công trình xây dựng và việc sửa sang, tôn tạo thực sự, trực tiếp và chuyên dùng cho mục đích tôn giáo, từ thiện hay giáo dục đều được miễn thuế.

(4) Không đạo luật nào cho phép việc miễn thuế được thông qua mà không có sự đồng thuận của đa số các nghị sĩ của Quốc hội.

Khoản 29. (1) Không khoản tiền nào được chi trả từ kho bạc nằm ngoài khoản mục được phân bổ do luật quy định.

(2) Không khoản tiền hoặc tài sản công nào được phân bổ, sử dụng, chi trả, cho thuê trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ cho hoạt động mang lại lợi ích hoặc hỗ trợ bất kì giáo phái, nhà thờ, tổ chức giáo phái, hệ thống tôn giáo, bất kì linh mục, người thuyết giáo, mục sư, các nhà truyền giáo hay chức sắc nào của nhà thờ trừ khi các linh mục, người thuyết giáo, mục sư, các nhà truyền giáo hay chức sắc của nhà thờ được giao nhiệm vụ làm việc cho lực lượng vũ trang, các trại giam, trại trẻ mồ côi của Chính phủ hay trại hủi.

(3) Tất cả các khoản tiền thu được từ việc đánh thuế vì mục đích đặc biệt nào đó đều được coi là nguồn tài chính đặc biệt và chỉ được chi phục vụ mục đích đặc biệt này mà thôi. Nếu mục đích mà vì đó nguồn tài chính đặc biệt này được tạo lập đã đạt được hoặc bị từ bỏ, khoản tiền còn lại sẽ được chuyển vào các nguồn tài chính chung của Chính phủ.

Khoản 30. Không được thông qua luật tăng thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Toà án tối cao như bản Hiến pháp này đã quy định nếu không có ý kiến và sự đồng thuận của Toà án tối cao.

Khoản 31. Không được luật nào quy định về cấp tước hiệu hoàng gia hay quý tộc ban hành.

Khoản 32. Trong thời gian sớm nhất có thể, Quốc hội sẽ quy định hệ thống thu thập sáng kiến và trưng cầu dân ý với những ngoại lệ để thông qua đó người dân có thể trực tiếp đề xuất và ban hành luật, phê chuẩn hoặc từ chối một hay một phần đạo luật hay văn bản pháp luật do Quốc hội hay cơ quan ban hành pháp luật ở địa phương thông qua sau khi đăng kí nộp đơn có chữ kí của ít nhất mười phần trăm tổng số các cử tri đăng kí trong đó mỗi đơn vị bầu cử có ít nhất ba phần trăm tổng số cử tri đã đăng kí của mình đại diện.


Каталог: DuThao -> Lists -> TT TINLAPPHAP -> Attachments -> 199
Lists -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Lists -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> Công ước số 138 Công ước về Tuổi tối thiểu được đi làm việc, 1973
Lists -> Các đơn vị đặc nhiệm một số quốc gia
Lists -> KẾt hôn có YẾu tố NƯỚc ngoàI: LÚng túng “ĐUỔI” theo thông tư
199 -> Giới thiệu về Tòa án Tối cao Philippines và vai trò của Tòa trong việc kiểm soát quyền lực chính phủ

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương