Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n


Sử dụng bảng giá trị dinh dưỡng để xây dựng khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm



tải về 1.17 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.17 Mb.
#19761
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Sử dụng bảng giá trị dinh dưỡng để xây dựng khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm

Viện Chăn nuôi -thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm việt nam - Nhà XB Nông nghiệp - Hà nội - 2001' 

1.  Vài nét về sử dụng các bảng số liệu trong cuốn sách 

Các số liệu về thành phần hoá học được trình bày trong các bảng biểu là kết quả phân tích của các phòng phân tích thức ăn gia súc ở Việt Nam. Riêng thành phần axit amin và khoáng vi lượng của một số loại thức ăn gia súc của nước ta đã được phân tích ở một số phòng thí nghiệm có trang thiết bị tương đối hiện đại ở nước ngoài. Các phương pháp phân tích thức ăn đều theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc các phương pháp thông dụng của thế giới.

Hệ số tiêu hoá của thức ăn gia súc dựa vào các số liệu đã giới thiệu trong lần xuất bản trước và các kết quả nghiên cứu trong nước cũng như tham khảo tài liệu về thức ăn nhiệt đới của Bo Gohl (1992).

Để thuận tiện cho người sử dụng các số liệu về thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc trình bày trong bảng đều tính ở dạng sử dụng (khô không khí, hoặc dạng tươi). Một số loại thức ăn chính như ngô, đậu tương, sắn ... còn được phân tích và trình bày theo vùng sinh thái. Những số liệu trình bày trong bảng là các giá trị trung bình của các lần phân tích hàng năm tập hợp lại. Nhưng thành phần hoá học cũng như giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc phụ thuộc rất nhiều vào giống, thời vụ, vùng sinh thái, chế độ phân bón, chăm sóc và thời điểm thu hoạch ... Do đó nếu chúng ta sử dụng khối lượng lớn một loại thức ăn nào đó, cần gửi mẫu đến các phòng phân tích thức ăn gia súc để phân tích và xác định giá trị dinh dưỡng của chúng trước khi phối chế vào thức ăn hỗn hợp hay thức ăn đậm đặc.

Nhiều loại thức ăn gia súc ghi trong bảng mang tính chất điều tra nguồn tài nguyên thức ăn của Việt Nam vì có những loại chỉ được sử dụng ở những vùng nhất định, bạn đọc có thể coi đó là tài liệu tham khảo. Trong khi sắp xếp tên thức ăn gia súc vào các bảng biểu có những loại thức ăn dùng cho cả gia cầm, lợn và gia súc nhai lại, nhưng đối với mỗi loại gia súc, chúng ta cần sử dụng trong khẩu phần với một tỷ lệ hợp lý. Người chăn nuôi cần hỏi thêm kỹ thuật viên hay các nhà sản xuất thức ăn gia súc để sử dụng các loại thức ăn này một cách có hiệu quả.

2.  Xây dựng khẩu phần thức ăn cho gia súc, gia cầm

Muốn xây dựng khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm một cách khoa học và hợp lý chúng ta cần biết:

- Nhu cầu của gia súc, gia cầm về các chất dinh dưỡng: năng lượng, protein, axit amin, hàm lượng xơ, canxi, photpho.

- Biết thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng và giá cả của các loại thức ăn dự kiến sẽ sử dụng trong khẩu phần.

Dựa vào các tiêu chuẩn thức ăn cho gia súc, gia cầm của nước ta cũng như các tài liệu của nước ngoài chúng ta có thể xác định nhu cầu của gia súc về các chất dinh dưỡng (xem phần phụ lục tiêu chuẩn ăn cho gia súc, gia cầm).

Thành phần các chất dinh dưỡng của thức ăn gia súc có thể tra cứu trong các bảng số liệu của cuốn sách này.

Trong khi xây dựng khẩu phần cần chú ý giới hạn tối đa của từng loại nguyên liệu dùng trong hỗn hợp. Ví dụ bột sắn là loại thức ăn được dùng rộng rãi trong chăn nuôi ở các nước nhiệt đới, chúng thường chứa một lượng nhất định cyanoglucoside (sẽ giải phóng ra HCN)  làm ảnh hưởng đến năng suất của gia súc, do đó nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã xác định chỉ nên sử dụng sắn với tỷ lệ 30-40% cho lợn vỗ béo, 20-25% cho lợn nuôi con; 10-20% cho gia cầm.

Bảng 1: Khuyến cáo về tỷ lệ tối đa của một số nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm (Singh, Panda, 1988).



 

 

 

 

Tên thức ăn

Tỷ lệ     tối đa (%)

Tên thức ăn

Tỷ lệ     tối đa (%)

 

Thức ăn giàu năng lượng

- Ngô

60

- Cám lụa

25-40

- Đại mạch

20-40

- Cám lụa (ép dầu)

10-20

- Cao lương (hạt sẫm)

10-20

- Cám lúa mì

10-15

- Cao lương (hạt trắng)

25-40

- Bột sắn

10-20

- Tấm gạo

40

- Rỉ mật

5-10

- Cám gạo

10-20

- Dầu thực vật, mỡ động vật

10

  Bột cỏ

- Bột cỏ Alfalfa

5

- Bột lá keo dậu

4

- Bột cỏ hoà thảo

5

- Bột lá lạc

5

 

  Thức ăn giàu protein

- Khô dầu lạc nhân

20

- Bột cá

10

- Đỗ tương nghiền

40

- Bột thịt

10

- Khô dầu đỗ tương

40

- Bột thịt - xương

5

- Khô dầu hướng dương

20

- Bột máu

3

- Khô dầu vừng

20

- Bột phụ phẩm lò mổ

5

- Khô dầu lanh

4

- Bột phụ phẩm máy ấp

3

- Khô dầu bông (khử gossipol)

5

- Bột nhộng tằm

6

- Bột gluten ngô

15

- Bột lông vũ

2

- Bột mầm ngô

15

- Bã rượu khô

10

 

 

- Nấm men khô

5

Trên đây chỉ là tỷ lệ khuyến cáo, chúng ta có thể tham khảo để xây dựng khẩu phần thức ăn tinh hợp lý cho gia súc, gia cầm ở Việt Nam.

Người ta cũng chú ý đến giá cả của các nguyên liệu làm thức ăn gia súc bằng cách tính giá tiền cho 1000 Kcal năng lượng trao đổi và 100g protein thô trong thức ăn. (Xem bảng 2). 

Như vậy giá tiền 1000 Kcal năng lượng trao đổi của bột sắn là rẻ nhất nhưng giá tiền cho 100 g protein của chúng lại quá đắt (vì hàm lượng protein thấp). Nhưng ngô tẻ đỏ và ngô tẻ vàng có giá tiền cho 1000 Kcal năng lượng và 100 g protein là tương đối thấp. Cho nên chúng ta có thể sử dụng với một tỷ lệ cao trong khẩu phần. Đối với cám lụa tuy giá tiền cho 1000 Kcal tương đối cao, nhưng giá tiền của 100 g protein lại thấp; cám lụa lại khá giầu vitamin  nhóm B. Do đó cần sử dụng một lượng nhất định trong khẩu phần. Tuy vậy đối với thức ăn tinh người ta chú ý nhiều đến giá tiền của 1000 Kcal trong thức ăn. Ngược lại đối với thức ăn giầu protein, người ta lại quan tâm nhiều đến giá tiền 100g protein thức ăn. (Xem bảng 3).

Bảng 2. Giá tiền cho 1000 Kcal và 100 g protein của một số loại thức ăn


giàu năng lượng (giá năm 1995)

Tên thức ăn

Giá nguyên liệu        (đ/kg)

Năng lượng   trao đổi        (Kcal/kg)

Giá tiền 1000 Kcal NL trao đổi (đồng)

Giá tiền 100g protein thô (đồng)

 

 

 

 

 

  Cám lụa

2200

2530

870

1692

  Ngô đỏ

2000

3240

617

2151

  Ngô vàng

2000

3280

610

2247

  Tấm gạo

2200

2980

738

2316

  Bột sắn

1600

3050

525

5517

 

 

 

 

 

  Bảng 3. Giá tiền cho 1000 Kcal và 100g protein của một số loại thức ăn
giàu protein (giá năm 1995)


Tên thức ăn

Giá nguyên liệu

(đ/kg)


Hàm lượng Protein          g/kg

Giá tiền 1000 Kcal NL trao đổi (đồng)

Giá tiền 100g protein thô (đồng)

 

 

 

 

 

  Bột cá loại 2

7000

530

2174

1327

  Khô đỗ tương

5000

425

1494

1177

  Đỗ tương nghiền

5500

390

1429

1410

  Khô lạc nhân

5300

450

1606

1178

 

 

 

 

 

Qua hai bảng 2 và 3 cho thấy giá tiền 100g protein của thức ăn giầu protein rẻ hơn rõ rệt so với giá tiền 100 g protein trong thức ăn tinh.

   Bảng 3 cũng cho thấy giá tiền 100 g protein của khô đỗ tương và khô lạc nhân là rẻ nhất sau đó đến bột cá. Tuy bột cá có đắt hơn chút ít nhưng chúng lại giàu các axit amin không thay thế, nhất là lyzin và methionin. Do đó cần sử dụng một tỷ lệ hợp lý bột cá trong khẩu phần. ở nhiều nước, người ta có xu hướng sử dụng bột cá với một tỷ lệ tương đối thấp vì khi sử dụng với tỷ lệ cao bột cá tạo cho thịt gia súc có mùi vị không hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Nếu sử  dụng lyzin và methionin tổng hợp để bổ sung vào khẩu phần, người ta chỉ sử dụng 2-4% bột cá (hoặc hoàn toàn không dùng bột cá). ở các nước đang phát triển phải nhập lyzin và methionin, nên giá các loại thức ăn này còn khá đắt. Do đó cần tính toán sử dụng phối hợp giữa bột cá với lyzin và methionin để có giá thành thức ăn hợp lý.

Khi phối hợp khẩu phần cũng cần phải quan tâm phối hợp thức ăn để gây ngon miệng và phù hợp với từng loại gia súc. Điều đó có nghĩa là nguyên liệu thức ăn phải đảm bảo chất lượng tốt (không bị mọt và bị nhiễm mốc...) và phối trộn chúng với một tỷ lệ hợp lý.

ở các xí nghiệp sản xuất thức ăn gia súc cũng như các trang trại lớn người ta đã sử dụng các chương trình máy tính để xây dựng khẩu phần. Nhưng ở các trang trại có quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ người ta thường sử dụng phương pháp đơn giản. Trong thực tế người ta thường biểu thị khối lượng các nguyên liệu thức ăn trong 100 hay 1000 kg thức ăn hỗn hợp. Ví dụ ta xây dựng khẩu phần cho lợn ngoại thời kỳ vỗ béo cần có 140g protein và 3000 Kcal năng lượng trao đổi trong 1kg thức ăn với các nguyên liệu sau: khô đỗ tương, bột cá loại 2, ngô vàng, cám gạo, bột sắn, premix khoáng, premix vitamin. Phương pháp xây dựng khẩu phần này thường theo các bước chính sau đây:



Bước 1

   Xác định khối lượng các loại thức ăn bổ sung như khoáng vi lượng, premix vitamin...

   Các loại thức ăn này thường chiếm tỷ lệ thấp trong khẩu phần (chẳng hạn premix vitamin 0,5%; premix khoáng 1,5%). Như vậy trong 100kg thức ăn hỗn hợp 2 loại thức ăn sẽ là 2kg.

Bước 2

  ấn định khối lượng thức ăn giàu năng lượng có tỷ lệ thấp trong khẩu phần như cám gạo, bột sắn.

   Tham khảo khuyến cáo nêu trên, ta có thể sử dụng cám gạo 10% và bột sắn 20% trong khẩu phần cho lợn thịt.

Bước 3

   ấn định khối lượng thức ăn giàu protein có nguồn gốc động vật: ấn định bột cá có 53% protein là 5 kg.



Bước 4

Trên cơ sở thức ăn đã ấn định, ta tính toán khối lượng thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật và thức ăn tinh (ngô) có tỉ lệ cao trong khẩu phần để đáp ứng nhu cầu năng lượng và protein cho gia súc.

Theo khối lượng thức ăn đã ấn định ở các bước 1, 2 ,3 ta thấy 100kg thức ăn hỗn hợp đã có:

ã       Cám lụa 10 kg, chứa 1,3 kg protein

ã       Sắn 20 kg, chứa 0,58 kg protein

ã       Bột cá 2: 5 kg chứa 2,65 kg protein.

ã       Premix khoáng 1,5 kg

ã       Premix vitamin 0,5 kg

Như vậy tổng khối lượng đã có là 37 kg; do đó còn thiếu 63 kg (100 kg-37 kg). Mặt khác khối lượng protein đã có là 4,53 kg, so với nhu cầu cần có là 14,0 kg (trong 100 kg thức ăn hỗn hợp); như vậy còn thiếu là 9,47 kg (14 - 4,53). Đến đây ta cần xác định  lượng khô dầu đỗ tương và ngô vàng để đáp ứng đủ khối lượng protein còn thiếu hụt trong 100 kg hỗn hợp.

Ta có thể xác định khối lượng của từng loại thức ăn này bằng 2 phương pháp: dùng phương trình đại số hoặc phương pháp đường chéo Pearson.

ã       Phương pháp đại số

       Gọi khối lượng của ngô vàng là X và khối lượng của khô đỗ tương là Y, ta có phương trình:

                   X + Y = 63 (kg)                                                                       (1)

       Tra bảng giá trị dinh dưỡng ta biết được hàm lượng protein của ngô vàng là 8,9% và khô đỗ tương là 42,5%. Ta lại có phương trình biểu diễn hàm lượng protein còn thiếu trong khẩu phần là:

           0,089 X + 0,425 Y = 9,47                                                        (2)

       Từ phương trình (1) ta có:

                   X = 63-Y

       Thay vào phương trình (2) ta tính được:

                   Y = 11,5 kg (khô đỗ tương) và suy ra X = 51,5 kg (ngô).

Phương pháp đường chéo hình vuông Pearson

   Theo số liệu thu được ở bước 4, khối lượng khô đỗ tương và ngô vàng trong 100kg thức ăn hỗn hợp là 63kg và khối lượng protein còn thiếu là 9,47kg. Như vậy hàm lượng protein trong hỗn hợp của khô đỗ tương và ngô vàng là cần phải có là:

        (9,47:63) x 100 = 15,0%.

        Lập sơ đồ đường chéo hình vuông Pearson



The sơ đồ trên, hàm lượng protein mong muốn (hỗn hợp khô đỗ tương và ngô) nằm ở giữa hình vuông. Hàm lượng protein của khô đỗ tương (%) và của ngô vàng (%) nằm ở 2 góc bên trái hình vuông. Hiệu số (giá trị dương) giữa phần trăm protein của nguyên liệu và phần trăm protein mong muốn chính là tỷ lệ của các nguyên liệu cần phải trộn. Như vậy khối lượng của khô đỗ tương sẽ là:

                               (6,1 phần : 33,6 phần) x 63(kg) = 11,5kg.

       Suy ra khối lượng ngô vàng là:

            63 - 11,5 = 51,5kg.

   Kết quả tính toán này cũng giống như kết quả tính toán bằng phương trình đại số. Như vậy ta đã xác định được khối lượng sơ bộ của từng loại nguyên liệu trong khẩu phần.



Bước 5

Tính toán giá trị dinh dưỡng của khẩu phần dự kiến (xem bảng 4).

Bảng 4. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần dự kiến

 

Khối

Năng lượng và hàm lượng các chất dinh dưỡng

 

Tên thức ăn

lượng  TA  (kg)

Năng lượng TĐ

(Kcal)


Protein thô

(g)


Ca

(g)


P

(g)


Met.

(g)


Lizin

(g)


  Cám lụa

10

25.300

1.300

17

165

22

57

  Bột sắn

20

61.000

580

10

32

12

46

  Ngô vàng

51,5

168920

4.584

47

72

87,5

139

  Bột cá

5

16.100

2.650

268

140

68

185

  Khô đỗ tương

11,5

38.410

4.888

30

77

65,6

330

  Premix khoáng

1,5

-

-

450

-

-

-

  Premix vitamin

0,5

-

-

-

-

-

-

  Cộng

100kg

309730

14002

822

486

255

757

 

1kg

3097

140

8,2

4,9

2,5

7,6

 

 

 

 

 

 

 

 




     Trong 1kg thức ăn hỗn hợp có 3097 Kcal năng lượng và 140g protein.

Bước 6

Điều chỉnh năng lượng trong khẩu phần.

Đối chiếu với tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho lợn ngoại vỗ béo ta thấy hàm lượng năng lượng còn hơi cao (cao hơn 97 Kcal trong 1kg hỗn hợp. Do đó ta phải điều chỉnh khẩu phần để đạt được hàm lượng năng lượng thích hợp, bằng cách sử dụng cám lụa có hàm lượng năng lượng thấp hơn thay cho ngô có hàm lượng năng lượng cao. 1kg cám có hàm lượng năng lượng thấp hơn ngô là: 3280 Kcal-2530 Kcal = 750 Kcal.

Trong 100 kg hỗn hợp ta đã tính ở bảng trên đã chứa 309730 Kcal năng lượng trao đổi, nhưng tiêu chuẩn thức ăn cho lợn vỗ béo chỉ cần 300.000 Kcal năng lượng trao đổi. Như vậy 100 kg hỗn hợp thức ăn dự kiến của chúng ta chứa nhiều hơn 9730 Kcal. Nếu ta thay ngô bằng cám lụa ta cần một lượng cám lụa là 9730 Kcal:750 Kcal = 13kg cám lụa. Do đó số lượng cám lụa trong 100 kg hỗn hợp sẽ là 23 kg và ngô vàng chỉ còn 38,5 kg. Khi tăng 13 kg cám lụa trong khẩu phần sẽ làm tăng 1690 g protein (13 kg x 130 g), và khi giảm 13 kg ngô sẽ làm giảm 1157 g protein (13 kg x 89 g). Như vậy trong 100kg thức ăn hỗn hợp sẽ tăng thêm 533g protein (1690-1157). Do đó ta lại phải cân đối lại hàm lượng protein bằng cách giảm bớt lượng khô đỗ tương và thay thế bằng ngô vàng. Cứ thay thế 1kg khô đỗ tương bằng ngô vàng thì hàm lượng protein trong 100 kg thức ăn sẽ giảm đi là 425g-89g = 336g. Do đó muốn giảm 533g protein trong 100 kg hỗn hợp ta cần giảm bớt lượng  khô đỗ tương là:

                   53 3g  :  366g = 1,5 kg đỗ tương.

Như vậy trong 100 kg hỗn hợp lượng đỗ tương là 11,5 kg-1,5 kg = 10 kg, và lượng ngô sẽ là 38,5 + 1,5kg = 40kg. Do đó thành phần thức ăn hỗn hợp mà chúng ta cần xác định sẽ là:

- Cám lụa:                   23 kg                          - Bột sắn:                    20 kg

- Ngô vàng:                 40 kg                          - Bột cá:                         5 kg

- Khô đỗ tương:           10 kg                          - Premix khoáng:        1,5 kg

                                                                        - Premix vitamin:        0,5 kg

  Trong 1 kg hỗn hợp thức ăn này chứa gần 3000 Kcal, 140g protein thô; 852g canxi, 675g photpho, 256g methionin và 757g lyzin.


Каталог: uploads -> files -> Sach%20TACN
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
Sach%20TACN -> Nhu cầu axit amin trong khẩu phần cho lợn thịt

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương