Tinh dầu lá trầu hóc môn-thành phần phenolic và Ảnh hưỞng đẾn hoạt tính sinh họC



tải về 136.71 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích136.71 Kb.
#28996
TINH DẦU LÁ TRẦU HÓC MÔN-THÀNH PHẦN PHENOLIC VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT TÍNH SINH HỌC
TS. Huỳnh Kỳ Trân, Trần Nguyễn Ngọc Châu,Hà Mỹ Thuận, Đỗ Việt Hà

Nguyễn Khoa Nam, Trần Thiện Kiêm, Phạm Thị Ánh, GS. Chu Phạm Ngọc Sơn

Viện Phát triển Công nghệ và Đào tạo

Các phenolic chính trong tinh dầu lá trầu Hóc Môn được chúng tôi nhận danh là chavibetol 1, chavibetol acetate 2, 4-allylpyrocatechol diacetate 3 (APC diacetate). Thành phần chavibetol và tổng phenolic gồm 3 chất 1, 2, 3 ảnh hưởng nhiều đến hoạt tính kháng vi sinh vật, kháng oxi hóa và đặc biệt là khả năng trung hòa Enterovirus 71 (EV 71) gây bệnh Tay Chân Miệng (TCM) của tinh dầu được chúng tôi phát hiện lần đầu tiên vào năm 2012.

Cũng lần đầu tiên năm 2011 chúng tôi phát hiện khi chưng cất lá trầu bằng lôi cuốn hơi nước trong nước không muối NaCl, có sự chuyển đổi của 32 qua 1 thông qua phản ứng có gốc enzym mà hệ quả là hàm lượng tinh dầu thu được đạt thấp cũng như tổng phenolic trong tinh dầu cũng giảm quan trọng. Trong báo cáo nầy, chúng tôi nêu các điều kiện thực nghiệm cho phép đạt tinh dầu lá trầu với hiệu suất cao và có tổng phenolic lớn hoặc tinh dầu có hàm lượng chavibetol cao và đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật, đặc biệt khả năng trung hòa EV 71 của tinh dầu lá trầu theo tổng phenolic và hoạt tính kháng oxi hóa theo thành phần chavibetol.

Từ khóa: Tinh dầu lá trầu Hóc Môn, tổng phenolic, hoạt tính sinh học và kháng oxi hóa, trung hòa virus EV 71.
Betel leaf essential oil-phenolic content and influence on biological activities
The main phenolic constituents of Hoc mon betel leaf essential oil were identified by us as chavibetol 1, chavibetol acetate 2 and 4-allylpyrocatechol diacetate 3 (APC diacetate). Chavibetol percentage as well as total phenolic content including compounds 1, 2, 3 had a strong influence on the oil’s microbial and antioxidant activities, particularly on its ability to neutralize the virus EV 71 of Hand Food and Mouth disease discovered for the first time by us in 2012.

Also for the first time in 2011, on hydrodistillation of betel leaves in unsalted water, we observed the conversion of 2 and 3 into 1 through enzymatic reactions leading to a drastic decrease of oil yield and of total phenolic content. In this communication, the experimental conditions allowing to obtain good oil yield and high phenolic content or oil with high chavibetol content were defined. Also antimicrobial activities, in particular the ability of EV 71 neutralization of betel oil in function of its total phenolic content and the antioxidant property in function of its chavibetol content were evaluated.

Keywords: Hoc mon betel leaf essential oil, total phenolic content, biological and antioxidant activities, EV 71 virus neutralization.


1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU

Tinh dầu lá trầu Hóc môn (Piper betle L.) được biết có tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa tốt [8,9].Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phát hiện thêm tinh dầu lá trầu còn có khả năng trung hòa virus bệnh Tay Chân Miệng Enterovirus 71 (EV 71).

Các thành phần phenolic chính trong tinh dầu lá trầu được chúng tôi nhận danh chính xác là chavibetol 1, chavibetol acetate 2, 4-allylpyrocatechol diacetate 3 (APC diacetate) [3]. Nghiên cứu của chúng tôi trước đây cũng cho thấy hoạt tính kháng vi sinh vật tăng theo thành phần phenolic của tinh dầu lá trầu [4]. Do đó, cần xác định điều kiện thực nghiệm để thu được bằng chưng cất lôi cuốn hơi nước tinh dầu vừa có hàm lượng cao, vừa chứa tổng phenolic lớn.

Trong quá trình nghiên cứu, lần đầu tiên, năm 2011 chúng tôi phát hiện có sự khác biệt quan trọng khi so sánh hiệu suất thu tinh dầu, thành phần các phenolic và tổng phenolic khi chưng cất lôi cuốn theo hơi nước trong nước không muối và bão hòa muối NaCl: hàm lượng tinh dầu, APC diacetate 3 và tổng phenolic giảm mạnh, chavibetol acetate 2 giảm ít và chavibetol 1 tăng đáng kể (Bảng 1).



Bảng 1. Thành phần phenolic khi chưng cất với nước không muối và bão hòa muối

Thí nghiệm

Lá thu hái 5/01/2011

Tinh dầu

(mg)

1 (% diện tích GC-MS)

2(% diện tích GC-MS)

3(% diện tích GC-MS)

Tổng phenolic
(%)

1

Lá (300g) xay nhuyễn trong 900 ml nước, ngâm 1 giờ, chưng cất 3 giờ

282

26,19

13,06

3,18

42,43

2

Lá (300g) ) xay nhuyễn trong 900 ml nước muối bão hòa, ngâm 1 giờ, chưng cất 3 giờ

875

5,66

21,98

60,55

88,19

Cơ chế phản ứng gốc enzym được đề nghị như sau và được xác nhận bằng một số thí nghiệm đã được trình bày trong báo cáo tại hội nghị quốc tế về Hóa học Việt Nam-Malaysia tháng 11 năm 2014 [5]:

Chavibetol 1 sinh ra do sự thủy phân trực tiếp của một phần nhỏ chavibetol acetate 2 (cơ chế b) và chủ yếu từ sự chuyển đổi của APC diacetate 3 (cơ chế a). Trong chưng cất lá với nước không muối, một phần lớn hợp chất 3 bị thủy phân cho ra hợp chất diphenol trung gian 4-allylpyrocatechol 4 (APC), tan dễ trong nước, không lôi cuốn được theo hơi nước; một phần của APC bị metyl hóa chọn lọc ở OH para đối với nhóm thế allyl cho chavibetol 1 dưới tác dụng của enzym Catechol-O-Methyl transferase (COMT) có sự hiện diện của ion Mg++S-Adenosyl-L-methionine [2,10]. Do một phần đáng kể APC 4 còn lại trong nước chưng cất, hiệu suất thu tinh dầu đạt thấp, chất 3 và tổng phenolic trong tinh dầu cũng giảm quan trọng.

Trong báo cáo này, mục tiêu của chúng tôi là:

* nêu lại rõ các điều kiện thực nghiệm đã báo cáo trong các hội nghị trước đây cho phép đạt tinh dầu lá trầu với hiệu suất cao và có tổng phenolic lớn hoặc tinh dầu có hàm lượng chavibetol cao [6,7].

* đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật, đặc biệt khả năng trung hòa EV 71 của tinh dầu lá trầu theo tổng phenolic và tính kháng oxi hóa theo thành phần chavibetol.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chưng cất lá trầu bằng lôi cuốn hơi nước, 3 yếu tố quan trọng đã được chọn để khảo sát ảnh hưởng trên hiệu suất thu tinh dầu, thành phần của từng phenolic và tổng phenolic:

-muối: Thí nghiệm trên cho thấy rõ ràng muối là một yếu tố tạo ảnh hưởng rất lớn, có thể làm thay đổi cấu trúc của enzym khiến enzym không còn hoạt động tốt nữa; do đó ảnh hưởng muối được khảo sát với nồng độ thay đổi từ 0 đến 36% (ứng với nước bão hòa muối).

-nhiệt độ: do enzym có thể hoạt động tạo sự chuyển đổi bất lợi trong lúc gia nhiệt dụng cụ chưng cất từ nhiệt độ phòng đến nhiệt độ sôi của nước, do đó nhiệt độ bắt đầu tiến hành chưng cất được chọn từ 30oC đến 70oC, vì ở 70oC, hầu như enzym thường không còn tác dụng nữa.

-thời gian chưng cất: bằng phương pháp “thử và sai”, đã xác định thời gian chưng cất tinh dầu trong phòng thí nghiệm là 3 giờ trong trường hợp chưng cất với nước bão hòa muối; trong những trường hợp khác, chúng tôi chưng cất trong 2 giờ xong bão hòa muối và chưng cất tiếp một giờ để đảm bảo lấy được trọn vẹn tinh dầu.

Lưu ý là để ổn định tinh dầu, thành phần APC diacetate 3 với 2 nhóm OH đều bị khóa phải có nhiều và hàm lượng chavibetol 1 có 1 OH phenol nên được giữ càng thấp càng tốt, điều này đồng nghĩa là phải khống chế được hoạt động của enzym.



2.1.Quy trình chưng cất tinh dầu trong phòng thí nghiệm



Tốc độ gia nhiệt được điều chỉnh sao cho thời gian từ lúc nạp mẫu đến lúc tinh dầu bắt đầu chưng cất khoảng 20 phút.

2.2.Phương pháp định lượng thành phần phenolic của tinh dầu và APC

-Thành phần tương đối của các cấu tử của tinh dầu được xác định bằng kỹ thuật GC-MS-EI-Scan, với cột DB-5ms (30 m x 0,25 mm x 0,25 µm).

-Định lượng chính xác các cấu tử phenolic 1, 2, 34 bằng kỹ thuật GC-MS-EI-SIM đã được mô tả trong các báo cáo trước [6,7].

2.3. Thử hoạt tính sinh học

2.3.1.Hoạt tính kháng khuẩn và nấm

Được thực hiện tại Công ty Dịch vụ Khoa học - Công nghệ Sắc Ký Hải Đăng theo Dược điển Việt nam IV:



  • Nồng độ vi khuẩn: 108 CFU/mL, nồng độ thử nghiệm: từ tinh dầu nguyên chất C0, pha loãng thành Co/2, Co/4, Co/8, Co/16…đo vòng kháng khuẩn tính theo mm.

  • Đường kính đục lỗ: 6mm. Vòng kháng khuẩn 6 mm tương ứng với trường hợp không ức chế rõ vi khuẩn và nấm.

  • Môi trường nuôi cấy:Môi trường Thạch Muller-Hinton

  • Chủng vikhuẩn thử nghiệm: Staphylococcus aureus ATCC 25923, Escherichia coli ATCC 25922, Vibrio parahaemolyticus ATCC 11778, Candida albicans ATCC 10231, Pseudomonas aeruginosa ATCC 10145.

2.3.2.Hoạt tính trung hòa Enterovirus EV 71 in vitro

Được thực hiện tại viện Pasteur Tp.HCM



  • Phương tiện:

- Virus Enterovirus 71 (EV71) được phân lập, định danh và nuôi cấy tại khoa Vi sinh Miễn dịch,Viện Pasteur TP.HCM.

- Tế bào thử nghiệm sarcoma cơ vân (Rhabdomyosarcoma-A, RD-A).

- Môi trường nuôi cấy tế bào RD-A: Môi trường tăng trưởng EMEM (Eagles Minimal Essential Medium) 10%; Môi trường duy trì E’MEM (môi trường EMEM cải tiến) 2%.

- Dụng cụ: Tủ ấm CO2, kính hiển vi đảo ngược, bảng 96 và 192 giếng vô khuẩn, micropipet.



  • Cách thực hiện:

- Xác định nồng độ tinh dầu trầu không độc đối với tế bào RD-A bằng cách pha loãng dung dịch tinh dầu trầu có nồng độ ban đầu Co ở các nồng độ loãng dần: 1/8, 1/16, 1/32, 1/64, 1/128, 1/256, 1/512, 1/1024Co. Chọn nồng độ đầu tiên không gây độc tế bào.

- Xác định hiệu giá CCID50 (Cell Culture Infective Dose 50%) cho biết nồng độ virus có hiệu ứng CPE (cytopathic effect), gây độc 50% tế bào RD-A trước khi cho trung hòa với dung dịch tinh dầu trầu.

- Cho tác dụng trước với virus EV 71 tinh dầu không gây độc tế bào RD-A đã nêu trên nhằm trung hòa bớt virus tức làm giảm nồng độ virus tác dụng với RD-A, sau đó cho hỗn hợp tinh dầu trộn với virus đã ủ trong 1 giờ xâm nhiễm vào tế bào RD-A. Xác định lại CCID50 của virus. Nếu trị số CCID50 mới nhỏ hơn trị số CCID50 trước khi có tác dụng tinh dầu thì tinh dầu lá trầu có tác dụng trung hòa virus.

2.4. Hoạt tính kháng oxi hóa

Phương pháp kinh điển DPPH được áp dụng[1]. Các phép đo được thực hiện tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP Hồ Chí Minh.


3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Điều kiện thực nghiệm để có hiệu suất thu tinh dầu cao với tổng phenolic lớn

Thời điểm thực hiện các thí nghiệm là các tháng mưa từ 8-10/2014. Từ một số thí nghiệm chưng cất tinh dầu được thực hiện với nước có hàm lượng muối 0%,18%, 36% và ở những nhiệt độ 30oC, 50oC và 70oC, các số liệu thực nghiệm có được đã được xử lý thống kê với phần mềm STATGRAPHICS Centurion XVI.II và đã được báo cáo trong hội nghị Hóa học Malaysia-Việt Nam[6].

Kết quả tính toán cho phép rút ra kết luận như sau:

*Nhiệt độ bắt đầu chưng cất ít có ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu và tổng phenolic, do đó về mặt kỹ thuật có thể thực hiện quy trình chưng cất với nhiệt độ ban đầu là nhiệt độ phòng.

*Nồng độ muối là yếu tố quyết định. Như vậy, muốn tinh dầu trầu đạt được các tiêu chí đã nêu, nên tiến hành chưng cất lá tươi trong nước muối bão hòa, nhiệt độ bắt đầu tiến hành chưng cất là nhiệt độ phòng. Muối có tác dụng làm thay đổi cấu trúc của enzym khiến enzym không còn hoạt động tốt nữa.

3.2. Các điều kiện thực nghiệm để tinh dầu có hàm lượng chavibetol cao

Kết quả đã được báo cáo ở Hội nghị Phân tích Analytica Vietnam 2015 [7]:

-Đơn giản là chưng cất tinh dầu với nước không muối. Chavibetol đạt được khoảng 28-29%.

-Có thể đạt hàm lượng chavibetol cao hơn nếu phơi lá ở nhiệt độ 40oC -50oC và chưng cất với sự hiện diện của MgCl2.6H2O. Trong trường hợp này, lá (500g) được sấy khô ở nhiệt độ phòng, 40oC, 50oC, xong xay nhuyễn trong 1L nước có hay không có thêm 5g MgCl2.6H2O, ngâm 1 giờ ở nhiệt độ phòng, chưng cất 2 giờ, xong bão hòa muối và chưng cất thêm 1 giờ.







Bảng 2. Biến đổi chavibetol theo cách xử lý lá

Cách xứ lý lá

Hócmôn*

TP Hồ Chí Minh

Dĩ An**

Bình dương

Hàm lượng dầu (mg)

1,
(% diện tích

GC-MS)


2,
(% diện tích

GC-MS)


3,
(% diện tích

GC-MS


Hàm lượng dầu (mg)

1,
(% diện tích

GC-MS


2,
(% diện tích

GC-MS)


3,
(% diện tích

GC-MS)


Lá phơi ở nhiệt độ phòng

757

38,38

8,89

1,65

889

48,33

5,08

1,65

Lá sấy ở 40oC, không có MgCl2.6H2O

613

43,53

7,19

0,96

809

55,76

11,76

2,44

Lá sấy ở 40oC, có MgCl2.6H2O

644

45,49

8,45

2,18

833

61,99

7,81

0,94

Lá sấy ở 50oC, không có MgCl2.6H2O

637

50,11

3,67

1,36

720

61,48

6,47

1,34

Lá sấy ở 50oC, có MgCl2.6H2O

665

56,54

4,06

1,36

758

66,54

6,29

1,43

*Mẫu trầu Hóc Môn khai thác liên tục từ 2010
**Mẫu trầu ở Dĩ An mới khai thác






Mẫu lá trầu Hóc Môn cho hiệu suất tinh dầu có phần kém hơn so với mẫu lá trầu Dĩ An mới bắt đầu được khai thác vì vườn trầu Hóc Môn đã được sử dụng cho nghiên cứu từ 2010, do đó bị lão hóa ở mức độ nhất định.

3.3.Hoạt tính sinh học của tinh dầu trầu theo hàm lượng tổng phenolic

3.3.1. Hoạt tính ức chế vi khuẩn và nấm mốc

Ba loại tinh dầu có thành phần phenolic khác nhau được đem thử hoạt tính kháng khuẩn và nấm (Bảng 3)





Bảng 3. Thành phần phenolic của 3 mẫu tinh dầu lá trầu

Thành phần phenolic

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Chavibetol 1 (%)

28,55

6,95

2,46

Chavibetol acetate 2 (%)

17,54

21,72

16,57

APC diacetate 3 (%)

11,38

45,34

74,07

Tổng hàm lượng phenolic (%)

57,47

74,01

93,10

Mẫu 1: Tinh dầu lá trầu chưng cất với nước không muối
Mẫu 2: Tinh dầu lá trầu chưng cất với dung dịch18% muối NaCl Mẫu 3: Tinh dầu lá trầu chưng cất với nước bão hòa muối




Hoạt tính kháng khuẩn được ước lượng bằng cách đo vòng kháng khuẩn với những dung dịch pha loãng dần. Kết quả được ghi trong Bảng 4.Với mẫu tinh dầu 3, thành phần phenolic lớn nhất, khả năng ức chế khuẩn, nấm mốc được thấy mạnh nhất, thậm chí mẫu còn có khả năng ức chế cả vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa tương đối khó trị.

Bảng 4. Tính kháng khuẩn và nấm của tinh dầu trầu

Vi khuẩn thử nghiệm

Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

Mẫu tinh dầu lá trầu chưng cất với nước không muối (Mẫu 1)

C0

C0/2

C0/4

C0/8

C0/16

Staphylococcus aureus

10

7

6

6

6

Escherichia coli

12

9

6

6

6

Candida albicans

8

6

6

6

6

Vibrioparahaemolyticus

11

6

6

6

6

Pseudomonas aeruginosa

10

6

6

6

6

Mẫu tinh dầu lá trầu chưng cất với dung dịch 18% muối (Mẫu 2)

C0

C0/2

C0/4

C0/8

C0/16

Staphylococcus aureus

16

15

15

13

11

Escherichia coli

15

13

10

6

6

Candida albicans

15

14

10

6

6

Vibrioparahaemolyticus

12

11

8

6

6

Pseudomonas aeruginosa

15

12

9

6

6

Mẫu tinh dầu lá trầu chưng cất với dung dịch muối bão hòa NaCl (Mẫu 3)

C0

C0/2

C0/4

C0/8

C0/16

Staphylococcus aureus

17

15

15

14

13

Escherichia coli

18

18

16

16

15

Candida albicans

17

16

15

15

13

Vibrioparahaemolyticus

16

16

15

14

13

Pseudomonas aeruginosa

19

18

16

14

12


3.3.2. Hoạt tính trung hòa EV71 in vitro

Đây là lần đầu tiên trên thế giới tinh dầu lá trầu được phát hiện có hoạt tính trung hòa EV 71.Thử nghiệm hoạt tính này được thực hiện tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh với 2 mẫu tinh dầu lá trầu có tổng phenolic lần lượt là 75% và 85%. (Bảng 5)



Bảng5.Kết quả thử nghiệm hoạt tính trung hòa virus EV 71 của tinh dầu trầu




Mẫu tinh dầu A

Mẫu tinh dầu B

Tổng phenolic (%)

75

85

Nồng độ tinh dầu ban đầu (ppm)

2000

15000

Hệ số pha loãng để tinh dầu không độc đối với tế bào RD-A

10

512

Nồng độ tinh dầu không gây độc tế bào RD-A (ppm)

200

29

Nồng độ virus CCID50/0,05 ml trước khi trung hòa với tinh dầu

106,5 = 3162278

105,8 = 630957

Nồng độ virus CCID50/0,05 ml sau khi trung hòa với tinh dầu trong 1 giờ

105,45 = 281838

105,3 = 199526

Hiệu quả trung hòa(%)

91

68

Kết quả cho thấy ở nồng độ khá loãng, tinh dầu lá trầu vẫn trung hòa được virus Tay Chân Miệng rất đáng kể. Tinh dầu lá trầu có nhiều triển vọng hỗ trợ trị bệnh Tay Chân Miệng.

3.4. Hoạt tính kháng oxi hóa của tinh dầu

Hoạt tính kháng oxi hóa được đo cho 3 mẫu tinh dầu mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3 nêu trên theo phương pháp DPPH. Các trị số IC50 cho các mẫu tinh dầu lá trầu mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3 lần lượt là 16,59g/mL; 36,44g/mL và 38,40g/mL (IC50 cho acid ascorbic là 5,5 µg/mL).



Mẫu1 có hàm lượng chavibetol lớn (28,55%) cho kết quả IC50 về khả năng bắt gốc tự do vượt trội hơn hẳn so với mẫu 2 và 3, có hàm lượng chavibetol đều nhỏ (6,95% và 2,46%). Như vậy rõ ràng chavibetol với 1 nhóm OH phenol quyết định khả năng kháng oxi hóa của tinh dầu trầu. Điều đó cũng có nghĩa là tinh dầu trầu càng chứa ít chavibetol thì càng khó bị oxi hóa, tức càng ổn định trong lưu trữ.
4. KẾT LUẬN

Nghiên cứu cho phép kết luận như sau:

*Tinh dầu lá trầu có tổng phenolic càng cao thì càng có hoạt tính kháng vi sinh vật mạnh, đặc biệt có khả năng trung hòa virus Tay Chân Miệng EV 71.

*Tính kháng oxi hóa của tinh dầu tùy thuộc hàm lương phenol tự do có trong tinh dầu.

*Một phương pháp để có hiệu suất chiết tinh dầu cao có tổng phenolic lớn là chưng cất lá trầu bằng lôi cuốn hơi nước trong dung dịch bão hòa muối NaCl, với nhiệt độ bắt đầu chưng cất là nhiệt độ phòng.



Lời cảm ơn

Các tác giả cảm ơn UBND thành phố và Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ kinh phí cho thực hiện nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo

Tiếng Anh

2. Creveling C.R., Morris N., Shimizu H., Ong H. H., Daly J. (1972). Catechol O-methyltransferase IV. Factors Affecting m- and p-Methylation of Substituted Catechols, Mol. Pharmacol., 8, 398-409.

3. Huynh ky Tran, Tran Nguyen Ngoc Chau, Nguyen Khoa Nam, Pham Thi Anh, Nguyen Xich Lien, Chu Pham Ngoc Son (2011). Investigation on the composition of Vietnam` Piper betle L. leaf essential oil, The 2nd Analytica Viet Nam Conference 2011, Conference Proceeding, pp. 193-197. April 7-8, Ho Chi Minh City, Viet Nam.

4. Huynh Ky Tran (2012). Investigations on the variation of the chemical composition of Hocmon betel leaf essential oil (Piper betle L.) during the year and according to the method of leaf pretreatment, PhD thesis presented at Mendeleev University, for the degree of Candidate of Engineering Sciences (PhD in Engineering) delivered by Higher Interacademic Attestation Commission, Russian Federation Moscow.

5. Huynh Ky Tran, Tran Nguyen Ngoc Chau, Ha My Thuan, Pham Thi Anh, Nguyen Xich Lien, Chu Pham Ngoc Son (2011), Transformation of 4-allylpyrocatechol diacetate into chavibetol in Vietnam Piper betle L. leaves, 14th Asian Chemical Congress-14ACC Proceedings, Paper OR-G5-06, pp. 220-227, September 5-8, Bangkok City,Thailand.

6. Huynh Ky Tran, Tran Nguyen Ngoc Chau, Ha My Thuan, Nguyen Khoa Nam, Do Viet Ha, Nguyen Xich Lien, Pham Thi Anh, Chu Pham Ngoc Son (2014). Improving the yield of Hocmon betel leaf essential oil with high content of phenolic compounds by appropriate leaf treatment before hydrodistillation, Vietnam-Malaysia International Chemical Congress, 7-9 November 2014, Hanoi, Vietnam; also in Vietnam Journal of Chemistry (2015), 53(2e1), pp. 76-82.

7. Huynh Ky Tran, Tran Nguyen Ngoc Chau, Ha My Thuan, Nguyen Khoa Nam, Do Viet Ha, Nguyen Xich Lien, Pham Thi Anh, Chu Pham Ngoc Son (2015). Enzymatic transformation of 4-allylpyrocatechol diacetate into chavibetol in betel leaf essential oil in the presence of betel leaves (Piper betle L.), The 4th Analytica Viet Nam Conference 2015, Conference Proceeding, pp. 270-278. April 15-16, Ho Chi Minh City, Viet Nam.

8. Rekha V.P.B., Kollipara M., Srinivasa Gupta B.R.S.S., Bharath Y., Pulicherla K. K. (2014). A Review on Piper betle L.: Nature’s Promising Medicinal Reservoir, American Journal of Ethnomedicine, 1(5), 276-289.

9. Satyal P., Setzer W.N.(2012). Chemical composition and biological activities of Nepalese Piper betle L International Journal of Professional Holistic Aromatherapy,1(2), 23-26.

10. Tsao D., Liu S., Dokholyan N. V. 2011). Regioselectivity of catechol O-methyltransferase confers enhancement of catalytic activity, Chem. Phys. Lett., 506, 135-138 (2011).
Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Diễm Hương, Phan Hồng Sơn, Bùi đặng Thiên Hương, HồThị Cẩm Hoài, Nguyễn ThịThanh Mai (2012). Khảo sát hoạt tính sinh học và thánh phần hóa học của cây vằng sẻ (Jasminum subtriplinerve Blume, Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ, 15(3), 37-44.











tải về 136.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương