BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng trưƠng hồng sơn hiệu quả can thiệp cộng đỒng bằng bổ sung sớM


SỰ CẦN THIẾT TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU



tải về 1.24 Mb.
trang8/15
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.24 Mb.
#27556
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15

1.4 SỰ CẦN THIẾT TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

Hiệu quả của bổ sung đa vi chất lên tình trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ về cơ bản đã được chứng minh trong các nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên một số vấn đề còn cần được làm rõ về hiệu quả can thiệp tại những cộng đồng cụ thể, nơi mà tỷ lệ thiếu máu và tình hình thiếu các vi chất dinh dưỡng tồn tại ở các mức độ khác nhau, các nguyên nhân gây thiếu máu khác nhau về mức độ và các điều kiện về kinh tế xã hội, văn hóa, khẩu phần ăn là khác nhau.

Bên cạnh đó, hiệu quả thực sự của một can thiệp khi triển khai trên thực tế cộng đồng trong một điều kiện cụ thể của hệ thống triển khai là khác biệt so với sự nghiêm ngặt của các nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả thuốc, vì vậy câu hỏi có hiệu quả không và hiệu quả thực sự sẽ ở mức độ nào nếu triển khai thực tế hoạt động này trong cộng đồng vẫn là một câu hỏi cần được trả lời.

Những thông tin về chi phí giá thành nhằm xem xét can thiệp này là có hiệu quả hay không, và kết luận của nghiên cứu này về hiệu quả can thiệp, chi phí về giá thanh có thể giúp ích cho việc đề xuất mở rộng can thiệp bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ tại vùng miền núi và tây nguyên.

Với tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở vùng tây bắc và tây nguyên còn cao, và một trong những giải pháp hiệu quả mà WHO khuyến nghị là bố sung đa vi chất cho phụ nữ thì việc từng bước làm rõ các vấn đề trên là rất cần thiết cho việc góp phần đưa ra các quyết định về giải pháp can thiệp trong giai đoạn 2011-2020 tại các vùng can thiệp trọng điểm ở Việt Nam là tây bắc và tây nguyên.

CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Hai tỉnh được chọn chủ đích, đại diện cho 2 vùng trọng điểm về dinh dưỡng là Lai châu (vùng Tây bắc) và Kon Tum (vùng Tây nguyên). Đây là 2 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất ở 2 vùng và hai vùng này cũng là 2 vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất trên cả nước. Lý do lựa chọn 2 vùng và 2 tỉnh này vì đây là những vùng và tỉnh đang được ưu tiên hàng đầu và là địa bàn trọng tâm về các giải pháp can thiệp về dinh dưỡng ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng để triển khai rộng tại hai vùng này nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của cộng đồng.



Thông tin chung về vùng nghiên cứu:

Tỉnh Lai Châu:

Lai châu là một tỉnh cách Thủ đô Hà Nội 450km về phía tây bắc, thuộc vùng miền núi phía bắc Việt Nam. Tỉnh Lai Châu có 6 huyện bao gồm tổng cộng 90 xã và 1039 thôn bản. Số trẻ em dưới 5 tuổi trong toàn tỉnh là 42447 trẻ em, số trẻ em dưới 2 tuổi là 19.685 trẻ. Số phụ nữ mang thai hàng năm khoảng 10.000 người. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân đứng ở mức cao nhất trong cả nước, năm 1999 là 43,2%, năm 2005 là 34,4% năm 2010 là 26,5%. Tốc độ giảm suy dinh dưỡng trung bình là 1,33%/ năm, chậm hơn so với tốc độ giảm suy dinh dưỡng chung của các tỉnh vùng Tây bắc, đông bắc và của toàn tuốc. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Lai châu năm 2010 cũng còn ở mức 37,2% 4.

Huyện Tam Đường và huyện Phong Thổ là hai huyện được lựa chọn ngẫu nhiên tại tình Lai Châu cho nghiên cứu này, đây là hai huyện miền núi, với các chỉ tiêu kinh tế xã hội ở hàng trung bình so với các huyện khác trong tỉnh. Khoảng cách từ trung tâm các huyện về thị xã Lai Châu khoảng 30km, các xã trong huyện đều là các xã miền núi thuộc vùng đặc biệt khó khăn, chủ yếu là người dân tộc Dao. Không có sự khác biệt giữa các xã và hai huyện này về các chỉ tiêu kinh tế (tỷ lệ hộ nghèo, nghề nghiệp...) và các chỉ tiêu xã hội và y tế.

Tỉnh Kon Tum:

Kon Tum là tỉnh thuộc vùng Tây nguyên, gồm có 9 huyện thị, 193 xã và 1933 thôn bản. Số trẻ em dưới 5 tuổi là 49.600 trẻ, trẻ dưới 2 tuổi là 31.477 trẻ và khoảng 12.000 bà mẹ mang thai/ năm. Kon Tum là một tỉnh có nhiều nỗ lực trong triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em nói riêng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em của tỉnh Kon Tum năm 2000 là 42,6%, năm 2005 là 35,8% và năm 2010 là 28,3%. Tốc độ giảm suy dinh dưỡng của tỉnh trong giai đoạn 2000-2010 đạt mức 1,43%/ năm, chậm hơn so với các tỉnh vùng tây nguyên và toàn quốc. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi năm 2010 ở Kon Tum ở mức 41,6%.

Hai huyện Dak Hà và Kon Rẫy được lựa chọn ngẫu nhiên tham gia nghiên cứu này có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương đương nhau và ở mức trung bình so với các huyện thuộc tỉnh Kon Tum. Khoảng cách từ trung tâm các huyện về thị xã Kon Tum là khoảng 30km.

Hai huyện và các xã trong huyện có sự tương đương về các chỉ tiêu kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo, nghề nghiệp, các chỉ tiêu xã hội và y tế.

Ở cả hai vùng nghiên cứu đều là những vùng nghèo, chưa có các can thiệp về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Các can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng, bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai đều chưa được thực hiện. hoạt động giáo dục truyền thông dinh dưỡng và sức khỏe cho phụ nữ hầu như chưa được triển khai tại cộng đồng tại thời điểm điều tra ban đầu và trong suốt thời gian can thiệp của nghiên cứu.

Hệ thống phân phối đa vi chất và các dịch vụ y tế của 2 tỉnh cũng không có sự khác biệt khi đều dựa trên hệ thống y tế cơ sở từ Sở y tế, trung tâm sức khỏe sinh sản, trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã với các chức năng nhiệm vụ và hoạt động được triển khai tương tự nhau. Hơn nữa các lô xã can thiệp và xã chứng được chọn lựa ngẫu nhiên và phân đều ở các huyện và các tỉnh nên không có sự khác biệt giữa hai nhóm về hệ thống triển khai và các dịch vụ, phân phối viên đa vi chất và can thệp dinh dưỡng khác.

Trong quá trình triển khai nghiên cứu, các can thiệp sức khỏe và dinh dưỡng tại các vùng nghiên cứu cũng được theo dõi và giám sát để đảm bảo không có sự khác nhau do các can thiệp của các chương trình, dự án khác.

2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:


  • Phụ nữ từ 18 đến 35 tuổi. (nhóm tuổi sinh con chủ yếu tại cộng đồng)

  • Phụ nữ mang thai.

Tiêu chuẩn loại trừ:

  • Đối tượng bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch (hỏi tiền sử bệnh)

  • Đối tượng đang bị sốt

  • Đối tượng không đồng ý tham gia vào điều tra.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp thử nghiệm cộng đồng (effectiveness community intervention study) có đối chứng.



Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Nghiên cứu mô tả (kết hợp giữa định tính và định lượng) được tiến hành nhằm giải quyết mục tiêu 1 của nghiên cứu là “mô tả tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành dinh dưỡng của phụ nữ 18-35 tuổi và phụ nữ mang thai tại các vùng nghiên cứu”.



Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp thử nghiệm cộng đồng (effectiveness community intervention study) có đối chứng

Giai đoạn 2 được tiến hành nhằm giải quyết mục tiêu 2 và mục tiêu 3 của nghiên cứu. Đây là một thử nghiệm diện rộng, đánh giá sự thay đổi của cả cộng đồng (không dựa trên sự thay đổi của cá thể) sau một thời gian can thiệp.

Điều tra ban đầu sẽ được thực hiện để xác định tình hình trước can thiệp,

Can thiệp được tiến hành trong 24 tháng, trong đó:



Ở các xã can thiệp:

Triển khai hoạt động bổ sung viên đa vi chất dinh dưỡng:



  • Phụ nữ 18-35 tuổi: bổ sung hàng tuần (1 viên đa vi chất/ tuần)

  • Phụ nữ mang thai: bổ sung hàng ngày (1 viên đa vi chất/ ngày)

Các xã thuộc nhóm chứng:

Triển khai các hoạt động dinh dưỡng chung như thông thường (không bao gồm hoạt động bổ sung viên sắt/ đa vi chất dinh dưỡng).

Các can thiệp được triển khai dựa trên tính sẵn có của hệ thống, sự chấp nhận tự nguyện của cộng đồng và trong điều kiện tự nhiên của quá trình triển khai hoạt động.

Sau 24 tháng triển khai liên tục, điều tra đánh giá sẽ được tiến hành nhằm xác định tình hình của cộng đồng sau can thiệp.

Các kết luận được rút ra từ sự so sánh hai “nhát cắt” của điều tra trước và sau can thiệp không chỉ ra hiệu lực của thuốc (efficacy) mà chỉ ra hiệu quả thực tế trên cộng đồng (effectiveness) của can thiệp dựa trên hoạt động thực tại của hệ thống hiện hành.

2.3.2 Cỡ mẫu

Cỡ mẫu cho giai đoạn 1:

Các chỉ số được xem xét để tính toán cỡ mẫu trong giai đoạn 1 là tỷ lệ thiếu máu, tỷ lệ thiếu vitamin A, tỷ lệ thiếu kẽm và tỷ lệ đối tượng có hàm lượng ferritin huyết thanh thấp

n = z2 (1-α/2) . p(1-p)/e2*k

Trong đó: z (1-α/2) là độ tin cậy ở ngưỡng xác suất α = 5% (z= 1,96)



p là tỷ lệ thiếu máu hoặc thiếu các vi chất dinh dưỡng, đặt mức 50% dựa trên các kết quả từ các nghiên cứu trước và là cỡ mẫu tối ưu.

e là sai số cho phép (chọn là 10%)

k là hệ số size effect : 1,3

Do vậy, cỡ mẫu theo dự tính sẽ là 125 đối tượng, cộng 10% dự trữ đối tượng bỏ cuộc (không tham gia trả lời đầy đủ) nên cỡ mẫu sẽ là 137 đối tượng. Do chọn mẫu ngẫu nhiên theo các xã nên để tăng độ tin cậy bằng cách nhân đôi cỡ mẫu nên tổng số cần 275 đối tượng.

Để đảm bảo số lượng mẫu 275 đối tượng cho mỗi tỉnh, điều tra này được triển khai tại 16 xã cho mỗi tỉnh nhằm đảm bảo số lượng phụ nữ mang thai tham gia đủ theo yêu cầu về cỡ mẫu. Với số lượng xã như vậy dự kiến chọn 2 huyện cho mỗi tỉnh (8 xã/ huyện).

Tóm lại, tại giai đoạn 1 sẽ triển khai tại 2 tỉnh, mỗi tỉnh chọn 2 huyện và mỗi huyện chọn 8 xã. Cỡ mẫu tính toán cho của mỗi tỉnh cần là 275 phụ nữ mang thai và 275 phụ nữ 18-35 tuổi.

Toàn bộ phụ nữ mang thai và phụ nữ 18-35 tuổi ở các xã này đáp ứng tiêu chuẩn loại trừ được mời tham gia điều tra. Cân đo toàn bộ phụ nữ 18-35 tuổi sau đó chọn đủ số mẫu để làm các xét nghiệm máu và phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.

Cân đo toàn bộ phụ nữ mang thai sau đó mời toàn bộ những đối tượng này tham gia vào các xét nghiệm máu và phỏng vấn.



Cỡ mẫu cho giai đoạn 2:

Nghiên cứu ở giai đoạn này dựa trên sự so sánh giữa trung bình khác biệt trước và sau can thiệp giữa 2 nhóm. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu 69.

n = (Z+ Z)2 * (12 + 12)

(1-2 )2

Trong đó:

N là số đối tượng trong mỗi nhóm,

Với lực mẫu là 80%, mức ý nghĩa 95% tương đương với

Z = 1.96 (0.05 , 2 phía)

Z = 0.84 (0.20 , 1 phía)

1, 2: độ lệch chuẩn trước và sau can thiệp của chỉ số quan tâm

1-2: Trung bình khác biệt trước và sau can thiệp giữa 2 nhóm

Dựa trên kết quả các nghiên cứu về hiệu quả của bổ sung đa vi chất trong 5 năm trở lại đây tại Việt Nam và trên thế giới 49 20. Các cỡ mẫu đã được tính toán cho từng chỉ tiêu như sau:



Bảng 2.1: Cỡ mẫu theo các chỉ số trong nghiên cứu

Stt

C¸c chØ sè quan t©m

Møc kh¸c biÖt cã ‎ nghÜa thèng kª tr­íc vµ sau can thiÖp gi÷a 2 nhãm

Cì mÉu cho mçi nhãm

1

Hemoglobin huyết thanh

4 g/ l

130

2

Ferritin huyết thanh

9 mcg/ l

136

3

Retinol huyết thanh

0.03

126

4

Zn huyết thanh

0.4

135

Với tỷ lệ bỏ cuộc dự kiến là 10%, cỡ mẫu cho đánh giá hiệu quả can thiệp là 150 đối tượng cho mỗi nhóm là đủ để bao trùm lên việc theo dõi toàn bộ các chỉ số quan tâm với mức khác biệt như bảng trên.

Do chọn mẫu sẽ tiến hành theo đơn vị xã vì vậy nhằm đảm bảo tính chính xác nên cỡ mẫu sẽ được nhân đôi. Như vậy tổng số cỡ mẫu để thu thập số liệu tron giai đoạn 2 cho các chỉ tiêu sẽ là

Phụ nữ trước khi mang thai: 300 đối tượng/ nhóm x2 nhóm = 600 đối tượng.

Phụ nữ mang thai: 300 đối tượng/ nhóm x2 nhóm = 600 đối tượng.

2.3.3 Chọn mẫu và phân nhóm nghiên cứu:

Với số lượng phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi 18-35 tham gia trong mỗi nhóm và căn cứ trên số liệu cơ bản của vùng nghiên cứu, tính toán cho thấy cần 8 xã cho mỗi huyện và 2 huyện cho mỗi tỉnh là đủ cho số lượng mẫu.

Số mẫu được chọn như sau: trong 2 tỉnh chọn 2 huyện ngẫu nhiên trong mỗi tỉnh là các huyện Phong Thổ, Tam Đường (tỉnh Lai Châu) và các huyện Đak Hà, Kon Rẫy (tỉnh Kontum).

32 xã được chọn ngẫu nhiên của 4 huyện này (8 xã/ huyện) được chia đều ngẫu nhiên vào 2 nhóm can thiệp và đối chứng. Nhóm can thiệp gồm 16 xã (4 xã can thiệp/ huyện x 4 huyện) và nhóm đối chứng cũng gồm 16 xã (4 xã đối chứng/ huyện x 4 huyện).

Với số lượng được chọn như trên, toàn bộ phụ nữ mang thai tại các xã sẽ được mời tham gia vào điều tra ban đầu và điều tra đánh giá sau khi kết thúc can thiệp. Số phụ nữ 18-35 tuổi được chọn ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách phụ nữ 18-35 tuổi trong xã.

Vïng miÒn nói phÝa b¾c:

TØnh Lai ch©u (6 huyÖn)


Vïng T©y nguyªn:

TØnh Kon Tum (9 huyÖn)

Chän ngÉu nhiªn

2 huyÖn Phong Thæ vµ Tam ®­êng (16 x·)

2 huyÖn Dak Hµ vµ Kon RÉy

(16 x·)









Chän ngÉu nhiªn 16 x·:

Phô n÷ 18-35 tuæi: 342

Phô n÷ mang thai: 294

xÐt nghiÖm hb, ferritin, vitamin A, kÏm, nh©n tr¾c




Chän 16 x·,

Phô n÷ 18-35 tuæi: 267

Phô n÷ mang thai: 251

xÐt nghiÖm hb, ferritin, vitamin A, kÏm, nh©n tr¾c




Giai ®o¹n 1

(®iÒu tra ban ®Çu th¸ng 5/2006)





8 xã

8 xã

8 xã


8 xã



16 xã can thiệp

(Lai Châu: 8, Kon Tum: 8)

Phô n÷ 18-35 tuæi: 276

Phô n÷ mang thai: 273



16 xã đối chứng

(Lai Châu: 8, Kon Tum: 8) Phô n÷ 18-35 tuæi: 333

Phô n÷ mang thai: 272



T0 (tháng5/2006)




Tháng 6/2006 – tháng 6/2008:


  • Bổ sung đa vi chất hàng ngày cho phụ nữ mang thai

  • Bổ sung đa vi chất hàng tuần cho phụ nữ 18-35 tuổi

  • Các hoạt động dinh dưỡng và sức khỏe thông thường

Tháng 6/2006- tháng 6/2008:

  • Các hoạt động dinh dưỡng và sức khỏe thông thường

Giai ®o¹n 2


16 xã can thiệp

(Lai Châu: 8, Kon Tum: 8)

Phô n÷ 18-35 tuæi: 276

Phô n÷ mang thai: 273



16 xã đối chứng

(Lai Châu: 8, Kon Tum: 8) Phô n÷ 18-35 tuæi: 333

Phô n÷ mang thai: 272


T 24 (tháng 5 /2006)

Hình 2.1 Sơ đồ chọn mẫu và can thiệp

2.3.4 Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu

2.3.4.1 Điều tra ban đầu:

Điều tra ban đầu được tiến hành tại Lai Châu và Kon Tum vào tháng 5/ 2006 liên tục trong 20 ngày với số mẫu đã được thu thập.

Các chỉ tiêu thu thập bao gồm:

Phụ nữ mang tuổi sinh đẻ:



  • Tình trạng dinh dưỡng (các chỉ tiêu cân nặng, chiều cao và % mỡ cơ thể): 1538 đối tượng.

  • Tình trạng vi chất dinh dưỡng (các chỉ tiêu hemoglobin, ferritin, vitamin A và kẽm huyết thanh): 609 đối tượng.

  • Phỏng vấn về kinh tế xã hội và KAP về dinh dưỡng: 609 đối tượng.

Phụ nữ mang thai: số liệu của 545 phụ nữ mang thai bao gồm

  • Tình trạng dinh dưỡng (các chỉ tiêu cân nặng, chiều cao và % mỡ cơ thể).

  • Các chỉ số về vi chất dinh dưỡng (hemoglobin, ferritin, vitamin A, kẽm huyết thanh).

  • Phỏng vấn về kinh tế xã hội và KAP về dinh dưỡng

Các số liệu về hệ thống y tế, hệ thống triển khai các hoạt động dinh dưỡng, tình hình triển khai cụ thể các hoạt động dinh dưỡng của địa phương thông qua các báo cáo của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, sổ sách theo dõi tại các trung tâm sức khỏe sinh sản , trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã tham gia vào nghiên cứu.

Các phỏng vấn của các cán bộ chịu trách nhiệm ở các tuyến cũng được tiến hành :



  • 5 phỏng vấn cán bộ tuyến tỉnh.

  • 12 phỏng vấn cán bộ tuyến huyện

  • 96 phỏng vấn cán bộ tuyến xã.

Thảo luận nhóm với cán bộ y tế được tiến hành:

  • 2 thảo luận nhóm với cán bộ y tế phụ trách hoạt động dinh dưỡng tuyến tỉnh, huyện

  • 8 thảo luận nhóm với cán bộ y tế xã và cộng tác viên dinh dưỡng

Thảo luận nhóm với phụ nữ mang thai và phụ nữ 18-35 tuổi:

  • 8 cuộc thảo luận nhóm cho nhóm phụ nữ mang thai.

  • 8 cuộc thảo luận nhóm cho nhóm phụ nữ 18-35 tuổi.

Đội điều tra do nghiên cứu viên chịu trách nhiệm chính bao gồm các cán bộ của phòng chỉ đạo tuyến – Viện Dinh Dưỡng và các cán bộ của trung tâm sức khỏe sinh sản, trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lai Châu, Kon Tum và sự phối hợp tổ chức nghiên cứu của các trung tâm y tế huyện và xã.

Tập huấn cho điều tra viên được tiến hành tại Viện Dinh Dưỡng về các chỉ tiêu thu thập trong điều tra. Chuẩn hóa các kỹ thuật và kiểm định chất lượng điều tra viên được tiến hành trước khi triển khai với các kỹ thuật xác định tính chính xác và tính ổn định của điều tra viên.

Các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm do nghiên cứu sinh và 1 cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp tiến hành.

2.3.4.2 Can thiệp:

Các hoạt động can thiệp được tiến hành liên tục từ tháng 6/ 2006 đến tháng 6/ 2008 tại các nhóm như sau:


  • Nhóm xã đối chứng: triển khai các hoạt động PCSDDTE với các hoạt động theo qui định chung trên cả nước.

  • Nhóm xã can thiệp: bên cạnh việc triển khai các hoạt động chung trên toàn quốc, tiến hành bổ sung viên đa vi chất dinh dưỡng cho đối tượng:

  • Phụ nữ 18-35 tuổi: Bổ sung vi chất 1 viên/ tuần cho phụ nữ 18-35 tuổi trong cộng đồng trong 24 tháng

  • Phụ nữ mang thai: bổ sung vi chất dinh dưỡng 1 viên/ ngày trong quá trình mang thai, tiến hành liên tục ở cộng đồng trong 24 tháng.

Qui trình cấp phát thuốc: Viện Dinh dưỡng chuyển viên đa vi chất dinh dưỡng tới Trung tâm Sức khỏe sinh sản của tỉnh trước khi được phân phối về các Trung tâm Y tế dự phòng huyện và trạm y tế xã. Trạm Y tế xã sẽ phát viên đa vi chất cho các đối tượng thông qua mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng. Đối với tỉnh Kon Tum thì trung tâm Sức khỏe sinh sản tỉnh sẽ nhận đa vi chất dinh dưỡng tại Viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên theo qui định về quản lý thuốc và vật tư của Chương trình mục tiêu quốc gia. Qui trình nhập xuất và cấp phát thuốc từ tuyến tỉnh trở xuống tương tự như với tỉnh Lai Châu.

Cấp thuốc từ Viện Dinh dưỡng đến các viện khu vực và các tỉnh theo cơ số thuốc hàng năm, các tỉnh chuyển thuốc đến các huyện 6 tháng/ lần. Các Trung tâm y tế huyện phát thuốc cho các xã 3 tháng/ lần (trong các cuộc họp giao ban định kỳ của các xã tại trung tâm y tế huyện).

Đơn vị phụ trách thực hiện: trạm y tế và mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng, cộng tác viên dinh dưỡng (y tế thôn bản) tại địa bàn là người chịu trách nhiệm phát viên đa vi chất dinh dưỡng cho đối tượng theo qui định sau:


  • Đối với phụ nữ mang thai: liều dùng 1 viên/ ngày, cộng tác viên phát thuốc hàng tháng cho đối tượng, phát thuốc từ khi phát hiện có thai cho đến khi sinh con.

  • Đối với phụ nữ 18-35 tuổi: liều dùng 1 viên/ tuần. Cộng tác viên phát cho đối tượng 3 tháng/ lần. Liên tục trong thời gian can thiệp.

Qui trình cấp phát quản lý viên đa vi chất dinh dưỡng và các tư vấn sử dụng viên đa vi chất dinh dưỡng được tập huấn trước khi triển khai cho các y tế thôn bản/ cộng tác viên dinh dưỡng và tập huấn lại hàng năm thông qua các tập huấn định kỳ của hoạt động dinh dưỡng tại địa phương.

2.3.4.3 Theo dõi và giám sát:

Cộng tác viên dinh dưỡng sử dụng sổ theo dõi uống thuốc để theo dõi việc uống thuốc của các đối tượng trong thôn bản do mình quản lý. Các thông tin về cấp phát thuốc và theo dõi uống, tác dụng phụ được ghi lại trong sổ và báo cáo đến các chuyên trách dinh dưỡng xã trong các cuộc họp giao ban trạm y tế hàng tháng (xin xem mẫu sổ theo dõi uống thuốc tại phần phụ lục).

Định kỳ 3 tháng/ lần các trạm y tễ xã lập báo cáo gửi Trung tâm y tế huyện và 6 tháng/ lần có báo cáo về trung tâm sức khỏe sinh sản tỉnh và Viện dinh dưỡng.

Trạm y tễ xã triển khai việc giám sát hoạt động cấp phát thuốc của các cộng tác viên dựa trên các kiểm tra hàng tháng và lồng ghép vào các hoạt động thăm khám tại thôn bản. Sổ theo dõi cấp phát thuốc sẽ được sử dụng để đối chiếu và phỏng vấn đối tượng để kiểm tra.

Trung tâm y tế huyện và trung tâm Sức khỏe sinh sản hai tỉnh cũng tiến hành định kỳ việc theo dõi tiến trình triển khai. Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng của tỉnh và cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện chịu trách nhiệm theo dõi, tập hợp báo cáo và giám sát, điều phối hoạt động tại địa phương mình phụ trách.

Nghiên cứu sinh tiến hành giám sát kiểm tra và thu thập các số liệu về quá trình triển khai định kỳ ít nhất 3 tháng/ lần tại các tỉnh, các huyện và đi kiểm tra tại các xã. Việc kiểm tra thu thập các số liệu này được tiến hành liên tục từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nghiên cứu.

2.3.4.4 Thành phần viên đa vi chất dinh dưỡng: Viên đa vi chất dinh dưỡng được dùng trong nghiên cứu này được UNICEF nhập khẩu do hãng Glaxo Smith Kline sản xuất và cung cấp cho Việt Nam và các nước đang phát triển trong nhiều năm và công thức thành phần được sản xuất theo khuyến nghị của WHO/ INACG. Viên đa vi chất này được Bộ Y tế (cục quản lý Dược ) cho phép nhập khẩu và sử dụng trong hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.



Bảng 2.2: Thành phần của viên đa vi chất dinh dưỡng

Tên vi chất

Hàm lượng trong 1 viên đa vi chất

Nhu cầu khuyến nghị của phụ nữ trưởng thành

Nhu cầu khuyến nghị của phụ nữ mang thai

Retinol (Vitamin A)

800 RE

500 RE

800 RE

Vitamin E

10 mg

12 mg

12 mg

Vitamin D

200 IU

5 mcg (200 IU)

5 mcg (200 IU)

Vitamin B1

1,4 mg

1,1 mg

1,4 mg

Vitamin B2

1,4 mg

1,1 mg

1,4 mg

Niacin

18 mg

14 mg

18 mg

Vitamin B6

1,9 mg

1,3 mcg

1,9 mcg

Vitamin B12

2,6 micro g

2,4 mcg

2,6 mcg

Folic Acid

400 micro g

400 mcg

600 mcg

Vitamin C

70 mg

70 mg

80 mg

Iron

30 mg (ferrous sulphate)

58,8 mg

+ 30 mg

Zinc

15 mg (zinc sulphate)

9,8 mg

11-20 mg

Copper

2 mg

1,5-3,0 mcg

1,5-3,0 mcg

Selenium

65 mcg

26 mcg

26 -30 mcg

Iodine

150 micro g

150 mcg

200 mcg

Trong thời gian nghiên cứu không có các hoạt động bổ sung viên sắt/ viên đa vi chất nào khác và không có các can thiệp sức khỏe nào tăng cường thêm liên quan đến dinh dưỡng ngoài các hoạt động dinh dưỡng chung tại địa bản nghiên cứu.

2.3.4.5 Điều tra đánh giá sau can thiệp:

Điều tra đánh giá sau can thiệp được tiến hành vào tháng 5/ 2008 (24 tháng sau can thiệp và cùng với thời điểm tháng 5 của điều tra ban đầu). Thời gian điều tra cũng được tiến hành liên tục trong 20 ngày tại hai tỉnh Lai Châu và Kon Tum.

Phương pháp chọn mẫu tương tự như điều tra ban đầu. Các chỉ tiêu được thu thập và phương pháp thu thập số liệu ở điều tra ban đầu và và điều tra đánh giá sau can thiệp là giống nhau ở tất cả các địa bàn nghiên cứu.



Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương