Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi 3 cù lao lớn: An Hoá, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ



tải về 2.07 Mb.
trang9/16
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.07 Mb.
#30676
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16

1. Mục tiêu

Thiết lập hệ thống rừng ổn định bảo vệ, phát triển, nâng cao hiệu quả của hệ thống rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bến Tre, góp phần bảo vệ hệ thống đê biển, cơ sở hạ tầng, cộng đồng dân cư vùng ven biển.

Quản lý bảo vệ tốt diện tích 4.169,3 ha rừng hiện có, trồng mới thêm 858,6 ha rừng tập trung và mỗi năm trồng khoảng 60 ngàn cây phân tán. Góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 1,76% năm 2011 lên 2,11% diện tích tự nhiên của tỉnh vào năm 2020.

Đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân lâm nghiệp đồng thời cũng góp phần giữ vững an ninh quốc phòng vùng ven biển.



2. Nhiệm vụ

2.1. Quản lý, bảo vệ rừng

- Bảo vệ diện tích rừng hiện có với diện tích 4.163,9 ha theo hướng nâng cao hiệu quả của rừng trong việc hạn chế tác hại của sóng và gió biển;

- Xác lập ranh giới, đóng mốc, lập hồ sơ, quản lý, tới từng lô rừng (tổng diện tích rừng hiện có và rừng phát triển thêm là 4.988,8 ha).

2.2. Phát triển rừng

(i) Trồng và chăm sóc rừng mới trồng ở các vùng đất trống, bãi cát, vùng bồi tụ

- Trồng và chăm sóc rừng mới trên vùng đất trống 134,1 ha: đến năm 2015 là 71,3 ha; tiếp theo trong giai đoạn 2016 – 2020 trồng rừng trên diện tích đất trống còn lại (62,9 ha).

- Trồng và chăm sóc rừng mới trên bãi cát 135,3 ha: đến năm 2015 là 115,9 ha; tiếp theo trong giai đoạn 2016 – 2020 trồng rừng trên diện tích còn lại (19,4 ha).

- Trồng và chăm sóc rừng mới trên vùng bồi tụ với diện tích 561,8 ha: đến năm 2015 là 316,5 ha; tiếp theo trong giai đoạn 2016 – 2020 trồng rừng trên diện tích bồi tụ còn lại (245,3 ha).

(ii) Thực nghiệm trồng rừng ở vùng xói lở

- Đến năm 2015, xây dựng được ít nhất 3 mô hình trồng rừng ở vùng xói lở với diện tích là 9,7 ha làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ chắn sóng lấn biến ở vùng xói lở.

- Trong giai đoạn 2016 – 2020, tiếp tục trồng và chăm sóc rừng trên diện tích đất này là 17,7 ha.

(iii) Trồng cây phân tán hàng năm bình quân là 60 ngàn cây/năm trên diện tích quy hoạch lâm nghiệp.

2.3. Sử dụng bền vững tài nguyên rừng

- Thực hiện tỉa thưa rừng Đước với diện tích 960,0 ha, trong đó: huyện Ba Tri 28,4 ha, huyện Bình Đại 51,3 ha và huyện Thạnh Phú 880,3 ha.

- Khai thác rừng Đước trồng 657,0 ha và 236,6 ha/năm dừa lá để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu của nhân dân địa phương.

- Xây dựng và phát triển các mô hình canh tác Lâm – Ngư nghiệp (mô hình 7/3).

- Xây dựng và phát triển dự án du lịch sinh thái.

2.4. Các hoạt động hỗ trợ bảo vệ phát triển rừng

- Xây dựng được hệ thống vườn ươm phục vụ cho công tác trồng rừng (2,2 ha).

- Củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực của ban quản lý rừng, đáp ứng nhu cầu bảo vệ phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng ở vùng ven biển.

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về pháp luật bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, các giá trị của tài nguyên rừng, về môi trường...

- Rà soát và tiếp tục thực hiện công tác giao đất giao rừng.

- Xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.



IV. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

  1. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020

1.1. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp theo đơn vị hành chính

1.1.1. Diện tích quy hoạch đầu kỳ năm 2011

Tổng diện tích đất lâm nghiệp đưa vào thực hiện kỳ quy hoạch 2012 – 2020 là 7.760,3 ha, chi tiết theo bảng 10.



Bảng 10. Hiện trạng quy hoạch đất lâm nghiệp đầu kỳ năm 2011 theo đơn vị hành chính

ĐVT: ha


Số
TT


Loại đất, loại rừng

Diện
tích


Phân theo huyện

Ba Tri

Bình Đại

Thạnh Phú

A

Đất lâm nghiệp

7.760,3

1.583,4

3.396,7

2.780,2

1.

Đất rừng đặc dụng

2.584,0

 

 

2.584,0

a)

Đất có rừng

1.916,1

 

 

1.916,1

-

Rừng tự nhiên

847,8

 

 

847,8

-

Rừng trồng

1.068,3

 

 

1.068,3

b)

Đất chưa có rừng

205,2

 

 

205,2

c)

Đất sản xuất kết hợp

356,9

 

 

356,9

d)

Đất khác trong lâm nghiệp

105,8

 

 

105,8

2.

Đất rừng phòng hộ

3.730,3

1.566,5

2.020,3

143,5

a)

Đất có rừng

1.821,5

785,4

948,1

88,0

-

Rừng tự nhiên

408,6

170,3

208,0

30,3

-

Rừng trồng

1.412,9

615,1

740,1

57,7

b)

Đất chưa có rừng

424,1

176,4

235,4

12,4

c)

Đất sản xuất kết hợp

1.116,5

466,3

615,8

34,4

d)

Đất khác trong lâm nghiệp

368,2

138,4

221,1

8,6

3.

Đất rừng sản xuất

1.446,0

16,9

1.376,4

52,7

a)

Đất có rừng

426,3

15,4

397,2

13,7

-

Rừng tự nhiên

15,4

3,1

8,8

3,5

-

Rừng trồng

410,9

12,3

388,3

10,3

b)

Đất chưa có rừng

87,5

1,0

86,0

0,5

c)

Đất sản xuất kết hợp

762,8

 

731,6

31,3

d)

Đất khác trong lâm nghiệp

169,4

0,5

161,6

7,3

B.

Đất phi nông nghiệp

 

 

 

 

C.

Đất chưa sử dung khác

 

 

 

 


tải về 2.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương