Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi 3 cù lao lớn: An Hoá, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ



tải về 2.07 Mb.
trang15/16
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.07 Mb.
#30676
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

b) Diện tích


Diện tích quy hoạch phát triển du lịch sinh thái là 499,8 ha.
Bảng 46. Diện tích và kế hoạch phát triển DLST theo đơn vị hành chính

ĐVT: ha


Số
TT




Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

499,8

349,8

 

129,8

120,0

100,0

150,0

1

Ba Tri

49,8

49,8

 

49,8

 

 

 

2

Bình Đại

150,0

100,0

 

30,0

20,0

50,0

50,0

3

Thạnh Phú

300,0

200,0

 

50,0

100,0

50,0

100,0

Bảng 47. Diện tích và kế hoạch phát triển DLST theo chủ quản lý

ĐVT: ha


Số
TT


Chủ quản lý

Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

499,8

349,8

 

129,8

120,0

100,0

150,0

1

Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc Dụng Bến Tre

450,0

300,0

 

80,0

120,0

100,0

150,0

2

Chi cục kiểm lâm Bến Tre

 

 

 

 

 

 

 

3

UBND huyện Ba Tri

49,8

49,8

 

49,8

 

 

 


c) Nội dung và giải pháp


Cần có những văn bản pháp quy tạo hành lang môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái có cơ hội phát triển, đồng thời có những cơ chế chính sách ưu đãi dành riêng cho loại hình du lịch sinh thái. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành để quản lý có hiệu quả, việc sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái vào mục đích du lịch theo mục tiêu và định hướng đề ra.

  • Xác định loại hình và sản phẩm du lịch.

  • Quy hoạch không gian phát triển du lịch.

  • Lập kế hoạch phát triển du lịch.

  • Xây dựng chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển loại hình du lịch sinh thái.

  • Xây dựng chương trình tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch để thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái.

  • Xây dựng về cơ chế, chính sách để phát triển du lịch sinh thái.

Tìm kiếm nhà đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái trên nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm và lợi ích giữa hai bên. Ban quản lý rừng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư làm ăn lâu dài. Nhà đầu tư chia sẻ lợi ích kinh tế với ban quản lý rừng và đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng để kinh doanh du lịch bền vững.

d) Vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư cho việc xây dựng báo cáo quy hoạch đầu tư phát triển du lịch sinh thái là 1.249,5 triệu đồng.



2.4. Các hoạt động hỗ trợ bảo vệ phát triển rừng

2.4.1. Xây dựng được hệ thống vườn ươm

Trong giai đoạn 2012 – 2020 với diện tích quy hoạch trồng rừng như trên thì nhu cầu cây giống là rất lớn, trong khi các cơ sở cung cấp giống trên địa bàn tỉnh còn rất ít. Vì vậy, để phục vụ cho việc trồng rừng cần thiết phải xây dựng vườn ươm với diện tích đủ lớn để sản xuất cây giống đáp ứng kịp thời tiến độ trồng rừng của tỉnh.



a) Vị trí

Vị trí xây dựng vườn ươm tại tiểu khu 10 thuộc xã An Thuỷ, huyện Ba Tri.



b) Diện tích xây dựng

Diện tích xây dựng vườn ươm là 2,2 ha



c) Sản lượng cây giống

Sản lượng cung cấp một năm là 1 triệu cây giống.



d) Biện pháp kỹ thuật

- Sản xuất cây con đúng tiêu chuẩn, đủ số lượng.

- Thuận tiện cho sản xuất, bảo vệ và vận chuyển cây con đến địa điểm trồng rừng

- Đủ nguồn nước tưới, không bị hạn úng.

- Có biện pháp phòng chống sâu bệnh, có dàn che chắn cây con, có đầy đủ trang thiết bị và nguyên liệu để ươm cây giống.

e) Vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư cho xây vườn ươm là 4.236,084 triệu đồng



2.4.2. Chuyển hoá rừng giống

a) Vị trí

Chuyển hoá rừng Phi lao trồng ở xã An Điền và rừng Đước thuộc xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú thành các khu rừng giống.


b) Diện tích

Diện tích chuyển hoá rừng giống là 30 ha.



c) Biện pháp kỹ thuật

Đối với rừng trồng

Để chuyển hoá thành rừng giống phải có các tiêu chuẩn sau:

- Cây rừng trên lâm phần phải sinh trưởng và phát triển tốt, số cây cho sản phẩm đạt yêu cầu theo mục đích kinh doanh phải phân bố đều và chiếm trên 60% tổng số cây trên diện tích cần chuyển hoá.

- Tuổi rừng: Rừng ở giai đoạn tuổi non hoặc rừng sào.



Đối với rừng tự nhiên

- Đại bộ phận cây rừng trong lâm phần sinh trưởng tốt, không bị cong queo, sâu bệnh, có hình tán cân đối.

- Trong rừng có một hoặc một số loài cây cung cấp hạt giống có chất lượng tốt cho trồng rừng và tái sinh rừng.

- Số lượng cây giống của các loài cây thuộc đối tượng cần chuyển hoá đạt từ 20 cây trở lên trên một hécta.

Thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, lửa rừng và sự phá hoại của con người.

Phải lập hồ sơ quản lý rừng giống, tiến hành chặt bỏ cây sinh trưởng kém, bị sâu bệnh, không đáp ứng yêu cầu làm giống.

Phải thực hiện việc tỉa thưa cho rừng giống, số lần tỉa thưa từ 1 đến 2 lần. Sau khi tỉa thưa phải dọn dẹp vệ sinh và chăm sóc bón phân cho những cây giữ lại làm cây giống. 

Phải tiến hành cuốc xới xung quanh gốc cây mẹ, phát bỏ thực bì, dây leo, bụi rậm, bón phân và vun gốc.

Thu hoạch giống phải cùng thời kỳ và nghiêm cấm việc chặt cành lấy quả.

d) Tiến độ thực hiện

Thực hiện trong giai đoạn 2012 – 2015



e) Vốn đầu tư

Vốn đầu tư xây dựng rừng giống: 50 triệu đồng/ha x 30 ha = 1.500 triệu đồng



2.4.3. Xây dựng và sửa chữa trạm bảo vệ rừng

a) Mục tiêu

Nhằm tăng cường cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho những người làm công tác bảo vệ rừng.


b) Xây dựng trạm mới

- Số lượng trạm xây mới: 09 trạm thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre.



Bảng 48. Thống kê số lượng trạm xây dựng mới theo đơn vị hành chính

Số
TT




Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

9

6

 

2

2

2

3

1

Ba Tri

2

2

 

1

1

 

 

2

Bình Đại

2

2

 

1

1

 

 

3

Thạnh Phú

5

2

 

 

 

2

3

Bảng 49. Thống kê số lượng trạm xây dựng mới theo chủ quản lý

Số
TT


Chủ quản lý

Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

9

6

 

2

2

2

3

1

Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc Dụng Bến Tre

9

6

 

2

2

2

3

- Quy mô: quy mô xây dựng mỗi trạm khoảng 70 m2, đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt cho 3 – 5 cán bộ làm nhiệu vụ quản lý, bảo vệ rừng.

- Trang thiết bị cần thiết: lắp đặc hệ thống điện, nước; trang bị giỏ máy, điện thoại, máy vi tính, ti vi, ống nhòm,…

- Kinh phí xây dựng và mua sắm trang thiết bị: 500 triệu đồng/trạm

- Tổng kinh phí: 4.500 triệu đồng.



c) Sửa chữa nhà trạm bảo vệ rừng hiện có

Các trạm bảo vệ rừng hiện có của Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre đã được xây dựng lâu năm, hiện nay đã xuống cấp, hư hỏng. Do đó, việc sửa chữa là cần thiết nhằm cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt cho cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng.



  • Số lượng trạm sữa chữa: 04

  • Vị trí: xã Thạnh Phong (2 trạm) và Thạnh Hải (2 trạm) huyện Thạnh Phú.

  • Kinh phí sửa chữa nâng cấp trạm: 200 triệu đồng/trạm

  • Tổng kinh phí sửa chữa nâng cấp trạm: 800 triệu đồng.

2.4.4. Phòng cháy, chữa cháy rừng

a) Mục tiêu

  • Nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả phòng cháy chữa cháy rừng.

  • Tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong việc quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng.

b) Nội dung và giải pháp

Hàng năm, Ban quản lý rừng phải xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trình các cấp thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo phương án đã được duyệt. Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng hành năm thể hiện các nội dung:



  • Hợp đồng quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng với cộng đồng dân cư địa phương.

  • Xây dựng công trình phòng cháy, chữa cháy rừng.

  • Mua sắm trang thiết bị phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng.

  • Kiện toàn ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng.

  • Tuyên truyền giáo dục về phòng chống cháy rừng.

  • Tổ chức diễn tập hàng năm về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Để công tác phòng cháy, chữa cháy rừng vào mùa khô hàng năm đạt hiệu quả và giảm thiểu tối đa thiệt hại do lửa rừng gây ra, Ban quản lý rừng cần:

  • Tổ chức lực lượng canh phòng lửa rừng trong mùa khô, huy động các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tham gia phòng chống cháy rừng trong mùa khô.

  • Nghiên cứu, tổ chức đốt trước có kiểm soát tại những nơi có vật liệu cháy nhiều. Giảm vật liệu cháy bằng cách thu gom những vật liệu khô và ngăn chặn kịp thời các tác nhân gây cháy.

  • Tuyên truyền giáo dục pháp luật bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng cho cộng đồng dân cư địa phương và khách tham quan du lịch; phổ biến kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng cho người dân sống trong vùng dự án. Thành lập các tổ, đội phòng chống cháy rừng, vận động hộ dân mua sắm trang thiết bị phòng chống cháy để nâng cao ý thức trách nhiệm của hộ nhận khoán đối với công tác phòng chống cháy rừng.

  • Thực hiện tốt công tác dự báo cháy rừng gồm việc xác định mùa cháy trên cơ sở dự báo cháy, xây dựng cấp dự báo cháy rừng cho 5 khu vực trọng điểm: cồn Chày Mười, rừng Phi lao Thới Thuận, sân chim Vàm Hồ; cồn Ông Lễ và cồn Bửng.

  • Tận dụng các bờ lô, bờ kênh thiết lập các đường băng cản lửa phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng vừa tận dụng hết tiềm năng đất đai.

  • Kiểm tra, sửa chữa nâng cấp các điểm cung cấp nước ngọt cho công tác chữa cháy rừng.

  • Kiểm tra, sửa chữa và mua mới các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng.


c) Vốn đầu tư cho công tác PCCCR: 3.240 triệu đồng.

  • Tổ chức diễn tập PCCCR hàng năm

30 triệu đồng/huyện/năm x 3 huyện x 9 năm = 810 triệu đồng

  • Tuyên truyền giáo dục về pháp luật bảo vệ rừng và PCCCR:

20 triệu đồng/huyện/năm x 3 huyện x 9 năm = 540 triệu đồng.

  • Sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng PCCCR:

50 triệu đồng/huyện/năm x 3 huyện x 9 năm = 1.350 triệu đồng

  • Mua sắm và sửa chữa các trang thiết bị phục vụ công tác PCCCR:

20 triệu đồng/huyện/năm x 3 huyện x 9 năm = 540 triệu đồng

2.4.5. Mua sắm trang thiết bị


- Xuồng máy: 04 chiếc

Đơn giá: 30 triệu đồng/chiếc. Kinh phí đầu tư: 120 triệu đồng

- Máy vi tính: 04 bộ

Đơn giá: 15 triệu đồng/bộ. Kinh phí đầu tư: 60 triệu đồng

- Máy in: 04 bộ

Đơn giá: 9 triệu đồng/bộ. Kinh phí đầu tư: 36 triệu đồng

- Máy định vị: 05 cái

Đơn giá: 10 triệu đồng/cái. Kinh phí đầu tư: 50 triệu đồng



2.4.6. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về các giá trị của rừng, về rừng và môi trường

Thông qua tuyên truyền, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của người dân trên các lĩnh vực trồng và quản lý bảo vệ rừng, nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng, khai thác lâm sản từ rừng… giải quyết kịp thời những thắc mắc của người dân về những chủ trương, chính sách của trung ương và địa phương về lâm nghiệp.



  • Tiếp tục củng cố các tổ chức quản lý bảo vệ rừng, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ để tăng cường năng lực quản lý, kịp thời nắm bắt các chủ trương chính sách của nhà nước về trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển cho cán bộ địa phương nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý bảo vệ rừng.

  • Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm để tuần tra kiểm tra, phát hiện các hành vi vi phạm vào rừng, hướng dẫn kịp thời các hộ nhận khoán thực hiện đúng theo Quyết định 51 đã ban hành.

  • Tiếp tục rà soát lại quy hoạch 7/3 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nhận khoán gắn bó với rừng trên cơ sở có thu nhập ổn định từ nguồn lợi nuôi trồng thuỷ sản.

  • Tạo điều kiện thủ rục đơn giản nhanh chóng cho hộ xin khai thác, tỉa thưa, vệ sinh rừng để ngày càng nâng cao chất lượng của rừng, phát huy mạnh mẽ vai trò phòng hộ của rừng ngập mặn ven biển.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa ban quản lý dự án, chính quyền địa phương và Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Thường xuyên tổ chức học tập quán triệt Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Các Ban quản lý dự án phải xây dựng được quy chế phối hợp với Hạt kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, không để xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi xảy ra mất rừng.



2.4.7. Rà soát công tác giao đất giao rừng

  • Ban quản lý có rừng phòng hộ ven biển lập phương án giao khoán bãi bồi để khuyến khích các hộ nhận khoán phát triển vốn rừng trên cơ sở gắn liền với quyền lợi được giao khoán bổ sung diện tích đất bãi bồi.

  • Hoàn tất việc đóng cọc mốc phân ranh bãi bồi vùng đệm của đai rừng phòng hộ ven biển của tỉnh để làm cơ sở giao khoán cho hộ và triển khai trồng rừng bằng nguồn vốn trung ương và tổ chức quốc tế.

  • Hoàn thành việc cấp, đổi sổ giao khoán cho các hộ nhận khoán.

  • Bằng nguồn vốn đầu tư của trung ương và tổ chức nước ngoài đẩy mạnh các hoạt động khuyến lâm, xây dựng các điểm trình diễn về trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng; tổ chức các đợt tham quan học tập kinh nghiệm để tạo điều kiện sinh kế cho người dân và cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo.

      1. Xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010, các loại rừng và loại dịch vụ môi trường rừng được trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các khu rừng có cung cấp một hay nhiều dịch vụ môi trường, gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Các loại dịch vụ môi trường rừng được quy định trong Nghị định 99 gồm:

(i) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.

(ii) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.

(iii) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững.

(iv) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.

(v) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thuỷ sản.

Để triển khai thực hiện nghị định 99/2010/NĐ-CP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối đề xuất đề nghị thành lập ban chỉ đạo và các hoạt động của ban chỉ đạo. Các cơ quan chuyên môn (như Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam bộ) phối hợp thực hiện các khâu:



  • Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các các huyện, xã, ban quản lý rừng thống kê các danh sách, diện tích rừng theo các chủ rừng và các hộ có rừng (đã và sẽ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng).

  • Phối hợp với các tổ chức (thống kê, công thương…) thống kê danh sách các tổ chức cá nhân có sử dụng dịch vụ từ rừng.

  • Điều tra, tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho từng chủ rừng và hộ nhận khoán.

  • Xây dựng dự án chi trả dịch vụ môi trường của tỉnh.

  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xúc tiến thành lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, huyện, và hội đồng điều phối giám sát quỹ, các biện pháp chế tài trong quá trình thực hiện.

  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập tổ công tác của Sở để giúp việc cho Sở kiểm tra nghiệm thu chất lượng rừng, quản lý bảo vệ rừng.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về cơ chế chính sách

Giao đất lâm nghiệp, giao khoán các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng, rà soát chính sách sử dụng đất cho các đối tượng hiện đang sinh sống và canh tác trong rừng phòng hộ xung yếu và rừng đặc dụng. Bảo tồn, khai thác hợp lý kết hợp cải thiện, phục hồi đất ngập nước. Ưu tiên bảo vệ nguồn lợi và các sinh kế truyền thống địa phương. Tuân thủ pháp luật, cụ thể là các quy định và quy tắc về bảo tồn. Tổng hợp và tóm tắt quy định pháp luật chủ chốt thành một bản hướng dẫn dễ hiểu.

Quy định trách nhiệm rõ ràng, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng. Tránh các hoạt động phương hại đến sinh cảnh rừng ngập mặn và hệ thống thuỷ văn. Quy hoạch cụ thể các vùng rừng ngập mặn, chức năng và hiện trạng của từng vùng.

Xây dựng chính sách đầu tư riêng cho việc trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ở vùng ven biển, bởi vì trồng rừng ven biển có tỷ lệ rủi ro cao, đặc biệt là những vùng xói lở và những vùng mới bồi đất chưa ổn định.

Tập trung nguồn vốn đầu tư của nhà nước vào việc bảo vệ vốn rừng hiện có. Bảo vệ, trồng, khoanh nuôi và làm giàu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ưu tiên đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, ươm cây giống.

Cần có chính sách đầu tư đồng bộ, đầu tư cho trồng rừng phải gắn với việc đầu tư cho các hoạt động và các công trình quản lý, bảo vệ rừng. Đầu tư trồng rừng phải đầu tư cho các công trình thuỷ lợi để phòng chống cháy rừng và phải gắn với đầu tư cho vùng đệm và cho người ở gần rừng.




tải về 2.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương