Allium fistulosum L



tải về 1.22 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.22 Mb.
#15641
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




MÔ TẢ:

Cây cỏ, cao 60-90cm. Rễ củ mập, không phân nhánh. Thân có cạnh và có gai nhỏ, thưa. Lá mọc đối, không cuống, mép khía răng; lá gốc xẻ thuỳ sâu, lá phía trên nguyên. Toàn bộ phần trên mặt đất lụi vào mùa đông.Cụm hoa hình đầu tròn mọc trên một cán dài bao bọc bởi nhiều tổng bao lá bắc cứng. Hoa màu trắng. Quả bế hơi hình 4 cạnh, nhẵn.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 6-11.

PHÂN BỔ:

Cây mọc ở ven rừng hay đồi, nương rẫy bỏ hoang; độ cao 1000m trở lên. Có ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang. Mới đưa vào trồng thêm ở Sa Pa.

BỘ PHẬN DÙNG:

Rễ củ. Thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm rượu hoặc nước muối , sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Alcaloid, tanin, đường.

CÔNG DỤNG:

Thuốc bổ, làm dịu đau, chống viêm, chữa đau lưng, cước khí, thấp khớp, nhức xương, di tinh, bạch đới, động thai đau bụng, gan thận yếu, báng, chấn thương, bong gân, gãy xương, mụn nhọt và còn lợi sữa, cầm máu. Ngày 10-12g dạng thuốc sắc, ngâm rượu, bột hoặc viên.

Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần chú ý bảo vệ ở Việt Nam







DISPOROPSIS ASPERA (Hua) Engl. ex Krause

 

CONVALLARIACEAE






NGỌC TRÚC HOÀNG TINH




MÔ TẢ:

Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,2-0,5m; có thể lụi hàng năm vào mùa đông. Thân rễ mọc ngang, có những đốt ngắn, màu vàng nhạt. Lá mọc so le, gần như không cuống, dai, xanh sẫm. Hoa hình chuông, màu trắng, mọc 2 cái trên một cuống chung ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 5-6.

PHÂN BỔ:

Mọc tự nhiên ở các hốc mùn đá, ỏ một vài địa phương, thuộc vùng núi cao. Cây cũng được trồng.

BỘ PHẬN DÙNG:

Thân rễ. Thu hái vào tháng 8,9 khi hoa đã kết quả. Phơi hoặc sấy khô.

CÔNG DỤNG:

Thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều, di tinh, ho khan, khát nước. Ngày 6-12g dạng thuốc sắc, rượu thuốc, thuốc viên hoặc thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác.










 

DISPOROPSIS LONGIFOLIA Craib

 

CONVALLARIACEAE






HOÀNG TINH HOA TRẮNG, hoàng tinh lá mọc so le, cây đót, co hán han (Thái), voòng chính, néng lài (Tày).




MÔ TẢ:

Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ mập, mọc ngang, gồm nhiều đốt, mặt trên có sẹo do vết thân tàn lụi để lại. Thân đứng, nhẵn, cao đến gần 1m. Lá không cuống, mọc so le, hình trứng hoặc trái xoan. Hoa trắng, hình chuông, mọc ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa : Tháng 3-5; Quả : Tháng 6-8.

PHÂN BỔ:

Cây mọc trên các hốc mùn đá, dưới tán rừng; ở các tỉnh miền núi phía bắc.

BỘ PHẬN DÙNG:

Thân rễ. Thu hái vào mùa thu. Rửa sạch, đồ chín, phơi khô, sau đó chế thành "thục" bằng cách: ban đêm đun, ban ngày phơi, làm liên tục 9 lần.

CÔNG DỤNG:

Thân rễ đã chế được dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chữa mệt mỏi, kém ăn, đau lưng, thấp khớp, khô cổ khát nước. Mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc, tán bột hoặc ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với ba kích, đảng sâm,...

Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần chú ý bảo vệ ở Việt Nam.










 

DOLICHOS LABLAB L.

 

FABACEA






ĐẬU VÁN TRẮNG, bạch biển đậu, bạch đậu, đậu biển, thúa pản khao (Tày), tập bẩy pẹ (Dao).




MÔ TẢ:

Dây leo bằng thân quấn. Cành non có lông. Lá mọc so le, 3 lá chét, có lông. Hoa trắng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, đầu có mỏ nhọn cong. Hạt hình thận, màu trắng, có mồng ở mép.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa : Tháng 4-5; Quả : Tháng 6-8.

PHÂN BỔ:

Cây trồng ở khắp nơi, lấy quả non, hạt ăn và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG:

Hạt thu từ quả già. Phơi hoặc sấy khô, bóc lấy hạt. Khi dùng sao vàng. Còn dùng lá.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Hạt chứa protid, lipid, glucid, acid amin: trytophan, arginin, tyrosin, man tyrosinasa, vitamin A1, B1, C acid cyanhydric, muối vô cơ Ca, P, Fe.

CÔNG DỤNG:

Thuốc bổ, mát, giải độc, chống nôn, chữa cảm nắng, ỉa chảy, viêm ruột, đau bụng, chữa ngộ độc rượu, thạch tín, cá nóc. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc. Lá tươi nhai ngậm với muối, nuốt nước chữa họng sưng đau.










DRACAENA CAMBODIANA Pierre ex Gagnep.

 

DRACAENACEAE






HUYẾT GIÁC, cây xó nhà, cau rừng, dứa dại, giáng ông, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái).




MÔ TẢ:

Cây nhỏ, thân cột dạng cau dừa, nhưng có phân nhánh. Cao 2-4m. Vỏ thân già hoá gỗ ở gốc, khi bị mục có những phần rắn lại, màu đỏ nâu. Lá mọc tụ họp ở ngọn, hình dải, mép nguyên, có bẹ. Hoa màu lục vàng, mọc thành chùm kép ở ngọn thân. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ, chứa một hạt.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng : 5-10.

PHÂN BỔ:

Cây thường mọc ở vùng núi đá; đã gặp ở nhiều tỉnh.

BỘ PHẬN DÙNG:

Phần vỏ thân không bị mục nát hoá gỗ, màu đỏ nâu. Có thể khai thác quanh năm, phơi hoặc sấy khô.

CÔNG DỤNG:

Thông huyết, tiêu viêm. Chữa ứ huyết, bầm tím do chấn thương, bế kinh, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, tê mỏi: ngày 8-12g dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc để uống. Còn được dùng ngoài, phối hợp với quế chi ngâm rượu để xoa bóp.










 

DRYNARIA FORTUNEI (Kze) J.Sm.

 

POLYPODIACEAE






BỔ CỐT TOÁI, ráng bay, tắc kè đá, co tạng tó (Thái), đờ rờ (K'ho), hộc quyết, tổ phượng, sáng vìăng (Dao).




MÔ TẢ:

Thuộc loại dương xỉ, phụ sinh, sống nhiều năm. Thân rễ hơi dẹt, mọng nước, phủ lông dạng vảy màu nâu. Lá có 2 loại : lá hứng mùn, xẻ thùy, bất thụ, không cuống, phủ kín thân rễ và lá hữu thụ, có cuống, xẻ thùy sâu, mặt dưới mang nhiều túi bào tử. Các loài Drynaria bonii Christ; D.quercifolia (L.) J.Sm. cũng gọi là bổ cốt toái và được dùng.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 5-8.

PHÂN BỔ:

Cây sống bám trên cây gỗ và đá trong rừng ẩm, một số tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Thân rễ. Thu hoạch quanh năm. Cắt bỏ rễ con , phần lá còn sót lại và cạo sạch lông, rửa sạch, cắt thành từng miếng theo kích thước qui định, phơi hay sấy khô.

CÔNG DỤNG:

Chữa đau lưng, đau xương, sưng đau khớp, ngã chấn thương, tụ máu, bong gân, gãy xương kín, ù tai, chảy máu chân răng, thận hư: ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, ngâm rượu. Dùng ngoài, giã đắp lên chỗ sưng đau, bong gân hoặc bó gãy xương







ECLIPTA ALBA (L.) Hassk.

 

ASTERACEAE






NHỌ NỒI, cỏ mực, hạn liên thảo, nhả cha chát (Thái), phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày).




MÔ TẢ:

Cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30-40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 2-8.

PHÂN BỔ:

Cây mọc trên đất ẩm, từ miền núi đến đồng bằng.

BỘ PHẬN DÙNG:

Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi, sấy khô. Khi dùng để nguyên hoặc sao đen.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Trong cây chứa alcaloid : ecliptin, nicotin và coumarin lacton là wedelolacton.

CÔNG DỤNG:

Chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da; còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi. Ngày 12-20g cây khô sắc hoặc 30-50g cây tươi ép nước uống.







ELEUSINE INDICA (L.) Gaertn.

 

POACEAE






CỎ MẦN TRẦU, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu, co nhả hút (Thái), hang ma (Tày), hìa xú xan (Dao).




MÔ TẢ:

Cây cỏ sống hàng năm, cao 30-60cm, mọc thẳng đứng hoặc mọc bò thành cụm. Lá hình dải, xếp thành hai dãy. Phiến lá nhẵn, mềm, bẹ lá có lông. Cụm hoa mọc trên một cán ở ngọn thân, gồm 5-7 bông xếp hình phóng xạ và 1-2 bông khác mọc thấp hơn. Mỗi bông lại mang nhiều bông nhỏ. Quả thuôn dài, gần như 3 cạnh.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 5-7.

PHÂN BỔ:

Cây mọc trên đất ẩm, khắp các vùng.

BỘ PHẬN DÙNG:

Toàn cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Toàn cây chứa muối nitrat.

CÔNG DỤNG:

Cỏ mần trầu là một vị thuốc trong toa căn bản, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, nhuận gan, giải độc, kích thích tiêu hoá; chữa cảm sốt, huyết áp cao, tiểu tiện không thông, đái ít. Ngày 60-100g dưới dạng thuốc sắc.








ELEUTHERINE SUBAPHYLLA Gagnep.

 

IRIDACEAE






SÂM ĐẠI HÀNH, hành đỏ, tỏi đỏ, sâm cau, phong nhan, hom búa lượt (Thái), tỏi lào.




MÔ TẢ:

Cây cỏ, cao 30-40cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Thân hành có màu đỏ tía. Lá hình mác dài, có bẹ, gốc và đầu thuôn nhọn, nhiều gân song song. Hoa màu trắng mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 4-6.

PHÂN BỔ:

Cây được trồng ở nhiều nơi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Thân hành. Thu hái khi cây tàn lụi; thái ngang củ thành lát. Phơi hoặc sấy nhẹ dưới 50°C tới khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân hành chứa các hợp chất quinoid: eleutherin, isoeleutherin, eleutherol.

CÔNG DỤNG:

Thuốc bổ máu chữa thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu; cầm máu trong chứng ho ra máu, băng huyết, bị thương; kháng khuẩn, chống viêm trong viêm họng, ho gà, mụn nhọt, chốc lở; sau khi nạo thai, đặt vòng tránh thai. Ngày 4-12g dạng sắc, hãm, bột hoặc viên: Làm thành dạng thuốc mỡ để bôi ngoài da.










 

ELSHOLTZIA CILIATA(Thunb.)Hyland.

 

LAMIACEAE






KINH GIỚI, khương giới, giả tô, nhả nát hom (Thái).




MÔ TẢ:

Cây cỏ, cao 40-60cm. Thân vuông , có lông min. Lá mọc đối, mép khía răng, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu tím nhạt, hoặc hồng tía mọc thành bông lệch ở đầu cành. Quả bế, thuôn nhẵn. Toàn cây có mùi thơm.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 6-8.

PHÂN BỔ:

Cây được trồng phổ biến làm gia vị và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG:

Cành lá và cụm hoa. Thu hái vào lúc cây đang đang ra hoa; phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Cả cây chứa tinh dầu trong có các ceton của elsholtzia.

CÔNG DỤNG:

Chữa cảm sốt, nhức đầu, sởi, cúm, đau xương, viêm họng, mụn nhọt, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu. Ngày 10-16g cây khô hoặc 30-50g cây tươi dạng thuốc sắc hoặc xông. Có thể giã nát cây tươi vắt nước uống. Sao đen khi dùng để cầm máu.










 


ERIOBOTRYA JAPONICA (Thunb.) Lindl.

 

ROSACEAE






TÌ BÀ DIỆP, nhót tây, sơn tra Nhật Bản, phì phà (Tày).




MÔ TẢ:

Cây gỗ nhỏ, cao 5-7cm. Cành non có lông tơ, cành già nhẵn. Lá mọc so le, dày và cứng, mép khía răng, mặt dưới có nhiều lông mềm. Hoa trắng mọc thành chùm ở đầu cành. Toàn bộ cụm hoa phủ đầy lông. Quả hạch, màu vàng vị chua, ăn được, chứa 3-5 hạt.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa : Tháng 2-3; Quả : Tháng 3-6.

PHÂN BỔ:

Cây được trồng ở nhiều nơi, lấy quả ăn, lá làm thuốc và còn để làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG:

Lá. Thu hái vào mùa hè, thu. Phơi khô. Khi dùng, lau sạch lông, để nguyên hoặc tẩm mật sao.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Quả chứa đường levulosa, sucrosa; acid malic, citric, tartric, succinc; cryptoxanthin, β-caroten, neo-β-caroten. Hạt có amydalin, dầu béo. Lá có saponin, acid ursolic, acid oleanolic và caryophyllen.

CÔNG DỤNG:

Chữa ho, viêm phế quản mạn tính, suyễn khó thở, trừ đờm, sốt nóng, cảm mệt, nôn mửa nhất là khi thai nghén, tiêu hoá, chảy máu cam. Ngày 10-20g lá khô dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc cao nước. Nước sắc lá còn dùng rửa vết thương










ERYTHRINA VARIEGATA L. var. ORIENTALIS (L.) Merr.

 

FABACEAE






VÔNG NEM, lá vông, hải đồng, thích đồng, co toóng lang (Thái), bơ tòng (Tày).




MÔ TẢ:

Cây gỗ, cao gần 10m. Thân non và cành có gai ngắn. Lá mọc so le, 3 lá chét, lá chét giữa to hơn. Cuống lá chét có tuyến nhỏ. Hoa đỏ mọc thành chùm dày, trước khi cây ra lá. Quả đậu, màu đen, thắt lại giữa các hạt. Hạt hình thận, màu đỏ hay nâu.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 3-5.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang và được trồng phổ biến ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Lá.Thu hái vào mùa xuân, hạ. Dùng tươi hay phơi khô. Còn dùng vỏ thân.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Thân và lá chứa alcaloid erythrinalin; hạt có alcaloid hypaphorin. Ngoài ra, còn có saponin migarrhin.

CÔNG DỤNG:

An thần. Chữa mất ngủ do hồi hộp, lo âu. Ngày 8-16g lá khô sắc hoặc nấu cao uống (thường phối hợp với lạc tiên, lá dâu,…) Lá tươi giã đắp chữa trĩ, sa tử cung. Bột lá rắc vết thương chống nhiễm trùng. Chữa phong thấp: Ngày 5-10g vỏ thân, dạng thuốc sắc, cao, hoặc rượu thuốc









EUCOMMIA ULMOIDES Oliv.

 

EUCOMMIACEAE.






ĐỖ TRỌNG, dang ping(Tày).




MÔ TẢ:

Cây gỗ, cao 10m hay hơn. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng. Vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng, khi bị bẻ gãy kéo dài ra như tơ nối liền giữa các mảnh. Hoa đơn tính khác gốc, hoa đực và hoa cái không có bao hoa. Quả hình thoi dẹt, màu nâu. Vỏ thân của một số loài Euonymus L., họ Dây gối (Celastraceae) cũng được dùng với tên đỗ trọng nam.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 5-11.

PHÂN BỔ:

Cây nhập, trồng ở vùng núi cao.

BỘ PHẬN DÙNG:

Vỏ cây. Thu hoạch vào mùa xuân, hạ. Vỏ bóc đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6-7 ngày đến khi mặt trong có màu đen. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Vỏ cây chứa gutta-percha, chất nhựa, glucosid aucubin, loganin, lipid, protid, tinh dầu, acid chlorogenic.

CÔNG DỤNG:

Hạ áp, giúp hoạt động nội tiết , chống viêm, chữa suy giảm nội tiết, đau lưng, mỏi gối, di tinh, liệt dương, có thai đau bụng, động thai ra huyết, cao huyết áp, thấp khớp, phù thũng, đi đái nhiều lần. Ngày 12-20g, dạng thuốc sắc, cao lỏng, bột, viên, rượu thuốc (thường phối hợp với các vị thuốc khác).










 

EUPATORIUM STAECHADOSMUM Hance

 

ASTERACEAE






MẦN TƯỚI, trạch lan, lan thảo, co phất phứ.(Thái).




MÔ TẢ:

Cây cỏ, sống nhiều năm, có thể cao tới 1m; cành non màu tím, có rãnh dọc. Lá mọc đối, phiến lá hẹp, nhọn đầu, mép có răng cưa, vò nát có mùi thơm hắc. Hoa hình đầu, màu tím nhạt, mọc thành ngù kép ở đầu hay kẽ lá. Quả bế nhỏ, màu đen. Tránh nhầm với cây bả dột (Eupatorium triplinerve Vahl.) có lá mép nguyên và 3 gân rõ.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 9-10.

PHÂN BỔ:

Cây được trồng ở nhiều nơi để làm rau ăn và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG:

Toàn thân.Thu hái vào mùa hạ trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm.

CÔNG DỤNG:

Sát trùng, lợi tiểu, lợi tiêu hoá, điều kinh; chữa sốt, bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng, tích huyết sau đẻ, phù thũng, choáng váng, mụn nhọt, lở ngứa, chấn thương. Ngày 10-20g cây khô dạng thuốc sắc. Còn dùng cây tươi để diệt chấy, rận, rệp, bọ mạt, mọt.













EUPHORBIA THYMIFOLIA L.

 

EUPHORBIACEA






CỎ SỮA LÁ NHỎ, vú sữa đất, thiên căn thảo, nhả nậm mòn, nhả mực nọi ( Thái).




MÔ TẢ:

Cây cỏ, sống một năm, có nhựa mủ. Thân, cành mảnh, màu đỏ tím, có lông rất nhỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục, mép có răng cưa, mặt dưới có lông. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim ít hoa. Quả nang, có lông. Hạt nhẵn có 4 cạnh rõ.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 5-10.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Toàn cây. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Toàn cây chứa 5, 7, 4-trihydroxy flavon-7, glucosid, tinh dầu.

CÔNG DỤNG:

Chữa lỵ trực khuẩn, mụn nhọt, thiếu sữa, tắc tia sữa, băng huyết, trẻ em ỉa phân xanh. Ngày 20-30g dạng thuốc sắc; trẻ em 10-20g. Phối hợp với rau sam liều lượng bằng nhau để chữa lỵ. Giã đắp bên ngoài chữa bệnh ngoài da, vết thương. Còn dùng diệt sâu bọ.










 

EUPHORIA LONGAN (Lour.) Steud.

 

EUPHORIA






NHÃN, lệ chi nô, mạy ngận, mác nhan (Tày).




MÔ TẢ:

Cây gỗ, cao 5-10m. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 5-9 lá chét, hình mác thuôn; mặt trên lá nhẵn bóng. Hoa màu vàng nhạt mọc thành chùm kép ở đầu cành. Quả hình cầu, nhẵn hoặc hơi nháp ở vỏ ngoài, màu vàng nâu. Hạt đen bóng, có áo hạt. Hiện có nhiều giống nhãn khác nhau, cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa : Tháng 4-5; Quả : Tháng 6-8.

PHÂN BỔ:

Cây được trồng ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Cùi quả và hạt. Thu hái vào tháng 7-8. Cùi quả chế biến phơi khô gọi là long nhãn.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Cùi quả chứa đường glucosa, saccharosa, vitamin A, B, protid và chất béo. Hạt : Tinh bột, saponin, tanin, chất béo.

CÔNG DỤNG:

Làm thuốc bồi bổ sức khoẻ, chữa chứng hay quên, trí nhớ sút kém, mất ngủ, thần kinh suy nhược. Ngày 9-10g cùi quả khô sắc hoặc nấu cao uống. Hạt tán bột dùng ngoài chữa chốc lở, chảy máu đứt tay chân.










[

FALLOPIA MULTIFLORA (Thunb) Haraldson.

 

POLYGONACEAE






HÀ THỦ Ô ĐỎ, dạ giao đằng, má ỏn, khua lình (Thái), mằn năng ón (Tày), xạ ú sí (Dao).




MÔ TẢ:

Dây leo bằng thân quấn. Thân cành và cuống lá màu đỏ tím. Rễ củ to nạc, màu đỏ nâu. Lá hình tim nhọn, mọc so le, bẹ chìa hình ống, mỏng. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chuỳ ở kẽ lá. Quả hình 3 cạnh, có cánh.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa: Tháng 9-11. Quả: Tháng 12-2.

PHÂN BỔ:

Cây mọc ở vùng núi cao Lào Cai, Lai Châu, Sơn la, Hà Giang. Trồng được ở nhiều nơi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Củ, thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, bổ ra, đồ rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng nấu với nước đậu đen, nhiều lần, đến khi rễ có màu đen, thái mỏng, phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Rễ chứa rhaponticin (rhapontin, ponticin), acid chrysophanic, emodin, physcion, rhein và acid polygonic.

CÔNG DỤNG:

Bổ máu, chống viêm. Chữa thận suy, yếu gan, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét mạn tính, thiếu máu, ít sữa, đau lưng, thấp khớp, di tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, mẩn ngứa. Uống lâu ngày làm đen râu tóc, trẻ lâu: liều dùng ngày 12-20g dạng thuốc sắc, rượu thuốc.










 

FIBRAUREA TINCTORIA Lour.


 

MENISPERMACEAE






HOÀNG ĐẰNG, hoàng liên nam, dây vàng giang, khau khem (Tày), co lạc khem (Thái), tốt choọc, t'rơn (K'dong).




MÔ TẢ:

Dây leo gỗ, rễ và thân già màu vàng. Lá mọc so le, nhọn đầu, 3 gân chính rõ. Cuống lá dài phình ra ở hai đầu. Hoa đơn tính khác gốc, màu vàng lục nhạt, mọc thành chùm trên thân già đã rụng lá. Quả hình trái xoan, khi chín màu vàng, có mùi hôi, một hạt.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 5-8.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Rễ và thân già. Thu hái vào mùa thu, phơi hoặc sấy khô. Còn dùng để chiết palmatin.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Rễ chứa alcaloid : Palmatin, jatrorrhizin, columbamin, berberin.

CÔNG DỤNG:

Rễ được dùng trong nhiều thể viêm như đau mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm ruột, viêm dạ dày, viêm bàng quang, kiết lỵ, sốt nóng. Ngày 4-12g dạng thuốc sắc. Chữa viêm tai có mủ : bột hoàng đằng (20g), trộn với phèn chua (10g), thổi vào tai. Palmatin pha dưới dạng nước làm thuốc chữa đau mắt.










 




FICUS PUMILA L.

 

MORACEAE






TRÂU CỔ, vảy ốc, cơm lênh, bị lệ, cây xộp, mộc liên, sung thằn lằn, mác púp (Tày).




MÔ TẢ:

Cây leo nhỏ, mọc áp sát trên thân cây gỗ, đá hoặc gia thể khác nhờ rễ. Khi cây còn nhỏ, lá hình vảy ốc. Ở cây trưởng thành, cành lá mọc vươn dài và mang hoa, quả. Lá mọc so le, nhẵn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá; hoa đực mọc ở gần đỉnh cụm hoa; hoa cái ở dưới. Quả phức mọc riêng lẻ, nhẵn, màu tím nâu khi chín.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 5-10.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, trung du. Còn được trồng làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG:

Cành lá thu hái quanh năm. Quả thu hái vào mùa thu, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Chất gôm thuỷ phân cho glucosa, fructosa, arabinosa, protein, nhựa mủ.

CÔNG DỤNG:

Thuốc bổ máu, bổ toàn thân, chữa lỵ lâu ngày, trĩ, tắc tia sữa, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, bí đại tiểu tiện, lở ngứa, nhọt, đau lưng, nhức xương, thấp khớp. Ngày 8-16g cành và lá, dạng thuốc sắc, cao, rượu thuốc; hoặc 3-6g quả dạng thuốc sắc, cao hoặc làm mứt.










 

FORTUNELLA JAPONICA (Thunb.) Swingle

 

RUTACEAE






QUẤT, kim quất




MÔ TẢ:

Cây bụi, cao 1 - 3m. Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình trái xoan hay hình trứng, đầu hơi tù. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hình cầu, khi chín màu đỏ da cam, vị chua. Toàn cây có tinh dầu thơm.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 3-12.

PHÂN BỔ:

Cây được trồng làm cảnh, trang trí vào dịp tết nguyên đán

BỘ PHẬN DÙNG:

Quả. Thu hoạch vào đầu mùa xuân . Dùng tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Lá và quả chứa tinh dầu. Dịch quả có đường, acid hữu cơ

CÔNG DỤNG:

Chữa ho, viêm họng trẻ em: 8-12g quả trộn với đường phèn hoặc mật ong, hấp cơm, uống 2-3 lần trong ngày. Người lớn có thể dùng mứt quất hoặc quất ngâm đường làm thành sirô (10-15ml một lần).










 


GARDENIA JASMINOIDES Ellis

 

RUBIACEAE






DÀNH DÀNH, chi tử, thuỷ hoàng chi, mác làng cương (Tày)..




MÔ TẢ:

Cây bụi, cao 1-2m. Lá mọc đối hay mọc vòng 3 cái một, nhẵn bóng. Lá kèm to bao quanh thân. Hoa to, trắng vàng rất thơm mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả hình trứng, có cạnh lồi, và đài tồn tại, chứa nhiều hạt. Thịt quả màu vàng. Loài sơn chi tử (Gardenia stenophyllus Merr.) có dáng nhỏ hơn, cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa: Tháng 3-5; Quả : Tháng 6-10.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang ở những nơi gần nước. Còn được trồng làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG:

Lá và quả. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi. Quả hái vào tháng 8-10 khi chín già, ngắt bỏ cuống, rồi phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Trong lá và quả chứa glucosid (gardenosid, gentiobiosid, geniposid, crocin), tanin, tinh dầu, pectin, β-sitosterol, D-mannitol, nonacosan.

CÔNG DỤNG:

Thuốc hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi mật, lợi tiểu; chữa sốt , vàng da, chảy máu cam, đau họng, thổ huyết, đại tiện ra máu, bí tiểu tiện, bỏng, mụn lở: ngày 6-12g quả dạng sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với nhân trần. Chữa vết thương sưng đau, đau mắt đỏ : lá tươi giã đắp.










 

GOMPHANDRA TONKINENSIS Gapnep.

 

ICACINACEAE






BỔ BÉO, bùi béo, béo trắng, tiết hung, lô nội..




MÔ TẢ:

Cây bụi, cao 2-4m; cành non có lông mịn. Rễ củ nạc. Lá mọc so le, hình mác, mép nguyên, mặt dưới có nhiều lông mịn. Cụm hoa hình ngù kép, mọc đối diện với lá; hoa nhỏ, màu trắng. Quả hình thoi, đài tồn tại, có lông. Tránh nhầm với loài Polygala aureocauda Dunn. họ Viễn chí (Polygalaceae), có rễ củ và cũng gọi là bổ béo.

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 5-9.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang ở rừng, tại một số tỉnh miền núi..

BỘ PHẬN DÙNG:

Rễ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Đào về, rửa sạch, thái mỏng, ngâm nước vo gạo 24 giờ, phơi hoặc sấy khô.

CÔNG DỤNG:

Thuốc bồi dưỡng, kích thích ăn ngon, lợi sữa, nhuận tràng, lợi tiểu: ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc, tán bột hoặc trộn với mật làm viên.







Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương