BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng trưƠng hồng sơn hiệu quả can thiệp cộng đỒng bằng bổ sung sớM


Bảng 3.1: Các chỉ số nhân trắc của phụ nữ 18-35 tuổi



tải về 1.24 Mb.
trang10/15
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.24 Mb.
#27556
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Bảng 3.1: Các chỉ số nhân trắc của phụ nữ 18-35 tuổi

tại Lai Châu và Kon Tum.

Chỉ số

Lai Châu

(n=844)


Kon Tum

(n=694)


Chung

(1538)


Tuổi trung bình của PN tuổi sinh đẻ (năm)

26,4  5,0

26,4  4,5

26,4  4,8

Cân nặng (kg)

48,4  5,7 b

44,8  5,0

46,8  5,7

Tỷ lệ % phụ nữ có cân nặng dưới 45kg

26,9 b

52,4

38,4

Chiều cao (cm)

151,3  5,4 b

148,1  5,1

149,8  5,5

Tỷ lệ % phụ nữ có chiều cao dưới 145cm

11,4 b

26,9

18,4

BMI (kg/m2)

21,2  2,2 b

20,4  2,0

20,8  2,1

Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (%)

9,2

14,7

11,7

Tỷ lệ có BMI bình thường (%)

85,9

84,0

85,0

Tỷ lệ thừa cân/ béo phì (%)

4,9

1,3

3,3

Trung bình % mỡ cơ thể

24,4  4,4 b

21,6  4,3

23,1  4,5

Tỷ lệ % có dự trữ mỡ thấp

0,2

3

1,5

Tỷ lệ % có dự trữ mỡ cao

9,5

2,3

6,2

So sánh giữa hai tỉnh, test T cho so sánh của biến liên tục và test X2 cho so sánh tỷ lệ phần trăm,

b: p<0,01

Kết quả xét nghiệm sinh hóa trong nhóm đối tượng 18-35 tuổi tại 2 tỉnh Lai Châu và Kon Tum được phản ánh trong bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 35,6% (Lai Châu là 38,6% và Kon Tum là 31,8%), nồng độ hemoglobin chung của 2 tỉnh ở mức 123,8g/l (Lai Châu 122g/l và Kon Tum 126,2g/l). Nồng độ Hemoglobin của phụ nữ 18-35 tuổi ở tỉnh Kon Tum cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỉnh Lai Châu (p <0,01).


Bảng 3.2: Một số chỉ số sinh hóa của phụ nữ 18 – 35 tuổi:




Lai Châu

(n=342)


Kon Tum

(n=267)


Chung

(609)


Nồng độ Hb huyết thanh (g/l)

122,0  16,0 b

126,2  17,0

123,8  16,6

Tỷ lệ thiếu máu (%)

38,6

31,8

35,6

Ferritin huyết thanh (μg/l)

31,4  18 c

30,8  19

31,2  18

Tỷ lệ ferritin thấp (%)

20,2b

28,5

23,8

Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt (%)

15,5

18,7

16,9

Retinol huyết thanh (μmol/l)

0,78  0,07

0,78  0,07

0,78  0,07

Tỷ lệ vitamin A thấp (%)

24,3

22,8

23,6

Kẽm huyết thanh (μmol/l)

10,8  0,8

10,5  0,8

10,7  0,8

Tỷ lệ kẽm huyết thanh thấp (%)

42,7c

58,4

49,6

So sánh giữa hai tỉnh, test T cho so sánh biến số liên tục và test X2 cho so sánh tỷ lệ phần trăm, a: p<0,05, b: p<0,01, c: p<0,001.

Một số vi chất dinh dưỡng được đánh giá trong nghiên cứu này bao gồm ferritin huyết thanh, Retinol huyết thanh và và kẽm huyết thanh.

Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ thiếu các vi chất dinh dưỡng này lần lượt là 23,8%, 23,6% và 49,6% theo thứ tự các vi chất nêu trên.

Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ thiếu sắt dự trữ (ferritin thấp) và tỷ lệ kẽm huyết thanh thấp là cao hơn ở tỉnh Kon Tum so với tỉnh Lai Châu có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cũng được ghi nhận là 16,9% (Lai Châu là 15,5% và Kon Tum 18,7%).



Biểu đồ 1: Tỷ lệ thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng

ở phụ nữ 18-35 tuổi (%)

Kiến thức về dinh dưỡng của phụ nữ 18-35 tuổi được ghi nhận trong kết quả của nghiên cứu tại bảng 3.3:

Kết quả của nghiên cứu cho thấy chỉ ½ số phụ nữ 18-35 tuổi biết về các thời điểm cần đi khám thai nếu biết mình mang thai. Tỷ lệ này ở phụ nữ 18-35 tuổi tỉnh Lai Châu là 60,6% và ở Kon Tum là 48,3%.

Tỷ lệ hiểu biết cần uống viên sắt hoặc viên đa vi chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai chỉ đạt lần lượt là 29,8% và 14,9%.

Có 29,8% phụ nữ 18-35 tuổi ở 2 tỉnh này hiểu sai về ăn kiêng trong quá trình mang thai, kết quả trong thảo luận nhóm cho thấy phần lớn phụ nữ khi ăn kiêng thì nghĩ rằng cần ăn kiêng mỡ.

Hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng tăng lên và cần ăn thêm trong thời gian mang thai cũng còn hạn chế với chỉ khoảng 1/3 số phụ nữ tham gia phỏng vấn biết về điều đó. Và hiểu biết về việc cần ăn tăng thêm trong cả 3 thai kỳ đều ở mức thấp ở cả 2 tỉnh Kon Tum và Lai Châu.



Bảng 3.3: Kiến thức về dinh dưỡng của phụ nữ 18-35 tuổi (tỷ lệ %)




Lai Châu

(n=342)


Kon Tum

(n=267)


Chung

(609)


Thời gian nên đi khám thai










3 tháng đầu

60,6

48,3

53,7

3 tháng giữa

50,0

51,1

50,6

3 tháng cuối

48,6

50,6

49,7

Khi có thai cần uống viên sắt

30,3

29,4

29,8

Khi có thai cần uống viên đa vi chất

9,2

19,4

14,9*

ăn kiêng sai khi mang thai

26,1

32,8

29,8

Hiểu cần ăn tăng lên so với khi chưa mang thai










3 tháng đầu

30,3

33,9

32,3

3 tháng giữa

25,4

40,6

33,9

3 tháng cuối

23,2

43,9

34,8

So sánh giữa hai tỉnh, test X2 , p>0,05.

3.1.2 Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành dinh dưỡng của phụ nữ mang thai.

Tuổi trung bình của phụ nữ mang thai trong nghiên cứu này là 24,5 và không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai tỉnh. Cân nặng trung bình của phụ nữ mang thai là 49,8kg và chiều cao là 150,4cm. Tỷ lệ phụ nữ có chiều cao dưới 145cm (ngưỡng nguy cơ về sản khoa và các nguy cơ khác) là 15,4%. Trung bình % mỡ cơ thể là 25,7%.

Cũng tương tự như ở nhóm phụ nữ từ 18-35 tuổi, kết quả cũng cho thấy tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ ở Kon Tum trong nghiên cứu này là thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với Lai Châu ở các chỉ số về cân nặng, chiều cao.

Bảng 3.4: Các chỉ số nhân trắc của phụ nữ mang thai

Chỉ số

Lai Châu

(n=294)


Kon Tum

(n=251)


Chung

(n=545)


Tuổi trung bình của PN mang thai (năm)

24,4  4,8

24,7  5,0

24,5  4,9

Cân nặng (kg)

51,0  5,9c

48,3  5,6

49,8  5,9

Chiều cao (cm)

151,5  5,7c

149,1  4,9

150,4  5,5

Tỷ lệ phụ nữ mang thai có chiều cao dưới 145cm (%)

14,3

16,7

15,4

Trung bình % mỡ cơ thể

26,4  4,2c

25,0  4,4

25,7  4,4

Tỷ lệ % có dự trữ mỡ thấp

0,6

0,4

0,5

Tỷ lệ % có dự trữ mỡ cao

20,0

10,7

15,7

So sánh giữa hai tỉnh, test T cho so sánh biến số liên tục và test X2 cho so sánh tỷ lệ phần trăm ,c: p<0,001

Bảng 3.5: Một số chỉ số sinh hóa của phụ nữ mang thai




Lai Châu

(n=294)


Kon Tum

(n=251)


Chung

(n=545)


Nồng độ Hb huyết thanh (g/l)

112,9  16,0

112,8  16,5

112,8  16,2

Tỷ lệ thiếu máu (%)

38,1

35,5

36,9

Ferritin huyết thanh (μg/l)

30,9  17 c

30,2  19

30,6  18

Tỷ lệ ferritin thấp (%)

28,6 c

44,4

35,8

Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt (%)

19

27,5

22,9

Vitamin A huyết thanh (μmol/l)

0,79  0,07

0,78  0,07

0,78  0,07

Tỷ lệ vitamin A thấp (%)

17,0

20,3

18,5

Kẽm huyết thanh (μmol/l)

10,0  0,8

9,7  0,8

9,9  0,8

Tỷ lệ kẽm huyết thanh thấp (%)

81,3 c

88,4

84,6

So sánh giữa hai tỉnh, Test T cho so sánh biến số liên tục, test X2 và Fisher Exact test cho so sánh tỷ lệ phần trăm, c: p<0,001

Tỷ lệ thiếu máu chung của phụ nữ mang thai trong nghiên cứu này là 36,9% và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa Lai Châu và Kon Tum. Tỷ lệ thiếu một số loại vi chất khác bao gồm tỷ lệ thiếu sắt 35,8%, tỷ lệ retinol huyết thanh thấp: 18,5% và tỷ lệ kẽm huyết thanh thấp là 84,6%.



Biểu đồ 2: Tỷ lệ thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng

ở phụ nữ mang thai (%)

Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ mang thai chung của 2 tỉnh là 22,9% (Lai Châu 19% và Kon Tum 27,5%). Tỷ lệ thiếu sắt và hàm lượng ferritin huyết thanh thấp hơn được ghi nhận trong kết quả của tỉnh Kon Tum so với tỉnh Lai Châu.

Kết quả về kiến thức và thực hành dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai hai tỉnh Kon Tum và Lai Châu được thể hiện trong bảng 3.6

Phụ nữ mang thai đi khám thai trung bình ở tháng thứ 3, khoảng 35% phụ nữ mang thai thấy rằng cần phải uống viên sắt trong quá trình mang thai, tuy nhiên thực tế chỉ 6,3% phụ nữ mang thai có uống viên sắt. Tỷ lệ uống viên đa vi chất dinh dưỡng ở cả 2 vùng là 0%.



Bảng 3.6: Kiến thức và thực hành dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai




Lai Châu

(n=294)


Kon Tum

(n=251)


Chung

(n=545)


Thời gian lần đầu đi khám thai (tháng, trung bình  độ lệch chuẩn)

3,2  1,3

2,9  1,4

3,0  1,4

Tỷ lệ có uống viên sắt/folic (%)

4,9

7,2

6,3

Tỷ lệ uống viên đa vi chất (%)

0

0

0

Tỷ lệ hiểu biết cần uống viên sắt/ hoặc viên đa vi chất dinh dưỡng khi mang thai (%)

33,2

36,8

35,0

Tỷ lệ có khẩu phần ăn tăng lên khi mang thai (%)

34,4

38,6

36,5

Tỷ lệ ăn kiêng không đúng khi mang thai (%)

19,7

26,1

23,3

Chế độ làm việc










Tỷ lệ có giảm công việc khi mang thai (%)

41,5

41,1

41,3

Tỷ lệ nghỉ hoàn toàn các công việc nặng khi mang thai (%)

12,0

6,1

8,7

Người giúp đỡ công việc trong thời gian mang thai










Chồng (%)

61,3

62,8

62,1

Cha mẹ (%)

24,6

18,9

21,4

Tỷ lệ hút thuốc khi mang thai (%)

1,4

0,6

0,9

Tỷ lệ uống rượu/bia (%)

12,0

39,4

27,3

So sánh giữa hai tỉnh, test X2 cho so sánh tỷ lệ phần trăm,p>0,05

Chỉ có 36,5% phụ nữ mang thai đã ăn tăng lên khi mang thai và 23,3% có ăn kiêng sai (giảm cá, mỡ). 41,3% phụ nữ mang thai có giảm công việc từ khi mang thai và người giúp đỡ công việc chủ yếu là người chồng. Một điểm đáng lưu ý trong kết quả nghiên cứu là tỷ lệ có uống rượu bia của phụ nữ mang thai chung của cả 2 tỉnh là 27,3%, ở Kon Tum tỷ lệ này lên đến 39,4%.


3.2 TÌNH TRẠNG THIẾU KẾT HỢP CÁC VI CHẤT DINH DƯỠNG Ở PHỤ NỮ TUỔI 18-35, PHỤ NỮ MANG THAI VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC VI CHẤT DINH DƯỠNG



Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ thiếu kết hợp các vi chất dinh dưỡng

(sắt, kẽm, vitamin A) ở phụ nữ 18-35 tuổi.

Kết quả của các xét nghiệm máu ở nhóm phụ nữ 18-35 tuổi thể hiện trong biểu đồ 3.3 cho thấy hơn ½ số phụ nữ có thiếu ít nhất 1 trong 3 vi chất là sắt, kẽm hoặc vitamin A trong huyết thanh. Tỷ lệ thiếu 2 và 3 vi chất dinh dưỡng trong huyết thanh chiếm khoảng trên 30%.

Ở nhóm phụ nữ mang thai, tỷ lệ không thiếu vi chất dinh dưỡng nào trong 3 vi chất trên chỉ là 15,4%. Tỷ lệ thiếu 1 vi chất là 46,4%, thiếu 2 vi chất là 21,9 % và thiếu cả 3 vi chất là 16,4%.



Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ thiếu kết hợp các vi chất dinh dưỡng

(sắt, kẽm, vitamin A) ở phụ nữ mang thai.
Bảng 3.7: Tương quan tuyến tính (Spearman rank correlation)

giữa hemoglobin và các nồng độ vi chất huyết thanh ở phụ nữ 18-35 tuổi.




Hàm lượng Ferritin huyết thanh

Hàm lượng Kẽm huyết thanh

Hàm lượng vitamin A huyết thanh

Hàm lượng Hb

r= 0,282

p <0.01


r= 0,188

p <0.05


r= 0,383

p <0.01


Hàm lượng Ferritin

-

r= 0,430

p <0.001


r= 0,369

p <0.01


Hàm lượng Kẽm huyết thanh




-

r= 0,390

p <0.001


Kết quả bảng 3.7 cho thấy ở nhóm phụ nữ 18-35 tuổi có mối liên quan giữa hàm lượng hemoglobin với hàm lượng ferritin huyết thanh, hemoglobin với hàm lượng kẽm huyết thanh và hemoglobin với hàm lượng vitamin A huyết thanh. Đồng thời các mối liên quan giữa hàm lượng ferritin với hàm lượng kẽm, hàm lượng ferritin với hàm lượng vitamin A và hàm lượng kẽm huyết thanh với hàm lượng vitamin A cũng cho thấy các mối liên quan mạnh có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.8: Tương quan tuyến tính (Spearman rank correlation) giữa hemoglobin và các nồng độ vi chất trong huyết thanh ở phụ nữ mang thai




Hàm lượng Ferritin huyết thanh

Hàm lượng Kẽm huyết thanh

Hàm lượng vitamin A huyết thanh

Hàm lượng Hb huyết thanh

r= 0,299

p <0.001


r= 0,209

p <0.001


r= 0,390

p <0.001


Hàm lượng Ferritin huyết thanh

-

r= 0,430

p <0.001


r= 0,387

p <0.001


Hàm lượng Kẽm huyết thanh




-

r= 0,452

p <0.001


Với phụ nữ mang thai hàm lượng hemoglobin huyết thanh có mối tương quan ý nghĩa với cả 3 hàm lượng vi chất khác là ferritin, kẽm huyết thanh và vitamin A huyết thanh. Có mối tương quan giữa hàm lượng ferritin với hàm lượng kẽm, hàm lượng vitamin A. Đồng thời hàm lượng kẽm huyết thanh với hàm lượng vitamin A cũng cho thấy tương quan mạnh (bảng 3.8).

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương