Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi 3 cù lao lớn: An Hoá, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ


Xây dựng và thực hiện phương án điều chế để sử dụng bền vững tài nguyên rừng



tải về 2.07 Mb.
trang14/16
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.07 Mb.
#30676
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

2.3. Xây dựng và thực hiện phương án điều chế để sử dụng bền vững tài nguyên rừng

2.3.1. Chặt nuôi dưỡng và tỉa thưa rừng


a) Đối tượng nuôi dưỡng và tỉa thưa

Đối tượng chặt nuôi dưỡng và tỉa thưa là rừng đước nằm trong phạm vi đai phụ của rừng ngập mặn ven biển với chức năng là phòng hộ chắn sóng, lấn biển với diện tích là 960,0 ha (trong đó: RĐD 866,6 ha, RPH 83,8 ha, RSX 9,5 ha). Giai đoạn 2012 – 2015 tỉa thưa 673,2 ha (RĐD 640,7 ha, RPH 32,5 ha, giai đoạn 2016 – 2020 tỉa thưa 286,8 ha (RĐD 226,0 ha, RPH 51,3 ha, RSX 9,5 ha).



b) Diện tích chặt nuôi dưỡng và tỉa thưa

Diện tích chặt nuôi dưỡng và tỉa thưa được ước tính với cường độ khoảng 10% diện tích rừng đưa vào chặt nuôi dưỡng và tỉa thưa.



Bảng 38. Diện tích và kế hoạch tỉa thưa rừng theo đơn vị hành chính

ĐVT: ha


Số
TT




Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

960,0

673,2

195,1

216,4

125,6

136,1

286,8

1

Ba Tri

28,4

3,0

 

 

 

3,0

25,4

2

Bình Đại

51,3

15,9

 

 

 

15,9

35,4

3

Thạnh Phú

880,3

654,3

195,1

216,4

125,6

117,2

226,0

Bảng 39. Diện tích và kế hoạch tỉa thưa rừng theo chủ quản lý

ĐVT: ha


Số
TT


Chủ quản lý

Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

960,0

673,2

195,1

216,4

125,6

136,1

286,8

1

Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc Dụng Bến Tre

955,1

673,2

195,1

216,4

125,6

136,1

281,9

2

Chi cục kiểm lâm Bến Tre

4,9

 

 

 

 

 

4,9

3

UBND huyện Ba Tri

 

 

 

 

 

 

 

c) Biện pháp nuôi dưỡng rừng


  • Sau khi rừng khép tán, từ 8 – 10 năm cần tiến hành chặt vệ sinh, chặt những cây bị chèn ép, cây sâu bệnh nhằm tăng sức chống chịu và hạn chế sự lây lan của sâu bệnh, cải thiện tình hình vệ sinh của rừng và tạo không gian dinh dưỡng cho những cây còn lại phát triển.

  • Thời điểm chặt: trước mùa mưa.

  • Sau khi khép tán cây rừng có sự cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng rất mạnh, nên có một số cây rừng bị chèn ép, dẫn đến đào thải tự nhiên.

  • Hoạt động tỉa thưa nhằm loại bỏ những cây bị chèn ép, sinh trưởng yếu, hoặc bị sâu bệnh, hỗ trợ và mở rộng không gian dinh dưỡng cho những cây chừa lại.

  • Thời điểm và mật độ cây chừa lại sau khi tỉa thưa áp dụng cho rừng Đước (Rhizophora apiculata).




Lần tỉa

Tuổi rừng

(năm)


Mật độ trước khi tỉa (Cây/ha)

Cường độ

(N%)


Cự ly

(m)


Mật độ còn lại

(Cây/ha)


Lần 1

8-10

8.000

35

1,42 x 1,42

5.000

Lần 2

15-20

4.000

30

1,8 x 1,8

3.000

- Phương pháp tỉa thưa

Tỉa theo khoảng cách cách đều, sử dụng gậy để điều chỉnh mật độ.


- Đối tượng chặt tỉa

+ Là cây chèn ép, cây sâu bệnh, cây đổ ngã và những cây nằm trong khoảng cách điều chỉnh.

+ Cây hai thân phải chặt thân xấu chừa thân tốt.

+ Bụi cây thì chặt 50% số thân trong bụi cũng theo nguyên tắc chừa cây tốt.

+ Không chặt tạo khoảng trống lớn trong rừng.

- Bài cây

+ Trước khi tỉa cây tỉa được đánh dấu bằng sơn đỏ, để người chặt dễ nhận biết.

+ Bài cây phải do cán bộ kỹ thuật thực hiện hoặc trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra.

- Kỹ thuật chặt tỉa thưa

+ Trước khi chặt tỉa phải tiến hành tập huấn cho nhân viên đội tỉa thưa về kỹ thuật chặt tỉa, nhận biết cây chặt, cây chừa.

+ Chặt sát cổ rễ.

+ Khi tỉa thưa không làm tổn thương cho cây chừa.



- Vệ sinh sau khi tỉa thưa

Thu gom cành nhánh, chạng gốc, chặt nhỏ và rãi trên nền rừng hoặc gom thành luống theo hướng truyền triều.



- Công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian tác nghiệp và bàn giao hiện trường sau khi tác nghiệp xong

Trong thời gian tác nghiệp đội tỉa thưa phải thường xuyên kiểm tra hiện trường để giám sát việc tác động chặt tỉa thưa rừng đúng quy trình kỹ thuật về cự ly cây và phẩm chất cây chừa, đồng thời quản lý bảo vệ rừng trong và ngoài khu vực để ngăn chặn, uốn nắn kịp thời những sai lệch. Bên cạnh, hằng tuần, tháng đội tuần kiểm và lực lượng của Ban quản lý cần tăng cường các biện pháp kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất.



d) Vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư cho tỉa thưa rừng là 6.239,976 triệu đồng.


2.3.2. Khai thác rừng


a) Đối tượng khai thác

Đối tượng khai thác là rừng đước đến tuổi khai thác, dừa lá nằm trong phạm vi rừng phòng hộ và rừng sản xuất.



b) Diện tích khai thác

Diện tích khai thác được ước tính với cường độ khoảng 10% đối tượng rừng đưa vào khai thác, trong đó diện tích rừng đước đưa vào khai thác là 657,0 ha (RPH 635,0 ha, RSX 22,1 ha). Giai đoạn 2012 – 2015 khai thác 321,0 ha (RPH 309,2 ha, RSX 11,8 ha); giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục khai thác 336,0 ha (RPH 327,5 ha, RSX 10,3 ha).



Bảng 40. Diện tích và kế hoạch khai thác rừng đước theo đơn vị hành chính

ĐVT: ha


Số
TT




Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

657,0

321,0

17,8

41,7

116,3

145,2

336,0

1

Ba Tri

215,1

175,8

17,8

41,7

116,3

 

39,3

2

Bình Đại

387,6

145,2

 

 

 

145,2

242,4

3

Thạnh Phú

54,3

 

 

 

 

 

54,3

Bảng 41. Diện tích và kế hoạch khai thác rừng đước theo chủ quản lý

ĐVT: ha


Số
TT


Chủ quản lý

Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

657,0

321,0

17,8

41,7

116,3

145,2

336,0

1

Ban quản lý rừng PH và ĐD Bến Tre

639,2

303,2

 

41,7

116,3

145,2

336,0

2

Chi cục kiểm lâm Bến Tre

11,8

11,8

11,8

 

 

 

 

3

UBND huyện Ba Tri

6,0

6,0

6,0

 

 

 

 

Bảng 42. Diện tích và kế hoạch khai thác dừa lá theo đơn vị hành chính

ĐVT: ha


Số
TT




Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

2.129,1

946,3

236,6

236,6

236,6

236,6

1.182,8

1

Ba Tri

174,2

77,4

19,4

19,4

19,4

19,4

96,8

2

Bình Đại

1.887,7

839,0

209,7

209,7

209,7

209,7

1.048,7

3

Thạnh Phú

67,2

29,9

7,5

7,5

7,5

7,5

37,3

Bảng 43. Diện tích và kế hoạch khai thác dừa lá theo chủ quản lý

ĐVT: ha


Số
TT


Chủ quản lý

Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

2.129,1

946,3

236,6

236,6

236,6

236,6

1.182,8

1

Ban quản lý rừng Ph và ĐD Bến Tre

2.092,2

929,9

232,5

232,5

232,5

232,5

1.162,3

2

Chi cục kiểm lâm Bến Tre

4,5

2,0

0,5

0,5

0,5

0,5

2,5

3

UBND huyện Ba Tri

32,4

14,4

3,6

3,6

3,6

3,6

18,0

c) Biện pháp khai thác

- Phương thức khai thác trồng lại rừng

Áp dụng phương thức khai thác chặt hạ trắng sau đó trồng lại rừng mới sau khai thác.



- Giải pháp kỹ thuật khai thác, cải tạo rừng

Tiến hành chặt hạ toàn bộ cây đứng, chặt hạ sát chang trên cùng, tận thu hết lâm sản kể cả chang gốc, cành nhánh, thân khô mất phẩm nhằm nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, củi. Thực hiện tác nghiệp khai thác, cải tạo đến đâu tận thu lâm sản và dọn vệ sinh rừng dứt điểm theo từng lô luồng và khuôn hộ. Quá trình chặt hạ, cắt khúc được thực hiện bằng phương pháp thủ công sử dụng cưa, búa... Vận xuất lâm sản bằng phương tiện xuồng máy nhỏ.



- Giải pháp kỹ thuật dọn vệ sinh rừng

Sau khi chặt hạ, tận thu lâm sản vận chuyển về kho bãi, phần còn lại cành nhánh, chà bổi được tiến hành gom lại thành luống xếp song song, cự ly luống chà cách nhau 30 m, bề rộng luống chà không quá 3 m, hướng luống chà được xếp vuông góc với đường kênh vận xuất hoặc đường đẳng triều. Những nơi có điều kiện thuận lợi có thể tiến hành đốt luống chà nhằm nâng diện tích mặt bằng để trồng rừng. Đối với kho bãi được tiến hành dọn sạch, toàn bộ chạng gốc phải được chặt sát mặt đất, phần chà bổi phải được gom đốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi để chất gỗ củi.



d) Vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư cho khai thác rừng là 11.144,357 triệu đồng: trong đó khai thác rừng đước là 2.628,085 triệu đồng, khai thác dừa lá là 8.516,272 triệu đồng.



f. Khái toán tổng nguồn thu từ giá trị khai thác rừng Đước

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Huyện

Tổng thu nhập

Giai đoạn 2012 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020




Toàn tỉnh

45.992.000

22.471.000

23.521.000

1

Ba Tri

15.059.000

12.308.000

2.751.000

2

Bình Đại

27.131.000

10.163.000

16.968.000

3

Thạnh Phú

3.802.000

 

3.802.000

2.3.3. Sản xuất Lâm - Ngư kết hợp

a) Mục tiêu

  • Nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và đất rừng trên 1 ha đất lâm nghiệp bằng các sản phẩm thông qua các mô hình sản xuất lâm ngư kết hợp.

  • Tạo việc làm, thu nhập cho những hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng, trồng rừng để góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân sống trong và ven khu rừng.

  • Thực hiện việc xã hội hoá trong phát triển nghề rừng.

b) Đối tượng, diện tích

Địa bàn sản xuất lâm ngư được thực hiện trong phạm vi đai phụ của rừng ngập mặn ven biển với chức năng là phòng hộ chắn sóng, lấn biển, diện tích là 458 ha.



Bảng 44. Diện tích và kế hoạch sản xuất LNKH theo đơn vị hành chính

ĐVT: ha


Số
TT




Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

458,0

258,0

 

58,0

100,0

100,0

200,0

1

Ba Tri

150,0

50,0

 

50,0

 

 

100,0

2

Bình Đại

100,0

100,0

 

 

100,0

 

 

3

Thạnh Phú

208,0

108,0

 

8,0

 

100,0

100,0

Bảng 45. Diện tích và kế hoạch sản xuất LNKH theo chủ quản lý

ĐVT: ha


Số
TT


Chủ quản lý

Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

458,0

258,0

 

58,0

100,0

100,0

200,0

1

Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc Dụng Bến Tre

458,0

258,0

 

58,0

100,0

100,0

200,0

c) Nội dung và giải pháp thực hiện sản xuất lâm - ngư kết hợp

Áp dụng Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện Nghị định số 01/CP ngày 4/01/1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Với diện tích giao khoán bảo vệ rừng và sản xuất lâm ngư kết hợp cho các hộ gia đình, tiến hành thực hiện các nội dung sau:

- Rà soát, lập lại danh sách các hộ nhận khoán bảo vệ rừng và sản xuất lâm ngư kết hợp để ban quản lý rừng tiến hành kiểm tra, rà soát lại chương trình cấp sổ giao khoán rừng và đất lâm nghiệp thời gian qua, đồng thời điều tra nắm chắc hiện trạng rừng phòng hộ đến từng hộ nhận khoán. Trên cơ sở đó, tiến hành lập quy hoạch, thiết kế lại diện tích đất nhận khoán cho đúng với quy định nhà nước hiện hành, từng bước nâng cao đời sống người dân trong vùng dự án.

- Xây dựng những quy định chung về sử dụng đất nhận khoán để nuôi trồng thuỷ sản, theo quy định diện tích này không quá 30% diện tích nhận khoán.

Ban quản lý dự án xác định rõ khu vực dành cho hộ nhận khoán nuôi trồng thuỷ sản (theo tỷ lệ 70% đất rừng, 30% đất nuôi trồng thuỷ sản). Đi đôi với việc tổ chức hướng dẫn cho người dân nuôi trồng thuỷ sản theo đúng quy định, phát động phong trào trồng cây phân tán trên các bờ mương, đất trống để góp phần giải quyết chất đốt, hạn chế phá rừng, từng bước nâng cao đời sống cho người dân.

- Thiết kế các mô hình sản xuất thích hợp như hệ thống bờ bao, kênh dẫn nước, kênh thu, xả nước sẽ giúp cho mặt nước trong mương nuôi tôm được thông thoáng hơn, lượng ánh sáng xuyên qua mặt đất được nhiều hơn nên tảo phù du phát triển tốt hơn.

- Trong các diện tích đất sản xuất lâm - ngư phải bố trí các đai rừng phòng hộ đúng quy định tại Thông tư số 99/2006/TT-BNN là có ít nhất một đai rừng rộng tối thiểu 30 mét, gồm nhiều hàng cây khép tán. Các đai rừng có cửa so le nhau theo hướng sóng chính; cây rừng đã khép tán, hệ rễ phát triển đảm bảo phát huy tác dụng chắn sóng, ổn định đất, tăng khả năng bồi lấp bờ biển, ngăn chặn hoặc giảm sạt lở.

- Các chủ rừng thực hiện sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ, không được thực hiện những hoạt động gây ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của khu rừng phòng hộ, hoặc làm đảo lộn quá trình sinh thái tự nhiên của khu rừng, như đắp đê cản trở lưu thông của thuỷ triều ở vùng ven biển. Chủ rừng vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng, làm tổn hại tới tài nguyên rừng thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

- Về hưởng lợi: Các chủ rừng thực hiện sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ thành quả từ quá trình sản xuất kết hợp trong rừng phòng hộ. Các chủ rừng thực hiện sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý bảo vệ rừng phòng hộ và các quy định tại Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ nhận khoán trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.

d) Vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất lâm ngư kết hợp là 9.160,0 triệu đồng.



2.3.4. Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm qua du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh, ngày càng chiếm được sự quan tâm của xã hội. Bởi vì đây không chỉ là loại hình du lịch thiên nhiên mà còn có giá trị trong việc nâng cao ý thức của xã hội về rừng, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Gắn hiệu quả và lợi ích của du lịch sinh thái với việc bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế của địa phương.

Phát triển loại hình du lịch sinh thái nhằm khai thác các giá trị về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học của khu rừng và văn hoá, lịch sử của của địa phương để tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tuyên truyền giáo dục cho du khách và cộng đồng những kiến thức về tài nguyên rừng, bảo vệ rừng và phát huy giá trị kinh tế của rừng.

a) Mục tiêu

Khai thác tiềm năng và giá trị cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hoá và lịch sử của địa phương để phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện cho du khách tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi; mang lại các lợi ích kinh tế từ phát triển du lịch, góp phần cải thiện thu nhập cho những người trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.




tải về 2.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương