Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi 3 cù lao lớn: An Hoá, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ


IV. NHỮNG LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC



tải về 2.07 Mb.
trang8/16
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.07 Mb.
#30676
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16

IV. NHỮNG LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC

  1. Lợi thế


Qua 13 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, trên địa bàn tỉnh Bến Tre (từ 1998 – 2010) về cơ bản đã hoàn thành, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

Dự án đã làm tăng hiệu quả bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng và phát huy hiệu quả chức năng các loại rừng, góp phần ổn định môi trường sinh thái cho khu vực và duy trì một hệ sinh thái đặc trưng của từng vùng, bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân dân các xã khó khăn, giảm hộ nghèo, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Nâng cao diện tích rừng trên địa bàn tỉnh, qua đó phát huy vai trò chức năng phòng hộ bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn, bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân vùng dự án. Thông qua thực hiện dự án đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong việc quản lý và bảo vệ rừng.

Thông qua công tác tỉa thưa và khai thác rừng đã tạo công ăn việc làm, cung cấp một phần nhu cầu gỗ, củi và góp phần nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng. Bước đầu xã hội hoá nghề rừng thông qua các hoạt động giao khoán trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, tạo việc làm và góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương, giúp họ gắn bó lâu dài với rừng.

Đặc biệt là góp phần đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Nhận thức của cộng đồng dân cư về lợi ích nhiều mặt của rừng ngày càng được nâng cao. Rừng và đất rừng đã được giao khoán, giao quyền sử dụng cho các tổ chức, tập thể, cá nhân và hộ gia đình quản lý bảo vệ và khai thác sử dụng.


2. Hạn chế


Bên cạnh những thành quả đạt đã đạt được, công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Bến Tre vẫn còn có một số hạn chế như:

(i) Diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh manh mún, không liền vùng liền khoảnh mà phân bố rải rác, chia cắt theo kiểu “da báo” do đặc điểm địa hình với hệ thống sông, rạch chằng chịt; trên phần diện tích quy cho lâm nghiệp quy hoạch để phát triển rừng, nhất là vùng phòng hộ rất xung yếu còn có những vuông tôm mà hiện tại khó có thể vận động người dân trồng rừng phủ kín được; trên đất giồng cát dọc ven biển người dân đang trồng cây màu (dưa hấu, củ sắn); đất bãi bồi ven biển người dân đang nuôi sò huyết, nuôi nghêu nên không thể trồng phát triển rừng thêm được.

(ii) Khả năng cạnh tranh của sản phẩm lâm nghiệp từ rừng ngập mặn còn thấp so với nuôi trồng thuỷ sản hoặc ngành nghề, dịch vụ khác. Thực tế rừng ngập mặn cho năng suất thấp, nguồn thu chính của các hộ nhận khoán không phải là từ lâm sản mà từ việc nuôi trồng thuỷ sản nên người dân không quan tâm đến việc bảo vệ rừng.

(iii) Công tác giao đất giao rừng chưa triển khai thực hiện triệt để do đó người dân chưa thật sự an tâm đầu tư. Tác động của ngành lâm nghiệp trong công tác xoá đói, giảm nghèo chưa cao; thu nhập từ nghề rừng còn thấp và không ổn định. Tăng trưởng lâm nghiệp còn chậm, đóng góp GDP của lâm nghiệp trong cơ cấu chung của toàn tỉnh đạt thấp.

(iv) Năng lực cán bộ lâm nghiệp cấp huyện và xã thiếu so với yêu cầu; công tác khuyến lâm còn hạn chế. Vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng của chính quyền địa phương (huyện, xã) theo Quyết định 245 của Thủ tướng Chính phủ chưa được quan tâm đúng mức.

3. Thách thức

Bến Tre là tỉnh đất chật người đông, diện tích đất giành cho phát triển rừng và lâm nghiệp rất nhỏ hẹp. Những vùng bãi bồi ven biển có tiềm năng cho sản xuất lâm nghiệp cũng là nơi thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, đặc biệt là các loài có giá trị thương mại cao như cua, nghêu, tôm...

Tình trạng xói lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở vùng ven biển, hiện nay chưa có các mô hình thích hợp để xúc tiến các hoạt động trồng rừng. Để phát triển rừng cần đầu tư thích hợp cho việc nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các quá trình địa mạo thuỷ văn ở vùng ven biển, đặc biệt là các quy luật xói lở và bồi tụ. Trên cơ sở đó cần thiết lập các công trình chắn sóng để hỗ trợ cho các hoạt động trồng rừng. Các công trình này cần đầu tư kinh phí rất lớn.

Tỉnh Bến Tre có diện tích rừng sản xuất (hay rừng kinh tế) với diện tích rất nhỏ (khoảng 1.200 ha). Tỉ lệ diện tích rừng trên diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bến Tre thuộc loại thấp, nên cần phải có kế hoạch quy hoạch rừng một cách hợp lý, bảo vệ và phục hồi những khu rừng thoái hoá hiện có, phủ rừng trên diện tích đất còn bỏ hoang hoá, đẩy mạnh công tác vận động trồng cây trong nhân dân nhằm tăng diện tích cây xanh, đồng thời giảm bớt sức ép về nhu cầu gỗ xây dựng và chất đốt cho nhân dân.


Phần III

QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG



I. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN

1. Nhu cầu bảo vệ phát triển rừng để ứng phó với các biến động khí hậu về điều kiện tự nhiên

Theo dự báo của các nhà khoa học, Việt  Nam là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của biến đổi khí hậu và Bến Tre là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Việt Nam. Các tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh đối với phát triển nông nghiệp bao gồm:

Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và nước biển dâng là nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên nước, sức khỏe, dân cư, các hệ sinh thái biển, ven biển.

Mặn xâm nhập sâu hơn, thời gian nhiễm mặn - lợ kéo dài hơn, ngập triều cao hơn kết hợp với dềnh nước do tương tác với nước từ khu vực thượng lưu (trong thời kỳ đỉnh lũ) có tác động làm thay đổi cơ bản về thành phần thuỷ sinh và thảm thực vật theo hướng hệ động thực vật vùng mặn lợ tiến sâu hơn vào nội địa. Các hệ thống canh tác ngọt hoá (lúa, vườn cây ăn trái, cá nước ngọt) sẽ giảm dần hiệu quả, hệ thống canh tác mặn lợ (nuôi thuỷ sản mặn lợ - dừa) tăng dần ưu thế.

Tác động xói lở và bồi lắng đường bờ phức tạp hơn, vùng bãi triều bồi nhanh hơn, có tác động hình thành các cồn nhanh hơn nhưng lại thu hẹp vùng giống và các vùng nuôi nghêu.

Tác động của ngập triều và tình hình cấp ngọt ngày càng hạn chế sẽ dẫn đến dân cư khu vực nông thôn phải tập trung hơn, đồng thời hệ thống giao thông, thuỷ lợi cần nâng cấp một cách cơ bản.

Khí hậu biển diễn biến phức tạp hơn, nhìn chung có tác động ít thuận lợi cho nghề đánh bắt cá và cơ sở hậu cần nghề cá, đồng thời đòi hỏi các công trình giải pháp phòng hộ, trú bão cần được quan tâm hơn.

Một trong những giải pháp quan trọng để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu là phải trồng và bảo vệ rừng. Trước những tác động trên đây diện tích rừng ngập mặn cần được trồng thêm để tăng cường khả năng phòng hộ ven biển, lấn biển và cải thiện cảnh quan, môi trường vùng bãi triều. Dưới tác động biển dâng, độ ngập và độ mặn sẽ ở mức độ cực trị cao hơn và có khả năng quần thể mắm sẽ ngày càng chiếm ưu thế.



  1. Nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học

Hệ sinh thái rừng ngập mặn của Bến Tre đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và có giá trị đa dạng sinh học rất cao, rừng ngập mặn là nơi cung cấp thức ăn và là nơi cư trú cho các loài thuỷ sản.

Hiện nay, do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp, chất lượng rừng giảm sút. Vì vậy công tác bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học trong giai đoạn đến năm 2020 cần được quan tâm.



  1. Nhu cầu bảo vệ nâng cao độ che phủ rừng và cây xanh

Bảo vệ diện tích có rừng hiện nay trên địa bàn tỉnh là 4.163,9 ha. Bên cạnh công tác quản lý bảo vệ rừng hiện có, hàng năm phấn đấu trồng mới thêm 95,4 ha rừng nhằm tăng độ che phủ của rừng từ 1,76% năm 2011 lên 2,11% diện tích tự nhiên vào năm 2020.

Ngoài ra, để gia tăng độ che phủ và cây xanh trên toàn tỉnh, hàng năm sẽ tiến hành trồng khoảng 60.000 cây phân tán (chỉ tính trên phần diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp).



  1. Nhu cầu cung cấp gỗ, củi

Trong toàn tỉnh nhu cầu gỗ cừ từ 3.000 đến 5.000 m3/năm tương đương 30.000 – 40.000 ste/năm.

Khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu gỗ trên địa bàn toàn tỉnh là 10.000 m3 gỗ/tháng, tương đương với 120.000 m3 gỗ/năm.

Để đạt được nguồn cung cấp gỗ củi trong thời gian tới ngoài diện tích trồng rừng hàng năm thì việc trồng cây phân tán cũng cần quan tâm trên địa bàn toàn tỉnh, số lượng cây phân tán trồng trên toàn tỉnh đạt một triệu cây/năm, riêng các xã trong vùng ven biển là 60.000 cây/năm.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo vệ, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng ngập mặn là một trong các giải pháp quan trọng nhất để bảo vệ bờ biển, đảm bảo quá trình phát triển bền vững ở vùng ven biển, góp phần bảo vệ các điểm nóng về đa dạng sinh học, cung cấp dinh dưỡng cho hệ sinh thái ven biển, duy trì năng suất và sản lượng hải sản.

Từ xa xưa, các cộng đồng dân cư địa phương đã phụ thuộc vào tài nguyên rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn cung cấp thực phẩm, chất đốt, tạo việc làm và thu nhập, và che chở cho nhân dân. Việc quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng ngập mặn cần dựa trên cơ sở bảo vệ và duy trì sinh kế bền vững cho các cộng đồng dân cư ở địa phương, sự tham gia của các ngành, các cấp. Trên cơ sở tôn trọng các tập quán canh tác, kiến thức bản địa và giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân địa phương.

Rừng ngập mặn phải được quản lý trên cơ sở sử dụng bền vững, các giá trị của rừng cần được sử dụng và phát huy. Tài nguyên thiên nhiên ở vùng ven biển cần được quản lý tổng hợp, giá trị bảo vệ môi trường cần được tưởng thưởng đáp ứng các nhu cầu bảo vệ rừng. Việc đầu tư cho quản lý, bảo vệ và phát triển phải phù hợp với từng vùng bồi tụ, vùng xói lở, và các điều kiện lập địa cụ thể.

Nhận thức và năng lực của các cộng đồng dân cư địa phương và của các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng ngập mặn cần được cải thiện và nâng cao.

Do vậy, mục tiêu phát triển lâm nghiệp của tỉnh Bến Tre trong thời gian tới là: Phải quản lý, sử dụng và phát triển rừng của tỉnh một cách bền vững theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác sử dụng rừng hợp lý; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, cải tạo chất lượng rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp, ngư nghiệp và các ngành nghề nông thôn.

Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh việc xã hội hoá nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng. Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng cho các tập thể, cá nhân và hộ gia đình.

III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ



tải về 2.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương