Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Quyển 1 印光 法 師文 鈔 參 編 卷 一



tải về 2.21 Mb.
trang1/29
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích2.21 Mb.
#36455
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1, trang of

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên

Quyển 1

印光 師文

Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa

Giảo chánh: Minh Tiến & Huệ Trang

(theo bản in của Cổ Tấn Báo Ân Niệm Phật Đường, năm 2002)


Lời tựa cho lần ấn hành theo phương pháp Ảnh Ấn
Văn do chuyên chở đạo mà thường cùng tồn tại với đạo. Lý đáng nên như thế, nhưng Sự lại không luôn như vậy. Văn chương trong các sách vở đáng coi là khuôn mẫu hoặc những bài ca tụng cao nhã chẳng phải là chuyên chở đạo ư? Lửa Tần1 bốc lên, bèn bị diệt sạch cả, nhưng diệt là diệt những thẻ sách2, chứ chẳng diệt được sách vở cất giấu trong vách nhà3 hay trong lòng người. Vì thế khi nhà Hán hưng khởi, văn chương, kinh điển xưa nay liền nối tiếp nhau xuất hiện trở lại; do vậy, thấy được rằng “nếu đạo vẫn tồn tại thì văn cũng tồn tại!”

Văn Sao của tổ Ấn Quang hoằng dương trọn vẹn Tam Tạng, dẫn chứng rộng rãi từ Ngũ Kinh, ba căn nương theo sách ấy dấy lòng tin, theo những nẻo khác nhau cùng về Tịnh Độ. Sách ấy chuyên chở đạo lý [là chuyện đương nhiên] cần gì phải nói nữa! Do vậy, hai bộ Chánh Biên và Tục Biên phổ biến trong thiên hạ, bảy mươi năm qua độ người vô số, nhưng bản thảo Tam Biên do họ La biên tập vừa xong liền bị giấu kín cả mấy chục năm chẳng xuất hiện trong cõi đời, biết nói sao đây?

Tiên sư Tuyết Lư lão nhân4 xưa kia từng phụng sự Tổ Sư, vâng mạng lệnh chuyên hoằng dương Tịnh pháp; núi sông đổi sắc, vượt biển đến Đài Trung, sáng lập Liên Xã, y giáo phụng hành, Văn Sao Chánh Biên và Tục Biên cùng với Gia Ngôn Lục, Tinh Hoa Lục5 nhiều lần được ấn hành biếu tặng, nhưng chẳng tìm được Tam Biên. Về sau do Phật Giáo Thư Cục phát hành bộ Toàn Tập của Tổ Sư, trong ấy có Tam Biên do pháp sư Quảng Định biên tập, và theo lời đồn đại bản Tam Biên do họ La biên tập vốn được cất giữ tại Linh Nham Sơn Tự ở Tô Châu đã bị hủy hoại cùng với chùa miếu trong cơn binh hỏa, đáng than vô cùng!

Ngóng tin cách biển, nghe nói nguyên cảo [Tam Biên] may mắn thoát khỏi tai ương, lại còn được khắc in. Về mặt Lý cố nhiên đáng tin, nhưng nơi mặt Sự vẫn còn hồ nghi; liên hữu Đài Trung liền cậy người sang Linh Nham chứng thực điều ấy, thỉnh về Liên Xã. Đọc lời Bạt, mới biết Linh Nham sau cơn hỏa hoạn, nguyên cảo này được cất tại Tàng Kinh Lâu, trong rương đựng bộ Càn Long Đại Tạng Kinh khắc vào đời Thanh, do hòa thượng Minh Học phát hiện, cho xuất bản. Năm Canh Ngọ (1990), gặp dịp kỷ niệm tròn năm mươi năm Tổ Sư về Tây, [Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên] được Quảng Hóa Tự ở Bồ Điền, Phước Kiến ấn hành. Tứ chúng hân hoan, khen là chuyện hiếm có!

Chao ôi! Văn của Tổ Sư giống như rồng vậy chăng? Hoặc ẩn, hoặc thấy, chẳng biết lúc nào! Nay đã được thấy, ắt sẽ bay lên tận trời, tuôn mưa pháp lớn, thấm nhuần khắp quần sanh. Ngay lập tức, Đài Trung Liên Xã liền cho in lại bằng phương pháp Ảnh Ấn để lưu truyền hòng thỏa nguyện cũ, vui mừng vô lượng. Ngoài ra còn có bảy lá thư [phúc đáp của đại sư Ấn Quang] để trong bọc hành lý của tiên sư đang được cất giữ tại Tuyết Lư Kỷ Niệm Đường ở [Đài Trung] Liên Xã, người biên tập cũng cho in kèm theo [bộ Tam Biên này] để khỏi bị thất lạc. Ấn hành cần phải có lời tựa, [do vậy tôi] kính cẩn thuật nhân duyên Ảnh Ấn để tùy hỷ vậy.

Đài Trung, Mạnh Đông năm Nhâm Thân

(Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 81 - 1992),

Tịnh nghiệp đệ tử Lô Giang Từ Tỉnh Dân kính đề



Lời tựa cho bộ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên
Linh Nham Ấn Quang lão pháp sư nghiêm trì giới luật, hoằng dương Tịnh Độ, lời lẽ làm pháp tắc cho cõi đời, hành vi làm khuôn mẫu cho đạo, dùng văn tự Bát Nhã rộng độ mọi loài, mưa pháp tuôn khắp, tứ chúng suy tôn là vị Tổ thứ mười ba của Liên Tông. Từ thời cận đại đến nay, [quả thật là một nhân vật] chưa từng có. Bản thân tôi từ thuở nhược quan (hai mươi tuổi) phát nguyện quy y đức Phật, tự xét thiện căn nhỏ nhoi, mỏng manh, cứ lần khân mãi không thành tựu gì! Năm Dân Quốc 31 (1942), ngoại nhân khinh rẻ, xâm lăng [Trung Hoa], sinh linh lầm than, các nỗi khổ chen nhau nung đốt không thể nào dứt dẹp được, đọc lại Văn Sao, giật mình, tỉnh ngộ, bèn quy mạng, gieo tấm lòng thành, niệm Phật, ăn chay, những điều này đều do Văn Sao ban cho vậy.

Sau này, ngẫu nhiên ở chỗ cư sĩ Đinh Phước Bảo, thấy được hơn hai mươi lá thư của Sư đều là những lá thư chưa được sao chép, chưa đưa vào hai cuốn Văn Sao Chánh Biên và Tục Biên. Do đó, nghĩ di cảo chính là pháp nhũ được gởi gắm, há nên để mặc cho thất lạc, bèn cẩn thận chép lại để giữ bản sao, đấy chính là bước khởi đầu cho việc biên tập bộ sách này vậy. Sau khi Sư về Tây, Hoằng Hóa Nguyệt San6 trưng cầu di cảo, thư đáp lời trưng cầu nườm nượp gởi về, thu được thật phong phú. Nhiều nhất là hòa thượng Diệu Chân7Linh Nham, pháp sư Tu Luân ở Hàng Châu đều cho [chúng tôi] đọc những lá thư họ giữ được. Các nơi gởi tặng bản gốc hoặc bản sao cũng chẳng dưới bốn năm chục người. Thảm đạm sưu tập tìm tòi, tính ra được gần bảy trăm bức thư, một trăm ba mươi bài tạp văn, những bài văn ấy chẳng kém gì những bài đã được đưa vào bộ Tăng Quảng Văn Sao, [tôi biên tập thành sách] đặt tựa đề Văn Sao Đệ Tam Biên, trân trọng thu gom cất giữ để đợi duyên thù thắng. Nếu sách được xuất hiện trong cõi đời sẽ giúp đỡ lớn lao cho việc hoằng dương Tịnh Tông và ủng hộ, duy trì pháp môn. Sao chép suốt mấy năm, luôn khư khư một ý niệm nhỏ nhoi: “Nguyện ba ngàn cõi phương Đông, gieo sen chín phẩm nơi trời Tây Phương”, cùng được thấm nhuần pháp ích, cùng lên được bờ giác.

Mồng Bốn tháng Mười Một năm Canh Dần (1950),

Kỷ niệm mười năm ngày lão pháp sư viên tịch,



Tư thục đệ tử8 Thượng Ngu La Ung Hồng Đào đảnh lễ cung kính viết lời tựa


GHI THÊM
Bộ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên được ấn hành lần này là bản duy nhất được cất giữ tại Linh Nham Sơn ở Tô Châu, vốn là di cảo do cư sĩ La Hồng Đào biên tập, pháp sư Huệ Dung chép lại thành bản cẩn thận, ghép thêm vào đó hai thiên Thượng Hải Hộ Quốc Tức Tai Pháp Hội Pháp Ngữ và Đức Dục Khải Mông; do [hai bản này] đã sớm được lưu hành riêng nên ông La không đưa vào bản thảo. Quy cách trình bày ấn loát nhất loạt lấy hai bộ Văn Sao Sơ Biên và Tục Biên làm chuẩn. Do trình độ [hữu hạn] của những đồng nhân làm công tác giảo chánh, đối chiếu, khó thể tránh được sai sót, ngưỡng mong mười phương Tăng - tục, thầy, bạn chẳng tiếc công chỉ dạy để sửa đổi khi tái bản, khôn ngăn tột bực tha thiết khẩn cầu.
Chùa Quảng Hóa tại Bồ Điền, Phước Kiến kính bạch

(Giữa Đông năm 1990)
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên

Каталог: Luan -> aqvstambien
Luan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
Luan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Luan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
Luan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
Luan -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Luan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
Luan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
Luan -> Tính cấp thiết của đề tài
aqvstambien -> Ấn Quang Pháp Sư

tải về 2.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương