BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng trưƠng hồng sơn hiệu quả can thiệp cộng đỒng bằng bổ sung sớM


Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành dinh dưỡng của phụ nữ 18-35 tuổi



tải về 1.24 Mb.
trang14/15
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.24 Mb.
#27556
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

4.1.1 Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành dinh dưỡng của phụ nữ 18-35 tuổi:

Có 1538 phụ nữ tuổi 18-35 của 2 tỉnh Lai Châu và Kon Tum tham gia vào điều tra ban đầu của dự án với các chỉ tiêu về nhân trắc bao gồm cân nặng, chiều cao và đo phần trăm mỡ cơ thể với tuổi trung bình của các đối tượng là 26,4 tuổi và không khác biệt giữa 2 tỉnh về tuổi của đối tượng.

Kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn của phụ nữ độ tuổi 18-35 trong nghiên cứu này là 11,7%, trong đó tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ Lai Châu là 9,2% và ở Kon Tum là 14,7%.

So sánh với kết quả của điều tra thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở người Việt nam do Viện Dinh Dưỡng tiến hành năm 2006 có thể thấy tỷ lệ này trong là thấp hơn rất nhiều. ở cuộc điều tra đó, tình trạng dinh dưỡng của các nhóm đối tượng được phân tích theo vùng sinh thái và kết quả cho thấy có đến 25,1% phụ nữ độ tuổi 25-35 có chỉ số BMI thấp.

Phân tích thêm về các chỉ số nhân trắc trong nghiên cứu này và so sánh với số liệu của điều tra toàn quốc trên, chúng tôi nhân thấy kết quả tỷ lệ phụ nữ có BMI thấp trong nghiên cứu này đã không phản ánh thực sự vấn đề về dinh dưỡng tại vùng điều tra. Lý do của tỷ lệ này thấp không phải do tình trạng dinh dưỡng phụ nữ vùng nghiên cứu tốt hơn mà là do chiều cao của phụ nữ ở vùng nghiên cứu thấp hơn rõ rệt so với chiều cao của phụ nữ toàn quốc, vì vậy dẫn đến tỷ lệ CED bị kéo xuống thấp.

Xem xét chi tiết về kết quả của nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy trung bình cân nặng của phụ nữ 18-35 tuổi là 46,8kg và chiều cao là 149,8 cm trong đó cân nặng và chiều cao phụ nữ ở Lai Châu là 48,4kg và 151,3cm, ở Kon Tum là 44,8kg và 148,1cm. So với kết quả của điều tra toàn quốc nêu trên chúng tôi nhận thấy trung bình về cân nặng toàn quốc là 46,3kg và chiều cao 158,2cm. và điểm dễ nhận thấy là chỉ số chiều cao của phụ nữ vùng nghiên cứu ở mức thấp hơn nhiều. Chiều cao của phụ nữ thấp là hậu quả của nghèo đói, suy dinh dưỡng trong một giai đoạn dài và có cả vai trò của yếu tố di truyền và chủng tộc.

Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ có cân nặng dưới 45 kg là 38,4 kg, tỷ lệ phụ nữ có chiều cao dưới 145cm lên đến 18,4 % và hai chỉ số này là gợi ý cho các yếu tố nguy cơ về tình trạng dinh dưỡng trẻ sơ sinh và các tai biến về sản khoa. Số liệu cũng cho thấy tình trạng dinh dưỡng của Kon Tum là rất nghiêm trọng khi các kết quả cho thấy cân nặng trung bình của phụ nữ 18-35 tuổi của Kon Tum chỉ là 44,8kg, chiều cao trung bình là 148,1cm. có đến hơn ½ số phụ nữ có cân nặng dưới 45kg và 26,9% phụ nữ có chiều cao dưới 145cm.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ 18-35 tuổi tỉnh Kon Tum là kém hơn so với tỉnh Lai Châu và nó cũng tương tự như kết quả của điều tra dinh dưỡng toàn quốc. Ở cuộc điều tra đó kết quả cho thấy cân nặng và chiều cao trung bình của tây bắc là 46,8kg và 157,2cm, còn ở tây nguyên là 45,5kg và 156,0cm.

Tiếp tục so sánh với số liệu của vùng Tây Bắc và Tây Nguyên về chỉ tiêu cân nặng và chiều cao 1. , chúng tôi nhận thấy kết quả của nghiên cứu này cũng thấp hơn, và lý do có thể là do vùng nghiên cứu của chúng tôi thuộc 2 tỉnh khó khăn nhất của vùng tây bắc và tây nguyên và là những xã vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống và sinh hoạt còn khó khăn và chủ yếu là đồng bào người dân tộc thiểu số.

Cho đến thời điểm hiện nay, Kon Tum là tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao nhất ở Việt nam và kết quả này cho thấy bên cạnh vấn đề dinh dưỡng trẻ em thì tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Kon Tum đang ở mức rất trầm trọng.

Với mục tiêu mô tả về tình trạng vi chất dinh dưỡng ở nhóm phụ nữ 18-35 tuổi, số liệu của 609 phụ nữ đã được thu thập mẫu máu và phân tích các chỉ số về thiếu máu và thiếu các vi chất dinh dưỡng quan trọng là sắt, kẽm và vitamin A

Tỷ lệ thiếu máu chung của phụ nữ 18-35 tuổi trong nghiên cứu này là 35,6%, trong đó tỉnh Lai Châu là 38,6% và Kon Tum là 31,8%. Kết quả này là cao hơn so với các kết quả gần đây của điều tra thiếu máu ở Việt Nam do Viện Dinh Dưỡng tiến hành năm 2008 với tỷ lệ thiếu máu của vùng tây bắc là 31,9%, vùng tây nguyên là 24,2% và toàn quốc là 28,8%. Tuy nhiên một nhận định chung được rút ra từ kết quả của nghiên cứu này cũng tương tự như điều tra thiếu máu toàn quốc là cả hai vùng đều nằm trong ngưỡng phân loại thiếu máu ở mức trung bình theo ngưỡng phân loại của tổ chức y tế thế giới (thiếu máu ở cộng đồng từ 20 đến dưới 40%). Kết quả của một điều tra đánh giá về tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng tại 6 tỉnh miền núi phía bắc, miền trung và tây nguyên do tác giả Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự tiến hành năm 2009 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở Kon Tum là 22,5% và Lao Cai (địa bàn giáp ranh với Lai Châu) là 25,7%. Kết hợp các số liệu của điều tra thiếu máu toàn quốc, điều tra vi chất dinh dưỡng năm 2009 của Viện Dinh Dưỡng và kết quả của cuộc nghiên cứu này có thể thấy phụ nữ tuổi 18-35 cả hai vùng tây bắc và tây nguyên đang thiếu máu ở mức YNSKCĐ ở mức trung bình và các số liệu đều cho thấy vùng tây bắc có tỷ lệ thiếu máu ở nhóm phụ nữ 18-35 tuổi cao hơn so với vùng tây nguyên.

Tỷ lệ ferritin huyết thanh thấp của nhóm phụ nữ 18-35 tuổi ở mức 23,8% ( Lai Châu 20,2% và Kon Tum là 28,5%), xấp xỉ với số liệu của tổ chức y tế thế giới công bố về tình trạng thiếu sắt ở Việt Nam 2003 là 24,3%. Hàm lượng Ferritin trung bình của hai tỉnh lần lượt là 31,4 và 30,8 μg/l và chung cho cả 2 tỉnh là 31,2 μg/l. So sánh với kết quả của điều tra vi chất dinh dưỡng tại 6 tỉnh năm 2009 chúng tôi nhận thấy kết quả của nghiên cứu này là cao hơn về hàm lượng ferritin (31,2 μg/l so với điều tra 6 tỉnh là 28,8 μg/l), tỷ lệ thiếu sắt là thấp hơn (23,8% so với điều tra tại 6 tỉnh là 27,8%) và điều này cho thấy sắt dự trữ của phụ nữ 18-35 tuổi tại vùng nghiên cứu là khá hơn, và cơ hội cho việc cải thiện tình trạng thiếu máu là có cơ sở nếu nhóm đối tượng này được bổ sung các vitamin và khoáng chất có vai trò tăng cường sử dụng ferritin dự trữ (như vitamin C, vitamin A, vitamin B2). Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy vấn đề sắt dự trữ thấp cũng nghiêm trọng hơn ở tỉnh Kon Tum so với tỉnh Lai Châu cả về chỉ số tỷ lệ dự trữ sắt thấp và hàm lượng ferritin huyết thanh.

Tỷ lệ thiếu máu thiếu máu thiếu sắt (kết hợp cả 2) của phụ nữ 18-35 tuổi tỉnh Lai Châu là 15,5%, Kon Tum là 18,7% và chung là 16,9%. Kết quả phân tích cũng cho thấy 47,5 % đối tượng 18-35 tuổi bị thiếu máu có thiếu sắt so với kết quả của điều tra vi chất tại 6 tỉnh đưa ra số liệu tương tự là 46,9%

Hàm lượng Retinol huyết thanh của phụ nữ từ 18-35 tuổi là 10,7 (μmol/l), trong đó Lai Châu là 10,8 (μmol/l) và Kon Tum là 10,5 (μmol/l). Tỷ lệ Vitamin A huyết thanh của phụ nữ 18- 35 tuổi trong vùng nghiên cứu là 23,6%, trong đó tỉnh Lai Châu là 24,3% và Kon Tum là 22,8%. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy hàm lượng retinol huyết thanh và tỷ lệ thiếu Vitamin A của phụ nữ 18-35 tuổi là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 tỉnh. Cho đến nay chúng ta chưa có nhiều số liệu về hàm lượng và tỷ lệ thiếu vitamin A ở nhóm phụ nữ không có thai từ 18-35 tuổi tuy nhiên có một điểm đáng lưu ý là kết quả của nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ thiếu Vitamin A trong nhóm tuổi này của cả 2 vùng nghiên cứu đang ở mức nặng theo theo ngưỡng xác định ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của WHO (>= 20%).

Tỷ lệ thiếu kẽm của phụ nữ 18-35 tuổi trong nghiên cứu này ở mức 49,6% trong đó ỏ tỉnh Lai Châu là 42,7% và tỉnh Kon Tum là 58,4%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 tỉnh về tỷ lệ thiếu kẽm huyết thanh. Trung bình hàm lượng kẽm huyết thanh là 10,7 μmol/l, trong đó ở tỉnh Lai Châu là 10,8 μmol/l và Kon Tum là 10,5μmol/l, gần tương tự với kết quả của điều tra 6 tỉnh vùng tây bắc, miền trung và tây nguyên về vi chất dinh dưỡng năm 2009 cho thấy hàm lượng kẽm huyết thanh dao động trong khoảng từ 8,3 -11,3 μmol/l. Tỷ lệ thiếu kẽm của Lai Châu và Kon Tum cũng cho thấy vùng nghiên cứu đều ở mức thiếu nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng và cần có những giải pháp can thiệp.

Như vậy kết quả của nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi phụ nữ từ 18-35 tuổi tồn tại vấn đề về thiếu máu và tồn tại thiếu nhiều loại vi chất, cụ thể là thiếu sắt, thiếu vitamin A và thiếu kẽm ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của phụ nữ 18-35 tuổi tại Lai Châu và Kon Tum còn nhiều thiếu hụt thể hiện bằng các chỉ số về hiểu biết và thực hành liên quan đến dinh dưỡng. Có đến gần ½ số phụ nữ mang thai không thấy cần thiết đi khám thai trong 3 tháng đầu, ở các 3 tháng tiếp theo tỷ lệ này cũng không có sự thay đổi. Địa hình khó khăn và công tác tuyên truyền giáo dục về vai trò quan trọng của khám thai sớm và khám thai đầy đủ đã chưa được chú ý tuyên truyền một cách trong những năm qua là những nguyên nhân khách quan và chủ quan của tình trạng này.

Tỷ lệ phụ nữ 18-35 tuổi hiểu biết về cần uống viên sắt hoặc đa vi chất khi có thai còn thấp, chỉ 29,8% phụ nữ biết cần uống viên sắt và 14,9% biết cần uống bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai.

Những kiến thức sai lầm về ăn kiêng không đúng khi mang thai cũng còn tồn tại ở 29,8% phụ nữ và vấn đề tăng khẩu phần ăn khi mang thai chưa được phụ nữ 18-35 tuổi hiểu một cách đầy đủ khi chỉ có 1/3 số phụ nữ hiểu là cần ăn tăng lên trong quá trình mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và cho thai nhi.



4.1.2 Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thực hành dinh dưỡng của phụ nữ mang thai.

Kết quả được thu thập từ 545 phụ nữ mang thai của 2 tỉnh Lai Châu và Kon Tum cho thấy tình trạng dinh dưỡng cũng có những sự tương dồng với kết quả của tình trạng dinh dưỡng phụ nữ 18-35 tuổi. Các chỉ số cân nặng, chiều cao đều thấp và tình trạng dinh dưỡng của phụ nũ mang thai Kon Tum cũng kém hơn so với phụ nữ mang thai ở Lai Châu.

Tình trạng vi chất dinh dưỡng của phụ nữ mang thai vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm trong đó tỷ lệ thiếu máu là 36,9%, trong đó tỷ lệ thiếu máu của Lai Châu là 38,1 % và Kon Tum là 35,5%, sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ mang thai giữa 2 tỉnh là không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai cao hơn một chút so với kết quả của nhóm phụ nữ 18-35 tuổi. Kết quả của nghiên cứu thấp hơn so với kết quả của điều tra thiếu máu năm 2008 đối với vùng tây bắc được công bố là 56,7%, nhưng xấp xỉ với kết quả của điều tra 6 tỉnh năm 2009 của Viện Dinh Dưỡng là 34%. So sánh với kết quả của điều tra này thì kết quả của nghiên cứu của chúng tôi tại tỉnh Kon Tum cũng không khác biệt (35,5 và 40%).

Nồng độ Hemoglobin huyết thanh của phụ nữ mang thai trong nghiên cứu này là 112,8 g/l, thấp hơn so với nồng độ hemoglobin của nhóm phụ nữ 18-35 tuổi, lý do có thể nồng độ hemoglobin thường giảm trong suốt ba tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ do tăng thể tích máu. Trong thời gian mang thai, có hiện tượng tăng cả khối lượng hồng cầu và thể tích huyết tương để đạt được nhu cầu của việc phát triển tử cung và thai nhi. Tuy vậy, thể tích huyết tương tăng lên nhiều hơn tăng khối hồng cầu dẫn tới việc giảm nồng độ haemoglobin trong máu, mặc dù đã có sự tăng tổng số lượng hồng cầu [36]

Dự trữ sắt được đánh giá với 2 chỉ số là ferritin huyết thanh và tỷ lệ ferritin huyết thanh thấp. kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ferritin trong huyết thanh thấp của phụ nữ mang thai trong nghiên cứu này là 35,8% (25,6% tại Lai Châu và 44,4% tại Kon Tum) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,001 (X2 test). Trung bình hàm lượng ferritin huyết thanh của Lai Châu là 30,9 μg/l và ở Kon Tum là 30,2 μg/l, chung cho cả 2 tỉnh là 30,6 μg/l, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001 (T test). Kết quả tỷ lệ ferritin huyết thanh thấp trong nghiên cứu này là cao hơn so với điều tra vi chất dinh dưỡng tại 6 tỉnh năm 2009 của Viện Dinh Dưỡng (53,2%) và trung bình hàm lượng ferritin huyết thanh trong nghiên cứu này cao hơn so với điều tra năm 2009 (28,8 μg/l) cho thấy với dự trữ sắt của vùng nghiên cứu là cao hơn.

Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tỉnh Lai Châu là 19%, Kon Tum là 27,5% và chung của 2 tỉnh là 22,9%. Tỷ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu bị thiếu sắt là 62,2% thấp hơn so với số liệu của điều tra vi chất dinh dưỡng tại 6 tỉnh năm 2009 do Viện Dinh Dưỡng tiến hành là 71,8%.

Thiếu sắt thường là do hậu quả của chế độ ăn uống không đủ chất sắt, do cơ thể tăng nhu cầu sử dụng chất sắt như trong lúc mang thai hay cho con bú... Các điều tra trên diện rộng đã chứng minh rằng sắt được hấp thụ ít và do chế độ ăn thiếu, đặc biệt là những thực phẩm tiêu thụ ở các vùng nghèo. Chế độ ăn uống có chứa nhiều hạt ngũ cốc và rau đậu chỉ chứa sắt không heme là loại sắt kém hấp thu. [61], 19.

Bên cạnh đó, nhu cầu sắt tăng cao nhất ở nhóm phụ nữ có thai, tiếp đến là phụ nữ tuổi sinh đẻ, nhưng trên thực tế khẩu phần ăn của nhóm đối tượng này qua các điều tra khẩu phần trên thế giới và ở Việt nam cho thấy là không cao hơn so với nhóm đối tượng và còn ngưỡng rất thấp so với nhu cầu, do vậy tỷ lệ thiếu máu của nhóm đối tượng này hiện là cao nhất, từ lâu đã trở thành vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng [121]. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nhu cầu về sắt tăng lên, đặc biệt là ở nửa sau của thai kỳ. Tổng số sắt cần có vào khoảng 1.0 g để bao gồm cả hai nhu cầu bà mẹ và bào thai trong suốt thời kỳ mang thai và sinh con. Thật khó có thể thu được lượng sắt này từ khẩu phần ăn bình thường.

Hàm lượng Retinol huyết thanh của phụ nữ mang thai là 0,78 μmol/l, trong đó Lai Châu là 0,79 μmol/l và Kon Tum là 0,78 μmol/l. Tỷ lệ Vitamin A huyết thanh của phụ nữ 18- 35 tuổi trong vùng nghiên cứu là 18,5%, trong đó tỉnh Lai Châu là 17,0% và Kon Tum là 20,3%. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy hàm lượng retinol huyết thanh và tỷ lệ thiếu Vitamin A của phụ nữ 18-35 tuổi là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 tỉnh.

Tỷ lệ thiếu Vitamin A tồn tại có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng chủ yếu nguyên nhân do thiếu vitamin A trong khẩu phần. Vitamin A trong thực phẩm gồm retinol (thường thấy trong thức ăn nguồn gốc động vật), hầu hết ở dạng retinil ester, ngoài ra chúng được tạo thành từ các sản phẩm carotenoid nguồn thực vật. Ở các vùng nghèo, nguyên nhân chù yếu của VAD là do tiêu thụ ít thực phẩm nguồn gốc động vật, là những thực phẩm giàu retinol dễ hấp thu. [61].

Vitamin A có nhiều trong các thức ăn nguồn gốc động vật, đặc biệt trong gan và các sản phẩm từ sữa (sữa nguyên kem, pho mát, và bơ), cũng như trong các loại cá như cá trích, cá ngừ, cá mòi. Dầu gan cá (ví dụ dầu gan cá tuyết) cũng rất giầu vitamin A. Beta−carotene là một tiền chất chính của vitamin A ở thực vật nhưng khả năng hấp thu của nó kém xa dạng retinol. Các quần dân cư có tỷ lệ thiếu vitamin A ở mức cao nhất tiêu thụ ít thực phẩm động vật và các loại hoa quả nhiều beta−carotene. Bên cạnh đó vì vitamin A là vitamin tan trong dầu nên quá trình hấp thu được tăng lên khi có những yếu tố làm tăng hấp thu chất béo và ngược lại [35]. Vùng nghiên cứu này là vùng nghèo, vì vậy chế độ ăn với hàm lượng vitamin A thấp và ít chất béo có thể là một trong những nguyên nhân góp phần làm tỷ lệ thiếu vitamin A tồn tại ở mức cao.

Tỷ lệ thiếu kẽm của phụ nữ mang thai trong nghiên cứu này ở mức 84,6 % trong đó ỏ tỉnh Lai Châu là 81,3% và tỉnh Kon Tum là 88,4%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 tỉnh về tỷ lệ thiếu kẽm huyết thanh (p<0,001, Fisher Exact test). Trung bình hàm lượng kẽm huyết thanh là 9,9 μmol/l, trong đó ở tỉnh Lai Châu là 10,0 μmol/l và Kon Tum là 9,7μmol/l, kết quả này cao hơn so trung bình nồng độ kẽm huyết thanh của điều tra 6 tỉnh vùng tây bắc, miền trung và tây nguyên về vi chất dinh dưỡng năm 2009 cho thấy hàm lượng kẽm huyết thanh của phụ nữ mang thai là 7,2 μmol/l. Tỷ lệ thiếu kẽm của Lai Châu và Kon Tum cũng cho thấy vùng nghiên cứu đều ở mức thiếu nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Tỷ lệ thiếu kẽm ước tính trên toàn cầu là 31%, trong khoảng từ 4% đến 73% , nhiều nghiên cứu về vi chất ở Việt nam đều cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm luôn ở mức rất cao, lý do chủ yếu là thực phẩm chủ yếu từ nguồn gốc thực vật có hàm lượng kẽm thấp. Kẽm rất sẵn có trong các loại thịt đỏ, đồ biển và đặc biệt trong hàu và các loại ngũ cốc chưa xay xát. [84]. Cũng giống như rất nhiều các vi chất khác, kẽm chủ yếu phát hiện trong mầm và cám của ngũ cốc; khi xay xát hay đánh bóng các loại hạt và ngũ cốc như gạo đều dẫn tới làm mất chất dinh dưỡng trong đó có kẽm. Ở các vùng nghiên cứu, do điều kiện kinh tế khó khăn nên việc sử dụng các thực phẩm có hàm lượng kẽm cao là rất hạn chế và đó là lý do chính của tỷ lệ thiếu kẽm cao ở cộng đồng.

Như vậy kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy ở nhóm phụ nữ mang thai có vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng ở tất cả các vi chất quan trọng như sắt, kẽm, vitamin A. lý do chủ yếu là do trong thời kỳ có thai nhu cầu dinh dưỡng tăng vì cần phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai đặc biệt trong 3 tháng cuối vì thai lớn nhanh trong thời kỳ này. Thông thường trong những tháng này cho dù tăng dinh dưỡng người mẹ cũng không thể thu thập đủ chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa. Vì vậy khả năng xuất hiện thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ phụ thuộc nhiều vào kho dự trữ của mẹ trước khi có thai và kho dự trữ ở rau thai trong những tháng đầu của thời kỳ có thai.

Kiến thức và thực hành về dinh dưỡng của phụ nữ mang thai cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Thời gian lần đầu đi khám thai của phụ nữ mang thai trong vùng nghiên cứu trung bình là 3 tháng. Tỷ lệ hiểu biết về việc cần uống viên sắt là khoảng 1/3. Tuy nhiên thực tế tỷ lệ uống viên sắt chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp là 6,3%. Lý do đưa ra là trạm y tế xã không có viên sắt để cấp và cũng không có để bán, Viên sắt chỉ được cấp trong các chiến dịch như ngày vi chất dinh dưỡng hoặc các chiến dịch khám sản phụ khoa và vì thế việc uống viên sắt luôn bị gián đoạn và không thành nề nếp, đồng thời tỷ lệ phụ nữ mang thai được uống viên sắt/ acid folic chỉ ở mức rất thấp.

Các kiến thức và thực hành khác liên quan đến dinh dưỡng như chế độ ăn của phụ nữ mang thai, vấn đề ăn kiêng sai lầm, nghỉ ngơi trong quá trình mang thai….cũng tương tự như ở nhóm phụ nữ 18-35 tuổi. Hiểu biết và thực hành dinh dưỡng còn hạn chế đã đặt ra các vấn đề cần bổ sung các hoạt động truyền thông dinh dưỡng cụ thể tập trung vào chủ đề chăm sóc phụ nữ mang thai.



4.1.3 Tình trạng thiếu kết hợp các vi chất ở phụ nữ tuổi 18-35, phụ nữ mang thai và mối liên quan giữa các vi chất dinh dưỡng.

Kết quả biểu đồ 3.3 và 3.4 cho thấy thiếu vi chất dinh dưỡng là rất phổ biến ở cả 2 nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai. ½ số phụ nữ tuổi 18-35 bị thiếu ít nhất 1 loại vi chất dinh dưỡng và gần 85% phụ nữ mang thai cũng bị thiếu ít nhất 1 vi chất dinh dưỡng.

Một kết quả đáng lưu ý là tỷ lệ thiếu một loại vi chất dinh dưỡng (trong nhóm sắt, kẽm, vitamin A) ở phụ nữ 18-35 tuổi và phụ nữ mang thai lần lượt ở mức 19,5% và 46,5%, trong khi đó tỷ lệ thiếu kết hợp từ 2-3 vi chất ở 2 nhóm đối tượng này lần lượt là 30,9% và 38,3%. Như vậy tình trạng thiếu kết hợp nhiều vi chất dinh dưỡng là khá phổ biến ở cả ở phụ nữ 18-35 tuổi và phụ nữ mang thai, điều này là cơ sở để gợi ý về việc bổ sung đa vi chất dinh dưỡng là giải pháp hợp lý và cần thiết ở cả hai nhóm đối tượng này chứ không phải là bổ sung một vi chất đơn lẻ.

Kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra trong nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng thiếu máu và hàm lượng ferritin huyết thanh, điều đó khẳng định thiếu sắt là một trong những nguyên nhân chính của thiếu máu. Kết quả của đánh giá thiếu sắt ở những phụ nữ 18-35 tuổi và phụ nữ mang thai bị thiếu máu cũng đã cho thấy 47,5-62,2 % bị thiếu sắt. Kết quả của các điều tra được tổng kết cũng cho thấy 50% các trường hợp thiếu máu thường là do thiếu sắt [75], nhưng tỷ lệ có thể rất khác nhau giữa các cộng đồng và những vùng khác nhau tùy theo tình trạng riêng của từng địa phương. Các nhân tố nguy cơ chính của thiếu máu do thiếu sắt bao gồm cả tiêu thụ thấp sắt trong khẩu phần, hấp thụ sắt kém từ chế độ ăn nhiều các hợp chất phytate hoặc phenolic, và khi vào các giai đoạn của cuộc đời khi nhu cầu sắt tăng cao như giai đoạn mang thai.

Nhu cầu sắt cao nhất ở nhóm phụ nữ có thai, tiếp đến là phụ nữ tuổi sinh đẻ, nhưng trên thực tế khẩu phần ăn của nhóm đối tượng này qua các điều tra khẩu phần trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy là không cao hơn so với nhóm đối tượng và còn ngưỡng rất thấp so với nhu cầu, do vậy tỷ lệ thiếu máu của nhóm đối tượng này hiện là cao nhất, từ lâu đã trở thành vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng [121]. Tổng số sắt cần có vào khoảng 1.0 g để bao gồm cả hai nhu cầu bà mẹ và bào thai trong suốt thời kỳ mang thai và sinh con. Thật khó có thể thu được lượng sắt này từ khẩu phần ăn bình thường. Người ta ước tính cần khoảng 30 mg/ngày của sắt cơ bản cần có trong khẩu phần ăn để cung cấp 4 mg/ngày cho việc hấp thu. RDA cho sắt thay đổi từ 10 tới 15 mg/ngày cho nhóm khác nhau, ngoại trừ khi đang mang thai là 30mg/ngày [119]. Bên cạnh đó hàm lượng hemoglobin cũng có mối liên quan đến hàm lượng kẽm huyết thanh và hàm lượng vitamin A huyết thanh cho thấy có thể có mối liên quan giữa các vi chất này với tình trạng thiếu máu tại vùng nghiên cứu. Thiếu vitamin A làm giảm hấp thu sắt ở ruột non, giảm khả năng huy động sắt dự trữ và giảm khả năng tạo hồng cầu và tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng. Thiếu kết hợp các vi chất dinh dưỡng vitamin A, kẽm và sắt cũng khá phổ biến và cao hơn ở nhóm phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu đã chứng minh bà mẹ mang thai thường thiếu nhiều loại vi chất dinh dưỡng do bữa ăn thành phần chính là gạo, thức ăn nguồn gốc động vật còn thấp, nguồn cung cấp của nhiều vi chất dinh dưỡng đều hạn chế do vậy dễ bị thiếu cùng lức nhiều loại vi chất dinh dưỡng và vì vậy việc bổ sung chỉ một loại vi chất có thể sẽ không đủ cho cải thiện sự phát triển của cơ thể mẹ và đặc biệt là cho sự phát triển của thai nhi [48].

Tương quan giữa thiếu máu với nồng độ vi chất dinh dưỡng bao gồm nồng độ ferritin, kẽm cũng đã được ghi nhận trong các nghiên cứu về thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng, bao gồm cả ở nhóm đối tượng phụ nữ mang thai và phụ nữ 18-35 tuổi: nồng độ hemoglobin tương quan với ferritin trong khi ferritin tương quan chặt chẽ, ý nghĩa với kẽm huyết thanh và vitamin A huyết thanh.



4.2 HIỆU QUẢ CỦA BỔ SUNG VIÊN ĐA VI CHẤT LÊN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG PHỤ NỮ 18-35 VÀ PHỤ NỮ MANG THAI

4.2.1 Hiệu quả của bổ sung viên đa vi chất dinh dưỡng lên tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ 18-35 tuổi:

Kết quả của nghiên cứu tại nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ 18-35 tuổi cho thấy bổ sung đa vi chất hàng tuần trong thời gian 2 năm không cho thấy sự khác biệt về các chỉ số nhân trắc giữa 2 lô can thiệp và đối chứng. Các chỉ số nhân trắc được theo dõi là cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể, trung bình phần trăm mỡ cơ thể.

Tại điều tra trước can thiệp, cân nặng trung bình của nhóm can thiệp là 46,0kg và của nhóm đối chứng là 47,8kg. tại điều tra sau can thiệp chỉ số trung bình cân nặng của hai nhóm lần lượt là 46,2 và 47,6 kg. Nhóm can thiệp tăng 0,2kg và nhóm đối chứng giảm 0,2kg cân nặng trung bình, tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05, T test).

Tại điều tra trước can thiệp, chiều cao trung bình của cả hai nhóm can thiệp và đối chứng là 150cm. Tại điều tra sau can thiệp chỉ số trung bình chiều cao của hai nhóm lần lượt là 150,3 và 150,2cm. Sự khác biệt của điều tra trước can thiệp, sau can thiệp và thay đổi giữa trước và sau can thiệp là không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05, T test).

Trung bình chỉ số khối cơ thể (BMI) của nhóm can thiệp trước và sau can thiệp là 20,4 và 20,5 kg/m2, của nhóm chứng trước và sau can thiệp là 21,2 và 21,1 kg/ m2. Khác nhau giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng ở cả 2 thời điểm có ý nghĩa thống kê (p<0,001, T test) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh sự chênh lệch trước và sau can thiệp (p>0,05, T test).

Như vậy bổ sung đa vi chất ở cộng đồng đã chưa thấy sự thay đổi lên các chỉ tiêu về nhân trắc ở nhóm phụ nữ 18-35 tuổi trong nghiên cứu này. Kết quả này cũng tương tự như những kết luận tổng quan về hiệu quả bổ sung đa vi chất hay viên sắt lên tình trạng dinh dưỡng của các nhóm đối tượng là người trưởng thành đã được ghi nhận[18].

Về hiệu quả trên các chỉ tiêu sinh hóa, một số kết quả đã được ghi nhận như sau: Trung bình nồng độ hemoglobin của nhóm can thiệp không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê, ở nhóm can thiệp trung bình trước can thiệp là 125g/ l và sau can thiệp là 124,6g/ l, ở nhóm đối chứng các kết quả của hemoglobin trước và sau can thiệp lần lượt là 122,9 và 123,3g/l. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm ở thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp và không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về sự chênh lệch trước và sau can thiệp.

Không thấy sự tăng lên của nồng độ hemoglobin có thể từ 2 lý do là hàm lượng sắt trong đa vi chất không cao (30mg) và tần xuất của can thiệp là thấp (1 viên/ tuần).

Về chỉ số ferritin huyết thanh, kết quả của nghiên cứu cho thấy nồng độ ferritin huyết thanh ở cả nhóm can thiệp đã tăng lên có ý nghĩa thống kê. Tại thời điểm điều tra trước can thiệp trung bình nồng độ ferritin huyết thanh của nhóm can thiệp là 31,0 μg/L đã tăng lên 33,1 μg/L ở điều tra sau can thiệp. Sự tăng lên 2,1 μg/L ở nhóm can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,01 khi so sánh trước sau ở nhóm này, đồng thời có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với sự chênh lệch trước sau của nhóm đối chứng với p<0,001, T test. Nồng độ ferritin giữa hai nhóm là không khác biệt ở điều tra ban đầu đã có sự khác biệt ở điều tra sau can thiệp với p<0,001, Test).

Tăng nồng độ ferritin huyết thanh có nghĩa rằng sắt đã được hấp thu và dự trữ, Sự tăng lên của nồng độ ferritin sau can thiệp có thể đến từ một số lý do như tỷ lệ ferritin thấp ở thời điểm trước can thiệp cao làm tăng nhu cầu hấp thu và tăng hấp thu sắt do hiệu quả của các vi chất dinh dưỡng trong thành phần của viên đa vi chất sử dụng trong can thiệp với thành phần gồm 15 vi chất dinh dưỡng trong đó có một số vi chất có vai trò trong tăng cường hấp thu sắt, đặc biệt là vitamin A, riboflavin (vitamin B2) và Vitamin C.

Vai trò của vitamin A, vitamin B2 và Vitamin C trong điều trị thiếu máu đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu và được xác định ở 3 vai trò chính liên quan đến thiếu máu là tăng cường hấp thu sắt, tăng cường sử dụng sắt dự trữ và tham gia vào quá trình sinh tổng hợp hồng cầu. [48], [35].

Kết quả của nghiên cứu cho thấy nồng độ ferritin tăng lên và đó có thể một phần do tăng cường hấp thu sắt ở ruột non do hiệu quả của 3 vitamin này, tuy nhiên có một điểm đáng lưu ý là dù ferritin tăng lên nhưng chưa có sự tăng lên của nồng độ hemoglobin, và điều đó gợi ý đến vấn đề hàm lượng của 3 vitamin này và tần xuất của bổ sung của can thiệp trên nhóm phụ nữ 18-35 tuổi.

Hàm lượng vitamin A trong 1 viên đa vi chất là 800 RE, vitamin C là 70mg và vitamin B2 là 1,4mg mới chỉ đạt nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của phụ nữ trưởng thành (15-49 tuổi) về vitamin C và cao hơn chút ít so với nhu cầu khuyến nghị hàng ngày về vitamin A và vitamin B2, có lẽ hàm lượng như vậy chưa đủ để đạt được hiệu quả trong can thiệp điều trị nhất là khi bổ sung theo liều 1 viên/ tuần. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả rõ ràng trên nồng độ hemoglobin thường được thấy khi hàm lượng bổ sung vitamin A thường ở mức 5000 IU/ ngày [48].

Bên cạnh đó, việc tăng lên của hàm lượng ferritin huyết thanh cũng có thể đến từ vai trò của Vitamin C có trong thành phần của viên đa vi chất. Vitamin C có tác dụng rõ nhất trong tăng cường hấp thu săt, ví dụ khi thêm 25-30mg vitamin C vào khẩu phần tăng hấp thu sắt lên tới 85%, hoặc tăng tới 15 lần khi có vitamin C liều cao 2gr. Hiệu quả của vitamin C được thể hiện rõ hơn khi trong khẩu phần ít thịt, cá

Vitamin C có thể tham gia vào hấp thu sắt từ đường dạ dày ruột, vì vitamin C hoạt động như một chất khử, nó có thể giữ ion sắt dưới dạng sắt ferrous (Fe2+), giúp cho việc hấp thụ sắt không hem ở ruột non dễ dàng hơn vì sắt và ascorbate tạo thành một hợp chất sắt chelate dễ hòa tan hơn trong môi trường kiềm của ruột non. Vitamin C cũng giúp cho việc di chuyển sắt từ huyết tương vào ferritin để dự trữ trong gan, cũng như giải phóng sắt từ ferritin khi cần.

Vitamin B2 cũng có thể đã đóng góp vai trò trong tăng lên của nồng độ ferritin, các nghiên cứu trên động vật gợi ý rằng riboflavin ảnh hưởng tới hấp thu sắt do duy trì khả năng hấp thu của hệ vi nhung mao dạ dày ruột [55].

Nồng độ của kẽm huyết thanh cũng đã có những thay đổi tích cực sau khi can thiệp ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng.

Tại điều tra trước can thiệp, trung bình nồng độ kẽm huyết thanh là 10,57 μmol/L thấp hơn có ý nghĩa thống kê với nhóm chứng là 10,77 μmol/L. Tuy nhiên hàm lượng kẽm huyết thanh đã tăng mạnh ở nhóm can thiệp và đạt mức trung bình 11,53 μmol/L ở thời điểm sau can thiệp, tăng trung bình 0,97 μmol/L, khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh trung bình chênh lệch giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng (p<0,001, T test) và khác biệt cũng có ý nghĩa thống kê khi so sánh trong nhóm can thiệp giữa hai thời điểm trước và sau can thiệp (p < 0,01, T test ghép cặp).

Hiệu quả cao của việc cải thiện tình trạng thiếu kẽm có lẽ một phần do hàm lượng của sắt trong viên đa vi chất không quá cao vì nồng độ sắt cao sẽ ức chế kẽm hấp thu [60].

Hiệu quả của bổ sung đa vi chất lên hàm lượng kẽm huyết thanh của nghiên cứu này đã được nhận thấy ở mức cao và điều đó cũng đặt ra những gợi ý về việc hàm lượng hemoglobin không tăng lên ở lô can thiệp, Các thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy ở người có ảnh hưởng ức chế của kẽm lên sự hấp thu của sắt, người ta cho rằng sắt và kẽm cạnh tranh cho một con đường thông thường hơn là DMT1, nằm ở vị trí màng trên cùng của tế bào ruột [73]. Bên cạnh đó một liều cao kẽm sẽ ức chế hấp thu đồng và có thể gây nên thiếu thiếu đồng, điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tình trạng sắt và gây nên thiếu máu.

Hàm lượng retinol huyết thanh cũng có sự thay đổi sau can thiệp ở phụ nữ 18-35 tuổi. Trung bình hàm lượng retinol huyết thanh ở nhóm can thiệp ở điều tra ban đầu là 0,77 μmol/L và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm đối chứng (0,78 μmol/L). Ở điều tra đánh giá, trung bình hàm lượng retinol huyết thanh ở nhóm can thiệp là 0,82 μmol/L và ở nhóm đối chứng là 0,79 μmol/L, sự khác biệt giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p<0,001, T test. Chênh lệch trước và sau can thiệp của nhóm can thiệp về chỉ số retinol huyết thanh là 0,04 μmol/L trong khi ở nhóm đối chứng là 0,01 μmol/L, sự khác nhau giữa 2 nhóm này khi so sánh chênh lệch trước và sau can thiệp là có ý nghĩa thống kê với p<0,001, T test.

Tóm lại bổ sung đa vi chất dinh dưỡng tại cộng đồng chưa nhận thấy chưa nhận thấy hiệu quả trên các chỉ số về nhân trắc (cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể) và nồng độ hemoglobin huyết thanh ở phụ nữ 18-35 tuổi nhưng đã cho thấy sự tăng lên ở nồng độ ferritin huyết thanh, kẽm huyết thanh và retinol huyết thanh ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Hiệu quả trên tình trạng thiếu máu mới thể hiện ở dự trữ sắt tăng lên nhưng đã thể hiện hiệu quả của can thiệp lên tình trạng của các vi chất dinh dưỡng quan trọng.



Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương