Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi 3 cù lao lớn: An Hoá, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ


Bảng 29. Diện tích và kế hoạch trồng rừng mới theo chủ quản lý



tải về 2.07 Mb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.07 Mb.
#30676
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Bảng 29. Diện tích và kế hoạch trồng rừng mới theo chủ quản lý

ĐVT: ha


Số
TT


Chủ quản lý

Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

134,1

71,3

10,8

27,6

19,2

13,7

62,9

1

Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc Dụng Bến Tre

134,1

71,3

10,8

27,6

19,2

13,7

62,9




  • Biện pháp trồng rừng

- Chọn loài cây trồng

Với đối tượng đất trống tập trung trên địa bàn tỉnh Bến Tre, việc trồng rừng bằng loài cây Đước (Rhizophora apiculata) là lựa chọn phù hợp.



- Thu hái trụ mầm

Trụ mầm làm giống trồng rừng được thu hái từ những cây từ 10 tuổi trở lên, cây sinh trưởng phát triển tốt, thân thẳng, đường kính trên 6,5 cm, chiều cao đạt trên 10 m, cây không bị sâu bệnh, hệ thống rễ, tán dày và lớn.

Thời điểm thu hái trụ mầm tiến hành vào tháng 8 và tháng 9, lúc này trái chín rộ, ít bị sâu đục trái, tỷ lệ sống cao.

- Tiêu chuẩn trụ mầm

Trái còn nguyên vẹn, không bị sâu, bệnh, có chiều dài trên 23 cm, đường kính trên 1 cm, trọng lượng trên 20 g. Trụ mầm chưa ra lá, rễ.



- Bảo quản trụ mầm

+ Để trái giống nơi râm mát, rải thành lớp trên nền, chiều dày không quá 20 cm, thường xuyên tưới nước cho trái luôn ẩm. Thời gian bảo quản không nên quá 10 ngày.

+ Hoặc cho trái vào bao tải sau đó đặt xuống kênh, rạch có thuỷ triều lên xuống thường xuyên, bảo quản theo cách này có thể kéo dài khoảng 15 ngày.

- Chuẩn bị đất trồng

+ Đối với những nơi có thực bì, cành nhánh cần phát dọn. Thực bì sau khi dọn chuyển ra khỏi khu vực trồng rừng và gom thành luống vuông góc với hướng truyền triều.

+ Dọn thực bì phải được tiến hành trước thời điểm trồng rừng 20 ngày.

- Đào kênh dẫn truyền triều

Đối với những khu vực thuỷ triều không ra vào được cần thiết phải đào các kênh dẫn thuỷ triều vào khu đất trồng rừng. Kênh đào rộng 1 – 1,2 m, sâu 0,5 – 0,8 m, kênh nọ cách kênh kia 50 – 100 m tuỳ theo địa hình.



- Hạ thấp tầng đất mặt

Đối với dạng đất không thích hợp cho việc trồng đước như dạng đất rắn chắc, ngập triều cao hay ngập triều bất thường, nhưng chưa có loài cây nào thay thế, khi trồng đước cần dỡ bỏ lớp đất mặt tạo thành các mương rộng 0,5 m và sâu 0,25 m.

Công việc đào mương phải được hoàn thành trước khi trồng rừng 1 tháng để rãnh đào nhận được một lớp bùn mỏng 3 – 5 cm từ phù sa do thuỷ triều mang lại.

- Phương thức trồng

Trồng thuần loại bằng trụ mầm.



- Mật độ trồng

Trồng rừng với mật độ 10.000 cây/ha, cây cách cây 1 m và hàng cách hàng 1 m.



- Thời vụ trồng

Thời vụ trồng thích hợp là băt đầu vào mùa mưa và kéo dài đến giữa tháng 10.



- Trồng dặm

Sau khi trồng 3 – 4 tuần tiến hành kiểm tra rừng mới trồng, nếu thấy tỷ lệ cây chết trên 15% thì phải tiến hành trồng dặm lại bằng trụ mầm.




  • Kinh phí đầu tư

Nhu cầu kinh phí đầu tư trồng rừng mới và chăm sóc rừng trồng mới trên đối tượng đất trống tập trung giai đoạn đến năm 2020 là 1.861,287 triệu đồng.

b) Trồng phục hồi rừng trên bãi cát

  • Đối tượng trồng rừng

Đất bãi cát biển hoặc cách xa biển, bãi cát đã ổn định có cỏ mọc và có khả năng trồng rừng mới.

  • Diện tích trồng rừng trên bãi cát

Diện tích đất cát có khả năng trồng rừng trong giai đoạn đến năm 2020 là 135,3 ha (trong đó: RĐD 67,1 ha, RPH 68,3 ha). Giai đoạn 2012 – 2015 trồng 115,9 ha (RĐD 47,6 ha, RPH 68,3 ha); giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục trồng trên phần diện tích còn lại 19,4 ha (RĐD 19,4 ha).

Bảng 30. Diện tích và kế hoạch trồng rừng mới theo đơn vị hành chính

ĐVT: ha


Số
TT




Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn 2016-2020

Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

135,3

115,9

8,4

41,6

39,7

26,2

19,4

1

Ba Tri

23,2

23,2

5,2

18,0

 

 

 

2

Bình Đại

44,2

44,2

 

11,6

19,3

13,3

 

3

Thạnh Phú

68,0

48,5

3,3

12,0

20,4

12,9

19,4

Bảng 31. Diện tích và kế hoạch trồng rừng mới theo chủ quản lý

ĐVT: ha


Số
TT


Chủ quản lý

Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

135,3

115,9

8,4

41,6

39,7

26,2

19,4

1

Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc dụng Bến Tre

135,3

115,9

8,4

41,6

39,7

26,2

19,4


  • Biện pháp trồng rừng

- Chọn loài cây trồng

Với đối tượng đất bãi cát ven biển hoặc cách xa biển đã ổn định, có cỏ mọc thì việc chọn loài cây Phi lao để trồng và phục hồi rừng là thích hợp nhất.



- Thu hái và bảo quản hạt giống

+ Thu hái hạt giống trên cây mẹ đạt từ 6 - 10 tuổi trở lên, cây phát triển tốt, thân thẳng, tán đều xum xuê, cân đối, không bị sâu bệnh hại, không rỗng ruột. Hạt giống thu hái ở những những cây mẹ được tuyển chọn từ những vườn giống.

+ Thời vụ thu hái: Bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11. Khi quả chín có màu vàng nhạt hoặc cánh dán, mắt quả to, mẩy, nhân hạt chắc, cứng, một số quả nứt để hạt tung ra ngoài.

+ Quả đem về phải phân loại, những quả chín được rãi đều trên sàn phơi, những quả chưa chín được ủ lại thành đống từ 2 đến 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều trên sàn phơi, phơi dưới nắng với thời gian 3 đến 5 nắng, khi hạt đã khô, sàng xảy sạch cho vào bảo quản. Số lượng hạt trong 1kg có từ 100.000 – 120.000 hạt. Hạt giống phải đảm bảo độ thuần cao, tỷ lệ nảy mầm trên 50%. Bảo quản khô ở nhiệt độ bình thường, cất trữ trong các dụng cụ như túi nylon, chum vại hoặc thùng gỗ, được cất ở nơi thoáng mát.



- Làm đất gieo hạt

+ Đất gieo hạt Phi lao phải là đất cát pha thịt nhẹ, đất mùn đập nhỏ, không nên gieo trên đất cát rời đến thịt nặng hay đến sét, đất úng nước chua phèn, mặn.

+ Luống gieo hạt có thể là luống nổi hoặc luống bằng, luống dài 10 – 15m mộng 1m, rãnh luống rộng 0,4m.

+ Hỗn hợp luống gieo: Đất + phân chuồng hoai (2kg/m2), rải đều trên mặt luống, dùng cào trộn đều.



- Xử lý hạt giống, gieo hạt

+ Hạt giống được ngâm vào chậu hay thau nước có nhiệt độ từ 400C- 500C và để nguội dần sau 10 – 12 giờ vớt hạt ra đem hong cho ráo rồi cho vào túi vải hay bao tải ủ. Hàng ngày đem hạt ra rửa chua 1 lần bằng nước ấm từ 300C – 400C và ủ lại. Sau 3 - 4 ngày kiểm tra thấy hạt đã nứt nanh thì đem gieo.

+ Thời vụ gieo hạt phải căn cứ vào mùa vụ trồng rừng và tuổi cây trồng, tiêu chuẩn cây trồng mà bố trí lượng hạt và lịch gieo ươm thích hợp. Thông thường từ tháng 1 đến tháng 2.

+ Trước khi gieo cần tưới nước luống gieo, với lượng nước 9 lít/m2. Nén nhẹ mặt luống để không cho hạt xuống quá sâu.

+ Kỹ thuật gieo: Trộn hạt với phân chuồng hoai mịn, tỷ lệ 1 kg hạt 3 kg phân, vãi đều hạt trên mặt luống, lượng hạt 1kg cho 60 – 100m2. Sau khi gieo xong dùng đất mịn tơi rắc đều phủ kín hạt. Sau đó tủ một lớp rơm mỏng che kín mặt luống, lượng rơm tủ 1kg/m2. Tủ xong tưới nước 9lít/m2 bằng thùng tưới. Khi cây mọc đều, bỏ vật che tủ, làm dàn tủ 40% – 50% cho tới lúc cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

- Cấy cây vào bầu

+ Bầu trước khi cấy cần được tưới nước trước 4 – 5 giờ, lượng nước tưới 40lít/m2. Cấy vào buổi sáng, nếu trời râm mát có thể cấy cả ngày. Thời vụ cấy từ tháng 3 đến tháng 4.

+ Bứng cây mầm: Chọn những cây đạt tiêu chuẩn, cấy vào bầu, lượng cây bứng mỗi lần đủ cấy khoảng 1 giờ, sau đó lại bứng tiếp, tránh làm gẫy ngọn, dập nát thân cây và đứt rễ. Trước khi bứng cần tưới đẫm luống gieo, lượng nước tưới 15 lít/m2.

+ Cấy cây: Mỗi bầu cấy 1 cây mầm. Dùng que chọc lỗ, đường kính 1,5cm ở mặt bầu để cấy cây ở độ sâu sát lá mầm, dùng đất hai bên thành bầu ém nhẹ, giữ cho cây không bị nghiêng ngã, tạo điều kiện cho rễ cây tiếp xúc với đất, cây cấy phải đứng thẳng giữa tâm bầu. Cấy cây vào buổi chiều. Khi cấy xong tưới lại với lượng nước 10lít/m2, tưới nhẹ để rửa lá mầm và tự lấp các chỗ trống khi cấy.



- Chăm sóc cây con

+ Sau khi cấy khoảng 7 – 10 ngày tiến hành kiểm tra, cấy dặm vào những bầu có cây bị chết.

+ Sau khi cấy xong, tháng đầu hàng ngày tưới nước 2 lần, lượng nước tưới mỗi lần 6 lít/m2. Tháng thứ hai đến tháng thứ 3, một ngày tưới một lần, lượng nước tưới 9 lít/m2. Tháng thứ tư trở đi 2 ngày tưới nước một lần, lượng nước tưới 12 lít/m2. Những ngày mưa không cần tưới nước cho cây.

+ Hãm cây trước khi trồng 30 ngày bằng cách giảm lượng nước tưới, 2 ngày tưới 1 lần liều lượng mỗi lần 5 lít/m2, đồng thời đảo bầu để tiến hành phân loại cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn và tạo hệ rễ non phát triển.



- Tiêu chuẩn cây con

+ Tuổi cây xuất vườn : 6 - 8 tháng tuổi

+ Cây cao (H): 0,6 – 1m.

+ Đường kính cổ rể từ: 0,5 – 1 mm.

+ Cây sinh trưởng tốt, thân đứng, không cụt ngọn, không sâu bệnh, cứng cáp.

- Làm đất

Phương pháp xử lý đất cục bộ, Sau khi làm đất xong tiến hành cuốc hố theo quy cách 60 x 60 x 60 cm. Khi đào hố phải để phần đất mặt 1 bên 3 phần đất đáy hố để một bên. Có thể cuốc hố trước hoặc vừa cuốc vừa trồng.



- Phương thức trồng

Trồng thuần loại, trồng bằng cây con trong túi bầu.



- Mật độ trồng

Mật độ trồng 3.300 cây/ha, cây cách cây 1,5 m, hàng cách hàng 2 m.

Sau khi trồng 2- 3 tuần, tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống, trồng dặm kịp thời những cây bị chết để đảm bảo mật độ.

Để đảm bảo tỷ lệ sống cao và cây phát triển đồng đều, khi dặm phải tuyển chọn cây con có tiêu chuẩn tốt nhất và trồng vào những ngày có thời tiết thuận lợi nhất.



  • Kinh phí đầu tư

Nhu cầu kinh phí đầu tư trồng rừng mới và chăm sóc rừng trồng mới trên bãi cát là 2.029,720 triệu đồng.

c) Trồng rừng mới trên vùng bồi tụ

  • Đối tượng trồng rừng

- Các bãi bồi ven biển của các xã An Thuỷ, Bảo Thuận, Tân Thuỷ thuộc huyện Ba Tri; xã Thới Thuận, Thừa Đức thuộc huyện Bình Đại và xã Thạnh Hải, Thạnh Phong thuộc huyện Thạnh Phú.

- Lựa chọn trồng ở những nơi thuỷ triều ngập dưới 0,5 mét, không trồng ở nơi nước ngập quá sâu vì dễ bị thất bại. Đối với những khu vực thuỷ triều ngập trên 0,5 m cần có biện pháp tạo vùng bồi tụ, bơm bùn, nâng nền tạo điều kiện tốt cho việc trồng rừng.



  • Diện tích trồng rừng vùng bồi tụ

Diện tích vùng bồi tụ có khả năng trồng rừng trên địa bàn trong giai đoạn đến năm 2020 là 561,8 ha (trong đó: RĐD 152,3 ha, RPH 409,1 ha, RSX 0,4 ha). Giai đoạn 2012 – 2015 trồng 316,5 ha (RĐD 95,3 ha, RPH 220,8 ha, RSX 0,4 ha); giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục trồng 245,3 ha (RĐD 56,9 ha, RPH 188,3 ha).

Bảng 32. Diện tích và kế hoạch trồng rừng mới theo theo đơn vị hành chính

ĐVT: ha


Số
TT




Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015




Tổng

561,8

316,5

22,2

111,7

119,4

63,2

245,3

1

Ba Tri

338,3

181,8

 

58,8

78,7

44,3

156,5

2

Bình Đại

69,7

37,9

2,2

22,6

5,3

7,9

31,8

3

Thạnh Phú

153,7

96,8

20,0

30,2

35,5

11,0

56,9

Bảng 33. Diện tích và kế hoạch trồng rừng mới theo chủ quản lý

ĐVT: ha


Số
TT


Chủ quản lý

Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

561,8

316,5

22,2

111,7

119,4

63,2

245,3

1

Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc dụng Bến Tre

561,8

316,5

22,2

111,7

119,4

63,2

245,3




  • Biện pháp trồng rừng

- Chọn loài cây trồng

Khu vực trồng rừng là bãi bồi ven biển, trong những năm trước đây rừng rất dày và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, do tác động tàn phá của tự nhiên và con người nên diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Việc khôi phục lại rừng phòng hộ ven biển bằng loài cây Mắm ở khu vực này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện lập địa cũng như mục tiêu của dự án đề ra. Loài cây được chọn để trồng rừng là Mắm (Avicennia spp).



- Phương thức trồng rừng

Do điều kiện ven biển thuỷ triều lên xuống hằng ngày, đất trồng rừng là bãi bùn, nên phương thức trồng rừng được chọn lựa là phương thức trồng rừng bằng cấy cây con trong túi bầu. Đây là phương thức trồng rừng có khả năng mang lại hiệu quả cao, đạt tỷ lệ sống cao và đã được trồng thành công trong nhiều năm qua. Cây giống là Mắm con tái sinh tự nhiên được nhổ từ các khu vực lân cận, trong đai rừng Mắm để ươm trong túi bầu, dưỡng cây cứng cáp sau đó ươm trong túi bầu.



- Thiết kế lô trồng rừng

Hoạch định cụ thể vị trí trồng rừng hằng năm trên bản đồ, kết hợp với việc khảo sát, khoanh vẽ hiện trạng; các lô được bố trí trồng rừng phải được cắm mốc để phân biệt theo Quyết định số 3051/1997/QĐ-BNN-PTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hàng năm thiết kế trồng theo băng dọc theo đai rừng chính ra bãi bồi với chiều rộng tối thiểu 30 mét.

- Xây dựng hàng rào bảo vệ khu vực trồng rừng

+ Sự thành công của công trình trồng rừng phòng hộ ven biển không đòi hỏi quá nhiều ở khâu kỹ thuật trồng hay cây giống, mà là các biện pháp bảo vệ rừng mới trồng. Trong những năm qua, cây Mắm đã tái sinh và mọc nhiều ở khu vực bãi bồi ven biển. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn toàn bộ số cây tái sinh đều bị chết hoặc bị nhổ do các phương tiện đánh bắt hải sản gần bờ, người dân vào đẩy xiệp, kéo lưới... Vì vậy, các loài cây ven biển không thể sống, sinh trưởng và phát triển được.

+ Để bảo vệ tốt rừng mới trồng phải kết hợp nhiều biện pháp bảo vệ rừng khác nhau trong đó xây dựng hàng bảo vệ là một trong những biện pháp quan trọng, nhằm ngăn chặn không cho các phương tiện vào đánh bắt thuỷ sản trong khu vực trồng rừng, bảo vệ cây trồng, hạn chế các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt hải sản xâm hại vào khu vực trồng cây. Đồng thời cũng xác định rõ quyền quản lý của khu vực để có biện pháp bảo vệ tốt, hạn chế các hoạt động phá hoại. Hàng rào được xây dựng với quy cách như sau.

Cây tràm rui (tre), dài khoảng 4 – 5 m, cặm theo đường ranh của lô rừng trồng, cây cách cây 0,3 m, cắm nghiêng tạo với mực nước biển (hoặc bãi bồi) một góc 45 – 600, cây kế bên được cắm theo chiều ngược lại để tạo thành hàng rào dạng mắc lưới. Các điểm mắc lưới được cột bằng dây cước để đảm bảo sự chắc chắn của hàng rào.

Cách 7 m rào xen vào một cây cừ 4 để cố định và đảm bảo độ vững chắc chắn cho hàng rào. Tại các góc của lô phải được cắm bằng cây cừ 4, đây là cây cừ được xê dịch từ cây cừ kế bên gần nhất (không phải cắm bổ sung mới). Khi cắm hàng rào rui xong thì mới cắm cây cừ 4 vào cặp với hàng rào và cây cừ 4 được cắm thẳng đứng sát với hàng rào, cột dính cây cừ với hàng rào bằng dây cước.

Hàng rào được rào 3 cạnh của lô đất: hai cạnh ăn xuôi từ bờ ra biển và 1 cạnh giáp bãi biển hay bãi nuôi nghêu của hộ dân. Bình quân khoảng 300 m rào/ha.

Trong quá trình rào trồng, ngoài vật liệu là cây rui và cừ 4, các hộ dân tham gia quản lý cần tìm thêm các vật liệu khác như lá dừa nước, lưới cũ, chà cây vườn (trâm bầu, tre, bạch đàn...) để gia cố thêm bề dày của hàng rào nhằm hạn chế sóng gió ảnh hưởng đến sinh trưởng cây con đồng thời giúp giữ hạt giống cho tái sinh tự nhiên trong khu vực.

Phác họa sơ đồ hàng rào như sau:



Hình 1. Sơ đồ hàng rào bảo vệ rừng Mắm trồng

Hàng rào phải được hoàn thành trước khi thực hiện trồng rừng để đảm bảo khả năng bảo vệ khu vực trồng rừng không bị xâm hại.



- Chuẩn bị cây giống trồng rừng

+ Cây giống trồng rừng là cây Mắm được nhổ từ bãi bồi ven biển có chiều cao từ 0,3 m trở lên. Tuy nhiên, không nên chọn cây quá cao, rễ cây phát triển nhiều sẽ khó dưỡng cây, cây sẽ dễ bị chết.

+ Dùng nguyên bàn tay chọt và bứng nguyên bộ rễ cây, không làm đứt rễ cây. Bứng cả rễ cây lẫn đất bùn, lượng đất vừa với bộ rễ. Cây sau khi nhổ không bị gãy ngọn, không bị sâu bệnh. Rễ chính của cây không bị đứt trong quá trình nhổ. Cho nguyên cả rể lẫn đất vào bầu là túi xốp có quai xách, qui cách 15 cm x 20 cm, đục lỗ để dể dàng cho việc thoát nước và thông thoáng, mỗi bầu đục 2 lỗ ở 2 góc đáy của túi bầu. Sau khi cho cây vào túi, cây giống sẽ được chuyển vào khu vực dưỡng cây. Khu vực dưỡng cây là những nơi có bóng mát, tiện cho việc tưới tiêu. Cây giống sẽ được dưỡng trong thời gian từ 20 ngày trở lên, đến khi xuất vườn nếu cây nào xanh, tốt, ra rễ thì mới tiến hành vận chuyển đem đi trồng.

+ Việc nhổ cây Mắm tái sinh dưới tán rừng cần chú ý chọn các khu vực có nhiều cây phù hợp với quy cách cây được chọn, chỉ chọn nơi tái sinh nhiều dày đặc để nhổ. Khi nhổ thì không nhổ hết cây tái sinh mà phải chừa lại cây giống để cây phát triển thành rừng, mật độ cây tái sinh chừa lại tối thiểu cũng phải đạt từ 20.000 cây/ha.

+ Cây giống phải được nhổ nhẹ nhàng tránh làm gãy, dập rễ cái. Cây nào gãy, dập rễ cái thì phải bỏ ngay. Tiêu chuẩn cây giống: thân cây thẳng, cứng cáp, không bị dập ngọn, dập hay tróc vỏ, không phân cành nhánh. Cây Mắm là loài có rễ cái, không thể sống nếu rễ cái bị gãy, dập. Vì vậy trong quá trình nhổ cây giống cần phải nhổ từ từ, nhẹ nhàng tránh làm tổn hại đến rễ cái.

+ Cây giống phải được chuẩn bị trước khi tiến hành trồng rừng từ 20 ngày trở lên. Tức là cây giống được nhổ để dưỡng vào khoảng cuối tháng 10 và được trồng vào tháng 11 trong năm.



- Kỹ thuật trồng

+ Xử lý thực bì: Đất trồng rừng là đất bãi bồi nên không có thực bì, do vậy không cần xử lý thực bì. Hiện trạng chỉ là cây Mắm con mọc rải rác nhưng không nhiều. Cần giữ nguyên để gia tăng mật độ cây trồng.

+ Kỹ thuật trồng:


  • Trồng rừng bằng phương thức cây con trong túi bầu, mật độ là 10.000 cây/ha theo quy cách là cây cách cây 1m x 1m.

  • Vận chuyển cây trong túi bầu ra bãi, chờ thuỷ triều xuống bày mặt bãi thì tiến hành trồng. Dùng tay móc lỗ vừa với túi bầu, đặt bầu cây xuống lỗ rồi lấp đất lại sao cho cổ rễ vừa với mặt bãi tự nhiên. Không chôn cây quá sâu làm cây bị ngộp. Cây cấy xong phải đứng thẳng, không bị nghiêng ngã và cây cấy phải tương đối thẳng hàng, đảm bảo đủ mật độ thiết kế. Chú ý khi mang cây đi trồng, để cho cây phát triển tốt phải cắt ngang phần đáy của túi bầu.

  • Sau khi trồng, thường xuyên kiểm tra xác định cây chết, cây bị nổi để tra dặm, đảm bảo trồng đủ mật độ 10.000 cây/ha.

  • Đối với những khu vực ít cây giống, chúng ta có thể thu hái hạt giống ở những nơi khác đem về gieo ươm, khu vực gieo ươm là bãi bùn và dưới đáy phải lót đệm để dễ dàng cho việc nhổ cây giống sau này. Ngoài ra, ở những nơi ít sóng, gió, có bãi bồi cao chúng ta có thể thu hái hạt giống đã già ngay từ đầu và đem sạ thẳng vào khu vực trồng rừng đồng thời tạo nguồn cây giống bổ sung để tra dặm sau này. Kỹ thuật này càng có hiệu quả khi hàng rào được rào kín không cho thuỷ triều cuốn hạt giống đi nơi khác.

  • Các cán bộ giám sát phải thường xuyên giám sát, theo dõi và hướng dẫn cho công nhân về mặt kỹ thuật, cách thức nhổ cây giống, kỹ thuật dưỡng cây và đem trồng. Nếu phát hiện những cây giống bị héo, chết thì buộc họ không được trồng. Nhắc nhở nhân công phải tùy theo điều kiện thời gian, khả năng trồng mà nhổ cây giống với số lượng hợp lý.

- Thời vụ trồng

Thời vụ thích hợp nhất là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, khi kết thúc mùa gió Tây Nam. Đây là mùa không có sóng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, gió từ đất liền thổi ra nên biển rất yên tĩnh, không có sóng, không ảnh hưởng đến cây mới trồng. Tuy nhiên, cần phải có kế hoạch trồng rừng sớm từ đầu vụ để cây trồng có đủ thời gian bám rễ vào đất trước khi gió mùa Tây Nam thổi về gây sóng mạnh ảnh hưởng đến cây trồng. Thời điểm trồng rừng tốt nhất là khi thuỷ triều rút. Chú ý thời điểm nông nhàn để huy động được nhân công trồng rừng.



- Tra dặm

Sau khi trồng từ 7 – 10 ngày cần kiểm tra lại diện tích rừng đã trồng, xác định cây chết, cây bị nổi để tiến hành tra dặm lại. Sửa lại những cây bị ngã, nghiêng cho đứng thẳng và thẳng hàng, để đảm bảo theo đúng quy cách thiết kế.



- Quản lý bảo vệ rừng mới trồng

+ Trong thời gian trồng cần tiến hành song song với biện pháp tuyên truyền cho người dân sống trong khu vực biết mục tiêu trồng rừng, vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng mới trồng.

+ Phải tổ chức tuần tra, kiểm tra thường xuyên để hạn chế các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản xâm hại vào khu vực rừng trồng, kiểm tra tình hình phá hại của con ba khía và các loài thuỷ sinh khác cũng như sâu hại nếu có để kịp thời hạn chế thiệt hại xảy ra, kiểm tra chống tình trạng trộm cắp, phá hại hàng rào, bảo vệ rừng trồng.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm thường xuyên tuần tra canh giác, bảo vệ rừng, không cho người không có trách nhiệm vào khu vực rừng mới trồng.

+ Cần xây dựng chòi canh và cử người bảo vệ khu vực rừng mới trồng.

+ Cần phải có phương án giao khoán bảo vệ khu vực rừng mới trồng cho các hộ gia đình trong khu vực quản lý nhằm hạn chế người ra vào trong khu vực, nhất là tình trạng bắt ba khía hàng đêm khi mùa ba khía đến.



  • Kinh phí đầu tư

Nhu cầu kinh phí đầu tư trồng rừng mới và chăm sóc rừng trồng mới trên vùng bồi tụ là 8.023,485 triệu đồng.

d) Thực nghiệm trồng rừng ở vùng xói lở

  • Đối tượng trồng rừng

Các bãi bồi không ổn định (năm lở năm bồi) hay bãi lở ít của các xã Thừa Đức, Thới Thuận (huyện Bình Đại), Bảo Thuận, Tân Thuỷ, An Thuỷ (huyện Ba Tri) và Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú).

Lựa chọn trồng ở những nơi thuỷ triều ngập dưới 0,5 mét, không trồng ở nơi nước ngập quá sâu vì dễ bị thất bại. Đối với những khu vực thuỷ triều ngập trên 0,5 cần có biện pháp tạo vùng bồi tụ, bơm bùn, nâng nền tạo điều kiện tốt cho việc trồng rừng.



  • Diện tích thực nghiệm trồng rừng ở vùng xói lở

Diện tích vùng xói lở dự kiến trồng rừng thử nghiệm là 27,4 ha, thuộc diện tích quy hoạch rừng đặc dụng, trong giai đoạn 2012 – 2015 thử nghiệm trồng 9,7 ha; giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục trồng 17,7 ha.

Bảng 34. Diện tích và kế hoạch trồng rừng mới theo đơn vị hành chính

ĐVT: ha


Số
TT




Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015




Tổng

27,4

9,7

 

4,6

2,7

2,3

17,7

1

Ba Tri

 

 

 

 

 

 

 

2

Bình Đại

 

 

 

 

 

 

 

3

Thạnh Phú

27,4

9,7

 

4,6

2,7

2,3

17,7

Bảng 35. Diện tích và kế hoạch trồng rừng mới theo chủ quản lý

ĐVT: ha


Số
TT


Chủ quản lý

Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

27,4

9,7

 

4,6

2,7

2,3

17,7

1

Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc Dụng Bến Tre

27,4

9,7

 

4,6

2,7

2,3

17,7


  • Biện pháp trồng rừng

- Chọn loài cây trồng

Khu vực trồng rừng là các bãi lở ven biển. Việc khôi phục lại rừng trên vùng bãi lở ven biển bằng loài cây Mắm ở khu vực này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện lập địa cũng như mục tiêu của dự án đề ra.



- Phương thức trồng rừng

Do điều kiện ven biển thuỷ triều lên xuống hằng ngày, đất trồng rừng là bãi bùn, nên phương thức trồng rừng được chọn lựa là phương thức trồng rừng bằng cấy cây con trong túi bầu. Đây là phương thức trồng rừng có khả năng mang lại hiệu quả cao, đạt tỷ lệ sống cao và đã được trồng thành công trong nhiều năm qua. Cây giống là Mắm con tái sinh tự nhiên được nhổ từ các khu vực lân cận, trong đai rừng Mắm để ươm trong túi bầu, dưỡng cây cứng cáp sau đó ươm trong túi bầu.



- Thiết kế lô trồng rừng

Phải hoạch định cụ thể vị trí trồng rừng hằng năm trên bản đồ, kết hợp với việc khảo sát, khoanh vẽ hiện trạng; các lô được bố trí trồng rừng phải được cắm mốc để phân biệt theo Quyết định số 3051/1997/QĐ-BNN-PTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hàng năm thiết kế trồng theo băng dọc theo đai rừng chính ra bãi biển với chiều rộng tối thiểu 30 mét.

- Xây dựng hàng rào ngăn sóng, giữ bùn bồi lắng đồng thời bảo vệ khu vực trồng rừng

Chức năng chính của hàng rào này là làm giảm tác động của sóng biển đến cây trồng. Hàng rào cũng có tác dụng giữ lại lớp bùn bồi lắng trong mùa mưa không bị nước cuốn trôi ra biển trong mùa khô và ngăn chặn rác từ ngoài biển vào.

+ Hàng rào được làm từ những đoạn tràm cừ (tre) và lưới chắn rác. Các đoạn cừ tràm (tre) dài từ 2 m đến 2,5 m, đường kính từ 5 cm đến 1,5 cm (một cây cừ dài từ 6 m đến 7,5 m có thể được chia thành 3 đoạn cừ như trên); phần đoạn cừ được cắm xuống mặt đất từ 0,5 m đến 1 m. Các đoạn cừ được cắm cách nhau 0,2 m, hàng rào gồm 3 đoạn cừ cắm so le nhau.

+ Sau khi hoàn thành hàng cừ, sử dụng lưới chắn rác để gia cố. Ngoài lưới chắn rác, các hộ dân tham gia quản lý cần tìm thêm các vật liệu khác như lá dừa nước, lưới cũ, chà cây vườn (trâm bầu, bạch đàn, tre...) để gia cố thêm bề dày của hàng rào nhằm hạn chế sóng gió ảnh hưởng đến sinh trưởng cây con đồng thời giúp giữ hạt giống cho tái sinh tự nhiên trong khu vực.

+
Hàng rào được rào 3 cạnh của lô đất: hai cạnh ăn xuôi từ bờ ra biển và 1 cạnh giáp bãi biển hay bãi nuôi nghêu của hộ dân. Bình quân khoảng 300 m rào/ha.
Hình 2. Mô hình hàng rào ngăn sóng, giữ bùn bồi lắng, bảo vệ trồng rừng

- Chuẩn bị cây giống trồng rừng

+ Cây giống trồng rừng là cây Mắm được nhổ từ bãi bồi ven biển có chiều cao từ 0,3 m trở lên. Tuy nhiên, không nên chọn cây quá cao, rễ cây phát triển nhiều sẽ khó dưỡng cây, cây sẽ chết.

+ Dùng nguyên bàn tay chọt và bứng nguyên bộ rễ cây, không làm đứt rễ cây. Bứng cả rễ cây lẫn đất bùn, lượng đất vừa với bộ rễ. Cây sau khi nhổ không bị gãy ngọn, không bị sâu bệnh. Rễ chính của cây không bị đứt trong quá trình nhổ. Cho nguyên cả rể lẫn đất vào bầu là túi xốp có quai xách, qui cách 15 cm x 20 cm, đục lỗ để dể dàng cho việc thoát nước và thông thoáng, mỗi bầu đục 2 lỗ ở 2 góc đáy của túi bầu. Sau khi cho cây vào túi, cây giống sẽ được chuyển vào khu vực dưỡng cây. Khu vực dưỡng cây là những nơi có bóng mát, tiện cho việc tưới tiêu. Cây giống sẽ được dưỡng trong thời gian từ 20 ngày trở lên, đến khi xuất vườn nếu cây nào xanh, tốt, ra rễ thì mới tiến hành vận chuyển đem đi trồng.

+ Việc nhổ cây Mắm tái sinh dưới tán rừng cần chú ý chọn các khu vực có nhiều cây phù hợp với quy cách cây được chọn, chỉ chọn nơi tái sinh nhiều dày đặc để nhổ. Khi nhổ thì không nhổ hết cây tái sinh mà phải chừa lại cây giống để cây phát triển thành rừng, mật độ cây tái sinh chừa lại tối thiểu cũng phải đạt từ 20.000 cây/ha.

+ Cây giống phải được nhổ nhẹ nhàng tránh làm gãy, dập rễ cái. Cây nào gãy, dập rễ cái thì phải bỏ ngay. Tiêu chuẩn cây giống: thân cây thẳng, cứng cáp, không bị dập ngọn, dập hay tróc vỏ, không phân cành nhánh. Cây Mắm là loài có rễ cái, không thể sống nếu rễ cái bị gãy, dập. Vì vậy trong quá trình nhổ cây giống cần phải nhổ từ từ, nhẹ nhàng tránh làm tổn hại đến rễ cái.

+ Cây giống phải được chuẩn bị trước khi tiến hành trồng rừng từ 20 ngày trở lên. Tức là cây giống được nhổ để dưỡng vào khoảng cuối tháng 10 và được trồng vào tháng 11 trong năm.



- Kỹ thuật trồng

+ Xử lý thực bì: Đất trồng rừng là đất bãi lở nên không có thực bì, do vậy không cần xử lý thực bì. Hiện trạng chỉ là cây Mắm con mọc rải rác nhưng không nhiều. Cần giữ nguyên để gia tăng mật độ cây trồng.

+ Kỹ thuật trồng:


  • Trồng rừng bằng phương thức cây con rễ trần dưỡng trong túi bầu, mật độ là 10.000 cây/ha theo quy cách là cây cách cây 1m x 1m.

  • Vận chuyển cây trong túi bầu ra bãi, chờ thuỷ triều xuống bày mặt bãi thì tiến hành trồng. Dùng tay móc lỗ vừa với túi bầu, đặt bầu cây xuống lỗ rồi lấp đất lại sao cho cổ rễ vừa với mặt bãi tự nhiên. Không chôn cây quá sâu làm cây bị ngộp. Cây cấy xong phải đứng thẳng, không bị nghiêng ngã và cây cấy phải tương đối thẳng hàng, đảm bảo đủ mật độ thiết kế. Chú ý khi mang cây đi trồng, để cho cây phát triển tốt phải cắt ngang phần đáy của túi bầu.

  • Sau khi trồng, thường xuyên kiểm tra xác định cây chết, cây bị nổi để tra dặm, đảm bảo trồng đủ mật độ 10.000 cây/ha.

  • Đối với những khu vực ít cây giống, chúng ta có thể thu hái hạt giống ở những nơi khác đem về gieo ươm, khu vực gieo ươm là bãi bùn và dưới đáy phải lót đệm để dễ dàng cho việc nhổ cây giống sau này. Ngoài ra, ở những nơi ít sóng, gió, có bãi bồi cao chúng ta có thể thu hái hạt giống đã già ngay từ đầu và đem sạ thẳng vào khu vực trồng rừng đồng thời tạo nguồn cây giống bổ sung để tra dặm sau này. Kỹ thuật này càng có hiệu quả khi hàng rào được rào kín không cho thuỷ triều cuốn hạt giống đi nơi khác.

  • Các cán bộ giám sát phải thường xuyên giám sát, theo dõi và hướng dẫn cho công nhân về mặt kỹ thuật, cách thức nhổ cây giống, kỹ thuật dưỡng cây và đem trồng. Nếu phát hiện những cây giống bị héo, chết thì buộc họ không được trồng. Nhắc nhở nhân công phải tùy theo điều kiện thời gian, khả năng trồng mà nhổ cây giống với số lượng hợp lý.

- Thời vụ trồng

Thời vụ thích hợp nhất là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, khi kết thúc mùa gió Tây Nam. Đây là mùa không có sóng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, gió từ đất liền thổi ra nên biển rất yên tĩnh, không có sóng, không ảnh hưởng đến cây mới trồng. Tuy nhiên, cần phải có kế hoạch trồng rừng sớm từ đầu vụ để cây trồng có đủ thời gian bám rễ vào đất trước khi gió mùa Tây Nam thổi về gây sóng mạnh ảnh hưởng đến cây trồng. Thời điểm trồng rừng tốt nhất là khi thuỷ triều rút. Chú ý thời điểm nông nhàn để huy động được nhân công trồng rừng.



- Tra dặm

Sau khi trồng từ 7 – 10 ngày cần kiểm tra lại diện tích rừng đã trồng, xác định cây chết, cây bị nổi để tiến hành tra dặm lại. Sửa lại những cây bị ngã, nghiêng cho đứng thẳng và thẳng hàng, để đảm bảo theo đúng quy cách thiết kế.



- Quản lý bảo vệ rừng mới trồng

+ Trong thời gian trồng cần tiến hành song song với biện pháp tuyên truyền cho người dân sống trong khu vực biết mục tiêu trồng rừng, vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng mới trồng.

+ Phải tổ chức tuần tra, kiểm tra thường xuyên để hạn chế các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản xâm hại vào khu vực rừng trồng, kiểm tra tình hình phá hại của con ba khía và các loài thuỷ sinh khác cũng như sâu hại nếu có để kịp thời hạn chế thiệt hại xảy ra, kiểm tra chống tình trạng trộm cắp, phá hại hàng rào, bảo vệ rừng trồng.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm thường xuyên tuần tra canh giác, bảo vệ rừng, không cho người không có trách nhiệm vào khu vực rừng mới trồng.

+ Cần xây dựng chòi canh và cử người bảo vệ khu vực rừng mới trồng.

+ Cần phải có phương án giao khoán bảo vệ để khu vực rừng mới trồng cho các hộ gia đình trong khu vực quản lý nhằm hạn chế người ra vào trong khu vực nhất là tình trạng bắt ba khía hàng đêm khi mùa ba khía đến.



  • Kinh phí trồng rừng trên vùng bồi không ổn định và vùng lỡ ít

- Nhu cầu kinh phí đầu tư trồng rừng thực nghiệm và chăm sóc rừng trồng trên vùng xói lở là 2.314,920 triệu đồng.

- Kinh phí trung bình để trồng 1 ha rừng là 72,450 triệu đồng.



e) Trồng lại rừng sau khai thác

  • Đối tượng trồng rừng

Rừng đước đến tuổi khai thác rừng và sau khi khai thác rừng đước sẽ tiến hành trồng lại rừng.

  • Diện tích trồng lại rừng

Diện tích rừng sau khai thác sẽ tiến hành trồng lại rừng trong thời kỳ quy hoạch là 657,0 ha (trong đó: RPH 635,0 ha, RSX 22,1 ha). Giai đoạn 2012 – 2015 trồng 321,0 ha (RPH 309,2 ha, RSX 11,8 ha); giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục trồng 336,0 ha (RPH 327,5 ha, RSX 10,3 ha).

Bảng 36. Diện tích và kế hoạch trồng lại rừng theo đơn vị hành chính

ĐVT: ha


Số
TT




Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

657,0

321,0

17,8

41,7

116,3

145,2

336,0

1

Ba Tri

215,1

175,8

17,8

41,7

116,3

 

39,3

2

Bình Đại

387,6

145,2

 

 

 

145,2

242,4

3

Thạnh Phú

54,3

 

 

 

 

 

54,3

Bảng 37. Diện tích và kế hoạch trồng lại rừng theo chủ quản lý

ĐVT: ha


Số
TT


Chủ quản lý

Tổng cộng

Giai đoạn 2012-2015

Giai đoạn
2016-2020


Tổng

2012

2013

2014

2015

 

Tổng

657,0

321,0

17,8

41,7

116,3

145,2

336,0

1

Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc Dụng Bến Tre

639,2

303,2

 

41,7

116,3

145,2

336,0

2

Chi cục kiểm lâm Bến Tre

11,8

11,8

11,8

 

 

 

 

3

UBND huyện Ba Tri

6,0

6,0

6,0

 

 

 

 


  • Biện pháp trồng rừng

Việc trồng rừng sau khi khai thác rừng được tiến hành như trồng rừng trên các loại đất trống (đã được trình bày ở phần trên).

d. Vốn đầu tư

Nhu cầu kinh phí đầu tư trồng lại rừng sau khai thác và chăm sóc rừng trồng lại là 3.592,095 triệu đồng.



2.2.2. Trồng cây phân tán

a) Đối tượng

Đối tượng tác động của chương trình là các loại đất khác trong phạm vi quy hoạch đất lâm nghiệp của tỉnh. Đó là các loại đất hoang hóa, đất trên bờ kênh, hai bên đường đi, đất trong trong các khu dân cư với các loại cỏ lau, lức…



b) Khối lượng

Trồng cây phân tán hàng năm bình quân là 60 ngàn cây/năm. Tổng số cây trồng phân tán giai đoạn đến năm 2020 là 540 ngàn cây, tương ứng khoảng 490,9 ha (với mật độ trồng dự kiến là 1.100 cây/ha).



c) Biện pháp

- Chọn loài cây trồng

Các loài cây Phi Lao, Cóc, Me và Keo Gai sẽ được lựa chọn để trồng.



- Phân chia lô tác nghiệp

+ Đối với khu vực đất khác tiến hành phân chia lô theo đường đi.

+ Đối với khu vực đường đi, bờ kênh... tiến hành phân chia lô theo tuyến trồng.

- Đào hố

+ Bước công việc này vô cùng quan trọng đảm bảo cho cây sau khi trồng có đủ lượng nước và chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển.

+ Nội dung công việc: Đào móc đất kết hợp sửa đáy hố.

+ Yêu cầu kỹ thuật: Đào hố theo đúng cự ly (hàng cách hàng, hố cách hố) theo thiết kế được phê duyệt. Đảm bảo kích thước quy định (sai lệch về thể tích không quá 20%). Đất moi lên để cạnh miệng hố.

+ Kích thước hố: 30 cm x 30 cm x 30 cm



- Lấp hố

+ Bước công việc này vô cùng quan trọng đảm bảo cho cây sau khi trồng có đủ lượng nước và chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển.

+ Nội dung công việc: Rẫy cỏ quanh miệng hố, xăm đất đáy hố, cuốc xới đất mặt và lấp.

+ Yêu cầu công việc: Đất lấp hố phải tơi xốp, không lẫn rễ cây; quanh miệng hố 0,2 ÷ 0,3 m được rẫy sạch cỏ.

- Phương thức trồng

Trồng phân tán trên đất trống và trồng trên các tuyến đường giao thông, khu dân cư.

- Thời vụ trồng

Thời vụ thích hợp là bắt đầu mùa mưa, kéo dài đến cuối mùa mưa.



- Tiêu chuẩn cây đem trồng

Đối với loài cây Phi lao

+ Cây con trong bầu PE có kích thước bầu 9 x 13 cm;

+ Cây con phát triển bình thường;

+ Cây con 4 tháng tuổi trở lên, thân cây đã chuyển màu xám (hoá gỗ);

+ Thân cây thẳng một ngọn, không bị hư hại do côn trùng cắn phá (không chấp nhận cây bị cong gãy dập, sâu bệnh);

+ Chiều cao cây từ 30 cm, đường kính cổ rể trên 0,4 cm; không có các thương tổn nào khác trên thân cây, túi bầu còn nguyên vẹn.



Đối với loài cây Me

+ Cây con trong bầu PE có kích thước bầu 9 x 13 cm;

+ Phát triển bình thường;

+ Cây con 4 tháng tuổi trở lên, thân cây đã chuyển màu xám (hoá gỗ);

+ Thân cây thẳng một ngọn, không bị hư hại do côn trùng cắn phá (không chấp nhận cây bị cong gãy dập, sâu bệnh);

+ Chiều cao cây từ 30 cm, đường kính cổ rể trên 0,4 cm; không có các thương tổn nào khác trên thân cây; túi bầu còn nguyên vẹn.



- Kỹ thuật trồng

Đối với các loài cây khác: Xé bỏ vỏ bầu trước khi trồng, đào hố sâu 30 cm, rộng 30 cm, ngang 30 cm (30cm x 30cm x 30cm ), đặt cây sao cho rễ và thân cây ngay thẳng giữa hố sau đó đập cho đất mịn lấp đất đầy gốc cây con, dặm chặt; cắm cọc buộc dây cố định cây trồng.



d.) Kinh phí đầu tư

Nhu cầu kinh phí đầu tư trồng cây phân tán trong phạm vi quy hoạch đất lâm nghiệp giai đoạn đến năm 2020 là 2.160,0 triệu đồng.




tải về 2.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương