Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi 3 cù lao lớn: An Hoá, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ



tải về 2.07 Mb.
trang16/16
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.07 Mb.
#30676
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

2. Giải pháp về quản lý


- Thiết lập lâm phần ổn định, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô, với mốc và ranh giới rõ ràng trên bản đồ và thực địa. Đến năm 2015 về cơ bản tất cả diện tích rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) và đất lâm nghiệp là rừng sản xuất phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế. Cụ thể là:

    • Giao cho ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ rất xung yếu, ven biển, môi trường và những khu rừng giống.

    • Các doanh nghiệp và các cộng đồng dân cư được thuê môi trường rừng để tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.

- Tổ chức lại ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng theo hướng tăng cường chủ động huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân vào lĩnh vực sử dụng giá trị môi trường và cảnh quan của rừng. Tổ chức liên doanh để thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học theo đúng quy định của luật pháp.

- Tiếp tục thực hiện nhanh công tác xã hội hoá nghề rừng. Thực hiện khoán bảo vệ rừng áp dụng cho cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở các kế hoạch quản lý bảo vệ và sử dụng rừng đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi chủ rừng, mỗi người dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Các đơn vị chủ rừng đều phải xây dựng phương án sản xuất và tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, bố trí đủ các trạm bảo vệ rừng phân bố trong lâm phận, đảm bảo quản lý tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp của đơn vị.



3. Giải pháp về sự phối hợp đa ngành

- Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đòi hỏi có sự phối hợp của các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý với các nhà đầu tư, nhà khoa học và nhân dân địa phương. Vì vậy cần tiếp tục triển khai Quyết định 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công trách nhiệm giữa các ngành, các cấp trong quản lý bảo vệ rừng.

- Phát triển mạng lưới hỗ trợ ngành lâm nghiệp trong các khâu quản lý đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ giải thửa rừng. Tạo cơ chế phối hợp với các cơ quan khoa học (các viện chuyên ngành, các trường đại học ở địa phương và trong vùng) trong quá trình nghiên cứu điều chế rừng, chọn lựa cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, phát triển giống mới có năng suất cao, thâm canh rừng trồng, phát triển du lịch sinh thái.

- Nghiên cứu định giá rừng, cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, phát triển thị trường CO2.

- Tạo điều kiện để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vốn để thâm canh rừng, người trồng rừng được tiếp cận vốn vay ưu đãi. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong lập và thực hiện kế hoạch, giám sát thực hiện quy hoạch, thực hiện tốt các quy định về đánh giá tác động môi trường trong khi xây dựng các dự án trên đất lâm nghiệp.

4. Các giải pháp về xã hội

Cần xây dựng các quy chế quản lý chi tiết trong phạm vi cho phép của pháp luật quốc gia, phù hợp với lợi ích người dân. Tăng cường hiệu quả của các chính sách quản lý bằng cách lồng ghép các biện pháp (giáo dục, cấp giấy phép quản lý sử dụng tài nguyên với các biện pháp hành chính và cưỡng chế...). Thực hiện các giải pháp hạn chế việc khai thác sau khi lấy ý kiến nhóm sử dụng và giám sát.

Cần nghiên cứu sự phụ thuộc của các cộng đồng dân cư địa phương đối với các nguồn tài nguyên của rừng ngập mặn. Đánh giá những tác động của các dự án phát triển và các chính sách đối với các cộng đồng dân cư địa phương.

Thực hiện các dự án phát triển du lịch sinh thái, phát triển các dự án nuôi trồng thuỷ sản, nuôi ong mật, tạo nguồn thu nhập và duy trì sinh kế bền vững cho nhân dân địa phương.

Xây dựng quy chế quản lý bảo vệ môi trường, loại bỏ, giảm bớt hoặc hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm. Áp dụng các cơ chế chi trả dịch vụ môi trường. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào công tác bảo tồn, phục hồi và quản lý rừng ngập mặn.

Tiềm năng du lịch bền vững rừng ngập mặn và nguy cơ của các hoạt động ngoài kế hoạch là rất lớn. Cần thực hiện du lịch gắn kết với việc bảo tồn một cách bền vững. Xây dựng cơ chế luật pháp và các hướng dẫn quản lý bền vững du lịch. Chuẩn bị tài liệu phát cho du khách (bản đồ, tranh ảnh, bản mô tả các loài) khuyến khích công tác bảo tồn.

Tăng cường hợp tác với các nhóm liên quan có sự tham gia của cộng cồng địa phương. Cộng đồng địa phương phải thu được lợi ích trực tiếp từ hoạt động du lịch. Quảng cáo du lịch, tạp chí cũng như các phương tiện truyền thông.

Phổ biến các kiến thức khoa học ứng dụng, giá trị kinh tế, xã hội, văn hoá rừng ngập mặn. Phối hợp giữa cộng đồng địa phương, các nhà khoa học, cán bộ quản lý... Khuyến khích việc trao đổi thông tin, sử dụng hiệu quả nghiên cứu trước.



5. Giải pháp về nguồn vốn

Nhà nước đầu tư vốn để phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, nhằm ổn định diện tích rừng bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư chủ yếu cho công tác quản lý rừng, làm giàu rừng tự nhiên, xúc tiến khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, sản xuất giống chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo, xây dựng hạ tầng phục vụ lâm sinh…

Đối với rừng sản xuất chủ yếu phát triển bằng nguồn vốn vay và vốn tự có của các doanh nghiệp và hộ gia đình cá nhân. Nhà nước và các tổ chức tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người lao động dễ dàng tiếp cận nguồn vốn này để phát triển nghề rừng. Vốn tự có, liên doanh, hợp tác đầu tư: được các đơn vị, các chủ đầu tư trực tiếp thực hiện trên những diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất.

Nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê cảnh quan để huy động vốn cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

Ngoài ra, tỉnh Bến Tre sẽ huy động từ các chương trình, dự án nhằm thu hút vốn đầu tư của các tổ chức khác để phát triển rừng đặc dụng và phòng hộ ven biển. Đặc biệt trong nghiên cứu trồng và khôi phục rừng ngập mặn ở những khu vực xói lở.

Nhà nước sớm ban hành chính sách đầu tư linh hoạt và thích hợp cho từ đối tượng trồng rừng trên các điều kiện lập địa khác nhau (vùng bồi tụ, vùng xói lở, đất hoang hoá, đất cát…).

Đối với việc trồng cây phân tán hàng năm, đề nghị nhà nước có chính sách đầu tư hỗ trợ chi phí giống và chăm sóc cây con. Giao cho ủy ban nhân dân các xã có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và quản lý.

6. Giải pháp về khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Nghiên cứu định lượng các giá trị và chức năng của rừng (trong việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường, cung cấp lâm sản và các sản phẩm ngoài gỗ). Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể cho việc quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và các giá trị của hệ sinh thái rừng.

Tăng cường công tác quản lý giống, vườn ươm, chú ý chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cho hộ dân tại chỗ để cho họ thực hiện nhằm tạo thêm việc làm, giảm chi phí vận chuyển.

Rừng ngập mặn cần được khảo sát, đo đạc, kiểm kê diện tích định kỳ trên cơ sở ứng dụng các công nghệ tiên tiến như thông tin viễn thám và kỹ thuật thông tin địa lý (GIS). Cơ sở dữ liệu của rừng ngập mặn cần được thiết kế và kết nối với cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng của tỉnh, của quốc gia và được cập nhật thường xuyên, đảm bảo sử dụng thuận lợi cho các nhà quản lý.

Nghiên cứu xây dựng các kết cấu chắn sóng, giảm sóng để thúc đẩy quá trình lắng đọng phù sa kết hợp với hệ thống rừng ngập mặn. Để đảm bảo cho công tác trồng rừng đạt hiệu quả cao, việc chọn đúng loài cây trồng trên các điều kiện lập địa cụ thể là rất cần thiết. Cần xây dựng mô hình trồng rừng với các mật độ thích hợp nhằm phát huy hiệu quả của rừng, đối với hệ thống canh tác rừng – tôm có thể trồng rừng với mật độ 3.000 cây/ha.

Đất bờ kênh được tạo ra do quá trình nuôi trồng thuỷ sản. Sau khi những đầm nuôi thuỷ sản ở vùng phòng hộ được giải toả, hoặc do kinh doanh thuỷ sản không hiệu quả nên bị bỏ hoang. Việc tái tạo rừng trên những dạng đất này là rất cần thiết. Đất bờ kênh là loại đất có mức thích nghi thấp với các loài cây rừng ngập mặn và cả các loài cây rừng khác. Để trồng lại rừng trên đối tượng này cần hạ độ cao của các bờ xuống đến mức nước thuỷ triều có thể ngập. Phần đất bờ cần san lấp xuống lòng kênh, nước triều đưa phù sa bồi lắng sẽ nâng cao dần các lòng kênh cũng như khôi phục lại các đặc tính của đất ngập mặn, tạo mặt bằng trồng rừng.

Giải pháp hạ bờ, dân địa phương gọi là “dỡ lớp”, đòi hỏi chi phí rất lớn đồng thời còn liên quan đến công tác tái định cư các hộ dân đang nuôi tôm trong vùng phòng hộ xung yếu. Vì vậy, cần có xuất đầu tư riêng cho từng đối tượng trồng rừng. Không áp dụng suất đầu tư chung cố định cho các đối tượng trồng rừng khác nhau.

Để có thể nhanh chóng tạo rừng lấn biển trên đối tượng bãi bùn có thể thực hiện giải pháp sau:

- Đào, đắp các cấu trúc chắn sóng ở vùng ven biển có thể làm giảm tác động của sóng và tăng trầm tích ở ven bờ biển, điều này có thể hỗ trợ các hoạt động trồng rừng ở vùng ven biển. Tuy nhiên, để thực hiện cần có những khảo sát nghiên cứu tỷ mỷ, cả nền đất và mức độ ngập thuỷ triều.

- Đối với đất trống thì trồng lại rừng. Riêng bãi bồi bùn là đất có tiềm năng cho trồng rừng thì hàng năm sẽ có thiết kế cụ thể. Mức độ trồng theo đai song song với bờ biển, băng rộng khoảng từ 30 - 50 mét/năm. Trước khi trồng cần tiến hành các biện pháp điều tra đánh giá đất đai cụ thể.

Với những dạng đất có cây rừng ngập mặn nhưng ở cao trình từ 2,5 mét trở lên, chỉ bị ngập khi thuỷ triều lên cao, hoặc những vùng trũng đọng nước ngập thường xuyên thì cần mở các rãnh nước nhỏ để thuỷ triều lưu thông tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của cây rừng ngập mặn.

Cần xác định rõ các mục tiêu quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững và kế hoạch cụ thể cho các hoạt động. Khung quản lý cần phải tương thích với các khung quản lý tổng hợp. Người dân địa phương cần được tham gia vào khâu hoạch định và thực hiện. Ưu tiên bảo vệ các loài cây ngập mặn có khả năng tái sinh. Xây dựng các vườn ươm cây rừng ngập mặn và bảo tồn cây giống cho phục hồi hoặc trồng cây ngập mặn.

Đối với các trạng thái đất có rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có thì bảo vệ nghiêm ngặt. Đối với rừng nghèo kiệt và các loại rừng trồng kém phát triển thì trồng bổ sung, tăng mật độ để đảm bảo tác dụng phòng hộ của đai rừng.

7. Giải pháp về nguồn nhân lực

Cán bộ nhân viên lâm nghiệp cần được đào tạo, tăng cường năng lực chuyên môn và hiểu biết về luật pháp để thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng. Tổ chức đào tạo về những vấn đề liên quan đến bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Ưu tiên cử những người địa phương tham gia vào các trường trung học và đại học ngành lâm nghiệp. Cử đi đào tạo và đào tạo nâng cao cho các cán bộ tích cực hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đào tạo cán bộ quản lý lâm nghiệp theo hướng quản lý tổng hợp. Người quản lý rừng ngoài việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng cần phải biết bảo vệ và sử dụng bền vững các giá trị khác của rừng (như tổ chức du lịch sinh thái, quản lý các nguồn tài nguyên thuỷ sản ở rừng ngập nước, và các nguồn tài nguyên ngoài gỗ).

Cải thiện điều kiện làm việc của lực lượng làm công tác quản lý, bảo vệ rừng, tăng cường phương tiện, trang thiết bị cho ban quản lý rừng ở các cấp. Thực hiện chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ làm việc trong ngành lâm nghiệp đặc biệt đối với những vùng sâu, vùng xa và có chính sách thu hút nhân lực.



8. Hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế như: WWF, GIZ… chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và các đối tác. Thu hút nguồn vốn tài trợ, vốn ODA của các nước và các tổ chức tín dụng, tổ chức phi Chính phủ đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

Lồng ghép các dự án phát triển lâm nghiệp với các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn trên địa bàn để bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 2012 - 2020 góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn trong tỉnh.

VI. TỔNG HỢP ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

1. Tổng hợp đầu tư

1.1. Tổng hợp vốn đầu tư theo các hạng mục đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2012 – 2020 là 75.565,243 triệu đồng, phân khai theo các hạng mục:

- Bảo vệ rừng: 7.104,759 triệu đồng

- Phát triển rừng: 24.061,483 triệu đồng

- Khai thác rừng: 11.144,357 triệu đồng

- Hoạt động khác: 28.807,584 triệu đồng



- Chi phí quản lý: 4.447,060 triệu đồng.

Bảng 50. Tổng hợp vốn đầu tư theo các hạng mục đầu tư

STT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

Định mức

Thành tiền (1000đồng)




Tổng cộng




 

 

75.565.243

1.

Bảo vệ rừng

ha

35.523,8

 

7.104.759

2.

Phát triển rừng

ha

6.610,7

 

24.061.483

2.1.

Trồng rừng

ha

1.515,6

 

11.568.516

-

Trồng rừng mới

ha

858,6

 

9.466.048

+

Trên đất trống

ha

134,1

9.000

1.207.135

+

Trên bãi cát

ha

135,3

9.000

1.217.832

+

Trên vùng xói lỡ

ha

27,4

72.450

1.985.090

+

Trên vùng bồi tụ

ha

561,8

9.000

5.055.992

-

Trồng rừng lại

ha

657,0

 

2.102.468

2.2.

Chăm sóc rừng

ha

4.135,1

 

6.252.991

2.3.

Tỉa thưa rừng

ha

960,0

6.500

6.239.976

3.

Khai thác rừng

ha

2.786,1

 

11.144.357

4.

Hoạt động khác




 

 

28.807.584

4.1.

Trồng cây phân tán

1000 cây

540,0

4.000

2.160.000

4.2.

Xây dựng rừng giống

ha

30,0

50.000

1.500.000

4.3.

Xây dựng cơ sở hạ tầng




 

 

5.300.000

-

Xây mới trạm bảo vệ rừng

cái

9,0

500.000

4.500.000

-

Sửa chữa trạm bảo vệ rừng

cái

4,0

200.000

800.000

4.4

Xây dựng vườn ươm

ha

2,2

1.925.493

4.236.084

4.5

Du lịch sinh thái

ha

499,8

2.500

1.249.500

4.6

Nông lâm ngư kết hợp

ha

458,0

20.000

9.160.000

4.7

Đóng mốc ranh giới




 

 

1.696.000

-

Mốc ranh giới

mốc

334,0

4.000

1.336.000

-

Bảng ranh giới

cái

18,0

20.000

360.000

4.8.

Phòng cháy chữa cháy rừng




263,8

12.282

3.240.000

4.9.

Mua sắm phương tiện

Chiếc

 

 

120.000

-

Xuồng

Chiếc

4,0

30.000

120.000

4.10

Mua sắm trang thiết bị




 

 

146.000

-

Máy vi tính

Bộ

4,0

15.000

60.000

-

Máy in

Cái

4,0

9.000

36.000

-

Máy định vị

Cái

5,0

10.000

50.000

5.

Chi phí quản lý dự án (10% Tổng ĐTLS)




 

 

4.447.060


1.2. Tổng hợp vốn phân theo giai đoạn

Bảng 51. Tổng hợp vốn đầu tư theo các hạng mục và giai đoạn

STT

Hạng mục

Đơn vị

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn 2016-2020

Khối lượng

Thành tiền (1000đồng)

Khối lượng

Thành tiền (1000đồng)




Tổng cộng




 

42.297.149

 

33.268.094

1.

Bảo vệ rừng

ha

15.273

3.054.670

20.250

4.050.089

2.

Phát triển rừng

ha

2.437

12.237.271

4.174

11.824.212

2.1.

Trồng rừng

ha

834

6.260.118

681

5.308.399

-

Trồng rừng mới

ha

513

5.232.871

345

4.233.178

+

Trên đất trống

ha

71

641.254

63

565.881

+

Trên bãi cát

ha

116

1.043.126

19

174.706

+

Trên vùng xói lỡ

ha

10

699.828

18

1.285.262

+

Trên vùng bồi tụ

ha

317

2.848.663

245

2.207.329

-

Trồng rừng lại

ha

321

1.027.247

336

1.075.221

2.2.

Chăm sóc rừng

ha

929

1.601.455

3.206

4.651.535

2.3.

Tỉa thưa rừng

ha

673

4.375.698

287

1.864.278

3.

Khai thác rừng

ha

1.267

5.069.068

1.519

6.075.288

4.

Hoạt động khác




 

19.804.038

 

9.003.546

4.1.

Trồng cây phân tán

1000 cây

240

960.000

300

1.200.000

4.2.

Xây dựng rừng giống

ha

30

1.500.000

 

 

4.3.

Xây dựng cơ sở hạ tầng




 

3.800.000

 

1.500.000

-

Xây mới trạm bảo vệ rừng

cái

6

3.000.000

3

1.500.000

-

Sửa chữa trạm bảo vệ rừng

cái

4

800.000

 

 

4.4

Xây dựng vườn ươm

ha

2

4.236.084

 

 

4.5

Du lịch sinh thái

ha

350

874.500

150

375.000

4.6

Nông lâm ngư kết hợp

ha

258

5.160.000

200

4.000.000

4.7

Đóng mốc ranh giới




 

1.696.000

 

 

-

Mốc ranh giới

mốc

334

1.336.000

 

 

-

Bảng ranh giới

cái

18

360.000

 

 

4.8.

Phòng cháy chữa cháy rừng




117

1.439.454

147

1.800.546

4.9.

Mua sắm phương tiện

Chiếc

 

60.000

 

60.000

-

Xuồng

Chiếc

2

60.000

2

60.000

4.10

Mua sắm trang thiết bị




 

78.000

 

68.000

-

Máy vi tính

Bộ

2

30.000

2

30.000

-

Máy in

Cái

2

18.000

2

18.000

-

Máy định vị

Cái

3

30.000

2

20.000

5.

Chi phí quản lý dự án (10% Tổng ĐTLS)




 

2.132.101

 

2.314.959

1.3. Tổng hợp theo nguồn vốn đầu tư

Bảng 52. Tổng hợp vốn đầu tư theo nguồn vốn

ĐVT: 1.000 đồng



STT

Hạng mục

Tổng cộng

Phân theo nguồn vốn

Vốn ngân sách

Vốn liên doanh, liên kết

Vốn tài trợ

Vốn tự có

Vốn dân




Tổng cộng

75.565.243

41.128.677

6.842.198

6.782.496

6.863.973

13.947.899

1.

Bảo vệ rừng

7.104.759

7.104.759

 

 

 

 

2.

Phát triển rừng

24.061.483

11.914.492

3.592.095

2.314.920

6.239.976

 

2.1.

Trồng rừng

11.568.516

7.480.959

2.102.468

1.985.090

 

 

-

Trồng rừng mới

9.466.048

7.480.959

 

1.985.090

 

 

+

Trên đất trống

1.207.135

1.207.135

 

 

 

 

+

Trên bãi cát

1.217.832

1.217.832

 

 

 

 

+

Trên vùng xói lỡ

1.985.090

 

 

1.985.090

 

 

+

Trên vùng bồi tụ

5.055.992

5.055.992

 

 

 

 

-

Trồng rừng lại

2.102.468

 

2.102.468

 

 

 

2.2.

Chăm sóc rừng

6.252.991

4.433.534

1.489.627

329.830

 

 

2.3.

Tỉa thưa rừng

6.239.976

 

 

 

6.239.976

 

3.

Khai thác rừng

11.144.357

 

2.628.085

 

 

8.516.272

4.

Hoạt động khác

28.807.584

19.991.500

 

4.236.084

 

4.580.000

4.1.

Trồng cây phân tán

2.160.000

2.160.000

 

 

 

 

4.2.

Xây dựng rừng giống

1.500.000

1.500.000

 

 

 

 

4.3.

Xây dựng cơ sở hạ tầng

5.300.000

5.300.000

 

 

 

 

-

Xây mới trạm bảo vệ rừng

4.500.000

4.500.000

 

 

 

 

-

Sửa chữa trạm bảo vệ rừng

800.000

800.000

 

 

 

 

4.4

Xây dựng vườn ươm

4.236.084

 

 

4.236.084

 

 

4.5

Du lịch sinh thái

1.249.500

1.249.500

 

 

 

 

4.6

Nông lâm ngư kết hợp

9.160.000

4.580.000

 

 

 

4.580.000

4.7

Đóng mốc ranh giới

1.696.000

1.696.000

 

 

 

 

-

Mốc ranh giới

1.336.000

1.336.000

 

 

 

 

-

Bảng ranh giới

360.000

360.000

 

 

 

 

4.8.

Phòng cháy chữa cháy

3.240.000

3.240.000

 

 

 

 

4.9.

Mua sắm phương tiện

120.000

120.000

 

 

 

 

-

Xuồng

120.000

120.000

 

 

 

 

4.10

Mua sắm trang thiết bị

146.000

146.000

 

 

 

 

-

Máy vi tính

60.000

60.000

 

 

 

 

-

Máy in

36.000

36.000

 

 

 

 

-

Máy định vị

50.000

50.000

 

 

 

 

5

Chi phí quản lý dự án (10% Tổng ĐTLS)

4.447.060

2.117.925

622.018

231.492

623.998

851.627

2. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

2.1. Hiệu quả về môi trường và phòng chống thiên tai


Dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 – 2020 là cơ sở để tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng ở vùng ven biển, nhằm mục đích ứng phó với những thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra, mực nước biển dâng cao và những tác động khác như xâm nhập mặn, động đất, sóng thần, lũ lụt...

Dự án góp phần chống xói lở ở ven bờ biển, bảo vệ hệ thống đê biển, giữ gìn và tăng cường đai rừng ngập mặn ở ven biển. Bảo vệ đời sống và các công trình cơ sở hạ tầng của nhân dân địa phương.


Việc xây dựng và thực thi dự án là góp phần thực hiện các chương trình của quốc gia và quốc tế về việc bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, như Chỉ thị số 85/2007/CT-BNN ngày 11/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc đẩy mạnh trồng rừng và trồng cây chắn sóng ven biển, Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, đặc biệt là các công ước RAMSAR về bảo vệ các vùng đất ngập nước, Công Ước CITES và tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeirio về bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới.

2.2. Hiệu quả về kinh tế và xã hội


Việc duy trì và nâng cao độ che phủ của rừng ngập mặn sẽ duy trì và tăng sản lượng thuỷ sản và bảo vệ bờ biển. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới giá trị cung cấp dinh dưỡng của mỗi ha rừng ngập mặn ở vùng phòng hộ ven biển là 250 USD/ha/năm. Tổng giá trị dinh dưỡng và giá trị bảo vệ bờ biển của khu rừng hằng năm là 4,5 – 5,0 triệu USD.

Cũng theo tính toán của Ngân hàng Thế giới nếu 1 ha rừng ngập mặn được bảo vệ và duy trì thì sẽ cho sản lượng thuỷ sản đánh bắt được ngoài khơi là 700 kg, giá trị này của vùng dự án ước tính 4.000 tấn/năm.

Việc thực hiện dự án sẽ góp phần giải quyết việc làm, ổn định an ninh và trật tự xã hội của các xã và thị trấn vùng ven biển Bến Tre. Với chương trình phát triển Nông – Lâm – Ngư kết hợp sẽ góp phần ổn định cuộc sống của các hộ dân, thúc đẩy phát triển nền kinh tế của địa phương, góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội.

Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và kỹ thuật sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.

Góp phần bảo vệ nhân dân vùng ven biển tránh khỏi những thảm hoạ tự nhiên như sóng biển, gió, cát di động và sự lan truyền nước mặn vào nội đồng.

VII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

(1) Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre
a) Mục tiêu
Bảo vệ bờ biển, chống sóng, chống gió, chống xói lở, lấn biển; bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân vùng ven biển; bảo vệ cơ sở hạ tầng vùng ven biển và ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu.
b) Nhiệm vụ
- Bảo vệ diện tích rừng hiện có (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có);
- Trồng rừng trên vùng bãi bồi chưa ổn định và bãi lở chống xói lở;
- Thiết lập hệ thống cọc mốc ranh giới, bảng nội quy;
- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;
- Phát triển cộng đồng , phát triển du lịch sinh thái.
c) Quy mô
Diện tích xây dựng dự án bảo vệ và phát triển rừng là 7.833,0 ha
d) Thời hạn đầu tư: 8 năm (năm 2013 – 2020)
e) Kinh phí đầu tư: dự kiến khoảng 72.000 triệu đồng.

(2) Dự án thống kê, kiểm kê và lập hồ sơ quản lý tài nguyên rừng

a) Mục đích

Xác định được chi tiết diện tích, trữ lượng các trạng thái rừng trong quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh. Xây dựng được hồ sơ quản lý về hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bến Tre làm cơ sở xác định các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng được chính xác hơn.

b) Quy mô

Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp nằm trong quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh.

c) Nội dung

Kiểm kê hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng. Tổng hợp các biểu kiểm kê rừng. Tổng hợp các biểu thống kê rừng. Lập hồ sơ quản lý rừng.

(3) Đề án giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng tỉnh Bến Tre

a) Cấp quản lý

- Chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre

- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre

b) Phạm vi thực hiện

Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre.


c) Thời gian thực hiện

Thực hiện trong 4 năm, từ năm 2012 đến năm 2015

d) Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ

Mục đích

Đến năm 2015 hoàn thành cơ bản việc giao 7.833 ha rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Gắn bảo vệ rừng với sản xuất lâm – ngư kết hợp, từng bước ổn định tình hình kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Trong đó: Rà soát hiện trạng sử dụng rừng và đất rừng, diện tích đê bao, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản để lập hồ sơ giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu và rừng sản xuất. Ưu tiên cho người nhận đất, nhận rừng là dân địa phương nơi có rừng.

Tiến hành cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng thuê những phần đất vượt hạn điền (theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh) và tổ chức giao những phần đất trống có khả năng trồng rừng để phát triển rừng. Bên cạnh đó, sau khi thực hiện công tác giao đất giao rừng phòng hộ ít xung yếu và rừng sản xuất, phần diện tích còn lại của quy hoạch lâm nghiệp tỉnh sẽ giao lại cho Ban quản lý dự án rừng phòng hộ và đặc dụng để tiếp tục thực hiện theo mục tiêu của dự án đề ra.

Yêu cầu

Việc giao đất, giao rừng, cho thuê đất rừng phải gắn với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, trên cơ sở kết quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012 – 2020. Công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất rừng, thuê rừng là một trong những giải pháp hàng đầu để tổ chức sản xuất lâm nghiệp từ tỉnh đến huyện, xã, nhằm mục đích bảo vệ tốt vốn rừng hiện có và không ngừng phát triển vốn rừng, sử dụng có hiệu quả các phần đất trống hoang hoá, bãi cát, bãi bồi ngập mặn ven biển, kết hợp hài hoà giữa sản xuất lâm - ngư nghiệp, phát huy chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường và cung cấp lâm sản của rừng, đáp ứng yêu cầu tạo việc làm, thu hút vốn đầu tư, lao động làm nghề rừng, nâng cao đời sống người dân nơi có rừng, gần rừng và toàn xã hội.

Tổ chức giao đất, giao rừng nhà nước đang quản lý gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng bằng kinh phí nhà nước cho các chủ rừng quản lý, bảo vệ, sử dụng ổn định theo quy chế quản lý 3 loại rừng. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giao rừng sản xuất.

Đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được nhận đất, nhận rừng được xác lập chủ quyền trên mảnh đất, mảnh rừng được giao, có trách nhiệm trong việc đấu tranh ngăn chặn các đối tượng có hành vi chặt phá rừng, yên tâm đầu tư sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, được hưởng thành quả từ rừng và các hoạt động sản xuất kết hợp, cũng như những đóng góp cho sự nghiệp quản lý bảo vệ rừng.

Công tác giao rừng phải tiến hành đồng thời với việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác định rõ những phần đất có rừng phải bảo vệ, phần đất trống phải thực hiện trồng rừng, đất dành cho kết hợp nuôi thuỷ sản.

Đảm bảo sự bình đẳng đối với mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ưu tiên giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cá nhân tại chỗ để cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Lồng ghép và phối hợp các chương trình, các thành quả đo đạc địa chính trên địa bàn với công tác giao đất, giao rừng để đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

Tổ chức giao đất, giao rừng, cho thuê đất rừng, thu hồi rừng phải được thực hiện trên nền bản đồ địa hình VN­_2000 với tỷ lệ 1/10.000.



Nhiệm vụ

Trên cơ sở kết quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012 - 2020 để điều tra, thống kê, phân loại và xác định vị trí, diện tích 3 loại rừng trên bản đồ và ngoài thực địa, lâm phần rừng và đất lâm nghiệp dự kiến giao, cho thuê. Rà soát lại hiện trạng rừng, diện tích rừng hiện có, diện tích đã giao khoán, đánh giá chất lượng, trữ lượng rừng, đất trống phải trồng rừng mới, đất dành cho nuôi thuỷ sản… để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giao đất, giao rừng, cho thuê đất rừng, cân đối hạn mức, nhu cầu nhận đất, nhận rừng của các đối tượng .

Xác định đối tượng có nhu cầu nhận đất lâm nghiệp, nhận rừng, đối tượng ưu tiên nhận đất, nhận rừng.

Tổ chức giao đất, giao rừng, cho thuê đất rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Đồng thời trên cơ sở các quy trình, quy phạm về công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất rừng, quyền hưởng lợi từ rừng và cơ chế quản lý, giám sát sau khi nhận đất, nhận rừng của trung ương, tỉnh cần cụ thể hoá các cơ chế chính sách đó cho phù hợp với địa phương.



(4) Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng rừng Đước để xác định thời điểm tỉa thưa rừng và tuổi thành thục công nghệ

a) Mục tiêu

- Xác định được quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của rừng Đước trên địa bàn tỉnh Bến Tre làm cơ sở khoa học xác định thời điểm tỉa thưa chăm sóc rừng.

- Xác định được quy luật biến đổi chung lượng tăng trưởng về trữ lượng của rừng Đước tại Bến Tre, qua đó xác định tuổi thành thục công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng.

b) Nội dung

- Nghiên cứu quy luật sinh trưởng rừng Đước: sinh trưởng về đường kính (D1,3/A); sinh trưởng về chiều cao (HVN/A); sinh trưởng về thể tích (V/A); quy luật phân bố số cây (N/A); tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1,3).

- Nghiên cứu quy luật tăng trưởng của rừng Đước: tăng trưởng về đường kính hàng năm; tăng trưởng về chiều cao hàng năm.

- Nghiên cứu quy luật biến đổi lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm và lượng tăng trưởng bình quân năm về trữ lượng; xác định tuổi thành thục công nghệ.

c) Quy mô

Toàn bộ diện tích rừng Đước trên địa bàn tỉnh Bến Tre là 1.576,6 ha.

e) Kinh phí thực hiện

Kinh phí đầu tư để thực hiện đề tài nghiên cứu là 1.000 triệu đồng.

d) Thời gian thực hiện: năm 2013.

(5) Rà soát và điều chỉnh quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú – Bến Tre

a) Mục tiêu

Rà soát, điều chỉnh phạm vi ranh giới, quy mô diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú nhằm tăng cường công tác bảo tồn và thực hiện các giải pháp nuôi dưỡng rừng, nâng cao chất lượng rừng theo các cơ sở khoa học và đúng theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Quy mô

Toàn bộ diện tích của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú.

c) Yêu cầu

Trình tự thực hiện dự án theo đúng yêu cầu được quy định tại Nghị định số 117/2010/CP-NĐ ngày 24/12/2010 của Chính phủ và Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

d) Kinh phí thực hiện

Kinh phí đầu tư để xây dựng dự án rà soát và điều chỉnh quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú – Bến Tre là 800 triệu đồng.

e) Thời gian thực hiện: năm 2013.





Phần IV


TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong hoạt động quản lý điều phối kế hoạch trồng rừng ngập mặn ven biển. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi Trường và các Sở ngành liên quan lồng ghép nhiệm vụ phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển với các chương trình, dự án liên quan nhằm huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư để triển khai kế hoạch trồng rừng ven biển theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh. Hằng năm có báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông và Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Ban quản lý rừng vùng ven biển các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú tỉnh Bến Tre và Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng tỉnh Bến Tre đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Triển khai trồng rừng ven biển theo kế hoạch hằng năm của Ban chỉ đạo dự án của tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác giao khoán đất rừng ven biển cho người dân địa phương để bảo vệ và trồng rừng ngập mặn.

- Xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất Nông – Lâm – Ngư kết hợp trên đất rừng ngập mặn, nghiên cứu đánh giá các mô hình trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thuỷ sản gắn với từng loại rừng.

II. GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ

1. Giám sát


Giám sát thực hiện quy hoạch phát triển lâm nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực hiện quy hoạch thông qua cung cấp các thông tin, ý kiến phản hồi cho các nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn, để điều chỉnh kế hoạch và có giải pháp khắc phục kịp thời.

Các nội dung chính của công tác giám sát thực hiện quy hoạch:



  • Đánh giá kết quả đạt được cũng như tồn tại theo các mục tiêu và tiến độ thực hiện;

  • Tình hình huy động các nguồn lực và tài chính ở các cấp;

  • Phân tích và đánh giá tác động trong quá trình thực hiện quy hoạch ở các cấp;

  • Đánh giá hiệu quả của các chính sách liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu quy hoạch;

  • Xác định và phân tích các vấn đề nổi cộm trong ngoài ngành và quốc tế có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quy hoạch và những điều chỉnh cần thiết.

2. Đánh giá


Tập trung đánh giá những tác động phát triển chủ yếu. Lập kế hoạch cụ thể cho các đợt khảo sát, đánh giá trên cơ sở các mục tiêu và nhiệm vụ của quy hoạch . Để đảm bảo tính khách quan, việc đánh giá phải giao cho các tổ chức và cơ quan độc lập bao gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Các nội dung đánh giá:



  • Đánh giá những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến các mục tiêu của quy hoạch;

  • Cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu của quy hoạch như bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường giá trị phòng hộ, cải thiện đời sống của người dân, đóng góp của ngành Lâm nghiệp vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở các cấp;

  • Đánh giá mức độ phối hợp giữa việc thực hiện quy hoạch với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương;

  • Đánh giá những thay đổi về môi trường chính sách và tác động của các giải pháp chính sách;

  • Đánh giá tác động của lâm nghiệp với xoá đói, giảm nghèo;

  • Đánh giá tác động môi trường, bao gồm cả sự đóng góp đối với môi trường toàn cầu như hấp thụ các-bon;

  • Định lượng đóng góp của ngành lâm nghiệp cho nền kinh tế quốc dân, kinh tế địa phương, thương mại quốc tế và tạo việc làm;

  • Đánh giá việc triển khai thực hiện những cam kết quốc tế.

Đánh giá định kỳ vào cuối mỗi kế hoạch 5 năm. Đợt đánh giá đầu tiên sẽ được thực hiện vào năm 2015 và kết quả sẽ được sử dụng để xây dựng kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.

Phần V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


I. KẾT LUẬN


Trong bối cảnh diễn biến khí hậu khó lường, việc quy hoạch bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Bến Tre là rất cần thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với thích ứng biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây nên. Triển khai chương trình trồng rừng phòng hộ ven biển sẽ mang lại lợi ích thiết thực cả về mặt kinh tế - xã hội, môi sinh môi trường.

Để triển khai thực hiện tốt bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, chính quyền địa phương các cấp tỉnh, huyện, xã, Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre, cùng với việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho người dân kể từ khi phát động trồng rừng cho đến quản lý bảo vệ rừng sau khi trồng để đảm bảo kế hoạch trồng rừng ngập mặn ven biển tỉnh Bến Tre thành công tốt đẹp theo đúng những yêu cầu và mục tiêu đề ra.



II. KIẾN NGHỊ

Quản lý rừng ngập mặn dựa trên sự tiếp cận sinh thái, để quản lý bảo vệ rừng ngập mặn cần chú ý các hoạt động phát triển ở vùng thượng lưu. Các kế hoạch quản lý khả thi phải phù hợp với khung pháp lý, sinh kế của người dân địa phương. Cần thiết lập khung pháp chế tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ quan chức năng và các cộng đồng dân cư với các bên liên quan.

Các thể chế được thiết lập cần có các cán bộ có chuyên môn phù hợp, với nguồn ngân sách và quy chế tài chính thích hợp đủ để thực hiện trên cơ sở các chương trình hành động có tính khả thi cao.

Các dự án phát triển ở vùng ven biển và trong khu vực cần được đánh giá tác động môi trường. Đẩy mạnh các nghiên cứu liên ngành về rừng ngập mặn nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý.

Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành từ khâu quy hoạch sử dụng đất đến các khâu chỉ đạo thực hiện các dự án trên các vùng đất lâm nghiệp, đặc biệt là những nơi gần các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng với chính quyền và các đoàn thể ở địa phương có rừng. Xây dựng quy chế, xác định trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể quần chúng đối với việc bảo vệ và quản lý rừng.

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục trong nhân dân, phát huy sâu rộng ý thức bảo vệ rừng của toàn dân, huy động nhân dân sẵn sàng phối hợp với kiểm lâm, chính quyền địa phương, đoàn thể, lực lượng vũ trang ngăn chặn có việc hiệu quả chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng.

Rà soát công tác giao khoán rừng và đất rừng để rừng có chủ thật sự, việc giao khoán phải đảm bảo đúng đối tượng, diện tích và theo đúng quy định của Nghị định 01/CP của Chính phủ. Xây dựng quy chế hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng. Đo đạc, kiểm kê đất lâm nghiệp. Xây dựng hồ sơ quản lý theo dõi diễn biến sử dụng đất lâm nghiệp đến từng lô rừng và từng hộ dân.

Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể. Xây dựng các chương trình giảng dạy, giáo trình và phát triển hỗ trợ giảng dạy. Thu hút các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế tham gia vào các hoạt động bảo vệ, phát triển và nghiên cứu rừng ngập mặn.

Cung cấp thông tin và đào tạo kỹ thuật để hỗ trợ những nhà quản lý các cấp. Nâng cao nhận thức về rừng ngập mặn cho các nhà chính trị, hoạch định đất đai... Xây dựng trung tâm thông tin rừng ngập mặn.

Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý bền vững nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Bảo vệ rừng ngập mặn là nơi sinh sản của các loài cá, giáp xác và thân mềm.

Cần khoanh vùng các khu vực cộng đồng địa phương được phép đánh bắt thuỷ sản. Khuyến khích xây dựng hệ thống nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tổng hợp, bền vững.

Việc nuôi trồng thuỷ sản trên đất rừng ngập mặn không mang tính bền vững. Cần nghiêm cấm mở rộng các đầm tôm trong khu vực rừng ngập mặn. Kiểm soát chặt chẽ việc đưa các giống thuỷ sản ngoại lai. Hạn chế các tác động tiêu cực của nuôi trồng thuỷ sản đến đa dạng sinh học.

Tiến hành rà soát và điều chỉnh quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ, quan điểm điều chỉnh quy hoạch là chỉ giữ lại diện tích bảo tồn thuộc xã Thạnh Phong để bảo tồn sinh cảnh rừng ngập mặn và di tích lịch sử cấp quốc gia; đối với diện tích rừng đặc dụng thuộc xã Thạnh Hải và An Điền sẽ được chuyển thành rừng phòng hộ nhằm thực hiện các giải pháp nuôi dưỡng, nâng cao chất lượng rừng, tăng cường chức năng của rừng ngập mặn trong việc phòng hộ, ứng phó với biến đổi khí hậu./.




1 http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=967&Itemid=46


2 Trần Quốc (8/2010). Huy động mọi nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu

(http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=8686&Itemid=41



3 http://www.thiennhien.net/2011/08/05/phan-lan-ho-tro-ben-tre-tra-vinh-ung-pho-bien-doi-khi-hau/




tải về 2.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương