Tài liệu tuyên truyền về cộng đồng asean



tải về 13.03 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích13.03 Kb.
#29227

Tài liệu tuyên truyền về cộng đồng ASEAN


1. ASEAN là gì?

ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippin, Thailand và Singapore.

Trong hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN từ một Hiệp hội đơn sơ của các quốc gia trong khu vực dần phát triển thành một tổ chức qui mô với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng và chặt chẽ. Ngày nay, các hoạt động hợp tác của ASEAN đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á và có vai trò quan trọng ở khu vực Đông Á. Với việc ASEAN ký kết và phê chuẩn Hiến chương ASEAN, hợp tác ASEAN đã có nền tảng pháp lý và khuôn khổ thể chế để có bước phát triển mới, hướng tới việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Do vai trò và ảnh hưởng của ASEAN ở khu vực ngày càng mở rộng, thuật ngữ ASEAN cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong cuộc sống và với ý nghĩa linh hoạt hơn. Bên cạnh việc sử dụng thuật ngữ này để chỉ tổ chức ASEAN, thuật ngữ còn được sử dụng để chỉ khu vực địa lý bao trùm các nước thành viên của tổ chức ASEAN, nghĩa là dùng thay thế thuật ngữ Đông Nam Á. ASEAN cũng được sử dụng để nói về cộng đồng các nước Đông Nam Á hay tất cả các nước Đông Nam Á nói chung, chứ không chỉ là hiệp hội ASEAN theo nghĩa hẹp của thuật ngữ này. Do vậy, cần hiểu rõ và phân biệt được ý nghĩa khác nhau của thuật ngữ ASEAN trong từng trường hợp cụ thể.

Cần đặc biệt phân biệt ASEAN và Đông Nam Á là hai thuật ngữ rất hay được sử dụng thay thế cho nhau. Đông Nam Á là một khu vực địa lý, còn ASEAN là một tổ chức liên chính phủ của các quốc gia Đông Nam Á. Không phải mọi vấn đề của Đông Nam Á đều nằm trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, ví dụ các chương trình hợp tác ở tiểu vùng sông Mê-kông hay quan hệ song phương giữa các nước ASEAN với nhau. Tương tự, không phải tất cả các vấn đề trong hợp tác ASEAN đều nằm gọn trong khu vực Đông Nam Á. Trên thực tế ASEAN có mạng lưới quan hệ đối ngoại khắp thế giới, và có nhiều hoạt động vươn ra ngoài khuôn khổ địa lý của khu vực Đông Nam Á.

2. Mục tiêu hoạt động của ASEAN bao gồm 7 mục tiêu:

- Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác, nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình, thịnh vượng.

- Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc.

- Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và hành chính

- Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính.

- Cộng tác có hiệu quả hơn, để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân.

- Thúc đẩy việc nghiên cứu Đông Nam Á.

- Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự, tìm kiếm cách thức nhằm đạt được sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này.



3. Các ủy ban của ASEAN bao gồm:

- Ủy ban thường trực ASEAN (ASC):

Bao gồm chủ tịch là bộ trưởng ngoại giao của nước đăng cai hội nghị AMM sắp tới, tổng thư kí ASEAN và Tổng giám đốc của các ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM. ASC cũng xem xét các đề nghị về chương trình hợp tác SEOM và ủy ban hợp tác chuyên ngành nêu ra, thông qua các nước thành viên ASEAN là điều phối viên chuyển cho các nước đối thoại hoặc các tổ chức quốc tế đa phương để tìm vốn tài trợ cho những đề nghị được coi là có triển vọng nhất.

- Các ủy ban hợp tác chuyên ngành:



Hiện có 6 ủy ban hợp tác chuyên ngành hay là ủy ban phi kinh tế về các lĩnh vực KH-CN, VH và Thông tin, Môi trường, Phát triển xã hội... chủ tịch của các ủy ban được luân phiên giữa các nước thành viên. Mỗi ủy ban đều lập ra các tiểu ban hoặc nhóm làm việc phụ trách các phần việc cụ thể.
Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 13.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương