Ủy ban nhân dân huyện mỏ CÀy nam



tải về 27.07 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích27.07 Kb.
#13172


ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN MỎ CÀY NAM




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /BC-UBND





Mỏ Cày Nam, ngày tháng năm 2013



BÁO CÁO

Về việc thực hiện Đề án "Dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và dự kiến đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ"


Thực hiện Kế hoạch số 251/KH-HĐND, ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh về tổ chức giám sát việc thực hiện Đề án "Dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và dự kiến đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ".

Thực hiện Thông báo số 562/HĐND-VHXH ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre về việc giám sát của Ban VHXH tại huyện Mỏ Cày Nam.

Ủy ban nhân dân huyện báo cáo kết quả thực hiện như sau:



I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác tuyên truyền, vận động, định hướng cho người dân có nhu cầu học nghề

- Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức các buổi triển khai Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án “Thí điểm triển khai hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2012” cho các ban ngành, đoàn thể huyện.

- Qua 3 năm thực hiện, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH phối hợp với cơ sở dạy nghề, các đơn vị xuất khẩu lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Huyện đoàn, UBND các xã, thị trấn tổ chức các buổi tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động tại địa phương. Ngoài ra, còn lồng ghép hoạt động tư vấn học nghề, việc làm và xuất khẩu lao động cho đối tượng là hộ nghèo, hộ chính sách.

- Ủy ban nhân dân huyện xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Mỏ Cày Nam đến năm 2015 và dự kiến đến năm 2020” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trình HĐND huyện khóa IX thông qua tại kỳ họp lần thứ 19 ngày 19 tháng 9 năm 2010

- Song song đó, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn khẩn trương thành lập Tổ triển khai đề án thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg cấp xã và xây dựng Quy chế hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện. Đến nay, 17/17 xã, thị trấn đã thành lập được Tổ triển khai đề án 1956 và hơn 70% xã có ban hành Quy chế hoạt động.

- Tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn huyện năm 2012 đến các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, các xã, thị trấn. Đồng thời chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề ký kết liên tịch với các đơn vị có liên quan như Hội nông dân huyện, Hội Phụ nữ, Huyện đoàn về đào tạo nghề và tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ--TTg của Thủ tướng Chính phủ.



2. Công tác điều tra, khảo sát, lập danh sách lao động nông thôn có nhu cầu học nghề

- Năm 2010, UBND huyện tiến hành điều tra, rà soát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn kết quả có 1958 lao động có nhu cầu tham gia học nghề đạt 29,1%.

Trong đó:

+ Nghề nông nghiệp: 1090 người.

+Nghề phi nông nghiệp: 868 người.

- Năm 2011: 836 người, ĐT 1: 238 người, ĐT 3: 598.

- Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đã mở 09 lớp có 236 học viên; trong đó, 05 lớp đan đát tại xã An Định có 146 học viên, 03 lớp may công nghiệp tại xã An Định, Đa Phước Hội và Tân Trung có 66 học viên, 01 lớp xi măng giả gỗ tại An Thới có 24 học viên.

- Dạy nghề theo Đề án cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn 02 lớp chăn nuôi gà sinh học có 45 học viên.

- Dạy nghề theo chỉ tiêu Sở Nội vụ cho Cán bộ công nhân viên chức ngành huyện và các xã: 01 lớp (Tin học B) chứng chỉ quốc gia gồm 26 học viên.

- Chỉ đạo Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn chiêu sinh đào tạo các lớp Tin học A-B chứng chỉ quốc gia đã khai giảng đào tạo đào tạo các lớp như: 1 lớp tin học B (19 học viên), 05 lớp Tin học A (Phước Hiệp) 88 học viên và 01 lớp chuyên đề trình chiếu PowerPoint (20 học viên) dành cho cán bộ giáo viên xã Phước Hiệp, 01 lớp tin học A và lồng ghép chương trình chuyên đề trình chiếu PowerPoint cho cán bộ giáo viên trường Mẫu giáo, tiểu học Tân Hội: 20 học viên, 01 lớp chuyên đề cho cán bộ hưu trí, Hội khuyến học thị trấn: 15 học viên, 01 lớp tin học B (Cán bộ Công an huyện Mỏ Cày Nam): 18 học viên đạt 180% so với kế hoạch.



3. Danh mục các nghề đào tạo

- Điện lạnh.

- Điện dân dụng.

- Sữa chữa cài đặt máy tính.

- Kỹ thuật trồng trọt.

- Sửa chữa điện thoại di động.

- Thú y.

- Kỹ thuật nề.



4. Kinh phí thực hiện Đề án

Nguồn kinh phí được hỗ trợ kịp thời, đúng tiến độ đề ra. Theo kế hoạch, năm 2013 huyện sẽ mở 16 lớp học nghề theo QĐ 1956 (đến nay mở được 10 lớp: đan đát, kỹ thuật nề và xi măng giả gỗ).



5. Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể để thực hiện Đề án

Các tổ chức các ban, ngành thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động con em hội viên, đoàn viên, con em gia đình diện chính sách, con hộ nghèo và người lao động có nhu cầu học nghề tham dự các buổi tư vấn, đăng ký học nghề. Tuy nhiên chưa có xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể nên việc tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế.



6. Việc cấp thẻ học nghề cho các đối tượng

Trên địa bàn huyện mở được 04 lớp dạy nghề (105 học viên) bằng hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.



7. Phương pháp phối hợp với các cơ sở học nghề để quản lý và nâng cao chất lượng học tập của học viên

Chỉ đạo Trung tâm dạy nghề huyện và các ban ngành đoàn thể huyện mở các lớp học nghề cho lao động nông thôn, trong quá trình đào tạo có thành lập ban quản lý lớp, chia tổ, nhóm, lịch học cụ thể, hỗ trợ đầy đủ phương tiện học tập… tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và nâng cao chất lượng học tập của học viên.



8. Số lượng học viên tham gia học nghề của huyện

Tổng số lao động nông thôn tham gia học nghề của huyện 2 năm là 1.178 người, trong đó có 335 đối tượng hộ nghèo, chính sách ( có danh sách cụ thể kèm theo).



9. Hoạt động hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề

Năm 2011, trên địa bàn huyện có 21 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo QĐ 1956 đã hoàn thành xong với 836 học viên được cấp chứng chỉ và có việc làm ổn định.

Năm 2012, có 10 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo QĐ 1956 lớp đan đát đã hoàn thành xong với 342 học viên được cấp chứng chỉ và có việc làm ổn định.

II. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Khó khăn, vướng mắc

- Công tác tuyên truyền vận động chưa sâu rộng, vẫn còn một số ít người không đăng ký tham gia học nghề;

- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề không nhiều nên việc giải quyết việc làm cho người học nghề phi nông nghiệp gặp khó khăn, chưa thu hút được người học nghề;

- Cán bộ phụ trách dạy nghề kiêm nhiệm nhiều công việc nên không thường xuyên giám sát các lớp nghề ở các xã.



2. Đề xuất, kiến nghị

- Tỉnh có kế hoạch phân bổ nguồn kinh phí sớm, để địa phương có hướng thực hiện nguồn kinh phí tốt hơn.

Trên đây là kết quả thực hiện Đề án "Dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và dự kiến đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xin báo cáo đoàn giám sát của Ban VHXH Hội đồng nhân dân tỉnh./.


Nơi nhận:

- BVH HĐND tỉnh( báo cáo);

- UBND huyện( báo cáo);

- Lưu :VT, LĐTBXH.





KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Chí



Каталог: vportal -> kyhop6 -> sites -> hdnd.bentre.gov.vn.vportal.kyhop6 -> files -> documents
vportal -> Bài ca chính thức của giai cấp vô sản thế giới
vportal -> UỶ ban nhân dân tỉnh bến tre chưƠng trình phát triển nhà Ở TỈnh bến tre đẾn năM 2020, ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2030
vportal -> VĂn phòng đOÀN ĐẠi biểu quốc hội và HỘI ĐỒng nhân dâN
vportal -> Ủy ban nhân dân tỉnh bến tre
vportal -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bến tre
vportal -> Ủy ban nhân dân tỉnh bến tre
vportal -> HĐnd tỉnh bến tre kỳ HỌp thứ 11 khoá VIII
documents -> Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi 3 cù lao lớn: An Hoá, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ

tải về 27.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương