UỶ ban nhân dân tỉnh bến tre chưƠng trình phát triển nhà Ở TỈnh bến tre đẾn năM 2020, ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2030



tải về 2.06 Mb.
trang1/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.06 Mb.
#19675
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21


h
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở

TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020,

ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030




Bến Tre, tháng 9 năm 2013


Mục lục





Mục lục 2

PHẦN I 4


ĐẶT VẤN ĐỀ 4

I. Sự cần thiết 4

1. Bối cảnh trong nước 4

2. Trên địa bàn tỉnh Bến Tre 6

II. Căn cứ pháp lý 8

III. Phạm vi nghiên cứu 8

IV. Mục tiêu và yêu cầu 9

1. Mục tiêu 9

2. Yêu cầu 9

PHẦN II 10

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 10

TỈNH BẾN TRE 10

1. Vị trí địa lý 10

2. Đặc điểm địa hình, đất đai 11

3. Đặc điểm về khí hậu, nguồn tài nguyên 11

II. Đặc điểm xã hội và xu hướng phát triển 12

1. Đơn vị hành chính 12

2. Phân bố dân cư 12

3. Dân số và xu hướng phát triển 13

III. Điều kiện kinh tế - xã hội và xu hướng phát triển 13

1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội 13

2. Cơ cấu kinh tế và hướng chuyển dịch 14

PHẦN III 17

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 17

I. Vai trò của nhà ở trong ngành xây dựng 17

II. Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ và phát triển nhà ở của khu vực, của nhà nước tác động đến phát triển nhà ở của tỉnh 17

III. Thực trạng nhà ở khu vực đô thị, nông thôn tỉnh Bến Tre 18

1. Hiện trạng chung về nhà ở 18

2. Thực trạng về kiến trúc, quy hoạch nhà ở đô thị và nông thôn 21

3. Thực trạng nhà ở tại các đơn vị hành chính 23

IV. Thực trạng nhà ở của các nhóm đối tượng xã hội 46

V. Thực trạng thị trường nhà ở 53

VI. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 54

VII. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý và phát triển nhà ở của tỉnh 60

b) Về tài chính nhà ở 61

c) Áp dụng khoa học ,công nghệ mới trong xây dựng nhà ở 61

d) Về sự đa dạng của thị trường vật liệu 61

2. Những khó khăn 62

a) Về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở 62

b) Sự thiếu đồng bộ giữa các chính sách về nhà ở với các chính sách về đất đai, đầu tư, quy hoạch và tài chính 62

c) Sự thiếu đồng bộ trong chính sách đầu tư xây dựng nhà ở tại khu vực nông thôn 63

g) Công tác chỉ đạo thực hiện một số Chương trình, chính sách về nhà ở còn nhiều tồn tại 64

h) Cơ cấu, bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về nhà ở còn nhiều hạn chế 65

i) Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở chưa được thực hiện thường xuyên và triệt để 65

PHẦN IV 66

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2020, 66

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 66

I. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhà ở của tỉnh 66

1. Quan điểm phát triển nhà ở 66

- Cơ chế, chính sách phát triển nhà ở phải được thực hiện đồng bộ với chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thu hút các nguồn lực tham gia phát triển nhà ở. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở; đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, của chủ đầu tư và người dân trong phát triển nhà ở; hình thành và phát triển thị trường bất động sản theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. 67

II. Định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 67

1. Định hướng phát triển nhà ở đô thị 67

2. Định hướng phát triển nhà ở khu vực nông thôn 68

3. Định hướng phát triển nhà ở cho các đối tượng xã hội 69

1. Căn cứ dự báo nhu cầu nhà ở của tỉnh 73

2. Căn cứ xác định chỉ tiêu bình quân nhà ở 75

3. Mục tiêu chung 76

4. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn 76

1. Các yếu tố để phát triển nhà ở của tỉnh 79

3. Chỉ tiêu nhà ở tỉnh Bến Tre đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 82

V. Nhu cầu nhà ở tỉnh Bến Tre theo các chỉ tiêu 86

1. Nhu cầu diện tích nhà ở 86

2. Nhu cầu nhà ở tăng thêm theo đối tượng 87

3. Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở 90

90

4. Ước vốn đầu tư (tỷ đồng) đối với diện tích tăng thêm 90



1. Thành phố Bến Tre 93

Biểu dự báo nguồn vốn đầu tư (tỷ đồng) 98

2. Huyện Mỏ Cày Bắc 99

4. Huyện Ba Tri 108

5. Huyện Bình Đại 111

9. Huyện Thạnh Phú 129

Biểu dự báo nguồn vốn đầu tư (tỷ đồng) 132

PHẦN V 133

NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 133

I. Nhiệm vụ 133

II. Các giải pháp cụ thể 135

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách 135

2. Giải pháp về đất đai 136

3. Giải pháp về quy hoạch. kiến trúc và công nghệ xây dựng 138

4. Giải pháp cho nhà ở tái định cư và nhà ở ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, ngập lụt 140

5. Giải pháp về vốn và cơ chế, chính sách tài chính về nhà ở 141

6. Giải pháp về chính sách phát triển thị trường nhà ở và quản lý sử dụng nhà ở 142

7. Giải pháp về phát triển nhà ở cho các đối tượng xã hội 143

8. Những tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó 146

9. Giải pháp tổ chức bộ máy phát triển và quản lý nhà ở 147

10. Giải pháp Thông tin. tuyên truyền. vận động 147

PHẦN VI 148

TỔ CHỨC THỰC HIỆN 148

I. Tổ Chức thực hiện 148

1. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp 148

2. Trách nhiệm của các Sở, Ban ngành 149

h) Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan: 151

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 152

CÁC PHỤ LỤC 153

TÀI LIỆU KÈM THEO 153





PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Sự cần thiết

1. Bối cảnh trong nước


Trong thời gian gần đây, Nhà nước ban hành nhiều chính sách về nhà ở, có nhiều văn bản rất quan trọng, có tính bước ngoặc trong hoạt động phát triển và quản lý nhà ở, Nhà nước không chỉ tạo điều kiện cho những người trong nước có nhà ở mà còn tạo kiện để bà con kiều bào và tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

a) Các chính sách phát triển nhà ở (xếp theo thứ tự thời gian):

- Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001 và được thay thế vào năm 2003;

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

­- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

- Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/06/2006 và Nghị định số 153/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản;

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;

- Nghị quyết số 23/2006/NQ-CP năm 2006 của Chính phủ về một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo quy định tại Nghị định số 61/CP của Chính phủ;

- Nghị quyết số 48/2007/NQ-CP năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh một số nội dung chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê;

- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP năm 2010 về hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

- Quyết định số 2127/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

b) Về chính sách nhà ở cho các hộ gia đình tại khu vực nông thôn:

- Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg năm 2002 về chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nền nhà và nhà ở trong các cụm tuyến dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;

- Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;

- Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người nghèo tại khu vực nông thôn có khó khăn về nhà ở;



c) Về chính sách hỗ trợ nhà ở cho một số đối tượng xã hội khác

- Nghị quyết số 18/NQ-CP năm 2009 của Chính phủ về một số cơ chế chính sách phát triển nhà ở cho các đối tượng là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị;

- Các Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP.

d) Về chính sách cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

- Nghị định số 81/2001/NĐ-CP về việc cho phép người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

- Nghị quyết số 19/2009/NQ-QH12 về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam và Nghị định số 51/2009/NĐ-CP năm 2009 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 19/2009/NQ-QH12;

- Luật Nhà ở sửa đổi năm 2009 và Nghị định số 71/2010/NĐ-CP năm 2010 về hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

Ngoài các văn bản nêu trên thì các bộ, ngành có liên quan còn ban hành các văn bản để hướng dẫn thi hành như Quyết định, Thông tư.

Như vậy, có thể nói rằng trong thời gian vừa qua, cùng với nhiều chính sách quan trọng trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế như chính sách tài chính nhà ở, chính sách về quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị thì Nhà nước ta đã có nhiều chính sách về nhà ở thể hiện sự quan tâm đặc biệt về chỗ ở cho người dân. bằng các cơ chế, chính sách đã ban hành, Nhà nước đã từng bước tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là các đối tượng xã hội, đối tượng có công với Cách mạng và những người có khó khăn về nhà ở có điều kiện tạo lập chỗ ở, góp phần xây dựng cuộc sống văn minh, hiện đại. Các chính sách này đã góp phần vào việc bảo vệ và xây dựng đất nước và được coi như chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Với các chính sách được ban hành trong thời gian vừa qua đã giúp tạo ra bộ mặt đô thị ngày càng sạch đẹp, nhiều dự án nhà ở được xây dựng với sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, nhiều khu nhà ở mới khang trang đang dần dần thay thế các khu nhà ở chật chội, nhà cũ bị xuống cấp, hư hỏng. Nhà ở phát triển đa dạng cả về kiểu dáng, không gian kiến trúc và chất lượng nội ngoại thất. Bên cạnh việc phát triển các loại nhà biệt thự, nhà vườn, nhà liên kế, một số thành phố lớn còn quan tâm và khuyến khích phát triển nhà chung cư cao tầng, với kiến trúc đẹp và cơ cấu căn hộ hợp lý. Nhiều đô thị có những khu dân cư mới, tuyến phố mới được hình thành trong thời gian vừa qua, góp phần vào việc chỉnh trang đô thị và tạo ra chỗ ở bền vững.

Đối với người dân khu vực nông thôn, do chính sách đổi mới trong nông nghiệp, đời sống, thu nhập của nông dân được nâng cao nên nhà ở của người dân cũng được cải thiện đáng kể, nhà ở không chỉ được mở rộng về quy mô, tăng về diện tích mà chất lượng cũng được tăng lên, nhà ở kiên cố và bán kiên cố đã dần thay thế cho nhà ở đơn sơ, tạm bợ. Số lượng hộ gia đình, đặc biệt là hộ gia đình nghèo, bà con dân tộc vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, người dân vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để cải thiện nhà ở cũng tăng đáng kể, từ đó góp phần từng bước giảm nhanh số lượng hộ nghèo không có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng dột nát, tạm bợ.

Đối với các đối tượng xã hội khác như học sinh, sinh viên, công nhân lao động trong các khu công nghiệp, người nghèo tại khu vực đô thị…cũng được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cải thiện về chỗ ở thông qua chính sách xây dựng nhà ở để cho thuê, cho thuê mua hoặc bán nhà trả chậm, trả dần với giá ưu đãi, giúp các đối tượng này yên tâm học tập, công tác, tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2127/2011/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó nêu rõ: “Xây dựng và đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và hàng năm của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện" và yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: "Tổ chức chỉ đạo phát triển nhà ở trên địa bàn theo quy định của pháp luật về nhà ở; xây dựng, điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2020; thực hiện bố trí vốn từ ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật trên phạm vị địa bàn".


2. Trên địa bàn tỉnh Bến Tre


Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.315 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dãi rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận.

Trong những năm vừa qua, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre không ngừng phấn đấu, năng động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nên đã đạt nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện. Đặc biệt phải kể đến các thành tựu trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, giúp Bến Tre phá thế biệt lập về địa lý, mở ra cơ hội mới để thu hút đầu tư phát triển. Thành quả trên làm cho diện mạo tỉnh nhà từ thành thị đến nông thôn thay đổi nhanh chóng; chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt, tạo ra tiền đề mới, sức mạnh mới, tiềm lực mới để Bến Tre phát triển nhanh hơn trong giai đoạn tới.

Một trong những nội dung quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới đã được thông qua tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Bến Tre lần thứ IX và Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND tỉnh là: "Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong ngoài nước đầu tư phát triển đô thị. Đẩy nhanh tiến độ chỉnh trang, xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng không gian đô thị Thành phố Bến Tre... tạo tiền đề xây dựng đô thị loại II trực thuộc tỉnh sau năm 2015. Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để đến năm 2015, thị trấn Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam trở thành đô thị loại IV, xây dựng các thị trấn và trung tâm dân cư theo quy hoạch"(1).

Có thể nói, vấn đề nhà ở là lĩnh vực đã đ­ược Đảng Bộ và chính quyền các cấp của tỉnh luôn quan tâm trong thời gian qua, ngành xây dựng cũng đã tích cực phối hợp với sở, ban, ngành của tỉnh xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, kịp thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển nhà ở...

Bến Tre là một trong những tỉnh thực hiện tốt các chính sách nhà ở cho các đối tượng là người có công với cách mạng, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội góp phần tạo điều kiện cải thiện nhà ở cho một bộ phận dân cư, khuyến khích và huy động được nguồn lực của các thành phần trong xã hội tham gia phát triển nhà ở. Tuy nhiên, công tác quản lý, phát triển nhà ở của tỉnh vẫn chưa đảm bảo khai thác hiệu quả tiềm năng từ đất đai, tài chính nên phát triển kinh tế còn hạn chế; vai trò kích cầu nền kinh tế kết hợp với chỉnh trang đô thị thông qua phát triển nhà ở ch­ưa phát huy được tác dụng.

Mặt khác, để thực hiện tốt công tác quy hoạch, phát triển đô thị và chỉnh trang, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội tạo động lực cho việc phát triển đô thị. Tạo sức hút của mạng lưới đô thị làm hạt nhân đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội thì cần thiết phải thúc đẩy công tác phát triển nhà ở, đảm bảo thị trường nhà ở phát triển mạnh mẽ như các đô thị khác trong vùng. Vì vậy việc tổ chức tốt công tác phát triển và quản lý nhà ở sẽ góp phần phát triển đô thị bền vững và thúc đẩy có hiệu quả quá trình đô thị hóa nông thôn.

Để đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển, chuyển dịch về cơ cấu kinh tế - xã hội trong thời gian tới và thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Vấn đề cấp thiết là phải nhanh chóng khắc phục những tồn tại nhằm phát triển nhà ở đô thị và nông thôn, đảm bảo các mục tiêu về an sinh xã hội, đồng thời phát triển nhà ở bền vững gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Vì vậy, phải xây dựng “Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bến Tre đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” để làm cơ sở, căn cứ pháp lý cho các cấp chính quyền điều hành công tác quản lý, phát triển nhà ở.



tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương