BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng trưƠng hồng sơn hiệu quả can thiệp cộng đỒng bằng bổ sung sớM


Vai trò của Vitamin B12 (Cobalamin) trong phòng chống thiếu máu



tải về 1.24 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.24 Mb.
#27556
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15

1.2.5 Vai trò của Vitamin B12 (Cobalamin) trong phòng chống thiếu máu

Thuật ngữ Vitamin B12 được sử dụng để chỉ nhóm vitamin chứa cobalt (cobalamins) [35].

Hậu quả của thiếu vitamin B12 trong mối liên quan với thiếu máu: Một nguyên nhân do dinh dưỡng đứng thứ 2 gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (megaloblastic anaemia) là thiếu vitamin B12 (cobalamin), nó có thể dẫn tới thiếu máu đại hồng cầu, như đã được quan sát thấy trong thiếu folate. [48], 105 .

Vitamin B12 và acid folic có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chín của hồng cầu, cả hai đều rất cần cho sự tổng hợp thymidin triphosphat, một trong những thành phần quan trọng của DNA. Thiếu vitamin B12 hoặc acid folic sẽ làm giảm DNA tế bào không phân chia và không chín được. Các nguyên hồng cầu trong tủy xương không những không tăng sinh nhanh chóng mà còn có kích thước lớn hơn bình thường gọi là các nguyên bào khổng lồ. Các hồng cầu trưởng thành có hình bầu dục không đều đặn và màng hồng cầu mỏng hơn bình thường nên có thời gian tồn tại chỉ bằng 1/3 đến ½ đời sống tế bào bình thường 52 .

Một nguyên nhân thường gặp của thiếu máu hồng cầu khổng lồ là do vitamin B12 không được hấp thu qua đường tiêu hóa. Bình thường tế bào viền của các tuyến dạ dày bài tiết ra một glycoprotein gọi là yếu tố nội. Yếu tố nội sẽ gắn với vitamin B12 để bảo vệ cho vitamin B12 khỏi bị tiêu hóa bởi các enxym của ống tiêu hóa. Phức hợp yếu tố nội – vitamin B12 gắn vào receptor đặc hiệu ở diềm bàn chải của tế bào biểu mô của niêm mạc hồi tràng rồi được tái hấp thu bằng quá trình ẩm bào. Những người bị teo niêm mạc dạ dày, không bài tiết yếu tố nội thì vitamin B12 không được hấp thu và bị thiếu máu ác tính [86].

1.2.6. Vai trò của Riboflavin (vitamin B2) trong mối liên quan với phòng chống thiếu máu

Vitamin B2 hay còn gọi là Riboflavin là hợp chất ít hòa tan trong nước hơn so với vitamin B1, nó bền vững với nhiệt độ, được phân lập từ gan, sữa, trứng và chất béo 35.

Hiếm khi xuất hiện thiếu Riboflavin độc lập mà thường phối hợp với các thiếu vitamin hòa tan trong nước, Riboflavin có vai trò quan trọng trong sản xuất hormon tuyến thượng thận, tạo hồng cầu trong tủy xương và tổng hợp glycogen [35],52.

Thiếu Riboflavin (vitamin B2) đã được chứng minh là có liên quan với sự phát triển của thiếu máu mạn tính [48]. Các nghiên cứu trên người và động vật đã mô tả một cơ chế phụ thuộc riboflavin trong việc tổng hợp sắt trong đó một coenzym flavin mononucleotide (FMN)) ho¹t ®éng trong ph¶n øng oxy hãa khö, do kh¶ n¨ng cã thÓ kÕt hîp hoÆc vËn chuyÓn mét nguyªn tö hydro xóc t¸c vào việc lµm t¸ch rời sắt ra từ ferritin dự trữ và biến nã thµnh d¹ng ho¹t hãa để sẵn sàng sử dụng trong tổng hợp nhân heam [55].

Các nghiên cứu trên động vật gợi ý rằng riboflavin ảnh hưởng tới hấp thu sắt do duy trì khả năng hấp thu của hệ vi nhung mao dạ dày ruột, nhưng các nghiên cứu trên người vẫn chưa quan sát thấy được các thay đổi có thể đo đếm được trong hấp thu sắt sau khi bổ sung riboflavin [48], 95.

1.2.7 Vai trò của Vitamin B6 trong phòng chống thiếu máu

Vitamin B6 cã 3 d¹ng liªn quan: pyridoxin, pyridoxal vµ pyridoxamin. Trong c¸c m« c¬ thÓ, vitamin B6 tån t¹i chñ yÕu ë d­íi d¹ng phosphoryl ho¸ lµ pyrydoxal phosphat vµ pyrydoxamin phosphat [35].

Cùng với riboflavin, vitamin B6 tham gia vào vị trí hoạt động của một loạt các enzymes. Một số các nghiên cứu đã kết luận rằng thiếu máu nhược sắc tế bào nhỏ thường gắn liền với thiếu vitamin B6 nặng. Vai trò của nó hoạt động như một cofactor của enzyme hạn chế tổng hợp ở cơ chế sinh tổng hợp heme, được gọi là một aminolevulinic acid synthase.

Thiếu vitamin B6 gây ra những rối loạn về chuyển hóa protein: chậm phát triển, co giật, thiếu máu, giảm tạo kháng thể, tổn thương da. Ở người trưởng thành, thiếu Vitamin B6 gây thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ [87].



1.2.8 Vai trò của Vitamin A trong phòng chống thiếu máu

Vitamin A tồn tại trong cơ thể dưới 3 dạng chính: Retinol, Retinal và acid Retinoic. Retinol và Retinal cần thiết cho quá trình nhìn, sinh sản, phát triển, phân bào, sao chép gien và chức năng miễn dịch. Acid Retinoic cần thiết cho quán trình phát triển, phân bào và chức năng miễn dịch, không có vai trò trong quá trình nhìn.

Retinoic acid là sản phẩm chuyển hóa của vitamin A sẽ tham gia vào hệ thống tổng hợp các protein của cơ thể, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của tế bào và hệ thống tế bào máu [35].

Hậu quả thiếu vitamin A liên quan tới thiếu máu: Trong khi thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu dinh dưỡng, vitamin A cũng là một trong các vi chất có tác dụng làm tăng nồng độ Hb trong máu gồm các vitamin C, E, và B12, folic acid, mà những vi chất này khi thiếu sẽ ảnh hưởng xấu rõ rệt đến quá trình tạo hồng cầu và góp phần gây ra thiếu máu [97].

Khi thiếu vitamin A có thể làm tổn thương tới sự hấp thu, dự trữ, vận chuyển sắt tới tủy xương, giảm thể tích máu do giảm sản xuất tế bào hồng cầu 52, hoặc có thể gây ra hiện tượng cô lập sắt do tăng tình trạng nghiêm trọng của nhiễm trùng 85. Nghiên cứu kinh điển của Hodges và cs đã chứng minh được những ảnh hưởng rõ ràng của thiếu vitmain A lên chuyển hóa sắt 35.

Vai trò của Vitamin A trong chuyển hóa sắt vẫn chưa được sáng tỏ, Tuy nhiên lời giải thích hiện được chấp nhận là thiếu vitamin A đã hạn chế vận chuyển sắt đến tủy xương để tạo hồng cầu. Do đó bổ sung Vitamin A có thể thuận lợi cho việc huy động sắt dự trữ ở gan tham gia tổng hợp hồng cầu [85]. Thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa sắt, đặc biệt là ở những vùng mà tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng cao [65]. Thiếu Vitamin A cũng sẽ ảnh hưởng tới sự sẵn có của sắt dự trữ do đó ảnh hưởng tới tổ chức sinh tế bào máu [63][85].



1.2.9 Vai trò của α-Tocopherol (vitamin E) trong phòng chống thiếu máu:

Vitamin E ngày càng được chú ý đến với chức năng chống oxy hóa bên cạnh chức năng phát triển và sinh sản. Vitamin E bao gồm 8 chất trong tự nhiên, 4 thuộc nhóm tocopherols và 4 thuộc nhóm tocotrienols [35].

Trong trường hợp thiếu vitamin E, cơ thể bị suy giảm khả năng chống oxy hóa với các gốc tự do hòa tan trong lipid, kết quả là nhiều tế bào bị phá hủy. Hai dạng tế bào hay bị phá hủy nhất là tế bào máu (màng hồng cầu, gây hiện tượng tán huyết) và phổi.

Những dấu hiệu chính của thiếu vitamin E là những rối loạn về thần kinh, thiếu máu do tan máu, bệnh võng mạc (retinopathy), bất thường chức năng tiểu cầu và lympho.

Các nghiên cứu trên động vật có vú đã quan sát thấy sự phát triển của thiếu máu nặng và những bất thường về hình thái học của tủy xương ở những người ăn thiếu vitamin E trong một thời gian dài. [48], 97.

Bổ sung sắt ở những người thiếu sắt đã phát hiện thấy có tăng trình trạng oxy hóa (ví dụ nồng độ tăng malnodialdehyde (MDA) và gây ức chế cho các hoạt động enzyme oxy hóa [47]. Thực tế, nồng độ sắt tự do cao có thể kích thích tăng sản xuất gốc tự do thông qua các phản ứng Fenton và Haber-Weiss [98]. Do vậy, khi điều trị cho bệnh nhân thiếu sắt, việc kết hợp sắt và các vitamin A, C và E để tăng cường hiệu quả bằng cách bình thường hóa các vấn đề oxy hóa [52].

Các chức năng khác của vitamin E có liên quan đến phòng chống thiếu máu:

Vitamin E có vai trò trong miễn dịch, do tham gia vào điều hòa prostaglandin, kiểm soát quá trình đông máu của tiểu cầu.

Vitamin E tham gia vào bảo vệ vitamin A khỏi bị oxy hóa. Đặc tính chống oxy hóa của vitamin E được giải thích là do vai trò ức chế tạo thành lipofuscin, một chất sắc tố được tích tụ ở các mô trong quá trình lão hóa [33].

1.2.10 Vai trò của Vitamin C trong phòng chống thiếu máu

Vitamin C là một thuật ngữ chung được sử dụng cho tất cả các hợp chất có hoạt động sinh học của acid ascorbic. Vitamin C ổn định trong môi trường acid, dễ bị phá hủy bởi quá trình oxy hóa, ánh sáng, kiềm và nhiệt độ.

Vitamin C có vai trò như một chất chống oxu hóa có mối tương tác với sắt, đồng hoặc vitamin E. Không giống như đa số các vitamin tan trong nước, vitamin C không hoạt động như coenzyme mà đóng vai trò như một chất phản ứng, có chức năng như một chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hóa có hại. Vitamin C có thể như một chiếc bẫy nhiều gốc oxy hóa tự do, nó cũng có thể phục hồi dạng khử của vitamin E, chuyển sang dạng hoạt động chống oxy hóa. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa quan trọng trong huyết tương, trong các dịch ngoài tế bào khác và cả trong các tế bào [35].

Khi tham gia vào các phản ứng hydroxyl hóa, vitamin C thường hoạt động dưới dạng kết hợp với ion Fe2+ hoặc Cu+.

Vai trò riêng biệt của vitamin C là tham gia vào quá trình tạo keo (hinh thành collagen), tổng hợp carnitin, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, hoạt hóa các hormone, khử độc của thuốc, nó cũng có vai trò trong giúp tăng hấp thu và sử dụng sắt, calci và acid folic [55].

Vitamin C là một trong các yếu tố chính giúp làm tăng hấp thu sắt khẩu phần. Trong vai trò như một chất làm biến đổi, vitamin C có thể tham gia vào hấp thu sắt từ đường dạ dày ruột và có huy động sắt từ kho dự trữ: vì vitamin C hoạt động như một chất khử, nó có thể giữ ion sắt dưới dạng sắt ferrous (Fe2+), giúp cho việc hấp thu sắt không hem ở ruột non dễ dàng hơn vì sắt và ascorbate tạo thành một hợp chất sắt chelate dễ hòa tan hơn trong môi trường kiềm của ruột non [52].

Vitamin C cũng giúp cho việc di chuyển sắt từ huyết tương vào ferritin để dự trữ trong gan, cũng như giải phóng sắt từ ferritin khi cần.

Sự chuyền đổi từ dạng không hoạt động của acid folic thành dạng hoạt động là acid hydrofolic và acid tetrahydrofolic cũng được hỗ trợ nhờ vitamin C. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình hình thành, vitamin C có thể làm ổn định các dạng hoạt động của acid folic. [35].

Thiếu vitamin C làm cho quá trình tổng hợp collagen bị khiếm khuyết, gây chậm liền vết thương, vỡ thành mao mạch. Những dấu hiệu sớm là xuất huyết điểm nhỏ, do các sợi xơ yếu và thành mạch máu kém bền vững.

Thiếu Vitamin C có liên quan tới nhiều dạng thiếu máu, nhưng đến nay vẫn chưa rõ vấn đề vitamin C (ascorbate) có trực tiếp tham gia vào quá trình tạo hồng cầu không hoặc thiếu máu có xuất hiện một cách gián tiếp thông qua tác động qua lại giữa chuyển hóa vitamin C với folate và sắt [52].

Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị chết cao còn thấy ở các bà mẹ có lượng vitamin C huyết thanh thấp. Do đó cần đảm bảo tốt nhu cầu dinh dưỡng và vitamin C của các bà mẹ khi mang thai [48].

1.2.11 Tổng hợp các tác động của Vitamin trong chu trình hấp thu và sử dụng Sắt sinh tổng hợp hồng cầu

Vitamin là một nhóm các chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp đủ nhu cầu hàng ngày. Thiếu vitamin sẽ gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển, sức khỏe và gây các bệnh đặc hiệu trong đó phải kể đến bệnh thiếu máu [48].

Hình 1.3 biểu diễn một số đặc điểm cơ bản của chuyển hóa sắt và tạo hồng cầu, nhấn mạnh vào các đặc điểm của quá trình mà các vitamin cụ thể có thể ảnh hưởng đến tình trạng thiếu sắt và thiếu máu.


Hình 1.3 Vai trò vitamin trong chuyển hóa sắt và tạo hồng cầu [55]
Các vitamin như vitamin A, folic acid, vitamin B12, riboflavin và vitamin B6 rất cần thiết để sản xuất được các tế bào hồng cầu bình thường, trong khi những loại vi chất dinh dưỡng khác như vitamin C và E bảo vệ các tế bào hồng cầu trưởng thành khỏi việc bị phá hủy cấu trúc sớm bởi hiện tượng oxy hóa phân tử tự do. Riboflavin, vitamin A và vitamin C có thể phòng thiếu máu bằng cách tăng khả năng hấp thu của sắt ở đường ruột, hoặc bằng cách tăng huy động sắt từ sắt dự trữ ở gan.

Bảng 1.5: Vai trò của thiếu các vitamin dẫn đến tình trạng thiếu máu

Thiếu vitamin

Vai trò có thể xảy ra trong thiếu máu khi:

Vitamin A

Suy yếu khả năng huy động sắt dự trữ

Suy yếu sự tạo hồng cầu

Tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng


Folic acid

Suy yếu khả năng tổng hợp AND, dẫn tới quá trình tạo hồng cầu kém hiệu quả

Vitamin B12

Suy yếu khả năng chuyển hóa folate, dẫn tới quá trình tạo hồng cầu kém hiệu quả

Riboflavin

Suy yếu khả năng huy động sắt

Suy yếu khả năng tạo hồng cầu

Gây giảm khả năng hấp thu ở ruột


Vitamin C

Giảm hấp thu sắt, Giảm khả năng huy động sắt từ nguồn dự trữ

Suy yếu khả năng chuyển hóa folat

Gây các tổn thương oxy hóa ở tế bào hồng cầu, dẫn tới hiện tượng tiêu máu

Hiện tượng xuất huyết mao mạch, dẫn tới mất máu



Vitamin E

Gây ra các tổn thương oxy hóa ở các tế bào hồng cầu, dẫn tới hiện tượng tiêu máu

Vitamin B6

Suy yếu khả năng tổng hợp nhân hem, dẫn tới giảm khả năng tạo hồng cầu

2.2.12 Tương tác giữa một số các vi chất dinh dưỡng có vai trò chính trong phòng chống thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ

Tương tác giữa vitamin A và kẽm

Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp điều hòa protein vận chuyển vitamin A (RBP) vì vậy thiếu kẽm gây giảm RBP huyết thanh và vitamin A bị ứ đọng tại gan không được đưa tới các cơ quan đích. Trong trường hợp này có thể gây biểu hiện thiếu vitamin A mặc dù vitamin A dự trữ trong gan cao, điều trị chỉ hiệu quả khi phối hợp vitamin A và kẽm [55].

Tương tác giữa Folic acid và kẽm: ViÖc bæ sung acid folic kh«ng lµm ¶nh h­ëng tíi sù hÊp thu kÏm cho dï bæ sung kÏm liÒu cao hay thÊp [58].

Tương tác giữa đồng và kẽm trong mối tương quan với thiếu máu:

Sự tương tác giữa đồng và kẽm ảnh hưởng tới hoạt tính sinh học của sắt trong quá trình tạo hồng cầu. Các thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy ở người có ảnh hưởng ức chế của kẽm lên sự hấp thu của sắt (Hình 5). Tuy vậy, các kết quả trái ngược nhau đã được ghi nhận khi mối quan hệ tác động lẫn nhau này được đánh giá bằng cách sử dụng các hệ thống bổ sung khác nhau hoặc cung cấp bởi rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Các tác động âm tính được tìm thấy duy nhất khi cả hai vi khoáng này được bổ sung trong một dung dịch nước tinh khiết hoặc dung dịch nước muối [35]. Tuy vậy, với một liều cao gấp ba lần kẽm sẽ gây giảm hấp thu của sắt nhưng cũng chưa được chứng minh rõ ràng. Cho đến nay các nhà khoa học đã kết luận rằng cơ chế của sự tham gia tác động qua lại giữa kẽm và sắt vẫn chưa được hiểu rõ một cách đầy đủ. Người ta cũng thấy rằng một liều cao kẽm sẽ ức chế hấp thu đồng và có thể gây nên thiếu thiếu đồng, điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tình trạng sắt và gây nên thiếu máu [116].

Giảm hấp thu Đồng

Bổ sung Kẽm liều cao


Giảm tính sẵn có của Sắt trong tổng hợp nhân Heme








Thiếu đồng


Thiếu kẽm





Giảm khả năng tự bảo vệ cơ thể



Tăng tỷ lệ mắc nhiễm trùng cấp tính


Hình 1.4: Cơ chế tiềm tàng của khả năng khi thiếu đồng và kẽm có thể gây thiếu máu. [116].

Thiếu đồng trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng rất lớn tới chuyển hóa sắt và sự bền vững của màng tế bào hồng cầu với quá trình tổn thương oxy hóa do vậy có thể góp phần gây nên gánh nặng thiếu máu.

Thiếu kẽm có thể gây nặng thêm tình trạng thiếu máu bởi ảnh hưởng tới sự tạo hồng cầu trong tủy xương hoặc gây giảm sức chống đỡ của tế bào máu đối với quá trình gây oxy hóa. Bổ sung sắt liều cao tác động đến hấp thu đồng và sắt.

Thiếu cả đồng và sắt đều kết hợp với nhau trong việc làm ảnh hưởng xấu tới khả năng bảo vệ chủ thể và do vậy gây tăng gánh nặng thiếu máu như là một hậu quả thứ phát của các bệnh lý nhiễm trùng.



1.3 Can thiệp phòng chống thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ.

Thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên thế giới và ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển. Vấn đề thiếu máu, thiếu vi chất gây hậu quả rất nghiêm trọng vì ảnh hưởng tới sức khỏe, tăng tỷ lệ tử vong.

Vấn đề thiếu máu do thiếu đa vi chất đã tồn tại dai dẳng cho đến nay ở rất nhiều nơi trên thế giới cho thấy đây là một thách thức cần được ưu tiên cao nhất để tập trung nghiên cứu và hành động để giải quyết.

Tuy nhiên dù thiếu máu là một vấn đề lớn toàn cầu, nhưng cho đến nay hiệu quả của các giải pháp vẫn còn là một câu hỏi. Lý do là do việc không có một giải pháp đơn giản nào cho vấn đề này và không có một giải pháp chung cho các cộng đồng khác nhau. Hơn nữa, trong rất nhiều thập kỷ qua, thiếu sắt luôn được coi là “vấn đề của phụ nữ”. Hơn thế nữa, vấn đề này rất hay gặp, ảnh hưởng tới một nhóm dân cư rất lớn, vì vậy nó trở thành một vấn đề “bình thường”. [121].

Một số các tổng quan các can thiệp trên toàn cầu gần đây đã cho thấy việc cấp bách cần hành động để phòng chống thiếu máu và thiếu vi chất:

• Báo cáo Y tế thế giới 2002, đã cho rằng giải quyết vấn đề thiếu máu thiếu sắt nằm trong số các can thiệp y tế công cộng có giá thành hiệu quả [117].

• Hội nghị Copenhagen 2004 đã kết luận rằng tỷ suất hiệu quả/giá thành của các can thiệp bổ sung sắt cải thiện lên sự phát triển tâm thần và khả năng học tập, khả năng làm việc, sức khỏe thể chất đã được ước tính là cao tới tỷ suất 200:1. Các can thiệp nhằm giải quyết vấn đề thiếu máu dinh dưỡng theo thiết kế đánh giá hiệu quả của can thiệp (efficacy) đã tập trung vào việc cung cấp các bổ sung sắt và acid folic theo đúng nguyên tắc trên phụ nữ có thai. Bổ sung sắt ở các can thiệp có đối chứng đã được chứng minh có hiệu quả cao ở những nơi có thiếu máu không kèm theo nhiễm ký sinh trùng hoặc sốt rét.

Tuy vậy, những phân tích trên có xu hướng đánh giá các hiệu quả (effectiveness) ở những lĩnh vực này đã được triển khai nhìn chung đều không cho thấy được sự giảm có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thiếu máu. Thực tế là hiệu quả của can thiệp bổ sung viên sắt hay đa vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ hầu hết được chứng minh trong điều kiện cụ thể của các nghiên cứu về hiệu lực của thuốc, tuy nhiên không có nhiều đánh giá hiệu quả khi triển khai trong các điều kiện triển khai cụ thể. Các chỉ tiêu chính thường được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả cộng đồng là tỷ lệ chấp nhận của đối tượng, phân tích điểm mạnh điểm yếu của hệ thống triển khai, chỉ số hiệu quả và chỉ số chi phí – lợi ích. Những chỉ số này có giá trị rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả thực của hoạt động trong một cộng đồng cụ thể và là cơ sở cho quyết định đầu tư, can thiệp.

Hơn nữa các hiệu quả của các chương trình bổ sung vào thực phẩm trên diện rộng không được ghi chép một cách hệ thống, mặc dù trên thực tế một số chương trình đã đã được triển khai trong hơn 50 năm. Số liệu về hiệu quả tăng cường sắt vào thực phẩm không nhiều. Toàn bộ mục tiêu của việc “…giảm một phần ba tỷ lệ thiếu máu, bao gồm thiếu sắt, vào năm 2010…” ở phụ nữ và trẻ em đã không thực hiện được như kế hoạch trên toàn cầu do các can thiệp chưa được triển khai rộng với các can thiệp bổ sung trực tiếp hoặc tăng cường trong thực phẩm [110], 121.

1.3.1 Tổng quan các phương pháp can thiệp phòng chống thiếu máu:

Hiện nay có nhiều phương pháp được đưa ra và áp dụng nhằm phòng chống tình trạng thiếu máu cho phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai bao gồm



Bổ sung viên sắt, và acid folic cho phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ:

  • Bổ sung viên sắt cho bà mẹ có thai: bổ sung sắt và acid folic có thể tiến hành ngay khi bà mẹ có thai đến khám lần đầu và đều đặn trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh 1 tháng. Liều bổ sung là 60 mg sắt nguyên tố (1 viên/ngày) hàng ngày, thường kèm theo cả acid folic 250µg/ngày.

  • Phụ nữ tuổi sinh đẻ: Liều bổ sung là 60 mg sắt nguyên tố (1 viên/tuần) thường kèm theo cả acid folic 250µg. [115].

Bổ sung viên đa vi chất cho phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ

Bổ sung đa vi chất dinh dưỡng (multi-micronutrients) cho phụ nữ mang thai đang được xem xét và triển khai ở một vài quốc gia, thay vì bổ sung các vi chất đơn lẻ như trước đây. 115, 48.



Tăng cường vi chất vào thực phẩm

Trên thế giới sắt được nghiên cứu bổ sung vào các loại thức ăn như sữa, bột ngũ cốc, bánh mì, mì ăn liền, sữa bột đậu tương, bánh bích qui. Việt Nam đã có các nghiên cứu và triển khai sắt tăng cường vào nước mắm, bánh bích qui dinh dưỡng, sữa tăng cường các vitamin và khoáng chất cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ [16]. Tuy nhiên đây là giải pháp chưa được phổ biến ở Việt Nam do các rào cản về công nghệ, qui mô sản xuất phân tán và người dân (đặc biệt là vùng nghèo) vẫn chủ yếu sử dụng các thực phẩm tự cung tự cấp của hộ gia đình và sản xuất nhỏ lẻ của địa phương.



Đa dạng hóa bữa ăn, tăng cường các thực phẩm tự nhiên giàu vi chất:

Đây là biện pháp căn bản, cần thiết để đảm bảo nguồn sắt và vi chất khẩu phần, tuy nhiên giải pháp này đòi hỏi phải được dựa trên hai yếu tố cơ bản là cải thiện tình trạng nghèo đói của cộng đồng và công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng và lâu dài trong cộng đồng, giải pháp này cũng cần gắn liền với tất cả các can thiệp khác để đảm bảo tính bền vững.



Phòng chống giun móc và vệ sinh môi trường

Giun móc là yếu tố tăng cao nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng ở nước ta sau yếu tố dinh dưỡng và tồn tại ở các địa phương trong cả nước. Do đó phải cải thiện tình trạng môi trường và tẩy giun là những can thiệp cần thiết đặc biệt ở những vùng có tỷ lệ mắc cao. [115].



Cơ sở lý luận của việc xây dựng các can thiệp phòng chống thiếu máu bằng bổ sung vi chất dinh dưỡng

  • Nguyên nhân thiếu máu không phải chỉ do thiếu sắt mà còn do thiếu nhiều loại vi chất khác. Kết quả của các nghiên cứu đã chứng minh rất rõ rằng thiếu đơn độc một vi chất là rất hiếm gặp, trong khi đó thiếu nhiều loại vi chất đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao là phụ nữ tuổi sinh đẻ nhất là phụ nữ có thai, là một trong các nguyên nhân chính của tử vong ở phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển.

  • Khi thiếu nhiều loại vi chất dinh dưỡng thì việc bổ sung chỉ một loại vi chất có thể sẽ không đủ cho cải thiện sự phát triển của cơ thể. Tác động tương hỗ qua lại lẫn nhau của các vi chất trong cơ chế ảnh hưởng đến tình trạng thiếu máu cũng cho thấy việc bổ sung đa vi chất là vô cùng cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả của can thiệp.

  • Các chiến lược cần triển khai bao gồm cả những phương pháp tiếp cận những nguyên nhân khác gây ra thiếu máu, và cần được xây dựng dựa trên hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu và những chương trình can thiệp sẵn có. Những chiến lược này cần phải được xây dựng hoàn toàn dựa trên đặc điểm tình hình của địa phương, bao gồm cả những đặc điểm dịch tễ đặc thù và tỷ lệ mắc thiếu máu ở địa phương cụ thể và nhóm dân cư cụ thể.

Dựa trên những cơ sở lý luận trên cho thấy việc bổ sung ở dạng đa vi chất cho nhóm đối tượng nguy cơ cao là phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ có thể sẽ là biện pháp can thiệp hiệu quả trong thời gian trước mắt vì có thể giải quyết được vấn đề thiếu máu thông qua sắt có trong thành phần. Bên cạnh đó các vi chất khác cũng sẽ có thể góp phần vào việc giảm tỷ lệ thiếu máu và cả thiếu các vi chất khác.

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương