BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng trưƠng hồng sơn hiệu quả can thiệp cộng đỒng bằng bổ sung sớM



tải về 1.24 Mb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.24 Mb.
#27556
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

của phụ nữ mang thai

Chỉ số

Nhóm xã đối chứng (n=272)

Nhóm xã can thiệp (n=273)

P

Cân nặng (kg, X±SD)

Cân nặng trước can thiệp

50,7  5,6b

49,0  5,9

<0,01

Cân nặng sau can thiệp

50,5  5,7b

49,2  5,8

<0,01

Chênh lệch cân nặng

-0,2  2,6

0,2  2,5

>0,05

Chiều cao (cm, X±SD)










Chiều cao trước can thiệp

150,3  5,5

150,5  5,4

>0,05

Chiều cao sau can thiệp

150,4  5,4

150,3  5,1

>0,05

Chênh lệch chiều cao

0,1  1,5

0,2  1,3

>0,05

Trung bình mỡ cơ thể










Trung bình % mỡ cơ thể trước can thiệp

26,3  4,2

25,2  4,3

<0,01

Trung bình % mỡ cơ thể sau can thiệp

26,2  4,0

25,3  4,4

<0,01

Chênh lệch % mỡ cơ thể

-0,1  1,4

0,1  1,5

>0,05

So sánh giữa hai nhóm, test T

Về tình trạng vi chất trong huyết thanh, kết quả của bảng 3.16 cho thấy tại thời điểm điều tra ban đầu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa 2 nhóm về hàm lượng trung bình hemoglobin. Tại thời điểm điều tra đánh giá, có sự cao hơn về nồng độ hemoglobin của nhóm can thiệp (117,1g/l) so với nhóm đối chứng (114,5g/l ở nhóm đối chứng), tuy nhiên sự khác biệt này vẫn chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05, test T), tuy nhiên khi xem xét đến trung bình chênh lệch hemoglobin trước và sau can thiệp của hai nhóm cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001, test T) giữa nhóm can thiệp (5,6g/l) so với nhóm chứng (0,3g/l).



Chỉ số ferritin huyết thanh ở hai nhóm tại điều tra trước can thiệp là không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tại điều tra sau can thiệp có sự khác biệt giữa hai nhóm về chỉ số ferritin huyết thanh, cao hơn ở nhóm can thiệp (p<0,05, test T). Trung bình chênh lệch trước và sau can thiệp giữa hai nhóm cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (tăng 2,6 μg/L ở nhóm can thiệp và giảm 0,6 μg/L ở nhóm đối chứng).

Bảng 3.16: Hiệu quả của bổ sung đa vi chất hàng ngày

lên các chỉ số sinh hóa của phụ nữ mang thai




Nhóm xã đối chứng (n=272)

Nhóm xã can thiệp (n=273)

P

Hàm lượng Hemoglobin (g/L, X±SD)

Hemoglobin trước can thiệp

114,2  16,2

111,5  16,2

>0,05

Hemoglobin sau can thiệp

114,5  15,5

117,1  15,2

>0,05

Hemoglobin chênh lệch

0,3  5,5

5,6  5,8

<0,001

Hàm lượng Ferritin huyết thanh (μg/L, X±SD)

Ferritin huyết thanh trước can thiệp

30,6  17

30,6  18

>0,05

Ferritin huyết thanh sau can thiệp

30,0  23

33,2  24

<0,05

Ferritin huyết thanh chênh lệch

-0,6  1,2

2,6  1,0

<0,001

Hàm lượng Kẽm huyết thanh (μmol/L, X±SD)

Kẽm huyết thanh trước can thiệp

9,96  0,81

9,87  0,83

>0,05

Kẽm huyết thanh sau can thiệp

9,10  1,41

10,95  1,29

<0,001

Kẽm huyết thanh chênh lệch

-0,86  1,33

1,08  1,14

<0,001

Hàm lượng Retinol huyết thanh (μmol/L, X±SD)

Retinol huyết thanh trước can thiệp

0,78  0,07

0,79  0,07

>0,05

Retinol huyết thanh sau can thiệp

0,77  0,06

0.81 0,07

<0,001

Retinol huyết thanh chênh lệch

-0,01  0,03

0,02  0,03

<0,001

So sánh giữa hai nhóm, test T

Hàm lượng kẽm huyết thanh huyết thanh ở hai nhóm tại điều tra trước can thiệp là không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05, test T). Kết quả của điều tra sau can thiệp cho thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm về chỉ số kẽm huyết thanh, chỉ số này là 10,95 μmol/L ở nhóm can thiệp và 9,1 μmol/L ở nhóm chứng, khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,001, test T). Trung bình chênh lệch trước và sau can thiệp giữa hai nhóm cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (tăng 1,08μmol/L ở nhóm can thiệp và giảm 0,86 μmol/L ở nhóm đối chứng).

Hàm lượng retinol huyết thanh ở hai nhóm tại điều tra trước can thiệp là không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05, T test). Tại điều tra sau can thiệp, kết quả của nhóm can thiệp là cao hơn so với nhóm chứng (0,81μmol/L so với 0,77μmol/L), sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p<0,001, T test). Bên cạnh đó, trung bình chênh lệch trước và sau can thiệp giữa hai nhóm cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (tăng 0,02 μmol/L ở nhóm can thiệp và giảm 0,01 μmol/L ở nhóm đối chứng).

Kết quả bảng 3.16 cho thấy không có sự khác biệt trước can thiệp ở các chỉ số hemoglobin, ferritin huyết thanh, kẽm huyết thanh và retinol huyết thanh. Kết quả điều tra sau can thiệp cho thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm về chỉ số ferritin huyết thanh, kẽm huyết thanh, retinol huyết thanh với sự tăng cao hơn của nhóm can thiệp. So sánh trung bình chênh lệch trước và sau can thiệp cho thấy hiệu quả cao hơn ở nhóm can thiệp ở cả 4 chỉ số sinh hóa và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,001, T test.

Kết quả phân tích và biểu đồ 3.6 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai trước và sau can thiệp có sự khác nhau giữa hai nhóm một cách có ý nghĩa thống kê với p<0,001, X2test. Tỷ lệ thiếu máu ở nhóm can thiệp giảm tử 36,6% xuống 24,5%, trong khi đó ở nhóm đối chứng giảm từ 37,1 xuống 31,6%. Như vậy, hiệu quả can thiệp thô về tỷ lệ thiếu máu của nhóm can thiệp là 12,1% và hiệu quả can thiệp thực là 6,6%.



Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ thiếu máu ở Phụ nữ mang thai trước và sau can thiệp (%)

Bên cạnh giảm tỷ lệ thiếu máu, kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ thiếu các vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai đã giảm rõ rệt ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng (biểu đồ 3.7):

Tỷ lệ thiếu ferritin ở nhóm can thiệp đã giảm từ 38,8% xuống 7,7%. Trong khi ở nhóm đối chứng tỷ lệ này tăng từ 33,1% lên 42%.

Tỷ lệ thiếu Vitamin A huyết thanh ở nhóm can thiệp giảm từ 16,1% xuống 6,2% trong khi ở nhóm can thiệp giảm từ 21% xuống 19,5%.

Tỷ lệ thiếu kẽm huyết thanh ở nhóm can thiệp giảm từ 85% xuống 36,6% trong khi ở nhóm đối chứng tỷ lệ này là 84,2% ở điều tra trước can thiệp và tăng lên 87,95 ở điều tra sau can thiệp.

Sự khác biệt về giảm tỷ lệ ferritin huyết thanh thấp, giảm tỷ lệ vitamin A huyết thanh thấp và giảm tỷ lệ kẽm huyết thanh thấp giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê.




Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng của phụ nữ mang thai

trước và sau can thiệp (%).

3.4 TÍNH CHẤP NHẬN – KHẢ THI VÀ BỀN VỮNG CỦA BỔ SUNG VIÊN ĐA VI CHẤT DINH DƯỠNG

3.4.1 Hệ thống cung cấp viên đa vi chất dinh dưỡng

Cung cấp viên đa vi chất dinh dưỡng cho các địa phương dựa trên hệ thống cung cấp viên đa vi chất và các trang thiết bị vật tư của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trong nhiều năm qua với các hệ thống trung chuyển từ trung ương đến địa phương bao gồm Viện Dinh Dưỡng, Viện khu vực, Trung tâm sức khỏe sinh sản tỉnh, Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, trạm y tế xã, cán bộ y tế thôn bản (cộng tác viên dinh dưỡng) để đến với người dân. Qui trình cấp phát thuốc được ghi chép về thời gian và các đặc điểm cần ghi nhận để theo dõi.

Thời gian chuyển thuốc từ trung ương (Viện dinh dưỡng) đến tuyến xã là 193 – 217 ngày. Tỷ lệ viên đa vi chất dinh dưỡng đến được tuyến xã đạt 84%.



Hình 3.1: Thời gian chuyển thuốc và lượng thuốc đến tuyến xã

Kết quả thảo luận nhóm với các cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã và y tế thôn bản bao gồm một số ý kiến đáng chú ý bao gồm: đề nghị chuyển thẳng từ trung ương tới các tỉnh (không qua viện khu vực) để giảm thời gian và thuận tiện cho việc nhận thuốc (ý kiến trong phỏng vấn sâu cán bộ trung tâm sức khỏe sinh sản Kon Tum và thảo luận nhóm với các cán bộ y tế tỉnh, huyện của Kontum), đề nghị chuyển từ việc cấp từ trung ương 6 tháng/ lần và từ tỉnh xuống huyện 6 tháng/ lần hiện nay sang việc cấp theo cơ số thuốc hàng năm để tuyến huyện chủ động về lượng thuốc dự trữ, kịp thời cung cấp cho tuyến xã (ý kiến từ phỏng vấn cán bộ y tế của 2 tỉnh và 4 huyện)

Cộng tác viên có ý kiến do việc nhận viên đa vi chất dinh dưỡng từ trạm y tế trong giao ban hàng tháng để cấp cho phụ nữ mang thai nên phụ nữ mang thai phải chờ đến sau giao ban ở trạm y tế mới bắt đầu được uống, cần điều chỉnh để mỗi cộng tác viên có lượng thuốc dự trữ tối thiểu đảm bảo cho phụ nữ mang thai được uống ngay (ý kiến từ phỏng vấn và thảo luận nhóm các cộng tác viên dinh dưỡng huyện Phong Thổ)

Hầu hết các cộng tác viên đều có ý kiến về việc đã bị thiếu viên đa vi chất trong quá trình triển khai ở ít nhất 1 thời điểm, do các nguyên nhân trạm y tế chưa có thuốc, do không đi họp giao ban tháng đó, do rơi trên đường mang về thôn...

Về việc đa vi chất giữ lại 9% ở tuyến tỉnh và 7% ở tuyến huyện, ý kiến thảo luận của các trung tâm sức khỏe sinh sản tỉnh và 4 huyện của cả 2 tỉnh cho rằng cũng cần một khoản thuốc để dự trữ, cung cấp cho những trường hợp thiếu đột biến ở cộng đồng, lượng thuốc này trên thực tế đã cấp cho các phụ nữ mang thai có tình trạng thiếu máu khi đến khám ở các trung tâm.

Về hình thức đóng gói, ý kiến của hầu hết các đối tượng tham gia thảo luận nhóm của nhóm cán bộ y tế xã/ cộng tác viên đều có ý kiến về việc hộp đa vi chất dinh dưỡng quá lớn (1000 viên) trong khi lượng phụ nữ mang thai ở mỗi xã là ít vì vậy chia thuốc giữa các trạm y tế là không thuận tiện. Viên đa vi chất là viên rời vì vậy rất khó bảo quản tránh ẩm, mốc dủ đã sử dụng túi nilon có miệng kéo dính. Hơn nữa việc sử dụng túi nilon này cũng rất khó đảm bảo tránh không khí lọt vào.

Việc ghi chép cấp phát thuốc được ghi lại trong sổ cấp phát đa vi chất của phụ nữ mang thai và sổ cấp phát đa vi chất dinh dưỡng của phụ nữ 18-35 tuổi do các cộng tác viên dinh dưỡng quản lý. Kết quả từ thảo luận nhóm với cộng tác viên và giám sát tại thực địa cho thấy việc sử dụng sổ là đầy đủ và thuận tiện.

3.4.2 Tính chấp nhận của đối tượng đối với bổ sung viên đa vi chất dinh dưỡng:

Tổng nhu cầu viên đa vi chất dinh dưỡng trong nghiên cứu này là 2.689.200 viên cho phụ nữ mang thai và 1.933.956 viên cho nhóm phụ nữ 18-35 tuổi.



Lượng viên đa vi chất dinh dưỡng được sử dụng ở mỗi nhóm đối tượng trong từng quí tử tháng 6/2006 đến hết tháng 5/2008 được thống kê và tính toán để đưa ra số liệu trong bảng 3.17

Bảng 3.17: Nhu cầu và thực tế sử dụng viên đa vi chất dinh dưỡng

ở phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ tại cộng đồng

Thời gian

(T1: tháng thứ 1 của can thiệp

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ 18- 35 tuổi

Nhu cầu (viên)

Sử dụng (viên)

% so với nhu cầu

Nhu cầu (viên)

Sử dụng (viên)

% so với nhu cầu

T1-T3

345,600

267,149

77.3

243000

176,418

72.6

T4-T6

331,200

289,469

87.4

236196

158,960

67.3

T7-T9

338,400

250,754

74.1

238140

112,402

47.2

T10-T12

324,000

214,812

66.3

244944

87,690

35.8

T13-T15

345,600

232,243

67.2

243324

90,517

37.2

T16-T18

338,400

221,314

65.4

241380

77,724

32.2

T18-T21

327,600

223,096

68.1

240408

87,989

36.6

T21-T24

338,400

232,819

68.8

246564

85,804

34.8

Tổng

2,689,200

1,931,656

71.8

1933956

877,504

45.4

Tổng lượng thuốc được thống kê sử dụng cho phụ nữ mang thai của nhóm can thiệp trong nghiên cứu này là 1.931.656 viên và phụ nữ 18 đến 35 sử dụng 877.504 viên. Tỷ lệ viên đa vi chất đã được sử dụng so với nhu cầu ở phụ nữ mang thai là 71,8% và ở phụ nữ 18-35 tuổi là 45,4%.

Về kiến thức và hành vi sử dung viên đa vi chất dinh dưỡng của cả 2 nhóm đối tượng uống đa vi chất được thể hiện trong bảng 3.18

Kết quả cho thấy 95,5% bà mẹ mang thai và 84,2% phụ nữ 18-35 tuổi biết được về viên đa vi chất dinh dưỡng từ cán bộ y tế/ cộng tác viên thông qua hoạt động khám thai và họp thôn bản. Thông tin về đa vi chất mà phụ nữ mang thai nhận được từ các nguồn khác là rất thấp (loa đài phát thanh 6,8%, phát tờ rơi 4,5%, thông tin trong buổi thực hành dinh dưỡng 6,6%).



Bảng 3.18: Kiến thức – hành vi về đa vi chất dinh dưỡng (%)




Phụ nữ mang thai

Phụ nữ 18-35 tuổi

Biết về viên đa vi chất dinh dưỡng từ :

Cán bộ y tế/ y tế thôn bản

95,5

84,2

Loa đài

6,8

6,5

Tờ rơi

4,5

1,2

Hiểu uống viên đa vi chất là tốt cho sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi

90,3

54,5

Tỷ lệ uống đầy đủ theo khuyến nghị

(>200 viên/ thai kỳ ở PN mang thai, >80 viên/24 tháng ở PN 18-35 tuổi)



63,8

30,3

Các lý do không sử dụng ở những đối tượng không uống/ uống không đầy đủ:

Quên

60,2

86,4

Mùi khó chịu

33,6

28,8

Buồn nôn

16,8

7,9

Các tác dụng phụ khác (táo bón, đi ngoài phân đen)

2,7

5,3

Người thân có ý kiến phản đối

6,8

8,5

Việc sử dụng viên đa vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai được sự ủng hộ của gia đình dựa trên thông điệp của viên đa vi chất hiện nay là “ uống viên đa vi chất vì sức khỏe của mẹ và sự phát triển tốt của thai nhi”, 90,3% phụ nữ mang thai ở thời điểm điều tra sau can thiệp cho rằng uống đa vi chất dinh dưỡng là cần thiết. tỷ lệ này ở phụ nữ tuổi 18-35 là 54,5%.

Tỷ lệ phụ nữ mang thai uống đầy đủ đa vi chất dinh dưỡng trong thai kỳ theo khuyến nghị (> 200 viên) là 63,8%, trong khi đó tỷ lệ uống trên 40 viên/ năm của phụ nữ 18-35 tuổi chỉ đạt mức 30,3% (số liệu thống kê từ sổ theo dõi uống thuốc của đối tượng). Lý do chính ở các đối tượng không uống đủ liều khuyến nghị là do quên, do mùi khó chịu của viên đa vi chất, do một số phản ứng phụ và một tỷ lệ 6,8% phụ nữ không uống do người thân cho rằng không nên uống thuốc trong khi mang thai.



3.4.3 Chi phí giá thành và hiệu quả cho can thiệp bổ sung viên đa vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ 18-35 tuổi và phụ nữ mang thai:

Bảng 3.19: Nhu cầu thuốc hàng năm cho các xã trọng điểm

về dinh dưỡng tại Kontum và Lai Châu.




Kon Tum

Lai Châu

Lai Châu - Kon Tum

Số xã phường

97

98

195

Số xã phường trọng điểm

30

40

70

Số phụ nữ mang thai
ở xã phường trọng điểm

3,022

4,795

7,817

Số thuốc cần cho phụ nữ mang thai

604,400

959,000

1,563,400

Số phụ nữ 18-35 tuổi ở xã phường trọng điểm

31,795

21,525

53,321

số thuốc cần cho phụ nữ 18-35 tuổi

1,271,808

861,012

2,132,820

Số phụ nữ mang thai tại Kon Tum và Lai Châu trong diện can thiệp là 7817 phụ nữ, Nhu cầu viên đa vi chất mỗi năm tính toán cho phụ nữ mang thai ở các xã trọng điểm về dinh dưỡng tỉnh Lai Châu và Kon Tum là 1.563.400 viên.

Số phụ nữ 18-35 tuổi là 53.321 người và lượng thuốc cần thiết là 2.132.820 viên.

3.4.3.1 Chi phí giá thành và hiệu quả cho can thiệp bổ sung viên đa vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ 18-35 tuổi:

Chi phí các hoạt động dinh dưỡng chung cho nhóm phụ nữ 18- 35 tuổi tại Kon Tum và Lai Châu là 614 triệu, chi phí nếu thêm hoạt động bổ sung đa vi chất dinh dưỡng là 2.826.880.750 đồng, bao gồm 2.132.820.000 đồng tiền thuốc (với giá thuốc là 1000 đ/ viên) và gần 80 triệu tiền chi phí vận chuyển.



Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương