Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi 3 cù lao lớn: An Hoá, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ



tải về 2.07 Mb.
trang1/16
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.07 Mb.
#30676
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16


ĐẶT VẤN ĐỀ


Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi 3 cù lao lớn: An Hoá, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ. Là một tỉnh châu thổ nằm sát biển với chiều dài đường bờ biển 65 km, có địa hình bằng phẳng, rải rác có những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn.

Bến Tre nằm trong vùng châu thổ sông Cửu Long, là một trong năm vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Tác động của biến đổi khí hậu là thời tiết ngày một khắc nghiệt và diễn biết khó lường hơn, gió bão ảnh hưởng thường xuyên hơn, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào đất liền, tình trạng xói lở bờ biển diễn ra càng thêm nghiêm trọng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh tình trạng xói lở bờ biển đã và đang diễn ra nghiêm trọng tại các xã Thừa Đức, Thới Thuận (huyện Bình Đại), Bảo Thuận, Tân Thuỷ, An Thuỷ (huyện Ba Tri) và Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú) đe doạ đến đời sống người dân và các công trình hạ tầng cơ sở. Tại các vị trí này, vai trò của đai rừng ngập mặn ven biển là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, ổn định phù sa, chống xói lở và bảo vệ thành quả lao động của người dân sinh sống phía sau đai rừng ngập mặn.

Trong những năm gần đây, tình hình sử dụng đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bố trí lại vật nuôi cây trồng.

Thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại ba loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất), tỉnh Bến Tre đã tiến hành rà soát, quy hoạch lại ba loại rừng giai đoạn 2006 – 2015, tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh là 7.833 ha (trong đó đất có rừng là 3.570,5 ha chiếm 45,6%, đất chưa có rừng là 4.262,5 ha chiếm 54,4%). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch có một số tồn tại chưa phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành trong giai đoạn mới.

Thực hiện theo Điều 12, 13 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004), Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Công văn số 688/BNN-LN ngày 15/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai nhiệm vụ sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, tỉnh Bến Tre tiến hành xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng làm cơ sở để tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn của tỉnh.

Việc lập Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012 – 2020 để phù hợp với định hướng phát triển chung của ngành trên phạm vi cả nước và từng bước cụ thể hoá các mục tiêu phát triển ngành trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020 là rất cần thiết.

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 – 2020 được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, phân tích kết quả điều tra hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Bến Tre do Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam bộ thực hiện từ tháng 6 đến tháng 2 năm 2012; kết quả điều tra xây dựng quy hoạch rừng ở các xã đã được thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2011 và đã được thống nhất với Ủy ban nhân dân của 12 xã có rừng trong tỉnh. Trên cơ sở số liệu của từng xã đã xây dựng báo cáo quy hoạch cấp huyện của 3 huyện Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri sau đó tổng hợp cho toàn tỉnh Bến Tre.


Phần I

NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG


I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Những văn bản của Nhà nước


  • Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

  • Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

  • Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

  • Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

  • Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý rừng;

  • Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam (giai đoạn 2006 – 2020);

  • Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang;

  • Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

  • Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

  • Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020;

  • Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

  • Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;

  • Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2012 – 2015;

  • Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v ban hành Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ;

  • Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v ban hành Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng;

  • Công văn số 688/BNN-LN ngày 15/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai nhiệm vụ sau rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng;

  • Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

  • Quyết định số 393/QĐ-TCLN ngày 19/8/2011của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn thẩm định báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

  • Quyết định số 2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2011.

2. Những văn bản của địa phương


  • Nghị quyết số 22/2007/NQ-HĐND ngày 14/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2006 – 2015;

  • Công văn số 1622/UBND-KTN ngày 6/5/2010 của UBND tỉnh Bến Tre về việc lập Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2011 – 2020;

  • Công văn số 387/UBND-KTN ngày 29/1/2011 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt đề cương lập Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2011 – 2020;

  • Công văn số 1207/UBND-TCĐT ngày 31/3/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt dự toán kinh phí lập Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2011 - 2020.


tải về 2.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương