Allium fistulosum L



tải về 1.22 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.22 Mb.
#15641
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12



CINNAMOMUM CASSIA Presl


 

LAURACEAE






QUẾ, quế đơn, quế bì, mạy quẽ (Tày)




MÔ TẢ:

Cây gỗ, cao 10 - 20m. Vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là vỏ thân.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa: Tháng 4 - 7; Quả: Tháng 8 - 12.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang và đã được trồng ở nhiều nơi, vùng núi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Vỏ thân, vỏ cành. Thu hái vào mùa hạ, thu. Ủ sau để cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Có thể cất lấy tinh dầu.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Toàn cây, nhất là vỏ thân, vỏ cành, chứa tinh dầu, aldehyd cinnamic, coumarin.

CÔNG DỤNG:

Kháng khuẩn mạnh. Chữa tiêu hoá kém, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, bệnh dịch tả, cảm cúm, ho hen, bế kinh, tê bại, rắn cắn. Ngày 1-4g sắc, hãm, bột, viên hoặc mài với nước uống. Quế còn được dùng làm thuốc bổ . Tinh dầu quế có trong thành phần của cao xoa. Quế còn được dùng làm gia vị.










 


CITRUS GRANDIS (L.) Osbeck

 

RUTACEAE






BƯỞI, bòng, mác pục (Tày), chu loan, plài plình (K'ho)




MÔ TẢ:

Cây gỗ, cao tới gần 10m. Cây nhỏ và cành non có gai. Lá mọc so le, có cuống ; phiến lá có tai ở gốc. Cụm hoa hình xim, hoa màu trắng thơm. Quả to, hình cầu, trong có nhiều múi, chứa nhiều tép, ăn được. Hạt có cạnh, hơi dẹt. Vỏ thân, vỏ quả và lá có tinh dầu thơm.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa: Tháng 2-3; Quả: Tháng 4 - 11.

PHÂN BỔ:

Cây trồng ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Lá, vỏ quả, hoa và hạt. Hái quả già, gọt lấy vỏ, phơi trong râm cho khô. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi. Hoa, cất lấy tinh dầu hoa bưởi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Tinh dầu, với tỷ lệ 0,84% trong lá, gồm dipenten, linalol, citral, limonen; flavonoid; vitamin A, C, B1 ; đường rhamnosa; acid citric; pectin , dầu béo,…

CÔNG DỤNG:

Lá tươi nấu với lá thơm khác xông chữa cảm cúm, nhức đầu. Vỏ quả sắc uống chữa khó tiêu, đau bụng, ho: ngày 4-12g. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hạt bóc vỏ đốt thành than chữa chốc đầu. Lá non hơ nóng xoa bóp chữa chấn thương ứ máu.







CITRUS LIMONIA Osbeck

 

RUTACEAE






CHANH, má điêu (Thái), chứ hở câu (H’mông), mác vo (Tày), piều sui (Dao)




MÔ TẢ:

Cây bụi, có gai dài. Lá mọc so le, mép hơi khía răng. Hoa trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành chùm, 2-3 hoa. Quả hình cầu, vỏ quả mỏng, khi chín màu vàng nhạt, vị chua.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa: Tháng 3 - 4; Quả: Tháng 5 - 9.

PHÂN BỔ:

Cây được trồng ở khắp nơi lấy lá và quả làm gia vị và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG:

Lá, quả, rễ. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Quả thu hái vào mùa thu, dùng tươi hoặc phơi khô; quả tươi muối làm thành chanh muối.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Lá chứa tinh dầu 0,3-0,5%, stachydrin. Vỏ quả chứa tinh dầu gồm D-limonen, α-pinen, β-phellandren, camphen, citral và pectin. Dịch quả : acid citric 5-10%, citrat acid calci-kali 1-2%, vitamin C, B1 , riboflavin.

CÔNG DỤNG:

Lá chanh tươi nấu nước xông chữa cảm cúm. Lá, rễ, vỏ quả chữa ho, viêm họng, khó thở, nhức đầu, đau nhức mắt, sưng vú tắc tia sữa, kém ăn, nôn, rắn cắn: ngày 6-12g ngậm hoặc sắc uống. Dịch quả dùng giải khát, chữa bệnh scobut, lợi tiểu. Tinh dầu vỏ quả làm hương liệu.







CITRUS RETICULATA Blanco

 

RUTACEAE






QUÍT, mạy cam chỉa (Tày), quất thực.




MÔ TẢ:

Cây gỗ nhỏ, cao 5-8m, không có gai hoặc có gai ngắn. Lá mọc so le,phiến hình thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn. Cuống lá hơi có cánh. Hoa trắng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả tròn, hoặc hơi dẹt, khi chín màu vàng cam sẫm. Có nhiều loại: quít giấy, quít hôi, quít đường,… Vỏ đều dùng được.

MÙA HOA QUẢ:

Gần như quanh năm (tuỳ loại).

PHÂN BỔ:

Cây được trồng ở nhiều nơi .

BỘ PHẬN DÙNG:

Lá, vỏ quả, hạt. Lá thu hái quanh năm. Vỏ quả xanh có tên là thanh bì, vỏ quả chín phơi khô là trần bì. Trần bì để càng lâu năm càng tốt.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Lá và vỏ quả chứa tinh dầu gồm các thành phần là D-limonen, DL-limonen, linalol, aldehyd nonylic và decylic, methylanthranilat. Nước quả có đường, acid citric, vitamin C, caroten.

CÔNG DỤNG:

Chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, khó tiêu, đau bụng, ỉa chảy, ợ hơi, nôn mửa. Còn chữa thấp khớp, lợi tiểu: ngày 4-12g vỏ quít khô sắc. Chữa đau bụng , sưng vú : lá tươi hơ nóng đắp, hoặc phơi khô sắc uống, ngày 6-12g. Hạt chữa tràn dịch tinh mạc, nôn, rắn cắn: ngày 6-12g ngậm hoặc sắc uống. Dịch quả giải khát, chữa bệnh scobut, lợi tiểu. Tinh dầu vỏ quả dùng làm hương liệu.










 




CLERODENDRUM philippinum var.symplex Wu et Feng

 

VERBENACEAE






MÒ MÂM XÔI, mò trắng, bấn trắng, ngọc nữ thơm, puồng pỉ (Tày) búng súi mía (Dao)




MÔ TẢ:

Cây bụi, cao 0,5-1,5m; cành non vuông, có lông. Lá mọc đối , có cuống dài và có lông ở cả hai mặt; mép lá khía răng hay uốn lượn. Hoa mầu trắng , mọc ở đầu cành , tụ tập thành đầu như mâm xôi. Quả mọng, hình cầu, có đài tồn tại. Các loài xích đồng nam (C.squamatum Vahl); bạch đồng nữ (C.viscosum Vent.), ngọc nữ đỏ (C.paniculatum L.) cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 5 - 8.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang ở khắp nơi

BỘ PHẬN DÙNG:

Rễ: lấy vào tháng 7-8. Đào lấy toàn bộ rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

CÔNG DỤNG:

Có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Chữa viêm tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, đau nhức xương, đau lưng, vàng da, huyết áp cao : Ngày 12-16g dạng sắc hoặc viên. Nước sắc còn dùng rửa, trị vết thương nhiễm trùng, bỏng, lở loét.







CLERODENDRUM SQUAMATUM Vahl

 

VERBENACEAE






XÍCH ĐỒNG NAM, mò hoa đỏ, lẹo cái, co púng pính (Thái).




MÔ TẢ:

Cây bụi, cao khoảng 1m. Thân có cạnh, nhẵn. Lá mọc đối, hình tim, có cuống dài, mép nguyên hoặc có răng nhỏ. Hoa màu đỏ mọc thành xim hai ngả ở ngọn. Nhị và nhuỵ mọc thò dài. Quả mọng , hình cầu. Còn có loài bạch đồng nữ, hoa trắng (Clerodendrum viscosum Vent.) cũng được dùng với công dụng tương tự.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa : Tháng 5 - 6; Quả : Tháng 6-8.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang rải rác ở vùng núi thấp, trung du và đồng bằng.

BỘ PHẬN DÙNG:

Toàn thân.Thu hái quanh năm, tốt nhất vào lúc cây sắp có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Có khi dùng tươi.

CÔNG DỤNG:

Kháng khuẩn, chống viêm. Chữa khí hư, viêm tử cung, kinh nguyệt không đều, vàng da, mụn lở, huyết áp cao, khớp xương đau nhức, đau lưng: ngày 15-20g toàn cây dưới dạng thuốc sắc, cao, viên. Lá tươi giã đắp hoặc ép lấy nước rửa vết thương , bỏng, mụn lở.








CODONOPSIS JAVANICA (Blume) Hook.f.

 

CAMPANULACEAE






ĐẢNG SÂM, ngân đằng, đùi gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (H’mông), co nhả dòi (Thái).




MÔ TẢ:

Dây leo nhỏ, sống nhiều năm. Rễ củ nạc. lá mọc đối, hình tim, mép nguyên hay khía răng, có nhựa mủ trắng. Hoa hình chuông, màu vàng ngà, họng có vân tím, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả mọng, màu tím, nhiều hạt nhỏ.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 7-12.

PHÂN BỔ:

Cây mọc lẫn trong các trảng cỏ, nương rẫy cũ hoặc ven rừng ở vùng núi cao.

BỘ PHẬN DÙNG:

Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm nước gừng, sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Rễ chứa đường, chất béo, tinh dầu, glucosid scutellarin, vết alcaloid.

CÔNG DỤNG:

Bổ dạ dày, long đờm, lợi tiểu; chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, kém tiêu hoá, ỉa lỏng, mệt mỏi, ho, viêm thận, nước tiểu có albumin, phù trĩ, sa tử cung, rong kinh, bệnh hệ bạch huyết: ngày dùng 15-30g dạng thuốc sắc, viên, bột, rượu thuốc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần bảo vệ và trồng







COIX LACHRYMA - JOBI L.

 

POACEAE






Ý DĨ, bo bo, hạt cườm, co đươi (Thái), mạy păt (Tày)..




MÔ TẢ:

Cây cỏ, mọc thành bụi, cao 1-2m. Thân nhẵn, ruột xốp. Lá hình dải, mọc so le, có bẹ, mép uốn lượn. Hoa đơn tính cùng gốc mọc thành bông thẳng đứng ở kẽ lá. Hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả hình bầu dục, vỏ màu xám nhạt, cứng, bóng, ở trong có nhân hạt.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 5 - 12.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi .

BỘ PHẬN DÙNG:

Quả (thường gọi là hạt) thu hái vào mùa đông. Phơi khô. Khi dùng, giã bỏ vỏ, lấy nhân. Dùng sống hoặc sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Hạt chứa hydrat carbon, protid, lipid và các acid amin như leucin, lysin, arginin, tyrosin…, coixol, coixenolid, sitosterol, dimethyl glucosid.

CÔNG DỤNG:

Thuốc bồi dưỡng cơ thể do có hàm lượng protid và lipid cao . Chữa viêm ruột và ỉa chảy kéo dài ở trẻ em , phù thũng, sỏi thận, tê thấp, nhức mỏi chân tay: ngày 10-30g dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.








COLEUS AMBOINICUS Lour.

 

LAMIACEAE






HÚNG CHANH, rau tần lá dày, dương tử tô, rau thơm lông..




MÔ TẢ:

Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20-50cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 3 - 5.

PHÂN BỔ:

Cây được trồng làm gia vị và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG:

Lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Toàn cây có chứa tinh dầu carvacrol.

CÔNG DỤNG:

Chữa cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam: ngày dùng 10-16g dạng thuốc sắc, thuốc xông hoặc giã nát, thêm nước gạn uống. Dùng ngoài giã đắp trị rết , bọ cạp cắn.







COMBRETUM QUADRANGULARE Kurz.

 

COMBRETACEAE






TRÂM BẦU, chưng bầu, tim bầu, săng kê, song re.




MÔ TẢ:

Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2-10m. Thân có nhiều cành ngắn rụng lá nom như gai. Cành non hình 4 cạnh, mép có dìa mỏng. Lá mọc đối, cuống ngắn. Hai mặt lá có lông, dày hơn ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành.Quả có 4 cánh mỏng, chứa một hạt hình thoi.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 9-11.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang ở khắp các tỉnh phía nam , nhất là vùng đồng bằng.

BỘ PHẬN DÙNG:

Hạt. Thu hái quả vào mùa thu-đông, phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt. Còn dùng lá và vỏ cây.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Tanin.

CÔNG DỤNG:

CÔNG DỤNG : Hạt làm thuốc tẩy giun đũa và giun kim: nướng hoặc rang vàng rồi ăn với chuối chín, người lớn dùng ngày 10-15 hạt (14-20g), trẻ em tuỳ tuổi từ 5-10 hạt (7-14g); dùng 3 ngày liền. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt.










 




COSCINIUM FENESTRATUM (Gaertn.) Colebr.

 

MENISPERMACEAE






VÀNG ĐẮNG, vang đằng, hoàng đằng lá trắng, loong t’rơn, dây mỏ vàng, dây nại cày, kơ trơng (Ba Na)




MÔ TẢ:

Dây leo, gỗ. Rễ và thân màu vàng. Vỏ thân nứt nẻ, màu xám trắng. Lá mọc so le, có cuống dài, hơi dính vào trong phiến lá, 3-5 gân, mặt dưới có lông trắng bạc . Hoa đơn tính khác gốc; hoa nhỏ. Quả hạch, to, hình cầu, khi chín màu vàng.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 5-10.

PHÂN BỔ:

Mọc ở rừng, rải rác tại các tỉnh miền núi phía nam.

BỘ PHẬN DÙNG:

Thân và rễ. Khai thac vào mùa thu và đông. Phơi hoặc sấy khô. Thường dùng để chiết berberin.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân và rễ chứa alcaloid berberin với tỷ lệ 1,5-3%.

CÔNG DỤNG:

Chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, vàng da, sốt, sốt rét, kém tiêu hoá: ngày 10-16g dạng sắc, bột hoặc viên. Dùng berberin chlorid dạng viên nén 0,05g , ngày 0,30-0,50g chia 2 lần. Trẻ em tuỳ tuổi dùng ít hơn. Dung dịch 0,5-1% berberin chlorid chữa đau mắt.







COSTUS SPECIOSUS (Koening) Smith.

 

COSTUS SPECIOSUS (Koening) Smith






MÍA DÒ, đọt đắng, cát lồi, sẹ vòng, tậu chó, co ướng bôn (Thái), nó ưởng (Tày).




MÔ TẢ:

Cây thân cỏ, sống nhiều năm, mọc thẳng, có thể cao tới hơn 2m, lụi hàng năm. Thân rễ nạc, mọc ngang. Lá có bẹ, mọc so le, lúc non xếp thành hình xoắn ốc, có lông. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn thân. Hoa màu trắng, lá bắc màu đỏ. Quả nang, chứa nhiều hạt, màu đen. Các loài Costus speciosus Sm. var. argyrophyllus Wall. và Costus tonkinensis Gapnep. cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa : Tháng 6-8; Quả : Tháng 9-11.

PHÂN BỔ:

Cây mọc nơi đất ẩm ven rừng, nương rẫy, rải rác khắp các tỉnh miền núi và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG:

Thân rễ. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô. Còn dùng ngọn và cành non.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân rễ chứa saponin steroid: diosgenin , tigogenin.

CÔNG DỤNG:

Tác dụng chống viêm; chữa sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh: ngày 10-20g dạng thuốc sắc, hoặc cao lỏng. Ngọn và cành non còn tươi, nướng, giã , vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai. Có thể dùng làm nguyên liệu để chiết xuất diosgenin.









CRINUM ASIATICUM L.

 

AMARYLLIDACEAE






NÁNG HOA TRẮNG, lá nắng, chuối nước, tỏi voi, tỏi lơi, văn châu lan, cap gụn (Tày), co lạc quận (Thái).




MÔ TẢ:

Cây cỏ, sống nhiều năm; thân hành to, hình cầu hoặc hình trứng thuôn. Lá hình bản, dài tới 1m; mép nguyên và uốn lượn. Cụm hoa hình tán, cuống chung mập, hơi dẹt. Hoa màu trắng, to, có mùi thơm. Quả gần hình cầu, hạt nhiều nội nhũ.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 6-10.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang ở nhiều nơi và còn được trồng để làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG:

Lá, thân hành. Thu hái quanh năm. Dùng tươi..

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân hành và lá chứa alcaloid : Lycorin, crinamin.

CÔNG DỤNG:

Lá tươi giã, hơ nóng, đắp chữa sưng tụ máu do ngã, bó gẫy xương , bong gân, sai khớp. Thân hành giã, nướng, đắp chữa thấp khớp, nhức mỏi. Lá khô sắc, rửa chữa trĩ ngoại. Thân hành giã ép lấy nước uống để gây nôn. Nước ép thân hành nhỏ tai chữa viêm tai.










 

CROTON TIGLIUM L.

 

EUPHORBIACEAE






NGHỆ, nghệ vàng, uất kim, khương hoàng, co hem, co khản mỉn (Thái), khinh lương (Tày).




MÔ TẢ:

Cây nhỡ, phân cành nhiều; cao 3- 6m. Lá mọc so le, mép khía răng; lá non màu hồng tím. Cụm hoa hình chùm mọc ở đầu cành; hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả nang màu vàng nhạt. Hạt nhỏ, có vỏ cứng màu vàng nâu.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa : Tháng 5-7; Quả: Tháng 8-10.

PHÂN BỔ:

Cây mọc ở đồi, rừng ẩm, bờ nương rẫy ở miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Hạt. Hái quả chín vào tháng 8-9, nhưng chưa nứt các mảnh vỏ, phơi khô, đập lấy hạt, phơi lại lần nữa. Có thể để nguyên quả, khi dùng mới đập lấy hạt.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Hạt: dầu béo 30- 50%, gồm stearin, palmitin, glycerid crotonic và tiglic; protein 18%, glucosid crotonosid; nhựa là polyeste của crotonol, phorbol; acid amin (arginin, lysin); alcaloid; men lypasa.

CÔNG DỤNG:

Chữa đầy bụng, không tiêu, táo bón, đau bụng, phù thũng, khó thở, ho nhiều. Ngày 0.01- 0.05g ba đậu sương (hạt nghiền nát, ép bỏ dầu, sao vàng), làm viên hoặc chế cao. Thuốc độc, phụ nứ có thai không được dùng. Chữa ngộ độc ba đậu: uống nước hoàng liên, nước đậu đũa.










 

CROTON TONKINENSIS Gagnep.

 

EUPHORBIACEA






KHỔ SÂM, cù đèn, co chạy đón (Thái).




MÔ TẢ:

Cây nhỏ, cao 1-1,5m. Lá mọc so le, có khi tụ họp 3-4 lá như kiểu mọc vòng , hai mặt có lông óng ánh như lá nhót, dày hơn ở mặt dưới, 3 gân toả từ gốc. Hoa nhỏ trắng mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, đơn tính cùng gốc. Quả có 3 mảnh vỏ. Hạt hình trứng, màu nâu.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 5-8.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Lá. Thu hái khi cây đang có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng.

CÔNG DỤNG:

Chữa ung nhọt, lở loét, viêm mũi, ỉa ra máu, viêm loét dạ dày, tá tràng, lỵ, đau bụng, tiêu hóa kém. Ngày 16-20g lá sao vàng, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài nước sắc đặc để rửa, chữa mụn nhọt, lở ngứa








CURCUMA DOMESTICA Valet.

 

ZINGIBERACEA






NGHỆ, nghệ vàng, uất kim, khương hoàng, co hem, co khản mỉn (Thái), khinh lương (Tày).




MÔ TẢ:

Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,5-1m; thường lụi vào mùa khô. Thân rễ (thường gọi là củ) nạc, phân nhánh có màu vàng và mùi hắc. Lá to, có bẹ, mọc so le. Hoa màu vàng, mọc thành bông hình trụ ở ngọn. Lá bắc màu lục hoặc pha hồng ở đầu.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa : Tháng 3-5.

PHÂN BỔ:

Cây được trồng ở khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc

BỘ PHẬN DÙNG:

Thân rễ. Thu hái vào tháng 11-12. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC:

Thân rễ chứa chất màu, curcumin; tinh dầu gồm các sesquiterpen : zingiberen, D-α-phellandren, turmeron, dehydrotumeron, α, γ-alantolactone; curcumen, cineol.

CÔNG DỤNG:

Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm gan, vàng da, kinh nguyệt không đều, bế kinh, tích máu sau đẻ, ngã tổn thương tụ máu, thấp khớp, tay chân đau nhức, mụn nhọt, ghẻ lở: ngày 3-12g, dạng bột, sắc. Dùng ngoài, giã nát bôi vết thương mới lành để chống sẹo, dùng chữa ngộ độc bã đậu : giã nát lọc lấy nước uống.







CURCUMA ZEDOARIA (Berg.) Rosc.

 

ZINGIBERACEA






NGA TRUẬT, nghệ đen, nghệ tím, nghệ xanh, nghệ đăm (Tày), bồng truật, ngải tím, tam nại, m'gang mơ lung (Ba Na).




MÔ TẢ:

Cây cỏ, sống nhiều năm; thường lụi về mùa khô. Thân rễ (thường gọi là củ) hình con quay với nhiều nhánh phụ hình trứng. Lá có bẹ, to, có đốm tía ở gân giữa mặt trên. Hoa màu trắng hồng có họng vàng; lá bắc xanh, đầu đỏ ; tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ, trước khi cây ra lá.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 3-5.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang trên đất ẩm, gần bờ suối quanh nương rẫy và ruộng bỏ hoang. Có nhiều ở các tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Thân rễ. Thu hái vào tháng 11-12, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC:

Thân rễ chứa tinh dầu gồm α-pinen, D-camphen, cineol, D-camphor, D-borneol, sesquiterpen alcol, zingiberen.

CÔNG DỤNG:

Thuốc giúp tiêu hoá, điều kinh; chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, ho, bế kinh, kinh nguyệt không đều; còn có tác dụng bổ. Ngày 3-6g dạng thuốc, thuốc bột hoặc thuốc viên.







Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương