BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng trưƠng hồng sơn hiệu quả can thiệp cộng đỒng bằng bổ sung sớM



tải về 1.24 Mb.
trang6/15
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.24 Mb.
#27556
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu

Trên khía cạnh dịch tễ, thiếu máu cũng có thể là từ một nguyên nhân đơn độc nhưng thường là kết quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do có nhiều yếu tố dinh dưỡng và những yếu tố tạo máu, tham gia vào hình thành và trưởng thành hồng cầu, tổng hợp hemoglobin, như sắt, acid folic, vitamin B2, B6, B12… [48], 93.

Các nguyên nhân thông thường gây thiếu máu là do thiếu sắt, thiếu các chất dinh dưỡng để tạo máu như: thiếu acid folic, thiếu vitamin B12, vitamin A, bệnh suy tủy xương, bệnh máu di truyền (thiếu máu hình liềm…), sốt rét… những yếu tố liên quan đến sinh sản (sinh nhiều lần, mất máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ), hoặc do nhiễm giun sán gây chảy máu mạn tính (ví dụ nhiễm giun móc và sán máng) làm thiếu sắt; tiềm ẩn u ác tính… ngoài ra có thể gặp do sốt rét, nhiễm HIV và bệnh lý hemoglobin bẩm sinh… [94].

1.1.3.1. Nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt :

Trên toàn cầu, nguyên nhân chính hay gặp nhất của thiếu máu là do thiếu sắt vì thế thuật từ “thiếu máu do thiếu sắt” hay “thiếu máu” thường được sử dụng như từ đồng nghĩa, và tỷ lệ thiếu máu thường được sử dụng như là một chỉ số của thiếu máu do thiếu sắt. Người ta đã tổng quan rằng 50% các trường hợp thiếu máu thường là do thiếu sắt nhưng tỷ lệ có thể rất khác nhau giữa các cộng đồng và những vùng khác nhau tùy theo tình trạng riêng của từng địa phương [106], 119. Các nhân tố nguy cơ chính của thiếu máu do thiếu sắt bao gồm lượng sắt trong khẩu phần thấp, hấp thụ sắt kém từ chế độ ăn nhiều các hợp chất phytate hoặc phenolic, và khi vào các giai đoạn của cuộc đời khi nhu cầu sắt tăng cao (ví dụ giai đoạn phát triển và giai đoạn mang thai) 115.

1.1.3.2. Các nguyên nhân thiếu máu do mất máu:

Trong số những nguyên nhân khác của thiếu máu, mất máu nặng trong các rối loạn kinh nguyệt, hoặc nhiễm ký sinh trùng như nhiễm giun móc, giun tóc, sán có thể gây hậu quả nồng độ Hb máu thấp [111].

1.1.3.3 Các nguyên nhân thiếu máu do nhiễm trùng:

Nhiễm trùng cấp và mạn tính bao gồm sốt rét, nhiễm lao, ung thư và HIV cũng có thể gây thấp nồng độ Hb máu. [121].

1.1.3.4. Các nguyên nhân thiếu máu do thiếu các vi chất dinh dưỡng:

Trong khi thiếu sắt đang được coi là nguyên nhân chính gây thiếu máu dinh dưỡng, thì nhiều nghiên cứu đã chứng minh được ảnh hưởng của thiếu đa vi chất dinh dưỡng đặc biệt là một số vi chất dinh dưỡng quan trọng đóng vai trò chính trong hấp thu, chuyển hóa, tương tác với sắt như folic acid, kẽm, B12, vitamin A, C, E, riboflavin…trong mối liên quan với diễn biến bệnh thiếu máu và đã được chúng minh cũng là nguyên nhân góp phần trầm trọng thêm gánh nặng thiếu máu trên toàn cầu. [48].


  • Rất nhiều nghiên cứu cho rằng Vitamin A có thể cải thiện các chỉ tiêu về huyết học và tăng cường được hiệu lực của can thiệp bổ sung sắt.

  • Folate và vitamin B12 có thể điều trị và phòng bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

  • Riboflavin tăng cường hiệu quả đáp ứng huyết học đối với sắt và việc thiếu Riboflavin có thể góp phần đáng kể vào tỷ lệ thiếu máu ở rất nhiều quần dân cư.

  • Vitamin C tăng cường khả năng hấp thu sắt khẩu phần, mặc dù các số liệu dựa trên quần thể dân cư cho thấy hiệu lực của nó trong việc giảm thiếu máu hoặc thiếu sắt vẫn còn bị thiếu hụt.

  • Vitamin B6 có hiệu quả trong điều trị bệnh thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ.

1.1.3.5. Các nguyên nhân thiếu máu trong thai kỳ:

Thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng, và cần điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ thiếu máu và vào nguyên nhân. Thiếu máu có thể là hậu quả của một loạt các yếu tố bao gồm các bệnh hoặc do thiếu dự trữ của sắt, acid folic hoặc vitamin B12.

Trong thời gian mang thai, có hiện tượng tăng cả khối lượng hồng cầu và thể tích huyết tương để đạt được nhu cầu của việc phát triển tử cung và thai nhi. Tuy vậy, thể tích huyết tương tăng lên nhiều hơn tăng khối hồng cầu dẫn tới việc giảm nồng độ haemoglobin trong máu, mặc dù đã có sự tăng tổng số lượng hồng cầu [76]. Việc tụt giảm nồng độ haemoglobin đã làm giảm độ dính nhớt của máu và người ta cho rằng điều này đã giúp cho sự phát triển lan tỏa của nhau thai tốt hơn giúp cho sự trao đổi khí và chất dinh dưỡng giữa mẹ-thai được tốt hơn [28], 76 . Đến nay người ta vẫn đang tranh cãi về ý nghĩa sức khỏe đối với bà mẹ mang thai và thai nhi trong hiện tượng pha loãng haemo sinh lý ở phụ nữ có thai và việc cần đạt ngưỡng nồng độ haemoglobin là bao nhiêu ở phụ nữ và trẻ nhỏ là có lợi nhất cho sức khỏe của họ khi điều trị bổ sung sắt.

Triệu chứng giảm huyết cầu tố thường là hiện tượng sinh hóa học dinh dưỡng phổ biến xảy ra hàng ngày trước khi sinh, chủ yếu do nguyên nhân thiếu các chất tạo máu có liên quan đến sắt 90%, và khoảng 10% do liên quan đến acid folic. Với nhóm ăn chay thuần túy do thiếu vitamin B12, có thể xuất hiện thêm triệu chứng thiếu máu hồng cầu khổng lồ 32.

Trong giai đoạn có thai những tháng cuối lưu lượng tim tăng hơn bình thường 30-40% do tăng chuyển hóa. Lưu lượng máu cũng tăng khoảng 30% do tăng nồng độ aldosteron, estrogen và do tủy xương tăng sản xuất hồng cầu. Trong thời kỳ có thai nhu cầu dinh dưỡng tăng vì cần phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai đặc biệt trong 3 tháng cuối vì thai lớn nhanh trong thời kỳ này. Thông thường trong những tháng này cho dù tăng dinh dưỡng người mẹ cũng không thể thu thập đủ chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa. Vì vậy khả năng xuất hiện thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ phụ thuộc nhiều vào kho dự trữ của mẹ trước khi có thai và kho dự trữ ở rau thai trong những tháng đầu của thời kỳ có thai. Trong đó chất dinh dưỡng cần thiết và hay thiếu hụt hàng đầu ở phụ nữ có thai phải kể đến là thiếu sắt. [111].

Tiếp đến là nguy cơ thiếu các loại Vitamin. Vitamin tan trong nước dự trữ ít trong cơ thể, tuy vậy người phụ nữ có thai ít có khả năng chế độ ăn đáp ứng được tất cả vitamin tan trong nước. Người ta thấy phần lớn hàm lượng vitamin tan trong nước ở phụ nữ có thai thường thấp hơn so với trước khi có thai vì khối lượng máu tăng lên. Và cho đến này vai trò một số vitamin tan trong nước quan trọng có liên quan chặt chẽ đến vấn đề phòng và điều trị thiếu máu đã được chứng minh rõ như vitamin C, Riboflavin, vitamin B12...Vì vậy nhóm vitamin tan trong nước đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn phòng chống thiếu máu ở phụ nữ có thai 36, 48.

Các nghiên cứu đã chứng minh phụ nữ mang thai thường thiếu nhiều loại vi chất dinh dưỡng do các vi chất này thường cùng có mặt trong một số loại thực phẩm, và cùng chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan tới hậu quả thiếu hụt một số các vi chất dinh dưỡng. Ví dụ như Việt Nam cũng như nhiều nước Châu Á, thành phần chính của bữa ăn là gạo, thức ăn nguồn gốc động vật còn thấp, do vậy tỷ lệ phytate trong khẩu phần cao, dẫn tới việc thiếu nhiều loại vi chất dinh dưỡng [19], 61. Do vậy bổ sung chỉ một loại vi chất có thể sẽ không đủ cho sự phát triển của cơ thể phụ nữ mang thai và đặc biệt là cho thai nhi.

Như vậy thiếu máu dinh dưỡng phổ biến với các phụ nữ mang thai thường do một số nguyên nhân:



    • Trong khẩu phần thiếu các chất tạo huyết

    • Mất nhiều máu hoặc không đủ dự trữ các chất dinh dưỡng duy trì lượng sản xuất huyết cầu tố và sự trưởng thành của tế bào hồng cầu trong máu.

Thiếu đơn độc một vi chất là vô cùng hãn hữu, thiếu nhiều loại vi chất dinh dương rất thường gặp ở trẻ em, phụ nữ có thai ở các nước đang phát triển.

Nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu ở Việt nam cũng không nằm ngoài nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu ở các nước đang phát triển trên thế giới là do thiếu sắt, khẩu phần ăn không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, ngoài ra thiếu máu còn có thể kết hợp với thiếu acid folic, vitamin B12 và các vi chất dinh dưỡng khác. [48], 113 .

1.1.3.6 Các nguyên nhân tại vùng miền núi khó khăn:

Ở các vùng miền núi khó khăn, các nguyên nhân đã nêu ở trên đều tồn tại. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu sắt ở phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ ở mức cao hơn nhiều so các vùng đồng bằng.

Bên cạnh đó, vấn đề nghèo đói là nguyên nhân cơ bản và ảnh hưởng trực tiếp đến khẩu phần ăn. Kết quả của điều tra toàn quốc năm 2009-2010 về lương thực thực phẩm cho thấy trung bình lượng thịt các loại trong khẩu phần hàng ngày của vùng tây bắc là 73g, tây nguyên 73,4g thấp hơn so với trung bình toàn quốc 83,2g. Lượng cá các loại trong khẩu phần ăn hàng ngày ở vùng tây bắc là 28,6g, tây nguyên 42,3g cũng thấp hơn nhiều so với trung bình của toàn quốc là 59,8g. hàm lượng của nhiều vi chất trong khẩu phần cũng thấp hơn so với trung bình toàn quốc và thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị. Số lượng và chất lượng kém của khẩu phần dẫn đến thiếu sắt, thiếu các vi chất trong khẩu phần ăn hàng ngày của phụ nữ vùng miền núi và tây nguyên.

Vấn đề nhiễm trùng, nhiễm giun cũng tồn tại và ít được quan tâm ở vùng miền núi và tây nguyên, nơi mà các dịch vụ chăm sóc y tế còn nhiều khó khăn, hạn chế khi so sánh với các tỉnh vùng đồng bằng.

Kiến thức của người dân về dinh dưỡng nói chung cho phụ nữ mang thai và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tác hại và đặc biệt là cách phòng chống thiếu máu cũng còn nhiều thiếu hụt. Chỉ dưới 10% phụ nữ mang thai vùng miền núi và tây nguyên được biết về viên sắt. Hoạt động giáo dục truyền thông gặp nhiều khó khăn do các rào cản về ngôn ngữ, tập quán, điều kiện địa hình đi lại khó khăn… là một trong những nguyên nhân của thiếu hiểu biết của cộng đồng và hiệu quả can thiệp không cao ở vùng miền núi và tây nguyên.

1.1.4 Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng:

Thiếu máu nặng thường có những triệu chứng da xanh niêm mạc nhợt, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, ngủ gà. Phụ nữ có thai và trẻ em là đối tượng nguy cơ cao của thiếu máu. Thiếu máu là một chỉ tiêu của cả sự thiếu dinh dưỡng và sức khỏe kém. Những hậu quả nặng nề nhất cho sức khỏe đều có thể là ảnh hưởng của thiếu máu ví dụ làm gia tăng nguy cơ tử vong bà mẹ và trẻ em do thiếu máu nặng, điều này đã được chứng minh rõ [3].



Ảnh hưởng tới thai sản:

Thiếu máu gắn liền với các triệu chứng toàn thân, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt nhưng ngưỡng haemoglobin liên quan tới những triệu chứng này ở phụ nữ có thai như thế nào đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Có những nghiên cứu cho rằng sắt dự trữ ở cơ thể những phụ nữ này sẽ giảm đi trong thời kỳ có thai (như là kết quả của việc tăng thể tích khối hồng cầu (cellmass) và do nhu cầu của thai nhi vượt quá khả năng cung cấp sắt đầu vào), và điều đó có thể dẫn tới thay đổi nồng độ haemoglobin máu bình thường. Một số ý kiến cho rằng đây là một cơ chế thiết kế tốt nhằm tiếp tục vận chuyển oxygen tới tổ chức trong điều kiện sắt dự trữ thấp 63. Tuy vậy vẫn có những tranh luận khác rằng việc giảm dự trữ sắt là một vấn đề có hại cho sức khỏe của thai phụ và con của họ [76], 81.

Các nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ rằng thiếu máu trước khi có thai có liên quan đến khả năng tăng nguy cơ đẻ con thấp cân và chậm phát triển thai nhi [55], 88. Một nghiên cứu hồi quy đã được tiến hành ở Pakistan phát hiện thấy rằng nguy cơ của cân nặng sơ sinh thấp và đẻ non ở những phụ nữ bị thiếu máu (nồng độ haemoglobin dưới 11 g/dl) là 1,9 lần và 4 lần cao hơn so với những phụ nữ không bị thiếu máu. Thêm vào đó, trẻ sơ sinh của những bà mẹ thiếu máu có nguy cơ thai lưu cao hơn 3,7 lần và nguy cơ bị điểm Apgar thấp hơn 1,8 lần khi so sánh với những bà mẹ không bị thiếu máu.

Một số nghiên cứu đưa ra những kết luận có sự liên quan giữa thiếu máu ở người mẹ trong thời kỳ thai sản và những vấn đề về sức khỏe của trẻ sau này [97], 76.Ví dụ như các bằng chứng đã cho thấy rằng nồng độ haemoglobin dưới mức 7 g/dl của phụ nữ mang thai có mối liên quan với việc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lý tim của trẻ em [97].

Phụ nữ bị thiếu máu trong khi mang thai dễ bị chảy máu ở thời kỳ hậu sản, tăng nguy cơ đẻ con có cân nặng sơ sinh thấp, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của cả mẹ và con. Những bà mẹ bị thiếu máu có nguy cơ sinh ra những đứa con có tình trạng dự trữ sắt thấp. Vì vậy người ta đã coi thiếu máu thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén là một đe dọa sản khoa [115].

Một số nghiên cứu cho rằng thiếu máu (với nồng độ haemoglobin giữa 7g/dl và 10g/dl) là một nhân tố nguy cơ cho tử vong thai nhi, đẻ non, cân nặng sơ sinh thấp và những hậu quả thai sản khác [38].



1.2 VAI TRÒ CỦA CÁC VI CHẤT DINH DƯỠNG QUAN TRỌNG TRONG PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ

Vai trò của các vi chất dinh dưỡng quan trọng trong phòng chống thiếu máu ở phụ nữ tuối sinh đẻ

1.2.1 Vai trò của sắt trong phòng chống thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ

Cơ thể con người chứa khoảng 2,5-4g sắt, phụ thuộc vào giới, tuổi, kích thước cơ thể, tình trạng dinh dưỡng, mức dự trữ sắt. Ở thế kỷ 17 Sydenham là người đầu tiên đưa ra bệnh xanh lướt (bệnh ở thiếu nữ được đặc trưng bởi màu da nhợt nhạt) nguyên nhân là do thiếu máu thiếu sắt, thời đó đã phát hiện ra muối sắt có thể điều trị hiệu quả được bệnh này. Vào năm 1713, Remmery và Jeffrey đã chứng minh được sự hiện diện của sắt trong chất khoáng của máu, và năm 1852 Funke cho thấy chất khoáng này được chứa bởi hồng cầu. Vì vậy, Funk đã nghiên cứu về máu, số lượng hồng cầu liên quan và chức năng mang oxy của tế bào máu phụ thuộc vào lượng Hemoglobin chứa trong nó [35]. Sắt là thành phần quan trọng của Hb, myoglobin, cytocrom oxytdase, peroxydase, catalase…

65% Sắt trong cơ thể là ở trong Hb, 4% trong myoglobin, 0,1% gắn với transferrin trong huyết tương, 15 đến 30% dự trữ trong hệ thống liên võng nội mô và các tế bào nhu mô của gan dưới dạng ferritin.

Sắt có mặt trong 4 loại protein sau đây (IOM 2000):



  • Protein có sắt (hemoglobin, myoglobin và cytochrom). Trong hemoglobin và myoglobin, sắt có vai trò quan trọng cho oxy kết nối. Oxy liên kết với vòng porphyrin, là một phần của nhóm prosthetic của phân từ hemoglobin, hoặc một phần của myogobin trợ giúp khuyêcjs tán oxy vào mô, ở hệ thống cytochrom, sắt heme là nơi hoạt động khử sắt +3 thàng sắt +2.

  • Enzym sắt- lưu huỳnh (flavoprotids, heme-flavoprotids) tham gia cơ bản vào quá trình chuyển hóa năng lượng.

  • Sắt dự trữ và các protein vận chuyển sắt (tranferrin, lactoferrin và hemosiderin). Sắt dự trữ liên kết với các ferritin sử dụng khi sắt từ khẩu phần không cung cấp đầy đủ.

  • Các enzyme khác có chứa sắt hoặc các enzyme hoạt tính (ví dụ enzyme có sắt không hem).

Bảng 1.4: Sự tham gia và chức năng của sắt trong các tế bào, mô cơ thể

Protein có sắt

Tế bào/mô

Lượng sắt (mg)

Tỷ lệ (% toàn bộ sắt cơ thể)

Chức năng protein có sắt

Hemoglobin

Hồng cầu

2500

66%

Vận chuyển oxy trong máu

Myoglobin



500

13%

Vận chuyển oxy trong cơ

Enzym có hem (như cytochrom..)

Mọi tế bào

50

1,2%

Vận chuyển oxy trong tế bào

Enzym và các protein không hem

Mọi tế bào

200

5%

Vận chuyển oxy dự trữ cho tế bào

Ferritin, hemosiderin

Gan, lách, tủy

500

13%

Dự trữ sắt cho toàn cơ thể

Transferrin

Huyết tương, dịch ngoại bào

14

<1%

Vận chuyển sắt

Cộng




3800

99%




Như vậy vai trò của sắt trong cơ thể rất quan trọng, cùng với protein tạo thành huyết sắc tố, là yếu tố vận chuyển O2 và CO2, phòng bệnh thiếu máu và tham gia vào thành phần các men oxy hóa khử. Sắt rất cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ.

Hồng cầu là tế bào máu có chức năng trọng yếu: vận chuyển hemoglobin (Hb) rồi Hb sẽ vận chuyển oxy từ phổi tới các mô [37]. Quá trình biệt hóa từ tế bào non trong tủy xương đến hồng cầu trưởng thành cần có sắt. Cần khoảng thời gian từ 24-36 giờ cho tế bào từ hệ liên võng đến hồng cầu trưởng thành. Do hồng cầu không có nhân nên chúng không thể sản xuất những enzyme và chất cần thiết cho kéo dài thời gian sống vì vậy chúng chỉ có thể sống được khoảng 120 ngày (4 tháng). Khi hồng cầu chết, chúng được chuyển đến gan, tủy xương, lách (gọi là hệ liên võng nội mạc (reticuloendothelial system). Tại lách, sắt và protein của hồng cầu chết được tái sử dụng. Sắt được giữ ở ferritin và hemosiderin ở gan và lách được chuyển đến tủy xương để tạo hồng cầu mới. Phần còn lại của Hb được sử dụng tạo bilirubin, chuyển đến gan và bài tiết qua mật [37], 31.



1.2.2 Vai trò của kẽm trong phòng chống thiếu máu

Tầm quan trọng của kẽm đối với cơ thể động vật lần đầu tiên đã được Tođ WR và cộng sự đề cập tới vào năm 1934 với chức năng phát triển và sinh sản. Sau đó nhiều chức năng quan trọng của kẽm được phát hiện thêm [50]. Kẽm được biết đến như một vi chất dinh dưỡng cần thiết trong khoảng 30 năm gần đây. Kẽm tồn tại trong các loại thức ăn dưới dạng Zn2+ và được phân bố rộng rãi trong cơ thể sau khi được hấp thu.

Kẽm có vai trò trong sự trưởng thành của hồng cầu. [120]. Các mô tả ban đầu của những trường hợp thiếu kẽm bao gồm cả thiếu máu như một dấu hiệu rõ ràng, có thể đó là kết quả của sự phối hợp với thiếu sắt hoặc một ảnh hưởng đặc hiệu của kẽm lên sự trưởng thành thành của tế bào hồng cầu [35]. Các nghiên cứu trên chuột về thiếu kẽm cho thấy sự giảm tiền nguyên hồng cầu ở tủy xương và giảm tạo hồng cầu huyết tương [55] .

Cơ chế trong đó kẽm tham gia vào quá trình tạo hồng cầu đến nay vẫn chưa được hiểu rõ (Hình 4). Không rõ là quá trình tạo hồng cầu bị hủy hoại hay có hiện tượng bắt giữ chất chuyển C phân biệt với sự tăng tỷ lệ của các tế bào bị chết, điều đó đòi hỏi những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Nói một cách khác, thiếu vi chất dinh dưỡng này có thể gây làm ngắn đời sống hồng cầu vì kẽm là một cofactor của hồng cầu-SOD góp phần bảo vệ khỏi các nguy cơ gây hại của quá trình oxy hóa và tới sự toàn vẹn của tế bào [63][81].



Nồng độ kẽm huyết thanh thấp trong quá trình có thai được coi là một dấu hiệu báo trước quan trọng của cân nặng sơ sinh thấp, và chế độ ăn của mẹ thiếu kẽm có mối liên quan với tăng gấp đôi nguy cơ cân nặng sơ sinh thấp và tăng nguy cơ đẻ non [88].



1.2.3. Vai trò của Đồng (Cu) trong phòng chống thiếu máu

Tương tác của Đồng trong khẩu phần ăn với các vi chất dinh dưỡng có vai trò trong phòng chống thiếu máu

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, Đồng thường phối hợp và có tác động sinh học tới một số nguyên tố và thành phần dinh dưỡng như: Fe, Zn, Vitamin C và glucid.

Hàm lượng cao hay thấp của đồng trong khẩu phần đều có tác động gây ảnh hưởng tới chuyển hóa của các chất dinh dưỡng trên [116]. Nhu cầu hàng ngày của đồng trong khẩu phần ăn của người lớn theo khuyến cáo của Mỹ từ 1,5-3mg/ngày và khuyến cáo mới nhất của WHO (1996) là 0,6mg/ngày (9mmol) cho nữ và 0,7mg/ngày (11mmol) với nam. WHO khuyến cáo an toàn sử dụng lượng đồng thấp hơn 10mg/ngày với nữ và 12mg/ngày với nam [49].



Hình 1.2: Các cơ chế của thiếu đồng có thể gây thiếu máu

Trên thực tế hàm lượng Đồng huyết thanh đã được phát hiện thấy ở mức độ thấp trong các trường hợp thiếu máu do thiếu Sắt đã gợi ý rằng tình trạng Sắt có sự ảnh hưởng tới chuyển hóa Đồng. Thiếu Đồng cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới chuyển hóa sắt, gây nên tình trạng thiếu máu mà không liên quan tới việc bổ sung sắt. Những sự tác động giữa Sắt và Đồng dường như làm giảm khả năng sử dụng của chất này trong sự thiếu hụt chất kia [35].



Vai trò của các vitamin nhóm B trong phòng chống thiếu máu ở phụ nữ tuối sinh đẻ

1.2.4 Vai trò của Folate (vitamin B9) trong phòng chống thiếu máu

Folat là thuật ngữ khoa học dùng để chỉ một loại Vitamin thuộc nhóm B, còn được gọi là Vitamin B9. Acid folic được biết rõ và tổng hợp từ năm 1945 -1946 với nhiều tên gọi: yếu tố Wills – tác giả đã phát hiện ở phụ nữ có thai hindu - Ấn độ bệnh thiếu máu hồng cầu to. Folic acid là thuật ngữ chung của pteroylmonoglutamic acid – PGA. Chức năng chính của Folate là hoạt động như một coenzyme trong một carbon transfer, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tổng hợp purine và pyrimidine. Nếu purine và pyrimidine không sẵn có trong cơ thể thì sự tổng hợp RNA, de novo protein và quá trình làm mới lại tế bào sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra thiếu Folic acid còn được biết đến là nguyên nhân chủ yếu của bệnh hyperhomocysteinemia. Rất nhiều các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mối quan hệ độc lập giữa tăng nhẹ hyperhomocysteinemia và bệnh tim mạch [82], 58.

Folat có tác dụng hình thành nhân hem của hemoglobin. Ngay sau khi được phát hiện, folat được dùng để điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu to, hồng cầu không bị mất nhân như hồng cầu bình thường. Folat còn là chất cần thiết cho phát triển và phân chia các tế bào 102.

Folate là thành tố trung tâm của quá trình tạo hồng cầu, cùng với sắt và vitamin B12, và mặc dù folate có trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt trong lá cây màu xanh sẫm, thiếu folate khẩu phần vẫn là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (megaloblastic anaemia) trên thế giới [82]. Khi thiếu folate, các giai đoạn tổng hợp của sự phân chia tế bào bị kéo dài, và sự trưởng thành của tế bào phôi bị đình trệ, dẫn tới, nếu trong tủy xương sẽ gây nên việc tạo thành các tế bào nguyên hồng cầu bất thường (nguyên hồng cầu khổng lồ - megaloblast) có kích thước và đường kính nhân lớn hơn tế bào bình thường [98]. Các tế bào khổng lồ sẽ gây rối loạn hệ thống sản sinh tế bào trầm trọng, cả những tế bào trưởng thành sẽ bị thực bào và bị phân huỷ bởi những đại thực bào tủy xương, Và kết quả là qúa trình tạo hồng cầu sẽ mất tính hiệu quả, tỷ lệ phân phát các tế bào hồng cầu mới vào vòng tuần hoàn sẽ sụt giảm, và bệnh thiếu máu tế bào khổng lồ sẽ tiếp tục phát triển (hình 1). Về huyết học sẽ dẫn đến tăng thể tích tế bào trung bình (MCV) và nồng độ Hb thấp [98], 122.

Hiện nay các nghiên cứu đã tìm ra được rất nhiều bằng chứng khoa học về vai trò của acid folic trong quá trình sinh sản. Hiệu quả của folate trên quá trình mang thai đã được phát hiện từ nghiên cứu của Wills đã thành công trong điều trị thiếu máu hồng cầu khổng lồ ở phụ nữ mang thai bằng men bia từ năm 1931. Các nghiên cứu cũng đã đánh giá về tỷ lệ thiếu folate, bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ và cả các vấn đề trong điều trị. [93]. Các nghiên cứu được tiến hành từ những năm 1950 và 1960 đã rút ra kết luận bổ sung folic acid đã làm giảm tỷ lệ thiếu folate ở phụ nữ có thai, và việc bổ sung folic acid ở chu kỳ 3 tháng giữa và cuối của thời gian mang thai trở thành một biện pháp can thiệp cộng đồng phổ biến. Năm 1970, tổ chức Dinh dưỡng và thực phẩm của Mỹ đã khuyến nghị việc bổ sung folic acid với liều từ 200-400mg/ ngày cho phụ nữ mang thai và hoạt động này đã được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển [49].

Một thành tựu nữa đã đạt được cùng với việc sử dụng folic acid vào những năm 1990. Trong những năm này các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ về mối liên quan giữa tình trạng folate của người mẹ và khả năng dị tật ở thai nhi, đặc biệt là những dị tật ở ống thần kinh [35] [30]. Đến đầu những năm 1990, việc bổ sung folic acid trước và trong khi có thai đã được chứng minh là giảm tỷ lệ xuất hiện dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. [30].

Thiếu acid folic (folat) thường làm tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh không đủ cân và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của người mẹ. Do nhu cầu chuyển hóa folat tăng trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, cần bổ sung khoảng 200-300mcg/ngày cho phụ nữ mang thai. Khi cần tăng dự trữ trong các tế bào mô cơ thể, cần bổ sung 800mcg folat/ngày 49.


Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương