Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi 3 cù lao lớn: An Hoá, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ


III. THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG



tải về 2.07 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.07 Mb.
#30676
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

III. THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG


1. Tình hình giao rừng, giao đất lâm nghiệp

1.1. Việc triển khai thực hiện công tác giao khoán và giao đất lâm nghiệp

Theo kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng năm 2007 thì diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp tỉnh Bến Tre là 7.833 ha. Phân chia theo ba loại rừng bao gồm: rừng đặc dụng 2.584 ha; rừng phòng hộ 3.803 ha; rừng sản xuất 1.446 ha. Phần lớn diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh đều giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo mục tiêu của dự án rừng phòng hộ và đặc dụng. Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu là tiếp nhận nguồn vốn của trung ương (chương trình 327 sau đó là vốn của chương trình 661) để trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, đồng thời thực hiện việc tỉa thưa, khai thác rừng.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất cho Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng để thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ ven biển (Quyết định giao đất số 4271/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2005). Trong đó, Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú (Quyết định giao đất số 1003/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2006) với tổng diện tích 6.189 ha, diện tích còn lại do các đơn vị tập thể và cá nhân, hộ gia đình quản lý sử dụng. Hiện nay, Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre quản lý diện tích 7.665,1 ha (trong đó có 1.227 ha chưa có quyết định giao đất), Uỷ ban nhân dân huyện Ba Tri quản lý 65 ha và Chi cục Kiểm lâm quản lý 27,1 ha.

1.2. Kết quả thực hiện giao khoán và giao đất lâm nghiệp

- Đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng: Những diện tích đất trống trong ngư trường, bãi bồi ven biển, Ban quản lý dự án rừng phòng hộ và đặc dụng tổ chức trồng rừng phòng hộ và trồng rừng đến đâu thực hiện việc giao khoán cho hộ dân chăm sóc, quản lý bảo vệ đến đó, nhờ vậy tình hình quản lý, bảo vệ rừng thực hiện khá tốt, ổn định, người dân vừa giữ rừng vừa tận dụng mặt nước để nuôi thuỷ sản theo sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Ban quản lý dự án rừng phòng hộ và Hạt, Trạm Kiểm lâm sở tại.

- Đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng sản xuất (tập trung nhất ở Bình Đại). Vào năm 2005 – 2006 thực hiện Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 04/1/1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước, Ban quản lý dự án rừng phòng hộ và đặc dụng đã tổ chức giao khoán rừng và đất lâm nghiệp với diện tích 1.116 ha ở tiểu khu 1, 2, 3 cho 2 tổ chức và 84 hộ gia đình.

- Khu vực rừng sản xuất của Ba Tri với diện tích 23 ha do Trạm Kiểm soát lâm sản Ba Tri quản lý bảo vệ từ năm 1990 đến nay, do rừng gần Trạm Kiểm lâm nên công tác quản lý bảo vệ rất tốt.

- Khu vực rừng sản xuất ở Thạnh Phú có diện tích 50 ha trong đó có 27 ha rừng trồng, hiện tại đã có các ngư trường, vuông tôm của dân từ trước. Nguồn vốn trồng rừng đước một phần người dân tự trồng và một phần dự án 327 đầu tư trồng.

1.3. Những ưu điểm của việc giao khoán và giao đất lâm nghiệp

Nhìn chung, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp được thực hiện đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn qua đó đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

Sau khi thực hiện việc giao khoán rừng và đất lâm nghiệp nhiều hộ gia đình và cá nhân đã ý thức được vai trò làm chủ của mình trên phần đất và rừng được giao, đồng thời thông qua việc khai thác rừng đước đã được hưởng lợi ích từ rừng (hưởng tỷ lệ ăn chia sản phẩm với Ban quản lý rừng). Do vậy đã có sự chuyển đổi về cơ cấu đầu tư và thu nhập của hộ dân.

1.4. Những tồn tại của việc giao khoán và giao đất lâm nghiệp

Theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng thì những khu rừng phòng hộ ít xung yếu, rừng sản xuất đều thực hiện công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng, việc giao rừng, cho thuê rừng phải tiến hành đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên việc giao khoán đối với rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu cũng chỉ dừng lại bằng khế ước hợp đồng trong sổ giao khoán, những thủ tục giấy tờ đó chưa đảm bảo về mặt pháp lý cao để các cơ quan tài chính tín dụng cho vay vốn đầu tư phát triển sản xuất cũng như tăng thu nhập cải thiện đời sống giúp người dân gắn bó hơn với rừng. Do đó, các hộ nhận khoán chưa thật sự an tâm trong việc đầu tư bảo vệ và phát triển rừng. Chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất trong giao đất giao rừng chậm được tháo gỡ, chưa thông thoáng.

Trước khi xây dựng quy hoạch tổng quan lâm nghiệp cũng như các dự án lâm – ngư nghiệp và phòng hộ đã có sẵn các ngư trường của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bao chiếm, canh tác nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng bị chia sẻ manh mún bởi các phương tiện xáng múc cơ giới. Có một số hộ cá biệt được ngành Địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vùng đất quy hoạch rừng phòng hộ và đặc dụng. Đây là một tồn tại cần được giải quyết dứt điểm để các hộ dân an tâm sản xuất, hoặc đền bù, giải toả khi thu hồi đất.

Ranh giới ngoài thực địa của các khu rừng phòng hộ ít xung yếu, rừng sản xuất, kể cả vùng đệm của khu bảo tồn chưa rõ ràng. Các chính sách về cơ chế hưởng lợi, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật… chưa được vận dụng, triển khai cụ thể, gắn liền với các đối tượng hiện đang tạm quản lý rừng sử dụng đất, rừng.

Các cơ quan được giao trách nhiệm thực hiện công tác giao đất, giao rừng chưa có sự thống nhất trong tổ chức thực hiện, thiếu chủ động trong trách nhiệm được giao. Trước đây theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp do cơ quan Địa chính đảm trách nhưng do thiếu nhân sự và thiếu sự phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên việc giao đất bị ngưng trệ không thực hiện được, không có cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện xây dựng quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch tổ chức giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của Nhà nước.

Trong công tác khoán quản lý bảo vệ rừng, với suất đầu tư rất thấp và mang tính bình quân (chi phí quản lý bảo vệ rừng từ 50.000 đ – 100.000 đồng/ha/năm; trồng rừng 10.000.000 đồng/ha/4 năm) cho nên không sát với đặc điểm từng vùng, miền. Do đó khó khăn trong việc thực hiện.

Kinh phí đầu tư cho các hạng mục xây dựng cơ bản của trung ương rất thấp (chỉ 10% tổng vốn đầu tư cho dự án hàng năm, trên dưới 100 triệu đồng) không thể xây dựng các hạng mục công trình như dự án được duyệt. Do đó cũng hạn chế đến việc phát triển kinh tế xã hội vùng lâm nghiệp, nhất là đối với những tỉnh có khối lượng thực hiện đầu tư lâm sinh ít.

Giao đất phải gắn liền với giao rừng nhưng hướng dẫn giữa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ngành Tài nguyên – Môi trường về cách thức, nội dung, đối tượng, kinh phí... chưa nhất quán, nên rất khó khăn cho địa phương triển khai thực hiện.



2. Kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp

Bến Tre là tỉnh có diện tích rừng rất thấp, chỉ chiếm 1,5% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Diện tích đất có rừng nằm trong rừng đặc dụng chiếm 53,66%, rừng phòng hộ 38,56%, và rừng sản xuất chiếm 7,77%. Do đó, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn của tỉnh chủ yếu là quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng. Hoạt động khai thác và chế biến lâm sản không đáng kể.

Trong khuôn khổ của chương trình 661 (chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661 của Thủ tướng Chính phủ) từ năm 1998 đến 2010 các hoạt động của dự án đã đạt được các kết quả dưới đây:

2.1. Bảo vệ rừng

Từ năm 1998 đến năm 2010 toàn tỉnh đã giao khoán quản lý bảo vệ rừng phòng hộ và đặc dụng cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình với tổng diện tích là 2.513 ha, trong đó rừng tự nhiên 427 ha và rừng trồng 2.086 ha; rừng phòng hộ 1.174 ha, rừng đặc dụng 1.339 ha. Tổng kinh phí 1.984,39 triệu đồng; bình quân 152,64 triệu đồng/năm.

Để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch liên tịch với lực lượng Công an – Quân đội - Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Qua đó thường xuyên đi tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm kịp thời ngăn chặn các vụ việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng và xử lý khi có vi phạm. Hàng năm đều có tổ chức họp sơ kết để đánh giá rút kinh nghiệm, qua đó góp phần hạn chế các vụ việc phá rừng và lấn chiếm đất rừng. Ngoài ra, toàn bộ diện tích rừng và đất rừng đều giao cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quản lý bảo vệ, mỗi diện tích đất đều có chủ thực sự nên hạn chế các vụ việc phá rừng.

Công tác quản lý động vật hoang dã từng bước đi vào đúng khuôn khổ của pháp luật, các hộ gây nuôi động vật có ý thức chấp hành pháp luật và bảo vệ loài vật nuôi. Từ đó tăng số lượng loài vật nuôi, tạo điều kiện phát triển kinh tế ở nông thôn. Việc kinh doanh quảng cáo các sản phẩm động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh không còn.

Về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: hàng năm, vào đầu mùa khô tỉnh chỉ đạo cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy xây dựng kế hoạch và đi thực tế kiểm tra, nhắc nhở công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra việc trang bị các phương tiện, công cụ chữa cháy và phương án phòng cháy chữa cháy rừng của các chủ rừng. Trong thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở Bến Tre được thực hiện tốt nên không để xảy ra cháy rừng.

2.2. Trồng rừng mới


Giai đoạn 1998 đến 2010, toàn tỉnh đã trồng được 1.149,5 ha (theo kế hoạch là 1.281 ha), trong đó: rừng phòng hộ 804,5 ha (kế hoạch 881 ha); rừng đặc dụng 226,4 ha (kế hoạch 270 ha); rừng sản xuất 118,6 ha (kế hoạch 130 ha). Đạt 89,73% so mục tiêu kế hoạch dự án. Trong đó trồng mới 1.030,9 ha và trồng lại 118,6 ha. Tỉ lệ đạt 89,73% so mục tiêu kế hoạch dự án. Kết thúc dự án, diện tích thành rừng 920,9 ha, đạt tỉ lệ 80,11% so diện tích thực hiện. Trong đó: rừng phòng hộ 627,8 ha đạt tỉ lệ thành rừng 78,04%; rừng đặc dụng 174,5 ha đạt tỉ lệ thành rừng 77,07%; rừng sản xuất 118,6 ha đạt 100%. Chăm sóc 2.998,6 ha đạt 100% kế hoạch; đã quản lý bảo vệ tốt rừng trồng.

Tổng diện tích rừng trồng bị thiệt hại không thành rừng: 228,6 ha trong đó: rừng phòng hộ 176,6 ha và rừng đặc dụng 52 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai (bão số 9 tàn phá).


2.3. Chăm sóc rừng


Trong giai đoạn 1998 đến 2010 toàn tỉnh đã thực hiện chăm sóc 2.998,6 ha (kế hoạch 2.998,6 ha đạt 100%); quản lý bảo vệ tốt rừng hiện có. Diện tích rừng giao khoán bảo vệ đạt 2.513 ha trong 13 năm thực hiện dự án.

2.4 . Khoanh nuôi rừng


Trong giai đoạn 1999 – 2008, khoanh nuôi tái sinh đạt 395 ha (kế hoạch 395 ha - đạt 100% kế hoạch). Kết thúc dự án diện tích khoanh nuôi sau kiểm chứng 365,6 ha đạt tỉ lệ 92,55%, trong đó rừng phòng hộ đạt 54,7%; rừng đặc dụng đạt 98,4%. Khoanh nuôi tập trung trên đối tượng rừng đặc dụng là chủ yếu (rừng phòng hộ chỉ thực hiện 29 ha/53 ha vào năm 1999). Diện tích rừng khoanh nuôi bị thiệt hại do thiên tai là 29,4 ha, nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai.

2.5. Nghiên cứu khoa học và khuyến lâm phục vụ cho Chương trình 661

Do đặc điểm rừng Bến Tre là rừng ngập mặn và có diện tích không nhiều, mục đích chủ yếu là để phòng hộ bảo vệ môi trường cho nên trong những năm qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lâm nghiệp chưa nhiều, chỉ áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong gieo ươm, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển rừng các theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Công tác khuyến lâm còn hạn chế, các mô hình khuyến lâm không đa dạng mà chủ yếu là mô hình trồng tre lấy măng, trồng cây phân tán… nên hiệu quả công tác khuyến lâm tác động đến việc trồng rừng, phát triển rừng không lớn.

Trong năm 2009, thực hiện Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, tỉnh xây dựng 2 khu rừng giống chuyển hoá, diện tích 20,6 ha với loài cây Đước và Phi lao nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ giống trồng rừng trước mắt tại địa phương. Ngoài ra, về lâu dài nhằm đảm bảo cung cấp giống chất lượng phục vụ cho trồng rừng, địa phương còn xây dựng 1 khu rừng giống trồng loài cây Đước với diện tích 7,8 ha. Các loài cây chủ lực được trồng ở địa phương gồm: cây Đước, Đưng, Bần, Mắm, Phi lao...

Năm 1999 đã xây dựng mô hình lâm – ngư kết hợp tại khu rừng đặc dụng Thạnh Phú: cụ thể là trồng Su ổi kết hợp nuôi tôm trên diện tích 10,5 ha với kinh phí 100 triệu đồng từ vốn ODA.

Từ năm 2000 – 2003 xây dựng chương trình giám sát môi trường ở Khu bảo tồn Thạnh Phú với tổng kinh phí 335 triệu đồng do Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam bộ thực hiện.

Nhìn chung, các mô hình, công trình khoa học nói trên chưa phát huy hiệu quả rõ nét do kinh phí cho theo dõi còn hạn chế.



2.6. Trồng cây phân tán

Hàng năm, nhân dịp sinh nhật Bác tỉnh Bến Tre tổ chức “trồng cây nhớ Bác” và phát động phong trào trồng cây, trồng rừng trong nhân dân. Qua phong trào, hàng năm đã trồng mới thêm hàng trăm hécta rừng tập trung và khoảng 1 triệu cây phân tán các loại, góp phần cung cấp một phần nhu cầu sử dụng gỗ, củi của nhân dân địa phương, đặc biệt là phát huy hiệu quả chức năng  phòng hộ bảo vệ môi trường của rừng. Qua phong trào này, đã xuất hiện nhiều mô hình trồng cây hiệu quả và nhiều tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc trồng rừng và bảo vệ rừng.

Năm 2010, tỉnh đã tổ chức trồng hơn 1 triệu cây phân tán, ở các huyện Ba Tri (200.000 cây); huyện Bình Đại (180.000 cây); huyện Thạnh Phú (300.000 cây); huyện Mỏ Cày Nam (95.000 cây); huyện Mỏ Cày Bắc (60.000 cây); huyện Giồng Trôm (100.000 cây); huyện Châu Thành (20.000 cây); huyện Chợ Lách (30.000 cây); thành phố Bến Tre (15.000 cây).

Trồng cây, trồng rừng là việc làm ít tốn kém nhưng nó mang lại lợi ích vô cùng to lớn, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra như hiện nay. Phong trào trồng cây gây rừng và phấn đấu trồng 1 triệu cây phân tán các loại, cung cấp các sản phẩm gỗ củi cho nhu cầu của nhân dân địa phương. Đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra.



3. Hoạt động các dự án lâm nghiệp

3.1. Công tác tổ chức thực hiện các hoạt động lâm nghiệp

Để tổ chức triển khai và thực hiện Dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre thành lập Ban điều hành và Ban quản lý dự án 661.

Ban điều hành Dự án 661 tỉnh Bến Tre cơ cấu thành phần gồm: 1 đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Phó ban và lãnh đạo các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm, Kho bạc Nhà nước, Ban chỉ huy Bộ Đội biên phòng, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân 3 huyện có rừng là thành viên.

Do quy mô diện tích nhỏ nên Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh Bến Tre là Ban quản lý cấp tỉnh đồng thời cũng là Ban quản lý cấp cơ sở trực tiếp triển khai thực hiện dự án. Ban quản lý vừa trực tiếp quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú vừa quản lý hệ thống rừng phòng hộ của tỉnh.

Tổng số nhân sự của Ban quản lý hiện nay là 46 người. Trong đó: 30 người trong biên chế được ngân sách nhà nước chi trả lương, còn lại 16 người hợp đồng do Ban quản lý tự cân đối từ các nguồn thu của đơn vị để chi trả. Bộ máy tổ chức gồm: Phòng Tổ chức – Hành chính; Phòng Kỹ thuật; Phòng Kế toán; Phân khu phòng hộ huyện Bình Đại; Phân khu phòng hộ huyện Ba Tri.

Ban điều hành và Ban quản lý dự án tỉnh có nhiệm vụ quản lý và điều hành thực hiện các dự án cơ sở, tổ chức phối hợp các cơ quan chức năng trong tỉnh triển khai thực hiện dự án; theo dõi, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết báo cáo với Ban điều hành Trung ương về kết quả thực hiện dự án.

Tỉnh xác định nhiệm vụ triển khai và thực hiện dự án 661 là rất quan trọng, do vậy, nhằm đảm bảo việc lãnh đạo thực hiện dự án được tập trung và xuyên suốt, tỉnh đã cử một đồng chí Phó chủ tịch tỉnh làm trưởng ban và các thành viên là lãnh đạo các ban ngành có liên quan của tỉnh, lãnh đạo UBND của 3 huyện có rừng. Nhìn chung các thành viên của Ban điều hành đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp rất quan trọng cho việc hoàn thành nhiệm vụ của dự án. Tuy nhiên, do nhân sự của các cơ quan thường xuyên thay đổi cho nên nhân sự của Ban điều hành 661 của tỉnh cũng từng lúc thay đổi theo, vì vậy việc tham gia cũng không xuyên suốt làm ảnh hưởng phần nào đến công tác chỉ đạo, điều hành.

Ban quản lý dự án vừa là cấp tỉnh, vừa là cấp cơ sở trực tiếp thực hiện và nhiệm vụ kiêm nhiệm nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm; việc giám sát thực hiện dự án đã được thực hiện tốt, công tác phối hợp các lực lượng Kiểm lâm - Quân đội - Công an - Ban quản lý rừng và chính quyền địa phương trong việc tuần tra, kiểm tra nên đã kịp thời ngăn chặn và xử lý các vụ việc phá rừng nên tệ nạn phá rừng ở địa phương được kéo giảm và mức độ thiệt hại không đáng kể.

Trong quá trình thực hiện dự án, các đoàn đến giám sát tình hình thực hiện dự án 661 tổng cộng 3 lần. Qua giám sát, các đoàn đánh giá việc thực hiện dự án của địa phương nhìn chung tuân thủ các quy định của nhà nước, không sai phạm.



3.2. Vốn đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp

Từ năm 1998 – 2010, tổng vốn đầu tư cho dự án thực hiện được ở địa phương là 34.865,01 triệu đồng, bình quân 2.681,9 triệu đồng/năm. Trong đó:

- Ngân sách trung ương phân bổ: 15.312 triệu đồng, thực hiện 12.635,906 triệu đồng, tỉ lệ giải ngân đạt 82,5%

- Ngân sách địa phương phân bổ: 2.257 triệu đồng, thực hiện 2.182,8 triệu đồng, tỉ lệ giải ngân đạt 96,71%

- Vốn ODA: 100 triệu đồng (năm 1999).

Việc quản lý ngân sách chi tiêu nói chung đều tuân thủ các quy định Nhà nước, đã thực hiện kiểm toán tài chính 1 lần vào năm 2004. Nguồn vốn được cấp phát kịp thời, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Chi phí quản lý dự án được chi cho các công việc như: công tác phí, đi lại, kiểm tra, hội họp, tiếp khách… Tuy nhiên, suất đầu tư của dự án 661 về trồng rừng phòng hộ còn mang tính bình quân, chưa cụ thể cho các vùng miền đã hạn chế đến hiệu quả dự án. Định mức đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của dự án 661 là 10% không đủ để đầu tư các công trình phục vụ dự án.

Nhìn chung, việc đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương chủ yếu sử dụng nguồn vốn dự án 661 do Trung ương cấp để thực hiện. Ở địa phương chỉ hỗ trợ thêm suất đầu tư cho công tác bảo vệ rừng đặc dụng và phòng hộ rất xung yếu; đầu tư trồng lại rừng sau khi khai thác và các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu. Do quy mô rừng của tỉnh ít, giá trị rừng ngập mặn không cao, vì vậy rất khó khuyến khích các tổ chức, cá nhân khác tham gia đầu tư trồng rừng. Chính vì vậy, việc huy động các nguồn vốn khác để đầu tư trồng rừng hầu như không có.

4. Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về lâm nghiệp có các nhiệm vụ sau:

- Hướng dẫn việc lập và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất trong phạm vi quản lý của địa phương sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp tại Việt Nam; tổ chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng.

- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

- Tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống trên địa bàn tỉnh. Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; trồng rừng; chế biến và bảo quản lâm sản; phòng và chống dịch bệnh gây hại rừng, cháy rừng;

- Chịu trách nhiệm phê duyệt phương án điều chế rừng, thiết kế khai thác rừng; giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc cho phép mở cửa rừng khai thác và giao kế hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và Uỷ ban nhân dân cấp huyện sau khi được phê duyệt; việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương; việc phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Ngoài các phòng chức năng giúp việc cho Ban giám đốc Sở còn có 2 đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và tổ chức thực hiện các hoạt động lâm nghiệp, đó là:

+ Chi cục Kiểm lâm thực hiện chức năng quản lý bảo vệ rừng. Chi cục Kiểm lâm có 30 cán bộ công nhân viên, thành lập 3 hạt kiểm lâm tại 3 huyện (Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri).

+ Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ: chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện các hoạt động quản lý bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng của tỉnh với biên chế nhân sự là 30 người, gồm Ban giám đốc (2 người); Nhân viên, chuyên viên (10 người); Nhân viên bảo vệ (20 người).

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, các điều kiện và trang thiết bị làm việc còn thiếu.

5. Hoạt động khai thác chế biến gỗ và lâm sản

5.1. Khai thác gỗ, lâm sản

Theo Cục Thống kê Bến Tre 2010 (Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2010, tại bảng 9), sản lượng sản phẩm gỗ, tre, củi, và cừ đước đều giảm dần từ năm 2005 đến 2010. Trong đó, sản lượng các sản phẩm gỗ khai thác trên địa bàn của tỉnh là 7.052 m3 (năm 2005) giảm xuống còn 2.780 m3 (năm 2010), chủ yếu là cây trồng phân tán, cây đường phố, cây trồng trong khuôn hộ.



Các loại tre, cừ đước cũng là những loại sản phẩm có giá trị được sử dụng trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Sản lượng khai thác năm 2010: tre 468.000 cây và 19.000 cây cừ đước. Sản lượng củi khai thác được cũng giảm dần từ 49.162 stes năm 2005 xuống còn 28.964 stes năm 2010.

Bảng 9. Kết quả các hoạt động khai thác và chế biến lâm sản tỉnh Bến Tre,

giai đoạn 2005 – 2010

TT

Hoạt động

ĐVT

2005

2007

2009

2010

1

Kết quả khai thác
















-

Sản lượng gỗ khai thác

m3

7052

6646

3737

2780

-

Sản lượng củi khai thác

Ste

49162

44957

33121

28964

-

Khai thác tre

1.000 cây

675

528

530

468

-

Khai thác cừ đước

1.000 cây

34

32

17

19

2

Giá trị các sản phẩm lâm nghiệp theo giá thực thế
















-

Sản xuất sản phẩm gỗ, lâm sản

Trđ

296.399

570.173

896.963

1258.955

-

Khai thác lâm sản

Trđ

55610

48602

44983

29051

-

Dịch vụ và hoạt động khác

Trđ

1081

1634

1691

1836






















(Nguồn: Cục Thống kê Bến Tre 2010; Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2010)

5.2. Chế biến đồ gỗ

Toàn tỉnh có khoảng 62 cơ sở sản xuất kinh doanh đồ gỗ. Các mặt hàng chủ yếu là đồ gia dụng, sửa chữa và đóng thuyền, xuồng nhỏ, đồ tang lễ.

Nguồn nguyên liệu được sử dụng khá đa dạng, những sản phẩm là thuyền, xuồng chủ yếu là gỗ cây họ dầu mua từ các tỉnh Tây nguyên, các sản phẩm đồ mộc dùng trong gia đình là gỗ cây trồng phân tán.

Bảng 9 cho thấy, giá trị sản phẩm gỗ và dịch vụ có xu hướng tăng, còn giá trị khai thác lâm sản giảm dần trong giai đoạn 2005 – 2010.




tải về 2.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương