Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi 3 cù lao lớn: An Hoá, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ


(theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ hiện trạng rừng tháng 6/2011)



tải về 2.07 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.07 Mb.
#30676
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

(theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ hiện trạng rừng tháng 6/2011)

4.1. Đặc điểm các trạng thái rừng và đất lâm nghiệp


4.1.1. Rừng tự nhiên

a) Bần tái sinh

Rừng Bần chủ yếu là loài Bần chua (Sonneratia caseolaris), đây là loài cây thường đi tiên phong trên những bãi bồi vùng cửa sông. Độ mặn của thuỷ triều ở những vùng này thường thấp hơn so với những vùng xa cửa sông. Tại các vùng cửa sông tỉnh Bến Tre, rừng Bần tái sinh có nguồn hạt giống khá phong phú từ các khu rừng ngập mặn ở ven bờ sông phía thượng lưu, hoặc các khu rừng từ các tỉnh lân cận. Rừng Bần cửa sông ở xã Thừa Đức (huyện Bình Đại) có diện tích 3,7 ha, xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú) diện tích 30,1 ha. Trong các khu rừng Bần vẫn xuất hiện một số cây Mắm, chủ yếu là Mắm trắng (Avicennia alba) hoặc Mắm biển (Avicennia marinna) mọc rải rác, có mật độ là 2.000 ÷ 4.000 cây/ha. Đường kính bình quân (Dbq) dao động trong khoảng 3,2 ÷ 6,4 cm, chiều cao bình quân (Hbq) dao động trong khoảng 4,5m ÷ 7,5 m; sinh trưởng trên loại đất bùn hơi chặt, tình hình sinh trưởng trung bình, biện pháp tác động hiện tại là khoanh nuôi, bảo vệ.



b) Rừng Mắm tái sinh

Tại huyện Thạnh Phú, Mắm tái sinh phân bố ở xã Thạnh Hải có diện tích 15,1 ha, ở Thạnh Phong với diện tích 66,3 ha; ở huyện Bình Đại, xã Thới Thuận diện tích Mắm tái sinh là 52,3 ha, xã Thừa Đức có diện tích 8,1 ha; ở huyện Ba Tri, xã An Thuỷ có diện tích 18,6 ha, xã Tân Thuỷ với diện tích 4,3 ha, xã Bảo Thuận diện tích 31,4 ha, xã Bảo Thạnh 3,0 ha. Loài cây chính là Mắm tái sinh, có mật độ là 5.000 ÷ 9.000 cây/ha, đường kính bình quân (Dbq) dao động trong khoảng 2,5 ÷ 5,5 cm, chiều cao bình quân (Hbq) dao động trong khoảng 3,5 m ÷ 6,5 m; sinh trưởng trên loại đất bùn hơi chặt, tình hình sinh trưởng trung bình, với các biện pháp khoanh nuôi tái sinh.



c) Rừng Mắm trung niên

Diện tích 483,3 ha phân bố ở 3 huyện. Tại huyện Ba Tri, xã An Thuỷ có diện tích 7,8 ha, xã Tân Thuỷ có diện tích 13,3 ha, xã Bảo Thuận diện tích là 35,8 ha, xã Bảo Thạnh 15,9 ha; huyện Thạnh Phú, Mắm trung niên phân bố ở xã An Điền với diện tích 53,6 ha, xã Thạnh Hải với diện tích 40,1 ha, ở Thạnh Phong với diện tích 286,3 ha; ở huyện Bình Đại, xã Thới thuận diện tích là 27,5 ha, xã Thừa Đức có diện tích 3,1 ha loài cây chính là Mắm xen trong đó là một số loài như Bần, Đước mọc rải rác, có mật độ khoảng 550 ÷1.200 cây/ha, với đường kính bình quân (Dbq) dao động trong khoảng 10,0 ÷ 15,0 cm, chiều cao bình quân (Hbq) dao động trong khoảng 7,0 m ÷ 9,0 m, trữ lượng (Mbq) khoảng 62,7 m3/ha; sinh trưởng trên loại đất bùn, tầng đất dày, sinh trưởng trung bình.



d) Rừng hỗn giao

Trạng thái rừng hỗn giao ở Bến Tre chủ yếu là Mắm + Đước; Mắm + Bần xen trong đó là Chà là, Dừa nước và một số loài khác. Phân bố rải rác ven các kênh rạch tự nhiên, các bãi bồi… Diện tích của trạng thái rừng này là 87,2 ha phân bố ở 3 huyện. Ở huyện Ba Tri trạng thái rừng hỗn giao chủ yếu nằm ở Tân Mỹ với diện tích 42,0 ha và diện tích nhỏ 1,0 ha ở xã Bảo Thuận; huyện Thạnh Phú trạng thái rừng này phân bố chủ yếu ở Thạnh Hải với diện tích 3,0 ha; huyện Bình Đại trạng thái rừng hỗn giao phân bố chủ yếu ở xã Thới Thuận với diện tích 34,9 ha, 1,6 ha ở xã Thạnh Phước, 4,6 ha ở xã Thừa Đức. Mật độ của trạng thái này vào khoảng 630 ÷ 920 cây/ha, với đường kính bình quân (Dbq) dao động trong khoảng 13,0 ÷ 18,0 cm, chiều cao bình quân (Hbq) dao động trong khoảng 7,0 m ÷ 10,0 m, trữ lượng (Mbq) khoảng 62,7 m3/ha. Loại rừng này sinh trưởng và phát triển trên các loại đất bùn chặt và hơi chặt.



4.1.2. Các trạng thái rừng trồng

a) Rừng Bần trồng

- Rừng Bần trồng cấp tuổi I (dưới 5 tuổi): Trạng thái này tập trung chủ yếu ở huyện Bình Đại với diện tích 89,5 ha được trồng chủ yếu từ năm 2009. Trạng thái rừng này được trồng tập trung trên các cửa sông, loại đất chủ yếu là bùn hơi chặt và bùn lỏng, loài cây chủ yếu là Bần cùng với một số loài khác phân bố rải rác trong rừng Bần như: Mắm, Đước chiếm tỉ lệ nhỏ.

- Rừng Bần cấp tuổi III (từ 10 đến 15 tuổi): được trồng chủ yếu từ năm 1996, 1998, 1999 với tổng diện tích 81,4 ha. Phân bố tại hai huyện Ba Tri ở xã An Thuỷ với diện tích 47,1 ha và xã Thạnh Phong huyện Thạnh Phú với diện tích 34,3 ha. Mật độ trung bình khoảng 1.360 cây/ha, đường kính bình quân (Dbq) 13,7 cm, chiều cao bình quân (Hbq) 7,0 m, trữ lượng bình quân (Mbq) khoảng 69,2 m3/ha. Trạng thái này có tình hình sinh trưởng tốt ở các cửa sông và hai bên sông rạch trên loại đất bùn hơi chặt hoặc hơi loãng, đáp ứng được chức năng phòng hộ. Nên tiếp tục có các biện pháp bảo vệ và chăm sóc rừng nhằm duy trì được khả năng phòng hộ tốt nhất của rừng.

- Rừng Bần cấp tuổi IV (từ 15 đến 20 tuổi): trạng thái rừng này tập trung chủ yếu tại xã An Thủy huyện Ba Tri với tổng diện tích 12,8 ha. Rừng trồng tập trung vào các năm 1994, 1995 trên loại đất bùn hơi loãng và hoặc chặt. Đường kính bình quân (Dbq) 24,6 cm, chiều cao bình quân (Hbq) 15,5m, mật độ trung bình khoảng 850 cây/ha, trữ lượng bình quân (Mbq) khoảng 89,7 m3/ha. Với các biện pháp quản lý bảo vệ chăm sóc khá tốt, cùng với số lượng cây tái sinh, trong những năm tới nên trồng thêm trên các diện tích bãi bồi để tăng diện tích rừng cũng như tăng khả năng phòng hộ chống xói lở bờ sông, bờ biển.
b) Rừng Đước trồng

Đước là một loài cây chủ yếu của rừng ngập mặn, được lựa chọn là cây trồng rừng chính. Vì vậy rừng Đước trồng ở nhiều giai đoạn tuổi khác nhau, từ cấp tuổi I (dưới 5 tuổi) đến cấp tuổi VI (trên 25 năm). Rừng được trồng trên điều kiện lập địa là bùn chặt đến mềm, phía sau đai rừng mắm hoặc trồng trong các đầm nuôi thuỷ sản. Những nơi thường xuyên bị ngập bởi thuỷ triều lên cao trong ngày và thường xuyên được bồi tụ phù sa thì cây sinh trưởng tốt. Dưới đây là đặc điểm của rừng đước trồng.



- Rừng Đước cấp tuổi I (dưới 5 tuổi): diện tích 340,2 ha, trong đó có 50,7 ha ở 2 xã Bảo Thạnh và Bảo Thuận huyện Ba Tri; 289,1 ha ở 3 xã Thới Thuận, Thừa Đức, Thạnh Phước huyện Bình Đại và 0,4 ha ở xã Thạnh Phong huyện Thạnh Phú. Loài cây chính là Đước được trồng chủ yếu trong các vuông nuôi thuỷ sản trên loại đất bùn hơi loãng và hơi chặt, sinh trưởng tốt trên loài đất này. Mật độ trung bình của trạng thái này vào khoảng 8.000 ÷ 10.000 cây/ha, đường kính bình quân (Dbq) 3 ÷ 6 cm, chiều cao bình quân (Hbq) 2,5 ÷ 5 m, rừng đang được quản lý và bảo vệ khá tốt, cây đang sinh trưởng tốt và đang ở giai đoạn khép tán.

- Rừng trồng Đước cấp tuổi II: phân bố tập trung tại 2 huyện Bình Đại và Thạnh Phú với diện tích 17,3 ha, trong đó 7,1 ha ở Thạnh Phú và 10,2 ha ở Bình Đại. Mật độ trung bình của trạng thái này vào khoảng 5.130 cây/ha. Đường kính bình quân (Dbq) 6,9 cm, chiều cao bình quân (Hbq) 7,1 m, trữ lượng bình quân 43,4 m3/ha. Rừng được trồng kết hợp chủ yếu trong các vuông nuôi thuỷ sản trên loại đất bùn hơi loãng và hơi chặt, sinh trưởng tốt, rừng được quản lý và bảo vệ khá tốt, quá trình cạnh tranh, đào thải tự nhiên đã diễn ra, cần có các biện pháp chăm sóc rừng, tỉa thưa, nâng cao chất lượng rừng.

- Rừng trồng Đước cấp tuổi III (từ 10 đến 15 tuổi): được trồng chủ yếu vào các năm 1996, 1997, 1998 với tổng diện tích 860,9 ha, trong đó ở huyện Ba Tri là 168,4 ha, 403,9 ha ở huyện Bình Đại và 288,5 ha ở huyện Thạnh Phú. Rừng được trồng chủ yếu trong các vuông nuôi thuỷ sản, sinh trưởng tốt trên loại đất bùn hơi loãng và hơi chặt, với loài cây chủ yếu là Đước, các loài cây mọc xen rải rác trong đó chủ yếu là Mắm. Mật độ trung bình của trạng thái này vào khoảng 3.000 cây/ha, đường kính bình quân (Dbq) 13,5 cm, chiều cao bình quân (Hbq) 11,0 m, trữ lượng bình quân 80,4 m3/ha. Rừng được quản lý và bảo vệ khá tốt, cần có các biện pháp tác động cần thiết như tỉa thưa các diện tích rừng còn có mật độ cao để tạo điều kiện cho những cây có phẩm chất tốt tiếp tục phát triển.

- Rừng trồng Đước cấp tuổi IV (từ 15 đến 20 tuổi): diện tích 447,3 ha, trong đó 31,9 ha ở xã Bảo Thuận huyện Ba Tri, và 415,3 ha ở 2 xã Thạnh Hải và Thạnh Phong huyện Thạnh Phú. Loài cây chính là Đước được trồng chủ yếu trong các vuông nuôi thuỷ sản trên loại đất bùn hơi loãng và hơi chặt, sinh trưởng tốt trên loại đất này. Xen trong đó là các loài cây khác như Mắm, Bần. Mật độ trung bình của trạng thái này vào khoảng 1.166 cây/ha. Với đường kính bình quân (Dbq) 21,3 cm, chiều cao bình quân (Hbq) 11,5 m, trữ lượng bình quân 68,5 m3/ha, rừng Đước cấp tuổi IV chủ yếu nằm trong rừng đặc dụng ở Thạnh Phú nên được quản lý và bảo vệ khá tốt.

- Rừng đước cấp tuổi V (từ 20 đến 25 năm): có diện tích là 199,9 ha nằm tập trung tại xã Tân Mỹ huyện Ba tri và Thạnh Hải huyện Thạnh Phú. Ở Ba Tri diện tích chỉ có 6,0 ha, ở Thạnh Phú diện tích là 193,9 ha. Diện tích Đước này được trồng vào những năm 1986, 1989,1990 trong các vuông nuôi trồng thuỷ sản, trên loại đất bùn hơi chặt hoặc hơi loãng, sinh trưởng và phát triển tốt nhờ có sự chăm sóc và bảo vệ của Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre. Mật độ trung bình của trạng thái này vào khoảng 1.125 cây/ha. Với đường kính bình quân (Dbq) 24,8 cm, chiều cao bình quân (Hbq) 14,4 m, trữ lượng bình quân 112 m3/ha.

- Rừng đước trồng cấp tuổi VI (trên 25 năm): có diện tích 41,8 ha, phân bố tại xã An Thuỷ huyện Ba Tri 11,8 ha là rừng sản xuất và 30,0 ha thuộc xã Thạnh Hải huyện Thạnh Phú nằm trong rừng dặc dụng. Ở những nơi này là các vuông nuôi thuỷ sản trên loại đất bùn hơi loãng và hơi chặt, cây sinh trưởng tốt. Xen trong đó là các loài cây khác như Mắm, Bần... Mật độ trung bình của trạng thái này vào khoảng 1.000 cây/ha. Với đường kính bình quân (Dbq) 27,1 cm, chiều cao bình quân (Hbq) 14,3 m, trữ lượng bình quân 120 m3/ha. Rừng Đước cấp tuổi VI ở Thạnh Phú được quản lý và bảo vệ khá tốt là do phần lớn diện tích nằm trong rừng đặc dụng, cần tiếp tục có các biện pháp bảo vệ chăm sóc rừng tốt hơn để duy trì khả năng phòng hộ.

c) Rừng Đưng trồng

- Rừng Đưng trồng cấp tuổi I (dưới 5 tuổi): được trồng vào các năm 2008, 2009, 2010), rừng trồng với loài Đưng (Rhizophora mucronata) có diện tích 57,8 ha tập trung tại xã Tân Mỹ huyện Ba Tri 1,8 ha và 56,0 ha ở xã Thới Thuận huyện Bình Đại. Loài này được trồng trong các vuông nuôi thuỷ sản trên loại đất bùn hơi loãng, cây sinh trưởng tốt. Mật độ trung bình của trạng thái này vào khoảng 3.100 cây/ha, đường kính bình quân (Dbq) 4,1 cm, chiều cao bình quân (Hbq) 6,0 m.

- Rừng Đưng trồng cấp tuổi III (từ 10 đến 15 tuổi): diện tích 47,2 ha, tập trung tại 2 huyện Ba Tri với diện tích 20,5 ha và Bình Đại là 26,7 ha. Mật độ trung bình của trạng thái này vào khoảng 2.266 cây/ha, với đường kính bình quân (Dbq) 6,6 cm, chiều cao bình quân (Hbq) 7,0 m, trữ lượng bình quân 31,6 m3/ha. Loài cây chính là Đưng được trồng chủ yếu trong các vuông nuôi thuỷ sản trên loại đất bùn hơi loãng, rừng sinh trưởng tốt, cần tiếp tục có các biện pháp bảo vệ chăm sóc rừng tốt hơn để duy trì khả năng phòng hộ.

d) Rừng trồng Mắm cấp tuổi III và IV (trên 15 tuổi)

Rừng được trồng tập trung tại xã Bảo Thuận và Bảo Thạnh huyện Ba Tri từ những năm 1994 – 1999 với tổng diện tích là 225,4 ha. Loài cây chính là Mắm được trồng chủ yếu trên loại đất bùn hơi loãng và hơi chặt ở hai bên bờ sông, kênh rạch, cửa sông, bãi bồi và hiện đang sinh trưởng khá tốt. Xen trong đó là các loài cây khác như Bần, Mắm tái sinh có mật độ khá cao. Mật độ trung bình của trạng thái này vào khoảng 1.150 cây/ha, với đường kính bình quân (Dbq) 14,3 cm, chiều cao bình quân (Hbq) 7,1 m, trữ lượng bình quân 61,7 m3/ha, rừng trồng Mắm cấp tuổi III + IV được quản lý và bảo vệ khá tốt. Cần tiếp tục có các biện pháp bảo vệ chăm sóc rừng tốt hơn để duy trì khả năng phòng hộ.



e) Rừng trồng Phi Lao

Phi lao được trồng với nhiều cấp tuổi, do không được trồng cùng thời điểm. Diện tích là 72,9 ha, ở Thạnh Phú là 27,4 ha; ở Bình Đại là 32,2 ha tập trung ở hai xã Thừa Đức và Thới Thuận; ở Ba Tri diện tích Phi lao trồng là 13,2 ha, có 4,8 ha mới được trồng vào năm 2011 tại xã Thới Thuận. Với mật độ bình quân vào khoảng 1.100 ÷ 2.000 cây/ha, đường kính bình quân (Dbq) 9,0 cm, chiều cao bình quân (Hbq) 6,7 m, trữ lượng (Mbq) khoảng 38,4 m3/ha. Biện pháp tác động chủ yếu lên rừng Phi lao là tỉa thưa những diện tích có mật độ dày để tạo điều kiện cho rừng phát triển tốt nhất bảo đảm được chức năng phòng hộ của rừng. Cần có các biện pháp tác động tiếp tục chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và trồng các đai rừng mới nâng cao diện tích rừng Phi lao ven biển.



4.1.3. Đất không có rừng

a) Đất có cây rừng ngập mặn rải rác: là những trạng thái có thành phần thực vật gồm các loài cây tạp bụi như lức, ô rô, dây mủ, cóc kèn hay các loài cây gỗ ít giá trị kinh tế như giá, tra, cóc... mọc hỗn giao rải rác, đây cũng là đối tượng cần được bảo vệ và trồng dặm cây rừng để tăng khả năng phòng hộ.

b) Các cồn cát và bãi cát cao: là những diện tích cồn cát, bãi cát ven biển không bị ngập thuỷ triều bình thường. Thành phần cơ giới là cát rời rạc, khô, một bộ phận đã được khai phá làm đất thổ cư và trồng cây hàng năm như: thuốc cá, rau xanh. Cồn, bãi cát là đối tượng đất trồng rừng; trong những năm tới sẽ tiến hành trồng các đai rừng Phi lao phòng hộ.

c) Bãi bồi ven biển: là những vùng bồi tụ đang nổi lên, chưa ổn định. Bãi bồi có 2 dạng: bãi bồi bùn và bãi bồi cát.

4.2. Lâm sản ngoài gỗ


Chất ta-nanh trích ly từ các vỏ cây dà, đước, vẹt của rừng ngập mặn là nguyên liệu cần cho công nghiệp. Nước ngọt lấy từ buồng dừa nước có thể chế biến thành nước giải khát lên men, hoặc chưng cất thành cồn. Gỗ bần, lau, sậy, tre, rơm, rạ là nguyên liệu làm bột giấy.

Rừng và thảm thực vật nói chung, còn góp phần rất quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, chắn gió cát, chống xói lở...


4.3. Diện tích hiện trạng đất lâm nghiệp tỉnh Bến Tre năm 2011


Tổng diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bến Tre thời điểm năm 2011 là 7.760,3 ha, trong đó:

- Diện tích đất có rừng: 4.163,9 ha (chiếm 53,7%)

- Diện tích đất chưa có rừng: 3.596,5 ha (chiếm 46,3%)


Bảng 2. Hiện trạng đất lâm nghiệp tỉnh Bến Tre năm 2011

phân theo đơn vị hành chính

ĐVT: ha


Loại đất, loại rừng

Phân theo đơn vị hành chính

Tổng

Ba Tri

Bình Đại

Thạnh Phú

Đất lâm nghiệp

7.760,3

1.583,4

3.396,7

2.780,2

1. Rừng đặc dụng

2.584,0

 

 

2.584,0

1.1 Có rừng

1.916,1

 

 

1.916,1

a. Rừng tự nhiên

847,8

 

 

847,8

b. Rừng trồng

1.068,3

 

 

1.068,3

1.2 Chưa có rừng

667,9

 

 

667,9

2. Rừng phòng hộ

3.730,3

1.566,5

2.020,3

143,5

2.1 Có rừng

1.821,5

785,4

948,1

88,0

a. Rừng tự nhiên

408,6

170,3

208,0

30,3

b. Rừng trồng

1.412,9

615,1

740,1

57,7

2.2 Chưa có rừng

1.908,8

781,1

1.072,2

55,5

3. Rừng sản xuất

1.446,0

16,9

1.376,4

52,7

3.1 Có rừng

426,3

15,4

397,2

13,7

a. Rừng tự nhiên

15,4

3,1

8,8

3,5

b. Rừng trồng

410,9

12,3

388,3

10,3

3.2 Chưa có rừng

1.019,7

1,5

979,2

39,0

B. Đất phi nông nghiệp

 

 

 

 

C. Đất chưa sử dụng khác

 

 

 

 

(theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ hiện trạng rừng tháng 6/2011)


Bảng 3. Hiện trạng đất lâm nghiệp tỉnh Bến Tre năm 2011

phân theo chủ quản lý

ĐVT: ha


Loại đất, loại rừng

Phân theo chủ quản lý

Tổng

BQL RPH và ĐD Bến Tre

Chi cục Kiểm lâm Bến Tre

UBND huyện

Đất lâm nghiệp

7.760,3

7.668,3

27,0

65,0

1. Rừng đặc dụng

2.584,0

2.584,0

 

 

1.1 Có rừng

1.916,1

1.916,1

 

 

a. Rừng tự nhiên

847,8

847,8

 

 

b. Rừng trồng

1.068,3

1.068,3

 

 

1.2 Chưa có rừng

667,9

667,9

 

 

2. Rừng phòng hộ

3.730,3

3.655,2

10,1

65,0

2.1 Có rừng

1.821,5

1.759,8

5,9

55,8

a. Rừng tự nhiên

408,6

365,2

1,0

42,4

b. Rừng trồng

1.412,9

1.394,6

4,9

13,4

2.2 Chưa có rừng

1.908,8

1.895,4

4,2

9,2

3. Rừng sản xuất

1.446,0

1.429,1

16,9

 

3.1 Có rừng

426,3

410,9

15,4

 

a. Rừng tự nhiên

15,4

12,3

3,1

 

b. Rừng trồng

410,9

398,6

12,3

 

3.2 Chưa có rừng

1.019,7

1.018,2

1,5

 

B. Đất phi nông nghiệp

 

 

 

 

C. Đất chưa sử dụng khác

 

 

 

 

(theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ hiện trạng rừng tháng 6/2011)

Diện tích đất lâm nghiệp hiện nay là 7.760,3 ha, chủ yếu được giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre với diện tích 7.668,2 ha (chiếm 98,8% diện tích đất lâm nghiệp). Một phần diện tích được giao cho Chi cục Kiểm lâm (27,1 ha) và Uỷ ban nhân dân huyện Ba Tri (65,0 ha) quản lý.

4.4. Trữ lượng các loại rừng

Tổng trữ lượng các loại rừng của tỉnh Bến Tre năm 2011 là 278.394,5 m3.


Phân theo ba loại rừng:

- Rừng đặc dụng: 176.362,2 m3

- Rừng phòng hộ: 99.142,7 m3

- Rừng sản xuất: 2.889,6 m3


Phân theo đơn vị hành chính:


- Huyện Ba Tri: 52.407,9 m3

- Huyện Bình Đại: 42.273,4 m3

- Huyện Thạnh Phú: 183.713,2 m3

Phân theo chủ quản lý:

- Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng: 273.013,6 m3

- Chi cục Kiểm lâm: 1.543,9 m3

- Uỷ ban nhân dân huyện Ba Tri: 3.837,0 m3

Bảng 4. Hiện trạng trữ lượng rừng tỉnh Bến Tre năm 2011

phân theo đơn vị hành chính

ĐVT: m3



Số
TT


Loại đất, loại rừng

Trữ lượng

Phân theo huyện

Ba Tri

Bình Đại

Thạnh Phú

A.

Tổng trữ lượng rừng

278.394,5

52.407,9

42.273,4

183.713,2

1

Rừng tự nhiên

23.568,2

3.884,8

4.395,1

15.288,3

-

Rừng ngập mặn

23.568,2

3.884,8

4.395,1

15.288,3

2

Rừng trồng

254.826,3

48.523,1

37.878,3

168.424,9

-

Rừng gỗ có trữ lượng

254.826,3

48.523,1

37.878,3

168.424,9

-

Rừng gỗ chưa có TL

 

 

 

 

-

Rừng đặc sản

 

 

 

 

B.

Rừng đặc dụng

176.362,2

 

 

176.362,2

1

Rừng tự nhiên

15.196,3

 

 

15.196,3

-

Rừng ngập mặn

15.196,3

 

 

15.196,3

2

Rừng trồng

161.165,9

 

 

161.165,9

-

Rừng gỗ có trữ lượng

161.165,9

 

 

161.165,9

-

Rừng gỗ chưa có TL

 

 

 

 

-

Rừng đặc sản

 

 

 

 

C.

Rừng phòng hộ

99.142,7

51.705,3

41.194,0

6.243,4

1

Rừng tự nhiên

8.052,0

3.867,3

4.104,3

80,4

-

Rừng ngập mặn

8.052,0

3.867,3

4.104,3

80,4

2

Rừng trồng

91.090,7

47.838,0

37.089,7

6.163,0

-

Rừng gỗ có trữ lượng

91.090,7

47.838,0

37.089,7

6.163,0

-

Rừng gỗ chưa có TL

 

 

 

 

-

Rừng đặc sản

 

 

 

 

D.

Rừng sản xuất

2.889,6

702,6

1.079,4

1.107,6

1

Rừng tự nhiên

319,9

17,5

290,8

11,6

-

Rừng ngập mặn

319,9

17,5

290,8

11,6

2

Rừng trồng

2.569,7

685,1

788,6

1.096,0

-

Rừng gỗ có trữ lượng

2.569,7

685,1

788,6

1.096,0

-

Rừng gỗ chưa có TL

 

 

 

 

-

Rừng đặc sản

 

 

 

 

Bảng 5. Hiện trạng trữ lượng rừng tỉnh Bến Tre năm 2011

phân theo chủ quản lý

ĐVT: m3



Số
TT


Loại đất, loại rừng

Trữ lượng

Phân theo huyện

Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc Dụng Bến Tre

Chi cục kiểm lâm Bến Tre

UBND huyện Ba Tri

A.

Tổng trữ lượng rừng

278.394,5

273.013,6

1.543,9

3.837,0

1

Rừng tự nhiên

23.568,2

21.132,2

17,5

2.418,5

-

Rừng ngập mặn

23.568,2

21.132,2

17,5

2.418,5

2

Rừng trồng

254.826,3

251.881,4

1.526,4

1.418,5

-

Rừng gỗ có trữ lượng

254.826,3

251.881,4

1.526,4

1.418,5

-

Rừng gỗ chưa có TL

 

 

 

 

-

Rừng đặc sản

 

 

 

 

B.

Rừng đặc dụng

176.362,2

176.362,2

 

 

1

Rừng tự nhiên

15.196,3

15.196,3

 

 

-

Rừng ngập mặn

15.196,3

15.196,3

 

 

2

Rừng trồng

161.165,9

161.165,9

 

 

-

Rừng gỗ có trữ lượng

161.165,9

161.165,9

 

 

-

Rừng gỗ chưa có TL

 

 

 

 

-

Rừng đặc sản

 

 

 

 

C.

Rừng phòng hộ

99.142,7

94.464,4

841,3

3.837,0

1

Rừng tự nhiên

8.052,0

5.633,5

 

2.418,5

-

Rừng ngập mặn

8.052,0

5.633,5

 

2.418,5

2

Rừng trồng

91.090,7

88.830,9

841,3

1.418,5

-

Rừng gỗ có trữ lượng

91.090,7

88.830,9

841,3

1.418,5

-

Rừng gỗ chưa có TL

 

 

 

 

-

Rừng đặc sản

 

 

 

 

D.

Rừng sản xuất

2.889,6

2.187,0

702,6

 

1

Rừng tự nhiên

319,9

302,4

17,5

 

-

Rừng ngập mặn

319,9

302,4

17,5

 

2

Rừng trồng

2.569,7

1.884,6

685,1

 

-

Rừng gỗ có trữ lượng

2.569,7

1.884,6

685,1

 

-

Rừng gỗ chưa có TL

 

 

 

 

-

Rừng đặc sản

 

 

 

 


4.5. Đánh giá diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 2007-2011

Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh năm 2011giảm 72,7 ha so với kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng năm 2007. Trong đó, rừng đặc dụng Thạnh Phú không thay đổi, rừng phòng hộ ven biển giảm 72,7 ha, rừng sản xuất là không thay đổi; diện tích đất có rừng tự nhiên tăng 274,0 ha (trong đó: rừng phòng hộ tăng 261,6 ha; rừng sản xuất tăng 12,4 ha) và diện tích rừng trồng tăng 319,4 ha (trong đó: rừng phòng hộ tăng 183,1 ha; rừng sản xuất tăng 136,3 ha). Nguyên nhân:

- Kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng năm 2007 sử dụng tài liệu hiện trạng từ những năm trước, chưa thực hiện việc điều tra đánh giá chi tiết hiện trạng đất lâm nghiệp. Số liệu thống kê diện tích rừng theo hồ sơ quản lý từ nhiều năm và giữa thực địa, số liệu và bản đồ không có sự thống nhất.

- Năm 2011, để phục vụ cho việc lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam bộ đã tiến hành giải đoán ảnh vệ tinh, kết hợp với bản đồ nền VN-2000, bản đồ giải thửa, hiện trạng sử dụng đất năm 2010 (do Sở Tài nguyên Môi trường cung cấp), bản đồ ranh giới rà soát quy hoạch 3 loại rừng (2007) và tiến hành điều tra thực địa, rà soát thống nhất với 12 xã có đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, chi tiết đến từng lô trạng thái rừng. Số liệu thống kê diện tích được tính toán trực tiếp từ bản đồ hiện trạng rừng được xây dựng theo cấp xã, tổng hợp theo huyện và chung cả tỉnh, đảm bảo độ chính xác.

- Từ năm 2007 đến năm 2011 tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện công tác trồng rừng mới và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng. Bên cạnh đó, tình trạng xói lở bờ biển và đai rừng ngập mặn ven biển trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự sai khác diện tích đất lâm nghiệp.

Như vậy, về phạm vi ranh giới đất lâm nghiệp thời điểm 2007 và 2011 hầu như không thay đổi nhưng phương pháp tính toán có sự khác nhau đã dẫn đến có sự chênh lệch về số liệu thống kê. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh từ năm 2007 đến năm 2011 có sự biến động lớn về diện tích đất lâm nghiệp, một phần diện tích được bồi tụ thêm hàng năm và được đầu tư trồng để phát triển rừng; một phần diện tích bị xói lở nghiêm trọng làm suy giảm diện tích đất lâm nghiệp và rừng ngập mặn ven biển. Chi tiết diễn biến rừng như sau:



Bảng 6. Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Bến Tre (2007-2011)

ĐVT: ha


Loại đất, loại rừng

2007(1)

2011(2)

So sánh (2)–(1)

Đất quy hoạch cho lâm nghiệp

7.833,0

7.760,3

-72,7

1. Đất quy hoạch cho rừng đặc dụng

2.584,0

2.584,0

0,0

1.1 Có rừng

1.916,1

1.916,1

0,0

a. Rừng tự nhiên

847,8

847,8

 

b. Rừng trồng

1.068,3

1.068,3




1.2 Chưa có rừng trong rừng đặc dụng

667,9

667,9

0,0

a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

336,9

205,2

-131,7

b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)

 

 

 

c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)

 

 

 

d. Đất khác

331,0

462,7

131,7

Bảng 6. Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Bến Tre (2007-2011) (tt)

ĐVT: ha


Loại đất, loại rừng

2007(1)

2011(2)

So sánh (2)–(1)

Đất quy hoạch cho lâm nghiệp

7.833,0

7.760,3

-72,7

2. Đất quy hoạch cho rừng phòng hộ

3.803,0

3.730,3

-72,7

2.1 Có rừng

1.376,8

1.821,5

444,6

a. Rừng tự nhiên

147,0

408,6

261,6

b. Rừng trồng

1.229,8

1.412,9

183,1

2.2 Chưa có rừng

2.426,2

1.908,8

-517,4

a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

807,2

424,1

-383,0

b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)

 

 

 

c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)

 

 

 

d. Đất khác

1.619,0

1.484,7

-134,3

3. Đất quy hoạch cho rừng sản xuất

1.446,0

1.446,0

0,0

3.1 Có rừng

277,6

426,3

148,7

a. Rừng tự nhiên

3,0

15,4

12,4

b. Rừng trồng

274,6

410,9

136,3

3.2 Chưa có rừng

1.168,4

1.019,7

-148,7

a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

205,4

87,5

-117,9

b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)

 

 

 

c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)

 

 

 

d. Đất khác

963,0

169,4

-793,6

4. Đất phi nông nghiệp trong lâm nghiệp

 

 

 


Bảng 6a. Diễn biến tài nguyên rừng Huyện Ba Tri (2007-2011)

ĐVT: ha


Loại đất, loại rừng

2007 (1)

2011 (2)

So sánh (2)-(1)

Đất quy hoạch cho lâm nghiệp

1.802,0

1.583,4

-218,6

1. Đất quy hoạch cho rừng đặc dụng

 

 

 

1.1 Có rừng

 

 

 

a. Rừng tự nhiên

 

 

 

b. Rừng trồng

 

 

 

1.2 Chưa có rừng trong rừng đặc dụng

 

 

 

a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

 

 

 

b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)

 

 

 

c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)

 

 

 

d. Đất khác

 

 

 

2. Đất quy hoạch cho rừng phòng hộ

1.779,0

1.566,5

-212,5

2.1 Có rừng

678,0

785,4

107,4

a. Rừng tự nhiên

110,0

170,3

60,3

b. Rừng trồng

568,0

615,1

47,1

2.2 Chưa có rừng

1.101,0

781,1

-319,9

a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

280,0

176,4

-103,6

b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)

 

 

 

c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)

 

 

 

d. Đất khác

821,0

604,8

-216,2

3. Đất quy hoạch cho rừng sản xuất

23,0

16,9

-6,1

3.1 Có rừng

23,0

15,4

-7,6

a. Rừng tự nhiên

3,0

3,1

0,1

b. Rừng trồng

20,0

12,3

-7,7

3.2 Chưa có rừng

 

1,5

1,5

a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

 

1,0

1,0

b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)

 

 

 

c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)

 

 

 

d. Đất khác

 

0,5

0,5

4. Đất phi nông nghiệp trong lâm nghiệp

 

 

 

Bảng 6b . Diễn biến tài nguyên rừng Huyện Bình Đại (2007-2011)

ĐVT: ha


Loại đất, loại rừng

2007 (1)

2011 (2)

So sánh (2)–(1)

Đất quy hoạch cho lâm nghiệp

3.262,0

3.396,7

134,7

1. Đất quy hoạch cho rừng đặc dụng

 

 

 

1.1 Có rừng

 

 

 

a. Rừng tự nhiên

 

 

 

b. Rừng trồng

 

 

 

1.2 Chưa có rừng trong rừng đặc dụng

 

 

 

a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

 

 

 

b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)

 

 

 

c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)

 

 

 

d. Đất khác

 

 

 

2. Đất quy hoạch cho rừng phòng hộ

1.889,0

2.020,3

131,3

2.1 Có rừng

611,8

948,1

336,3

a. Rừng tự nhiên

 

208,0

208,0

b. Rừng trồng

611,8

740,1

128,3

2.2 Chưa có rừng

1.277,2

1.072,2

-205,0

a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

527,2

235,4

-291,8

b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)

 

 

 

c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)

 

 

 

d. Đất khác

750,0

836,9

86,9

3. Đất quy hoạch cho rừng sản xuất

1.373,0

1.376,4

3,4

3.1 Có rừng

227,6

397,2

169,6

a. Rừng tự nhiên

 

8,8

8,8

b. Rừng trồng

227,6

388,3

160,7

3.2 Chưa có rừng

1.145,4

979,2

-166,2

a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

205,4

86,0

-119,4

b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)

 

 

 

c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)

 

 

 

d. Đất khác

940,0

161,6

-778,4

4. Đất phi nông nghiệp trong lâm nghiệp

 

 

 

Bảng 6c. Diễn biến tài nguyên rừng Huyện Thạnh Phú (2007-2011)

ĐVT: ha


Loại đất, loại rừng

2007 (1)

2011 (2)

So sánh (2) – (1)

Đất quy hoạch cho lâm nghiệp

2.769,0

2.780,2

11,2

1. Đất quy hoạch cho rừng đặc dụng

2.584,0

2.584,0

0,0

1.1 Có rừng

1.916,1

1.916,1

0,0

a. Rừng tự nhiên

847,8

847,8

 

b. Rừng trồng

1.068,3

1.068,3

0,0

1.2 Chưa có rừng trong rừng đặc dụng

667,9

667,9

0,0

a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

336,9

205,2

-131,7

b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)

 

 

 

c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)

 

 

 

d. Đất khác

331,0

462,7

 

2. Đất quy hoạch cho rừng phòng hộ

135,0

143,5

8,5

2.1 Có rừng

87,0

88,0

1,0

a. Rừng tự nhiên

37,0

30,3

-6,7

b. Rừng trồng

50,0

57,7

7,7

2.2 Chưa có rừng

48,0

55,5

7,5

a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

 

12,4

12,4

b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)

 

 

 

c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)

 

 

 

d. Đất khác

48,0

43,1

-4,9

3. Đất quy hoạch cho rừng sản xuất

50,0

52,7

2,7

3.1 Có rừng

27,0

13,7

-13,3

a. Rừng tự nhiên

 

3,5

3,5

b. Rừng trồng

27,0

10,3

-16,7

3.2 Chưa có rừng

23,0

39,0

16,0

a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

 

0,5

0,5

b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)

 

 

 

c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)

 

 

 

d. Đất khác

23,0

7,3

-15,7

4. Đất phi nông nghiệp trong lâm nghiệp

 

 

 


tải về 2.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương