Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Quyển 1 印光 法 師文 鈔 參 編 卷 一



tải về 2.21 Mb.
trang29/29
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích2.21 Mb.
#36455
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   29
Chánh kinh: “Thuần tưởng tức phi, tất sanh thiên thượng. Nhược phi tâm trung kiêm phước kiêm huệ, cập dữ tịnh nguyện, tự nhiên tâm khai, kiến thập phương Phật, nhất thiết Tịnh Độ, tùy nguyện vãng sanh”.

Giảng: Tưởng là lắng lòng quán tưởng, chẳng phải là loạn tưởng. Tưởng ở đây khác với tưởng của loài noãn sanh. Ước theo lúc chúng (tức loài noãn sanh) thọ sanh thì Tưởng của chúng là tưởng vọng nhiễm, còn Tưởng [được nói đến trong đoạn kinh văn] ở đây là ước theo [người ấy] lúc còn sống đã quen tu tập Tưởng thắng diệu. Do thuần tưởng có cảnh giới thắng diệu nên có thể bay lên, chẳng đến nỗi đọa lạc, ắt sanh lên cõi trời, sống trong cõi trời… “Thuần tưởng” ở đây thuộc về [tưởng] của chư thiên trong tam giới, nên thấy được chư thiên, đều do thiện nghiệp từ trong cái tâm quán tưởng ấy cảm thành. Nếu trong cái tâm thuần tưởng bay lên ấy, lúc bình thời có kiêm tu phước, tu huệ, chẳng hạn như cúng Phật là phước nghiệp, nghe pháp là huệ nghiệp và những người có tịnh nguyện, vẫn thường nguyện học theo Phật, được Phật thọ ký, và những ai muốn cầu vãng sanh nguyện được thấy Phật. Phàm [những người bình thường không tu tập] khi thọ mạng sắp hết, thần thức hôn ám, trông khắp mười phương giống như một vùng tối, mờ mờ, mịt mịt, chẳng biết đi về đâu. [Còn người do tu tập thuần tưởng], nay do tưởng thuần tịnh và sức phước huệ cùng với sức tịnh nguyện, tự nhiên tâm địa khai thông, thấy mười phương Phật, hết thảy Tịnh Độ, như cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, cõi Lưu Ly của Phật Dược Sư v.v… mười phương đều hiện, hơn - kém rành rành. Vì thế, được tùy nguyện vãng sanh”.

269 Bọn Đạo Sĩ đã soạn ra cuốn Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ, mạo danh tác giả là Thuần Dương Lã Tổ (Lã Động Tân) để xuyên tạc kinh Lăng Nghiêm như sau: “Các thầy vâng giữ diệu dụng, vẫn còn có bí quyết nhanh chóng nhất trong các bí quyết, tức là lúc buông xuống muôn duyên, chỉ dùng chữ Y của Phạm Thiên (tức là Nhật Nguyệt Thiên Cương, đấy chính là mắt trái, mắt phải và chính giữa hai chân mày trong thân người. Tiên thiên thần nhân đều có đủ ba mắt như Đẩu Mẫu Lôi Tổ vậy. Con người biết tu luyện, mi tâm (chính giữa hai mày) liền mở ra, con mắt được mở ra ấy gọi là Thiên Mục)… Các thầy tuân hành pháp, chẳng có pháp nào khác để cầu tiến, chỉ thuần tưởng ở nơi đó. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Thuần tưởng tức phi, tất sanh thiên thượng”. Thiên [ở đây] không phải là trời xanh thẳm, mà chính là Càn cung (đảnh đầu) trên thân, lâu ngày tự nhiên sẽ được thân ở ngoài cõi trời”. Do bọn Đạo Sĩ xuyên tạc kinh Phật để chứng minh phép luyện đan vận khí nên Tổ mới chê là “hồ thuyết ba đạo” (nói nhăng, nói càn).

270 Theo quy chế quan chức đời Thanh, cả nước được chia thành nhiều Tỉnh, mỗi Tỉnh lại chia thành nhiều Phủ (hoặc Châu, Sảnh). Mỗi Phủ gồm nhiều Huyện. Quan đầu tỉnh gọi là Tổng Đốc nắm trọn quyền hành chánh, quân sự và tư pháp từ một tỉnh đến ba tỉnh; chỉ riêng Tổng Đốc Tứ Xuyên là quản trị một tỉnh. Sau này, danh xưng Tổng Đốc ít dùng, hầu như chỉ dùng danh xưng Tuần Phủ (Tuần Vũ) và quyền hành của Tuần Phủ được thu gọn trong một tỉnh. Tuần Phủ thường được gọi bằng danh xưng Phủ Quân, Phủ Đài. Dưới chức Tuần Phủ lại lập ra chức Bố Chánh Sứ chuyên lo việc hành chánh, dân sự, ngân khố của một tỉnh, chức quan này thường được gọi là Phiên Đài hoặc Phiên Ty. Đôi khi, có trường hợp đặc biệt như Phiên Đài Quảng Đông lại trông coi cả việc trị an. Bên cạnh Bố Chánh Sứ còn có quan Án Sát Sứ, chuyên lo việc tư pháp trong một tỉnh, giám sát và thuyên chuyển những quan chức nhỏ hơn. Chức quan này thường được gọi là Niết Đài hoặc Niết Ty. Chức quan phụ tá Niết Đài, trông coi một Đạo (gồm nhiều Phủ) được gọi là Đạo Viên hoặc Đạo Đài. Ông Hoàng Hàm Chi giữ chức Đạo Đài hai phủ Ninh Ba và Thiệu Hưng nên gọi là Ninh Thiệu Đạo Đài.

271 Thời ấy trong khuynh hướng sôi nổi phá bỏ lối học từ chương, cổ điển, sáo mòn đời Thanh, các nhà giáo dục Trung Hoa đầu thời Dân Quốc chủ trương mọi văn bản đều viết bằng văn Bạch Thoại, cực lực đả phá việc trích dẫn nguyên văn những thư tịch cổ trong bài viết, cũng như cấm học trò học viết văn theo lối Văn Ngôn. Tổ chủ trương vẫn dùng Văn Ngôn, nhưng viết cho rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, không dùng quá nhiều điển tích cầu kỳ, chấm câu rõ ràng để người đọc dù ít học vẫn có thể lãnh hội được. Quan điểm này hoàn toàn đúng đắn vì về sau này, do chỉ học theo lối văn Bạch Thoại, rất nhiều người đã tốt nghiệp đại học ở Hoa Lục, Đài Loan mà vẫn rất lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn khi đọc những tác phẩm viết bằng Văn Ngôn.

272 Tức bản Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (hai quyển) do Chi Khiêm dịch vào đời Ngô.

273 Ngài Huệ Viễn (334-416) Sơ Tổ Tông Tịnh Độ sống vào đời Tấn, thường được gọi là Lô Sơn Huệ Viễn để phân biệt với ngài Huệ Viễn (523-592) người huyện Đôn Hoàng (tỉnh Cam Túc) sống vào đời Tùy. Ngài Huệ Viễn đời Tùy đôi khi còn được gọi là Tùy Viễn, Tiểu Viễn, Đại Viễn, Bắc Viễn. Ngài Tùy Viễn theo xuất gia với ngài Tăng Tư vào năm 13 tuổi. Năm 16 tuổi, theo ngài Trạm Luật Sư sang Nghiệp Quận (nay là huyện Lâm Chương tỉnh Hà Bắc) chuyên nghiên cứu kinh Đại Thừa, Tiểu Thừa. Sư thọ Cụ Túc năm 20 tuổi, thoạt đầu theo ngài Đại Ẩn học luật Tứ Phần, sau chuyên nghiên cứu pháp tạng. Khi Vũ Đế nhà Bắc Châu diệt Tề quốc, ra lệnh hủy hoại kinh tượng, buộc Tăng chúng hoàn tục, Tăng chúng trốn lánh, Sư một mình ra tranh biện với hoàng đế, trách mắng nhà vua: “Bệ hạ nay cậy sức vương giả, tự tung tự tác, phá diệt Tam Bảo, là kẻ tà kiến. Địa ngục A Tỳ chẳng phân biệt sang - hèn, đọa xuống đó không sợ hay sao?” Vua nổi giận quát: “Chỉ cần trăm họ yên vui, trẫm chẳng từ nan các sự khổ trong địa ngục”, nhưng vẫn tha tội, không trừng phạt Sư. Rốt cuộc vua vẫn hạ lệnh hủy diệt Phật pháp, Sư bèn ẩn cư ở Cấp Quận, ngầm tụng Pháp Hoa, Duy Ma v.v… để cầu Phật pháp phục hưng. Đến khi nhà Tùy diệt nhà Châu, Sư mới xuất hiện, đại khai pháp môn ở Lạc Ấp, rất được Tùy Văn Đế kính trọng, nhiều lần triệu vào cung giảng pháp. Không lâu sau, vua hạ chiếu sai Sư trụ tại chùa Hưng Thiện, rồi xây riêng ngôi chùa Tịnh Ảnh cho Sư chuyên giảng dạy, nghiên cứu Phật pháp. Vì thế, người đời thường gọi Sư là Tịnh Ảnh Huệ Viễn. Năm Khai Hoàng 12 (592), Sư vâng chiếu tham dự dịch trường, san định từ nghĩa trong các bản kinh được dịch, nhưng rồi Sư thị tịch ngay trong năm ấy. Sở học của Sư chủ yếu thuộc Địa Luận Tông Nam Đạo Phái, đến tuổi già Sư lại học Nhiếp Đại Thừa Luận với ngài Đàm Thiên. Sư thông thạo các kinh điển, thông hiểu văn lý, yếu nghĩa, nên được người đương thời xưng tụng là Thích Nghĩa Cao Tổ. Những trước tác nổi tiếng nhất của Sư gồm Đại Thừa Nghĩa Chương, Thập Địa Kinh Luận Nghĩa Ký, Hoa Nghiêm Kinh Sớ, Đại Niết Bàn Kinh Nghĩa Ký, Pháp Hoa Kinh Sớ, Duy Ma Kinh Nghĩa Ký, Thắng Man Kinh Nghĩa Ký, Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Sớ…

274 Đại Giác Hoài Liên (1009-1090), người Chương Châu, tỉnh Phước Kiến, xuất gia từ nhỏ, dốc chí học đạo, du phỏng. Sư theo học với ngài Lặc Đàm Hoài Trừng mười mấy năm. Sau khi được ngài Hoài Trừng ấn khả, bèn sang chùa Viên Thông ở Hỗ Sơn giữ chức Thư Ký trong đạo tràng của ngài Cư Nạp (Tổ Ấn thiền sư). Vua Tống Nhân Tông nghe tiếng ngài Cư Nạp, xuống chiếu vời sang Trụ Trì chùa Tịnh Nhân để hoằng dương đạo Thiền ở kinh đô. Ngài Cư Nạp viện cớ bệnh tật để từ chối, tiến cử ngài Hoài Liên đi thay. Vào chầu vua, đối đáp đại ý thiền pháp thông suốt, vua hết sức đẹp dạ, bèn phong hiệu Đại Giác Thiền Sư. Từ đấy, Sư đại khai thiền pháp tại chùa Tịnh Nhân.

275 Thảo Đường Thiện Thanh (1057-1142), là một vị danh tăng thuộc phái Hoàng Long, Tông Lâm Tế, người huyện Bảo Xương tỉnh Quảng Đông. Từ nhỏ đã tham yết thiền sư Pháp Tư chùa Hương Vân, được xuất gia năm Nguyên Phong thứ tư (1081) đời Tống Thần Tôn, đến tham học với Đại Quy Mộ Triết, rồi xin nhập chúng của ngài Hối Đường Tổ Tâm, được nối pháp của ngài Tổ Tâm. Năm Chánh Hòa thứ năm (1115), Sư sang Giang Tây hoằng dương dòng thiền Hoàng Long, từng trụ tại chùa Thảo Đường ở Giang Tô. Những lời dạy được môn nhân thu thập thành bộ Thảo Đường Thanh Hòa Thượng Ngữ Yếu.

276 Đồng Thiện Xã (còn có danh xưng là Đồng Thiện Đường, Hồng Tín Đại Đồng Xã) là một thứ tà giáo, mệnh danh Tam Giáo Đồng Nguyên, được Bành Nhữ Tôn (1873-1950) sáng lập vào năm 1912 tại trấn Long Thủy, huyện Đại Túc (nay thuộc Trùng Khánh), tỉnh Tứ Xuyên. Đồng Thiện Xã chủ trương “dùng lễ tiết Nho giáo, tu tập công phu Đạo giáo nhằm chứng quả vị thuộc Thích giáo (đạo Phật)”. Họ thờ Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca Mâu Ni Phật; lại còn rêu rao “ai gia nhập đạo sẽ tránh được kiếp nạn, được thăng lên thiên đường”. Họ vay mượn thuật ngữ Long Hoa Hội từ Phật giáo để tuyên truyền kiếp nạn đến gần, ai theo đạo họ sẽ được Phật, trời, tiên thiên cứu rỗi, dùng những hình thức cúng tế kỳ bí để chiêu dụ tín đồ, nhất là cầu cơ, hầu đồng để tiên nhập vẽ bùa, đốt lấy tro hòa vào nước trị bịnh. Họ khôn khéo vận động để được chánh quyền Dân Quốc phê chuẩn như một tôn giáo chánh thức vào năm 1917, thậm chí Quốc Vụ Tổng Lý (Thủ Tướng) Đoàn Kỳ Thụy và Đại Tổng Thống Tào Côn đều trở thành Hộ Pháp của họ. Được sự ủng hộ của chánh quyền Dân Quốc Bắc Dương, giáo phái này lớn mạnh rất nhanh, thành lập phân hội tại hầu hết các huyện, tỉnh Trung Hoa. Chủ trương tái lập đế chế phong kiến của Bành Nhữ Tôn rất hợp ý các tướng lãnh quân phiệt nên càng được họ ủng hộ mạnh mẽ. Từ năm 1927, nhằm thỏa mãn tham vọng, Đồng Thiện Xã cấu kết với quân phiệt Nhật Bản, đưa phế đế Phổ Nghi của Thanh Triều về làm hoàng đế Mãn Châu Quốc; đồng thời gây bạo loạn nhiều nơi nhằm lật đổ Quốc Dân Đảng. Do vậy, chánh quyền Quốc Dân Đảng thay đổi thái độ, đàn áp Đồng Thiện Xã. Năm 1948, Bành Nhữ Tôn triệu tập hội nghị khẩn cấp tại Thượng Hải, ra lệnh cho tín đồ cướp vũ khí của quân Quốc Dân Đảng. Sau khi Hoa Lục rơi vào tay Mao Trạch Đông, thế cùng lực kiệt, Bành Nhữ Tôn nuốt vàng tự tử tại Tứ Xuyên.

Каталог: Luan -> aqvstambien
Luan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
Luan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Luan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
Luan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
Luan -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Luan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
Luan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
Luan -> Tính cấp thiết của đề tài
aqvstambien -> Ấn Quang Pháp Sư

tải về 2.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương