Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số 3 năm 2013



tải về 15.35 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích15.35 Mb.
#38942
1   2   3   4   5

* Tiêu chuẩn loại trừ


  • Các cụ ông, cụ bà hiện có triệu chứng bất thường về tâm thần (như lú lẫn tuổi già...) không được chọn vào mẫu.

  • Trường hợp các cụ không nói được mà người nhà có thể thông dịch được thì chọn vào mẫu, nếu không có người nhà hoặc người nhà không thể thông dịch được thì không chọn vào mẫu.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi


Nhóm tuổi

Tần số


Tỷ lệ (%)

60 – 64

92

27.3

65 – 69

82

24.3

70 – 74

65

19.3

75 – 79

53

15.7

 80

45

13.4

Tổng cộng

337

100

Tuổi nhỏ nhất

60

Tuổi lớn nhất

92

Tuổi trung bình

70±2,3

Nhận xét: Tuổi thấp nhất của người cao tuổi ở xã Lâu Thượng là 60 tuổi, tuổi cao nhất là 92 tuổi và tuổi trung bình là 70±2,3 tuổi

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc


Dân tộc

Tần số


Tỷ lệ %

Kinh

204

60.5

Tày

63

18.7

Nùng

60

17.8

Khác

10

3

Tổng cộng

337

100

Nhận xét: Người cao tuổi ở xã Lâu Thượng chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 60,5%, Tày chiếm 18,7%, Nùng chiếm 17,8%.

Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới


Gii

Tần số

Tỷ lệ (%)

Nam


127

37.7

Nữ

210

62.3

Tổng cộng


337

100

Nhận xét: Tỷ lệ người cao tuổi là nữ chiếm 62,3% cao hơn người cao tuổi là nam giới chiếm 37,7%

Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn


Trình độ văn hoá

Tần Số

Tỷ lệ (%)

Mù chữ

86

25.52

Cấp I

139

41.25

 Cấp II

112

33.23

Tổng cộng

337

100










Nhận xét: Tỷ lệ người cao tuổi có trình độ học vấn từ cấp I trở xuống còn cao: mù chữ (25,52%), cấp I (41,25%)

Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh của người cao tuổi đại địa điểm nghiên cứu

Tình hình bệnh tật

Tổng số

Tỷ lệ %

Có bệnh

165

48.96

Không bệnh

172

51.04

Tổng cộng

337

100.0

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh của người cao tuổi tại đây là 48,96%

3.2. Tiếp cận các dịch vụ y tế

3.2.1. Phân bố và lựa chọn dịch vụ y tế khi mắc bệnh

Bảng 3.6. Các dịch vụ y tế được lựa chọn khi mắc bệnh

Dịch vụ y tế


Bệnh thông thường

Bệnh cấp tính

Bệnh mãn tính

Tổng

Tần số

%

Tần số

%

Tần số

%

Tự điều trị

23

30.67

4

12.50

8

13.79

35

YTTB

7

9.33

2

6.25

1

1.72

10

Tư nhân

6

8.0

2

6.25

5

8.62

13

TYT

21

28.0

10

31.25

16

27.59

47

BV Huyện

9

12.0

7

21.88

7

12.07

23

BV Tỉnh

6

8.0

5

15.63

19

32.76

30

BV Trung ương

3

4.0

2

6.25

2

3.45

7

Tổng cộng

75

100.0

32

100.0

58

100.0

165

Nhận xét: Chọn phương pháp tự điều trị (30. 67%) khi mắc bệnh thông thường, chọn Trạm y tế xã (31,25%) khi mắc bệnh cấp. Mắc bệnh mãn tính : Chọn Bệnh viện Tỉnh (32.76%).

Bảng 3.7. Lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh khi ốm

Lựa chọn dịch vụ khi ốm

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Tự mua thuốc

67

40,61

Y tế tư nhân

13

7,88

Y tế nhà nước

85

51,52

Tổng

165

100

Nhận xét: Tỷ lệ người cao tuổi khi mắc bệnh chủ yếu là đến cơ sở y tế nhà nước để điều trị (52,52%)

Bảng 3.8. Lý do lựa chọn dịch vụ khi mắc bệnh


Lý do lựa chọn dịch vụ

Tần số

Tỷ lệ %

Do con cháu lựa chọn

62

37.58

Gần nhà

41

24.85

It tốn kém

21

12.73

Có đầy đủ chuyên khoa cần thiết

15

9.09

Tinh thần thái độ phục vụ tốt

17

10.30

Lý do khác

9

5.45

Tổng cộng

165

100

Nhận xét: Khi quyết định lựa chọn dịch vụ y tế, lý do chủ yếu là con cháu lựa chọn (37,58%), gần nhà (24,85%), ít tốn kém (12.73 %), tinh thần thái độ phục vụ tốt (10.30%) và dịch vụ có đầy đủ chuyên khoa cần thiết (9,09%), lý do khác (5,45)

3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ y tế

* 13/165 người cao tuổi đến cơ sở y tế tư nhân khi mắc bệnh

* 152/165 người cao tuổi tự điều trị hoặc đến cơ sở y tế nhà nước khi mắc bệnh


Bảng 3.9. Ảnh hưởng của giới đến việc lựa chọn dịch vụ y tế


Lựa chọn DVYT

Giới
Tự điều trị

Đến cơ sở y tê nhà nước

Tổng

Tần số


%

Tần số


%

Nam

19

33.33

38

66.67

57

Nữ

48

50.53

47

49.47

95

Tổng

67

44,08

85

55,92

152 *

p

< 0,05

Nhận xét: Có sự khác biệt thống kê về việc lựa chọn loại hình dịch vụ y tế giữa các cụ ông và cụ bà với p<0,05

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các nhóm dân tộc đến việc chọn lựa dịch vụ y tế

Lựa chọn DVYT
Dân tộc
Tự điều trị

Cơ sở y tê nhà nước

Tổng

Tần số


%

Tần số


%

Dân tộc thiểu số

30

55.56

24

44.44

54

Kinh

37

37.76

61

62.24

98

Tổng

67

44,08

85

55,92

152

P

< 0.05

Nhận xét: Tỷ lệ người cao tuổi dân tộc thiểu số tự điều trị khi mắc bệnh là 55,56 % , người Kinh là 37,76%. Tỷ lệ người cao tuổi người Kinh chọn cơ sở y tế Nhà nước làm nơi điều trị chiếm 62,24%, người dân tộc thiểu số là 44,44 % (p < 0,05).

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến việc chọn lựa dịch vụ y tế


Lựa chọn DVYT
Dân tộc
Tự điều trị

Đến cơ sở y tế nhà nước

Tổng

n


%

n


%

Mù chữ

42

63.64

24

36.36

56

Không

25

29.07

61

70.93

96

Tổng

67

44,08

85

55,92

152

P

< 0,05

Nhận xét: Tỷ lệ người cao tuổi mù chữ khi mắc bệnh lựa chọn phương thức tự điều trị là 63,64%, không mù chữ chọn phương thức này là 29,07%. Tỷ lệ người cao tuổi không mù chữ khi mắc bệnh lựa chọn đến cơ sở y tế nhà nước là 70,93%, còn người mù chữ chọn phương thức này là 36,36% (p<0,05)

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của sử dụng Bảo hiểm y tế đến việc chọn lựa dịch vụ y tế

Lựa chọn DVYT
Bảo hiểm YT
Tự điều trị

Cơ sở y tê Nhà nước

Tổng

Tần số


%

Tần số


%

Không có BHYT

20

58.82

14

41.18

34

Có BHYT

47

39.83

71

60.17

118

Tổng

67

44,08

85

55,92

152

P

< 0.05

Nhận xét: Tỷ lệ người có thẻ bảo hiểm y tế lựa chọn cơ sở y tế nhà nước để khám chữa bệnh (60,17%) cao hơn người không có thẻ bảo hiểm y tế, với p<0,05

4. BÀN LUẬN


4.1. Phần bố đối tượng nghiên cứu

Tuổi thấp nhất của người cao tuổi ở xã Lâu Thượng là 60 tuổi, tuổi cao nhất là 92 và tuổi trung bình là 70±2,3 tuổi. Người cao tuổi ở xã Lâu Thượng chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 60,5%, Tày chiếm 18,7%, Nùng chiếm 17,8%. Tỷ lệ người cao tuổi có trình độ học vấn từ cấp I trở xuống còn cao: mù chữ (25,52%), cấp I (41,25%)

4.2. Tiếp cận các dịch vụ y tế

4.2.1. Sự tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi tại xã Lâu Thượng

Để đánh giá về tỷ lệ được tiếp cận với các dịch vụ y tế , chúng tôi xem xét đến tình hình mắc bệnh. Kết quả trình bày ở bảng 3.5 cho thấy có 165 người mắc bệnh trong tổng số 337 người cao tuổi được điều tra chiếm 48,96%. Câu hỏi đặt ra là lý do đến dịch vụ y tế trong trường hợp có bệnh. Kết quả trình bày ở bảng 3.8 cho thấy lý do chủ yếu là do con cháu lựa chọn (37,58%), gần nhà (24,85%), ít tốn kém (12,73%) Kết quả quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Trang tại Buôn MaThuột là lựa chọn dịch vụ y tế cho người cao tuổi chủ yếu do con, cháu, gần nhà và dịch vụ ít tốn kém, với tình hình chung của nước ta đó là cuộc sống của người dân còn nghèo nên họ ưu tiên chọn loại DVYT ít tốn kém. Từ đó, vấn đề đưa các dịch vụ y tế đến gần người dân hơn, được cung cấp dịch vụ giá rẻ, phù hợp ... là những vấn đề cần phải quan tâm hơn nữa để bảo vệ và chăm lo sức khỏe cho cộng đồng nói chung và cho người cao tuổi nói riêng [3], [4], [5].

Loại hình dịch vụ được chọn lựa sử dụng với các mức độ khác nhau tùy theo dịch vụ y tế đó có thuận lợi và có sức thu hút người bệnh đến hay không. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trình bày ở bảng 3.6 cho thấy khi được hỏi sẽ lựa chọn dịch vụ nào khi mắc bệnh thì 30,67% chọn phương án tự điều trị nếu mắc bệnh thông thường, 31,25% chọn trạm y tế xã khi mắc bệnh cấp tính. Kết quả trên cho ta thấy trạm y tế xã là nơi tốt nhất để giải quyết những vấn đề sức khỏe xảy ra tức thời, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn thị Xuân Trang là có 28,7%[6]. Như vậy, vấn đề xây dựng và củng cố mạng lưới y tế tuyến xã cần được quan tâm hơn nữa, điều này cũng phù hợp với quan điểm của Đảng về chính sách y tế hiện nay. Đối với các bệnh mãn tính (như tim mạch, cao huyết HA ...), việc chọn lựa các dịch vụ y tế tuyến trên là điều dễ hiểu, nên việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến này là điều cần thiết.

4.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ y tế

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.9 cho thấy có sự khác biệt đáng kể về việc chọn loại hình dịch vụ y tế giữa các cụ ông và cụ bà, sự khác nhau thể hiện rõ đối với các dân tộc và trình độ học vấn khác nhau. Bảng 3.10 cho thấy người cao tuổi dân tộc thiểu số có khuynh hướng chọn cơ sở y tế tư nhân làm nơi điều trị, trong khi đó người cao tuổi người kinh ưu tiên chọn cơ sở y tế Nhà nước (p < 0,05), bảng 3.11 cho thấy, những người không mù chữ có khuynh hướng chọn cơ sở y tế nhà nước nhiều hơn người mù chữ (p<0,05). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp tình hình thực tế của khu vực nghiên cứu vì người dân tộc thiểu số thường sinh sống ở những nơi vùng sâu, vùng xa, địa bàn rộng trong khi y tế tư nhân tiếp cận đến mọi nơi và phục vụ mọi lúc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy rằng người cao tuổi không mù chữ thích chọn các cơ sở y tế của Nhà nước, phải chăng khi họ có trình độ học vấn thì họ sẽ có ý thức cao hơn trong việc tự lựa chọn dịch vụ y tế để bảo vệ sức khỏe, vì một thực tế cho thấy rằng hệ thống các cơ sở y tế từ xã trở lên đã được Nhà nước đầu tư, nên việc chọn các dịch vụ y tế Nhà nước là một chọn lựa thoả đáng. Điều đáng quan tâm là làm sao để đưa các dịch vụ y tế này đến gần người dân hơn, đặc biệt là những người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.



Kết luận:

- Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

+ Tỷ lệ chọn phương pháp tự điều trị (30. 67%) khi mắc bệnh thông thường. Chọn Trạm y tế xã (31,25%) khi mắc bệnh cấp tính. Chọn Bệnh viện tỉnh (32.76%) khi mắc bệnh mãn tính.

+ Lựa chọn dịch vụ y tế chủ yếu là con cháu lựa chọn (37,58%), gần nhà (24,85%), ít tốn kém (12.73 %), tinh thần thái độ phục vụ tốt (10.30%).

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi

+ Tỷ lệ người cao tuổi dân tộc thiểu số tự điều trị khi mắc bệnh (55,56 %), người Kinh là (37,76%). Tỷ lệ người cao tuổi người kinh chọn cơ sở y tế Nhà nước làm nơi điều trị (62,24%), người dân tộc thiểu số (44,44 %) với p < 0,05.

+ Người cao tuổi mù chữ khi mắc bệnh lựa chọn phương thức tự điều trị (63,64%), không mù chữ chọn phương thức này ( 29,07%). Tỷ lệ người cao tuổi không mù chữ khi mắc bệnh lựa chọn đến cơ sở y tế nhà nước (70,93%), còn người mù chữ chọn phương thức này (36,36%) với (p<0,05).

+ Tỷ lệ người có thẻ bảo hiểm y tế lựa chọn cơ sở y tế nhà nước để khám chữa bệnh cao hơn người không có thẻ bảo hiểm y tế, với p<0,05.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế - Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình – Quỹ dân số liên hiệp quốc (2009). Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng, tr.1

2. Đinh Thị Hương (2008), Thực trạng sức khỏe bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là dân tộc thiểu số ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Ths y học, Đại học Y dược Thái Nguyên, Thái Nguyên

3. Chu Hồng Thắng (2008), Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng hỷ, tỉnh Thái Nguyên, luận văn Ths sỹ y học, Đại học Y Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên

4. Dương Minh Thu (2006), Nghiên cứu xây dựng mô hình huy động các câu lạc bộ người cao tuổi ở thành phố Thái Nguyên vào truyền thông phòng bệnh tai biến mạch máu não, Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ.

5. Nguyễn Văn Phát và CS (2012), Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi ở xã Du Tiến, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang và các yếu tố liên quan, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên 89(01)/1, tr. 65-69

6. Nguyễn Thị Xuân Trang (2006), Mô hình bệnh tật và cách tiếp cận dịch vụ chăm súc sức khỏe của người cao tuổi tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐăkLăk, Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ.


TÌNH HÌNH LAO/HIV TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

Nguyễn Trung Hiếu, Hoàng Hà



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Thái Nguyên là tỉnh miền núi có dịch tễ lao/HIV còn phức tạp. Mục tiêu: Mô tả tình hình bệnh nhân lao/HIV thu nhận điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên qua 5 năm. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu toàn bộ trên 4322 bệnh nhân lao nhập viện từ 2007 – 2012, trong đó có 309 lao/HIV. Kết quả: bệnh nhân Lao/HIV có tỷ lệ nam (92.88%) và nữ (7.12%); nhóm tuổi là từ 30-39 tuổi chiếm 60,5%. Tỷ lệ Lao/HIV trong tổng số lao là 7,14%; trong số lao phổi là 11,18%. Thể lao/HIV trong tổng số lao có AFB (+) là 3,72% và AFB (-) là 0,69%. Phân bố các thể lao trong số HIV: lao phổi AFB (+) 52,10%; lao phổi AFB (-) 9,71%; lao màng phổi 21,36%, lao hạch đơn thuần 7,12%; lao phối hợp 9,71%. Tỷ lệ Lao/HIV bỏ trị là 4,9%, tử vong là 9,7%. Tỷ lệ lao/HIV qua các năm (2007 -2012) lần lượt là: 1,6%;1,8%;1,6%;1,5% và 0,7%. Kết luận: trong 5 năm qua, tình hình lao/HIV tại Thái Nguyên có xu hướng giảm.

Từ khóa: lao/HIV, AFB (+), AFB (-), HIV (+).
THE SITUATION OF TB / HIV IN THAI NGUYEN TUBERCULOSIS AND LUNG DISEASE HOSPITAL PERIOD 2007 – 2012

Nguyen Trung Hieu, Hoang Ha

ThaiNguyen University of Medical and Pharmacy
SUMMARY

Background: The epidemiological characteristics of TB/ HIV at Thai Nguyen province mountainous was very complex. Objectives: Describe the situation of TB/HIV patients treated in Thai Nguyen Tuberculosis and Lung Disease Hospital in 5 years. Methods: A cross-sectional study with a sample size was 4322 TB patients hospitalized from 2007 to 2012 in which there were 320 TB/HIV patients. Results: In TB/HIV patients, male was 92.88% and female was 7.12%; age group of 30-39 years was 60.5%. The percentagee of TB/HIV patients in the total TB patient was 7.14%; in which TB lung patient was 11.18%. TB/HIV in the total TB patient: AFB was 3.72% and AFB was 0.69%. Distribution of tuberculosis forms among HIV: tuberculosis AFB+ was 52.10%; tuberculosis AFB- was 9.71%; pleural TB was 21.36%, lymphadinitis TB was 7.12%; combined TB was 9.71%. The rate of TB/HIV default treatment was 4.9%, the fatality rate was 9.7%. The rate of TB/HIV over the years (2007 -2012) was respectively: 1.6%; 1.8%; 1.6%; 1.5% and 0.7%. Conclusion: In the past five years, the situation of TB/HIV in Thai Nguyen tends to decrease.

Keywords: TB/HIV, AFB positive, AFB negative, HIV (+).
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) do virus HIV có rất ít các dấu hiệu đặc trưng, mà chủ yếu là triệu chứng của những bệnh cơ hội do hậu quả của sự suy giảm về số lượng và chất lượng của các tế bào miễn dịch gây ra. Lao là một trong những bệnh nhiễm trùng cơ hội quan trọng nhất ở người nhiễm HIV, đặc biệt ở những nước có tần suất nhiễm lao cao [6]. Việc phát hiện và kiểm soát lao ở những người nhiễm HIV đang trở nên khó khăn, vì các triệu chứng lâm sàng và Xquang thường không điển hình, tỷ lệ lao kháng thuốc tăng cao. Đa số bệnh nhân nằm trong quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIV như người nghiện chích ma tuý, gái mại dâm ..., nên thường kém tuân thủ điều trị và rất khó kiểm soát. Tại Việt Nam số bệnh nhân lao nhiễm HIV được phát hiện ngày một gia tăng.

Tại Thái Nguyên, trong 5 năm trở lại đây số lao/HIV vào viện khá cao và có nhiều biến động. Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề thời sự này. Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu:

Mô tả tình hình bệnh nhân lao/HIV thu nhận điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên qua 5 năm.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

Gồm 309 bệnh nhân Lao/HIV(+) điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thái Nguyên từ 04/2012 đến 10/2012.

* Tiêu chuẩn chọn:

- Bệnh nhân lao theo HHCL&BP, và CTCLQG,1999: Lao phổi (+), (-); lao màng phổi, lao hạch, lao phối hợp [1].

- HIV(+) theo CTCLQG: có 2 trong 3 thử nghiệm (ELISA; miễn dịch nhanh; ngư­ng kết hạt Serodia) [2], [3], [4].

* Tiêu chuẩn loại:

- Bệnh nhân HIV(+), như­ng không mắc lao.

2.2. Ph­ương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến cứu, lấy mẫu toàn bộ.

- Tiến hành trên tổng số 4322 bệnh nhân lao các thể, trong đó có 309 bệnh nhân mắc Lao/HIV điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Lâm sàng: tuổi, nhóm tuổi, giới.

- Tỷ lệ các thể lao trong số HIV: lao phổi AFB (+); lao phổi AFB (-); lao màng phổi; lao hạch đơn thuần; lao phối hợp.

- Tỷ lệ Lao/HIV trong tổng số lao.

- Tỷ lệ Lao/HIV trong số lao phổi.

- Tỷ lệ Lao/HIV bỏ trị; tử vong.

- Tỷ lệ lao/HIV qua các năm.

2.4. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập thông tin vào bệnh án nghiên cứu.

- Chẩn đoán các thể lao theo Chương trình chống lao quốc gia 1999 [1].

- Chẩn đoán HIV(+) theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế [2], [3], [4].



2.5. Xử lý số liệu:

Theo ph­ương pháp thống kê y học. Sử dụng phần mền Epi info và SPSS.



3. KẾT QUẢ

Bảng 1: Đặc điểm giới và nghề nghiệp của bệnh nhân Lao/HIV (+)

Các chỉ số

Số BN (n = 309)

Tỷ lệ %

p

Giới

Nam

287

92,90

<0,01

Nữ

22

7,10

Nghề nghiệp

Làm ruộng

240

77,70

<0,01

Hưu trí

4

1,30

Viên chức

10

3,20

Học sinh, sinh viên

2

0,60

Ngành Y

0

0,00

Tự do

53

17,20

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân Lao/HIV/AIDS ở nam giới chiếm 92,9%, nhiều hơn nữ giới 7,1%, với p <0,001. Nghề nghiệp làm ruộng và nghề tự do chiếm tỷ lệ cao nhất là 77,7% và 17,2%, còn các nghề khác chiếm tỷ lệ thấp, với p < 0,001.

Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi

1- 19

20 - 29

30- 39

40 - 59

50 - 59

> 60

Số BN

1

59

187

56

4

2

Tỷ lệ %

0,3

19,1

60,5

18,10

1,3

0,6

Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân ở lứa tuổi từ 30 – 39 (60,5%), nhóm tuổi từ 20 – 29 và 40 – 49 chiếm tỷ lệ tương đương (19,1 và 18,1%).

Bảng 3: Phân bố các thể bệnh lao ở bệnh nhân Lao-HIV/AIDS

Các thể lao

Số BN (n = 309)

Tỷ lệ %

Lao phổi AFB (+)

161

52,10

Lao phổi AFB (-)

30

9,71

Lao màng phổi

66

21,36

Lao hạch đơn thuần

22

7,12

Lao phối hợp

30

9,71

Nhận xét: Bệnh nhân lao phổi AFB(+) chiếm tỷ lệ cao nhất 52,1%, lao phổi AFB(-) 9,7%, Lao màng phổi 21,4%; Lao hạch đơn thuần 7,12%; Lao phối hợp 9,71%.



Đồ thị số 1: Tỷ lệ bệnh nhân lao/HIV trong số lao chung qua 5 năm

Nhận xét: Tỷ lệ mắc HIV trong số các bệnh nhân lao chung là 7,15%, cao nhất trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009 (9,17%). Trong đó thấp nhất trong giai đoạn tháng 7 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012 (3,5%). Tỷ lệ Lao/HIV trong số lao chung (4322) qua 5 năm: tương ứng theo từng năm từ 2007 - 2012: 1,6%; 1,8%; 1,6%; 1,5%; 0,7%.



Bảng 4 : Kết quả điều trị bệnh nhân Lao/HIV

Kết quả điều trị

Bệnh nhân

Tỷ lệ %

Ra viện

256

82,60

Chuyển viện

8

2,60

Nhẹ xin về, trốn, bỏ, điều trị

15

4,90

Nặng xin về, tử vong

30

9,70

Tổng số

309

100%

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân ra viện là cao nhất (82,6%). Tỷ lệ những trường hợp nặng xin về và tử vong còn cao (9,7%). Chuyển viện chiếm 2,6% và bỏ trị chiếm 4,9%.

4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm về giới và tuổi của bệnh nhân

* Về giới: Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân Lao/HIV(+) có tỷ lệ nam giới (92,88%) cao hơn rất nhiều so với nữ (7,12%). Kết quả này theo báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS của TTYT thành phố Thái Nguyên năm 2009 có tỷ lệ nam 89,77% và nữ là 10,19% [5]. Tỷ lệ nam giới Lao/HIV cao hơn là do bình thường tỷ lệ bênh nhân lao nam giới cũng cao hơn nữ giới. Nhiều nghiên cứu giải thích hiện tượng chênh lệch trên có lý do chủ yếu là do bệnh nhân nữ có tâm lý ngại đi khám phát hiện lao vì vậy tỷ lệ này trong Lao/HIV cũng thấp đi.

* Về tuổi: chúng ta biết dịch HIV đã làm thay đổi tình hình mắc bệnh lao và làm đảo ngược tỷ lệ này do người nhiễm HIV dễ mắc và dễ chuyển thành lao bệnh chủ yếu ở nhón tuổi trẻ. Vì vậy trong tương lai, số mắc lao mới trong nhóm tuổi trẻ sẽ là chỉ số có giá trị để gián tiếp xác định hiệu quả hoạt động chống lao. Nghiên cứu này cho thấy lứa tuổi mắc Lao/HIV từ 30 đến 39 chiếm 60,5% cao hơn rõ rết so với các nhóm tuổi khác. Thống kê cũng cho thấy có tới 97,7% số mắc trong độ tuổi từ 20 - 59. Kết quả này gián tiếp nói lên quá trình lây lao từ bệnh nhân lao ngoài cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng người có HIV là khá thường gặp, vì vậy tuyên truyền phòng chống lao trong người HIV là rất cần thiết.

4.1. Tình hình bệnh nhân Lao/HIV qua 5 năm (2007 – 2012)

* Tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên, kết quả nghiên cứu về tỷ lệ Lao/HIV trong tổng số lao là 7,14% qua 5 năm, ở mức trung bình so với cả nước. Theo số liệu điều tra của Chương trình chống lao và Chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 8% số bệnh nhân lao nhiễm HIV. Tỷ lệ mắc lao trong số người nhiễm HIV thì vẫn chưa xác định được một cách chính xác. Kết quả này ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 là 15,9%.

* Thống kê về tỷ lệ lao/HIV trong số lao phổi, thì rõ ràng tỷ lệ này tập trung hơn và cho kết quả cao hơn (11,18%). Chúng tôi cũng rất cân nhắc về 2 tỷ lệ 7,14% và 11,18% là cao hay thấp so với các tỉnh trong cả nước. Vì hiện nay các thống kê, báo cáo về thể bệnh lao còn khá phức tạp, nhất là các thể lao âm tính, chưa có tiêu chuẩn vàng chẩn đoán, thêm nữa các thể bệnh lao ở người HIV càng phức tạp. Vì vậy chúng tôi vẫn đưa ra 2 chỉ số này để mô tả tình trạng lao/HIV của Thái Nguyên.

* Tỷ lệ phân bố các thể lao trong số bệnh nhân Lao/HIV cho thấy số trường hợp lao phổi AFB(+) chiếm tỷ lệ cao hơn so với các trường hợp Lao phổi AFB(-) (52,1% và 9,7%), còn lại là các thể lao khác như lao màng phổi (21,36%), lao hạch (7,12%) và lao phối hợp 9,71%. Như vậy việc xác định lao phổi AFB (+) chiếm hơn một nửa số trường hợp (52,1%) cho thấy chất lượng chẩn đoán được nâng cao, nhiều hơn so với nghiên cứu cũng tại Thái Nguyên giai đoạn 2004 -2006 chỉ là 32% [5]. Cũng như vậy tỷ lệ chẩn đoán lao phổi AFB (-) đã giảm từ 38,4% đến nay chỉ còn 9,7% [5]. Gần đây, chất lượng chẩn đoán lao nói chung, cũng đã được nâng lên, đặc biệt nhiều bệnh viện và tuyến cơ sở đã đươctrang bị kỹ thuật và thiết bị như xét nghiệm PCR, chụp phim phổi XQ tăng sáng, chụp phổi CT scaner ... vì vậy có tác động tích cực làm thay đổi tỷ lệ các thể lao/HIV theo xu hướng có chất lượng hơn trước đây.

* Một số kết quả điều trị Lao/HIV: tỷ lệ bệnh nhân ra viện là đạt 82,6%. Tỷ lệ những trường hợp nặng xin về và tử vong còn cao 9,7%. Chuyển viện chiếm 2,6% và bỏ trị chiếm tỷ lệ cũng rất cao 4,9%. Các kết quả này đều kém hơn đáng kể so với kết quả điều trị bệnh nhân lao không có HIV. Hiện nay khó khăn lớn nhất trong công tác điều trị lao đồng nhiễm HIV không thuộc về phía nhà nước hay năng lực của các chương trình mà là về phía bản thân người bệnh. Không phải tất cả bệnh nhân đều có thể vượt qua “cú sốc” khi mang trong mình cả hai căn bệnh. Nhiều người mắc lao khi biết mình bị nhiễm HIV thường từ chối điều trị. Điều này gây khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý và phòng, chống lây lan bệnh lao ra cộng đồng. Bên cạnh đó việc điều trị cùng một lúc hai loại bệnh thường gây tương tác, làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị lao và điều trị HIV. Việc điều trị phải tiến hành lâu dài cũng là một thách thức lớn không chỉ với người bệnh mà còn đối với các cán bộ điều trị và quản lý. Riêng về điều trị bệnh lao/HIV, vấn đề cần tăng cường công tác giám sát, quản lý để người bệnh tuân thủ, sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời gian sẽ là yếu tố quyết định bảo đảm sự thành công của điều trị. Để làm được điều này cần có sự phối hợp hiệu quả giữa Chương trình phòng chống lao và Chương trình phòng chống HIV/AIDS. Từ đó sẽ góp phần điều trị khỏi bệnh lao, ổn định về HIV/AIDS cho người bệnh, giảm nguy cơ lây lan bệnh ra cộng đồng

* Về xu hướng mắc Lao/HIV: ở biểu đồ 1 cho thấy tình hình mắc Lao/HIV qua 5 năm có xu hướng giảm xuống, cụ thể trong năm gần đây. Tỷ lệ mắc HIV trong số các bệnh nhân lao chung là 7,15%, cao nhất trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009 (9,17%). Trong đó thấp nhất trong giai đoạn tháng 7 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012 (3,5%). Tỷ lệ Lao/HIV trong số lao chung (4322) qua 5 năm: tương ứng theo từng năm từ 2007 - 2012: 1,6%; 1,8%; 1,6%; 1,5%; 0,7%. Kết quả trên đây là một tín hiệu tích cực của công tác phòng chống lao/HIV tại Thái Nguyên. Tuy nhiên cần có những báo cáo tổng hợp của cả hai Chương trình phòng chống lao và Chương trình phòng chống HIV/AIDS Thái Nguyên để có nhận định toàn diện và định hướng chính xác hơn.



5. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 309 bệnh nhân lao/HIV(+) vào điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên trong 5 năm trong tổng số 4322 bệnh nhân lao, chúng tôi rút ra kết luận như sau:



  • Bệnh nhân Lao/HIV có tỷ lệ nam (92,88%) và nữ (7,12%).

  • Nhóm tuổi là từ 30-39 tuổi chiếm 60,5%.

  • Tỷ lệ Lao/HIV trong tổng số lao là 7,14%; trong số lao phổi là 11,18%.

  • Thể lao/HIV trong tổng số lao có AFB (+) là 3,72% và AFB (-) là 0,69%.

  • Phân bố các thể lao trong số HIV: lao phổi AFB (+) 52,10%; lao phổi AFB (-) 9,71%; lao màng phổi 21,36%, lao hạch đơn thuần 7,12%; lao phối hợp 9,71%.

  • Tỷ lệ Lao/HIV bỏ trị là 4,9%, tử vong là 9,7%.

  • Tỷ lệ lao/HIV qua các năm (2007 -2012) lần lượt là: 1,6%;1,8%;1,6%;1,5% và 0,7%.

Kiến nghị: Y tế cơ sở cần phát huy tốt công tác phát hiện và phòng chống lao cho bệnh nhân HIV nhằm duy trì xu hướng giảm mắc lao/HIV tại Thái Nguyên như năm 2011 vừa qua.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2009), "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao", (Ban hành kèm theo Quyết định số 979 /QĐ-BYT ngày 24 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Số: 979/QĐ-BYT).

2. Bộ Y tế (2012), Quyết định 2497/QĐ-BYT năm 2012 phê duyệt Khung kế hoạch phối hợp giữa Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS và Dự án Phòng, chống bệnh Lao thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế, giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

3. Bộ Y tế (2011), Quyết định 4139/QĐ-BYT ngày 02/11/2011 Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

4. Bộ Y tế (2011), "Triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2011".

5. Hoàng Hà, Chu Thị Mão, (2008), "Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và tình hình mắc lao trong nhóm người có HIV(+) tại một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên", HNKHCN năm 2008 trường ĐHYTN, số 6.

6. Yumo HA, Kuaban C, and Neuhann F "WHO recommended collaborative TB/HIV activities: evaluation of implementation and performance in a rural district hospital in Cameroon", Pan Afr Med J, 10, pp. 30.

KÍCH THƯỚC RĂNG, CUNG HÀM VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRÊN MẪU THẠCH CAO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN CÓ SAI KHỚP CẮN ANGLE II

Hoàng Tiến Công, Lưu Thị Thanh Mai,

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục đích của nghiên cứu là xác định kích thước răng - cung hàm, một số chỉ số thông dụng và nhận xét mối tương quan cắn khớp giữa hai hàm trên mẫu hàm có sai lệch khớp cắn Angle II. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên mẫu hàm của sinh viên y trường Đại học Y Dược Thái Nguyên có sai lệch khớp cắn loại II, có bộ răng đầy đủ và chưa điều trị phục hình hoặc chỉnh hình. Kết quả: 48 mẫu hàm có sai lệch khớp cắn Angle II gồm 68,7% tiểu loại 1 (ClII/1 ) là và 31,3% tiểu loại 2 (ClII/2). Độ cắn trùm là 4,20 ± 1,67 mm, độ cắn chìa 3,67 ± 1,80 mm, cao hơn so với giá trị tương ứng ở người bình thường. Các kích thước về chiều rộng và chiều dài cung hàm ở cả hai hàm (trừ D17) đều nhỏ hơn giá trị tương ứng ở người bình thường. Sự mất tương xứng răng - hàm có sự khác biệt giữa hai hàm, thiếu chỗ cho răng ở hàm trên là 52,1%, ở hàm dưới là 62,5% và 37,5% ở cả hai hàm, không có sự khác biệt về giới. Tương quan cắn khớp giữa hai hàm thông qua chỉ số Bolton có liên quan đến giới tính, nam giới có chỉ số Bolton >91,3 chiếm 31,2% và Bolton < 91,3 là 10,4%, ngược lại, nữ giới có chỉ số Bolton < 91,3 là 35,4%, và Bolton < 91,3 là 22,9%.



Từ khóa: Sai lệch khớp cắn, chỉnh hình, chỉ số Bolton
TEETH SIZE, DENTAL ARCH MEASUREMENTS AND SOME COMMON INDICATORS OF THE STUDENT’S CASTS OF THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY WITH ANGLE'S CLASS II MALOCCLUSION.

Hoang Tien Cong, Lưu Thi Thanh Mai
SUMMARRY

Objective: To determine the teeth size, dental arch measurements, common indicators and comments occlusion’s correlation of the casts with Angle's Class II malocclusion. Method: A cross-sectional descriptive study was conducted on the student’s casts of Thai Nguyen University of Medicine with Angle's Class II malocclusion which have a full permanent denture and prosthetic or orthopedic untreatment. Results: 48 casts with Angle's Class II malocclusion consisted of 68.7% division 1 (ClII/1 ) and 31.3% division 2 (ClII/2). Overbite was 4,20 ± 1,67 mm, overjet was 3,67± 1,80 mm, higher than the corresponding values ​​in normal people. The dental arch width and length measurements on both dental arches (except D17) was smaller than the corresponding values ​​in normal people. The significant difference of tooth-dental arches inadequate between maxillary and mandibular, the lack of space for the teeth in the upper jaw was 52,1%, lower at 62,5% and 37,5% in both, there was an insignificant difference in sexes. Bite relationship between two jaws through Bolton index was related to gender, in male, Bolton index > 91.3 accounted for 31.2% and Bolton<91.3 was 10.4%, in contrast, in female,Bolton index <91.3 made up 35.4%, and Bolton <91.3 was 22.9%.

Keywords: Angle's Class II malocclusion, orthopedic, Bolton index

  1. Đặt vấn đề:

Sai lệch khớp cắn gây ra sự bất hòa trong tương quan giữa các răng trong miệng và gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng, thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Sự hiểu biết một cách rõ ràng đặc điểm của các loại sai lệch khớp cắn và tương quan xương - răng là hết sức cần thiết để đưa ra kế hoạch điều trị chỉnh hình răng-mặt với các khí cụ thích hợp. Sai lệch khớp cắn loại II là lệch lạc hay gặp trong chỉnh nha, do đó đã có không ít những nghiên cứu tìm hiểu về loại lệch lạc này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Moorrees và cs (1969), Buschang và cs (1994), Walkow và Peck (2002) [3,7], đã phân tích mẫu hàm để tìm sự khác biệt về kích thước cung hàm của hai nhóm sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 1 và tiểu loại 2 chưa được điều trị. Arias (1999) đã phân tích 30 mẫu hàm của bệnh nhân có sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 2 để tìm sự thay đổi kích thước cung hàm trước và sau điều trị. Trong một nghiên cứu gần đây của Isik F & cs (2006) [5] đã tiến hành phân tích phim Cephalometrics và mẫu hàm nhằm tìm kiếm sự khác biệt về xương-răng giữa sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 1 và tiểu loại 2. Tại Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu khảo sát về sự phân bố tỷ lệ các loại khớp cắn trong cộng đồng như Nguyễn Phúc Diên Thảo và Hoàng Tử Hùng(1993), Phạm Thị Hương Loan và Hoàng Tử Hùng (2000), Hoàng Thị Bạch Dương (2000). Để góp phần tìm hiểu đặc điểm của loại lệch lạc này trên nhóm sinh viên có sai khớp cắn Angle II chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu sau:

1-Xác định kích thước răng, cung hàm và một số chỉ số thông dụng trên mẫu hàm thạch cao của sinh viên trường ĐH Y Dược Thái Nguyên có sai lệch khớp cắn loại II theo Angle.

2-Nhận xét mối tương quan cắn khớp giữa hai hàm trên mẫu thạch cao của đối tượng nghiên cứu.

  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Sinh viên y chính quy trường Đại học Y Dược Thái Nguyên có sai lệch khớp cắn loại II

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Sinh viên chính quy lứa tuổi từ 18 – 25.

+ Có sai lệch khớp cắn loại II theo Angle.

+ Có bộ răng vĩnh viễn đầy đủ (từ 28 - 32 răng).

+ Chưa điều trị phục hình hoặc chỉnh hình.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Có tiền sử chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt làm ảnh hưởng đến khớp cắn. Có bất thường về số lượng răng (thừa hoặc thiếu răng). Có mất răng nhưng không phải răng số 8. Có tổn thương tổ chức cứng của răng quá ½ thân răng. Đã điều trị phục hình hoặc chỉnh nha.



2.2.Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

- Cỡ mẫu: n = 48. Chọn mẫu thuận tiện có chủ đích từ một nghiên cứu khảo sát về tình trạng khớp cắn trong sinh viên Y chính quy của trường ĐH Y Dược Thái Nguyên.

- Các bước tiến hành:

+ Thu thập thông tin: Dựa trên 48 mẫu hàm được xác định là có sai lệch khớp cắn Angle II, chúng tôi tiến hành đo đạc: Số đo cung hàm như độ rộng trước (R33), độ rộng sau (R66). Các độ dài cung hàm: chiều dài trước (D13), chiều dài sau (D16), chiều dài toàn bộ (D17). Đo kích thước cung hàm để xác định khoảng hiện có. Đo kích thước gần xa của các răng trên cung hàm để tính khoảng yêu cầu. Đánh giá mức độ mất tương xứng răng - hàm thông qua khoảng hiện có (KHC) và khoảng yêu cầu (KYC). Xác định tương quan hai hàm dựa vào tính chỉ số Bolton, độ cắn trùm, độ cắn chìa.

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.



3-Kết quả nghiên cứu:

48 đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 19-24, tuổi trung bình là 22,4 ± 0,77. Trong đó có 28 nữ (58,3%), 20 nam (41,7%). Không có sự khác biệt về giới.





Biểu đồ 1. Phân bố các tiểu loại sai lệch khớp cắn loại II.

Nhận xét: có 33 trường hợp sai lệch loại II tiểu loại 1 (68,7%) và 15 trường hợp sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 2 (31,3%). Tỷ lệ sai lệch khớp cắn giữa ClII/1 và ClII/2 không có sự khác biệt về giới (với p=0,825).



Bảng 1. Độ cắn trùm, độ cắn chìa của các đối tượng nghiên cứu.

Loại KC

Độ cắn

Bình thường

(mm)

ClII

( SD/mm)

p

Độ cắn trùm

2,89

4,20 ± 1,67

0,000

Độ cắn chìa

2,79

3,67 ± 1,80

0,002

Nhận xét: Nhóm đối tượng nghiên cứu có độ cắn trùm và độ cắn chìa cao hơn so với giá trị tương ứng ở người có khớp cắn bình thường [2],với p < 0,05.

Bảng 2. Kích thước răng, cung hàm trên mẫu thạch cao.

Chỉ số

Bình thường (/mm)

ClII

( SD/mm)

p

Hàm trên

D31

9,60

7,86 ± 2,76

0,000

D61

28,93

26,98 ± 3,10

0,000

D71

44,39

44,97 ± 3,71

0,283*

R33

38,16

35,34 ± 1,95

0,000

R66

54,90

53,63 ± 3,14

0,007

Hàm dưới

D31

6,36

5,41 ± 2,04

0,002

D61

24,06

22,89 ± 2,26

0,001

D71

39,50

40,98 ± 3,03

0,001

R33

27,30

26,28 ± 2,39

0,005

R66

53,50

46,65 ± 3,27

0,000

Nhận xét: Sai khớp cắn Angle II trong nghiên cứu có giá trị trung bình các kích thước về chiều rộng và chiều dài cung hàm ở cả hai hàm (trừ D17) đều nhỏ hơn giá trị tương ứng ở người có khớp cắn bình thường [2].

Bảng 3. Sự chênh lệch giữa khoảng yêu cầu và khoảng hiện có theo giới

Giá trị TB

Giới


CLII

( SD/mm)

p

Nam

2,12 ± 3,12

0,257

Nữ

3,24 ± 3,49

KYC (tổng kích thước răng)-KHC (kích thước cung hàm)

Nhận xét: Sự mất tương xứng răng - hàm dựa trên sự chênh lệch giữa khoảng yêu cầu và khoảng hiện có không khác biệt về giới, với p > 0,05.

Bảng 4. Sự mất tương xứng răng - hàm ở hai hàm.

Hàm trên
Hàm dưới

X<0

(n, %)


X=0

(n, %)


0(n, %)


2(n, %)


X≥6

(n, %)


(n, %)


X<0

4 (8,3)

1 (2,1)

1 (2,1)

1 (2,1)

0 (0)

7 (14,6)

X=0

0 (0)

0 (0)

0 (0)

0 (0)

0 (0)

0 (0)

0

1 (2,1)

0 (0)

4 (8,3)

6 (12,5)

0 (0)

11 (22,9)

2

2 (4,2)

2 (4,2)

8 (16,7)

8 (16,7)

4 (8,3)

24 (50,0)

X≥6

0 (0)

0 (0)

0 (0)

2 (4,2)

4 (8,3)

6 (12,5)



7 (14,6)

3 (6,2)

13 (27,1)

17 (35,4)

8 (16,7)

48 (100)

P=0,005

X= KYC – KHC (khoảng yêu cầu - khoảng hiện có); Thiếu chỗ với X >2

Nhận xét: Sự mất tương xứng răng – hàm có sự khác biệt giữa hai hàm với p < 0,05. Thiếu chỗ cho răng ở hàm trên chiếm 52,1%, ở hàm dưới 62,5% và 37,5% ở cả hai hàm.



Biểu đồ 2. Chỉ số Bolton trong nghiên cứu

Nhận xét: Sự khác biệt của chỉ số Bolton theo giới (P<0,05). Ở nam giới có chỉ số Bolton > 91,3 có tỷ lệ cao hơn, còn nữ giới có chỉ số Bolton < 91,3 có tỷ lệ cao hơn.



4- Bàn luận:

Qua phân tích 48 mẫu hàm của nhóm sinh viên có sai khớp cắn loại II trong nghiên cứu, có độ tuổi từ 19-24, tuổi trung bình là 22,4 ± 0,77, trong đó có 28 nữ (58,3%), 20 nam (41,7%). Chúng tôi nhận thấy có 33 trường hợp (68,7%) sai lệch tiểu loại 1 (ClII/1 ) và 15 trường hợp (31,3%) tiểu loại 2 (ClII/2 ). Không có sự khác biệt về giới (p>0,05). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Cao Hoàng Yến 2007, Ibrahim (2007) [4] và thực tiễn cho thấy sai khớp cắn loại ClII/2 mang tính di truyền nên tỷ lệ thường thấp hơn, sai lệch khớp cắn loại ClII/1 thường gặp do nguyên nhân mắc phải do các tật thần kinh-cơ chức năng, hiện tượng di gần của răng 6 hàm trên do mất sớm răng V sữa hoặc sâu mặt xa răng V sữa không được điều trị cũng góp phần làm tăng tỷ lệ sai khớp cắn loại ClII/1.



Độ cắn trùm (4,20 ± 1,67 mm), độ cắn chìa (3,67 ± 1,80 mm) đều cao hơn so với giá trị tương ứng ở người bình thường (Bảng 1). Về mặt hình thái, thể hiện rõ tình trạng vẩu, mất hài hòa hàm trên so với hàm dưới. Cả hai tiểu loại đều có giá trị thấp hơn so với nghiên cứu của Isik F và cs [5].

Độ cắn
Nghiên cứu

Cắn trùm

Cắn chìa

ClII/1

( SD/mm)

ClII/2

( SD/mm)

ClII/1

( SD/mm)

ClII/2

( SD/mm)

Số liệu của chúng tôi

3,75 ± 1,54

4,51 ± 1,83

4,02 ± 1,87

2,88 ± 1,41

Isik & cs (2006)

4,06 ± 2,27

6,17 ± 2,48

10,02 ± 2,37

3,67 ± 1,28

Đối tượng trong nghiên cứu của Isik & cs là những bệnh nhân đến khám nắn chỉnh răng và sự khác biệt về chủng tộc có thể giải thích cho sự khác nhau này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi và của Isik & cs đều cho thấy, nhóm ClII/1 có độ cắn trùm thấp hơn so với nhóm ClII/2, nhưng độ cắn chìa của nhóm ClII/1 cao hơn so với nhóm ClII/2. Kết quả này phù hợp với đặc điểm phân loại, bởi các răng cửa trên của nhóm ClII/1 có xu hướng nghiêng ngoài nên có xu hướng tăng độ cắn chìa và răng cửa trên của nhóm ClII/2 quặp vào trong (khớp cắn nắp hộp) nên độ cắn trùm có xu hướng cao hơn. Độ cắn trùm và cắn chìa lớn tạo nên khớp cắn sâu, nếu không được điều trị, sẽ gây sang chấn, tổn thương tổ chức quanh răng và khớp thái dương hàm.

Trong nghiên cứu này, độ rộng trước, độ rộng sau, độ dài cung răng trước (D13) và độ dài cung răng sau (D16) đều nhỏ hơn so với khớp cắn bình thường (Bảng 2) [2]. Độ dài cung răng hàm trên ở ClII/1 lớn hơn ClII/2 có ý nghĩa thống kê. Phải chăng vì lý do độ rộng cung răng hẹp và chiều dài cung răng ngắn là nguyên nhân phổ biến gây nên sai lệch khớp cắn trong nhóm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, ở hàm trên có độ dài toàn bộ (D17) ở hàm trên tương tự như ở người bình thường. Điều này phải chăng có sự góp phần của hiện tượng di gần R6 trong giai đoạn hàm răng hỗn hợp do răng hàm sữa số V bị mất thân răng sớm gây nên hiện tượng ngắn ở độ dài cung răng trước (D13) và độ dài cung răng sau (D16). Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng, đặc biệt là ở trẻ em.



Kết quả cũng cho thấy có sự thu hẹp kích thước R33 ở cung răng hàm dưới của nhóm ClII/2, phù hợp với nghiên cứu của Buschang & cs (1994) và Walkow & Peck (2002) [3,7]. Sự giảm kích thước độ rộng trước (R33) ở cung răng hàm dưới của nhóm ClII/2 có thể là do các răng trước của hàm trên nghiêng trong (quặp) làm cho cản trở sự phát triển của xương ổ răng hàm dưới.

Sự mất tương xứng răng - hàm, biểu thị tình trạng cung hàm thiếu chỗ cho răng ở nhóm nghiên cứu khá cao, ở hàm trên là 52,1%, ở hàm dưới là 62,5% và 37,5% ở cả hai hàm. Chỉ số Bolton toàn bộ: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự khác biệt về giới ở chỉ số Bolton, nam giới có chỉ số Bolton > 91,3 chiếm tỷ lệ cao (31,2%), còn nữ giới chỉ số Bolton < 91,3 chiếm tỷ lệ cao (35,4%). Chỉ số này đánh giá tình trạng bất hài hòa về kích thước răng giữa hai hàm, đây là yếu tố quan trọng để xem xét việc chỉ định nhổ răng hay không khi lập kế hoạch điều trị chỉnh nha.



Kết luận:

Nghiên cứu mẫu hàm của 48 sinh viên có sai lệch khớp cắn Angle II chúng tôi rút ra một số kết luận sau:



  • Sai lệch khớp cắn tiểu loại 1 (ClII/1 ) là 68,7% và 31,3% tiểu loại 2 (ClII/2).

  • Độ cắn trùm là 4,20 ± 1,67 mm, độ cắn chìa 3,67 ± 1,80 mm. Giá trị trung bình độ cắn trùm và độ cắn chìa cao hơn so với giá trị tương ứng ở người bình thường.

  • Các kích thước về chiều rộng và chiều dài cung hàm ở cả hai hàm (trừ D17) đều nhỏ hơn giá trị tương ứng ở người bình thường.

  • Sự mất tương xứng răng - hàm không khác biệt về giới. Sự mất tương xứng răng - hàm ở hai hàm có sự khác biệt, thiếu chỗ cho răng ở hàm trên là 52,1%, ở hàm dưới là 62,5% và 37,5% ở cả hai hàm.

  • Tương quan cắn khớp giữa hai hàm thông qua chỉ số Bolton có liên quan đến giới tính. Ở nam giới có chỉ số Bolton >91,3 có tỷ lệ 31,2% so với Bolton < 91,3 là 10,4%. Ngược lại, nữ giới có chỉ số Bolton < 91,3 là 35,4%, so với Bolton >91,3 là 22,9%.

Tài liệu tham khảo:

  1. Hoàng Thị Bạch Dương (2000), “Điều tra về lệch lạc răng - hàm trẻ em lứa tuổi 12 ở trường cấp II Amsterdam Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.

  2. Phạm Thị Hương Loan, Hoàng Tử Hùng (2000). “Nghiên cứu đặc điểm hình thái cung răng người Việt”, Tuyển tập công trình NCKH Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh, tr 95-106.

  3. Buschang PH., Stroud J, and Alexander RG.(1994), “Differences in dental arch morphology among adult females with untreated Class I and Class II malocclusion”, European Journal of Orthodontics 16, p.47-52

  4. Ibrahim E.G et al (2007), “Prevalence of Malocclusion Among Adolescents in Central Anatolia”, Eur J Dent, 1(3), p.125–131.

  5. Isik. F., Nalbantgil D. ,Sayinsu K. et al (2006), “A comparative study of cephalometric and arch width characteristics of Class II division 1 and division 2 malocclusion”, Eur J Orthod, 28(2), p.179-183.

  6. Louly F., Roberto P.A.N. et al, (2011), “Dental arch dimensions in the mixed dentition: a study of Brazilian children from 9 to 12 years of age”, Journal of Applied Oral Science, 19 (2), p.132-137

  7. Walkow T. M; Peck. S (2002), “Dental arch width in Class II division 2 deepbite malocclusion”. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 122 (6), p. 608 – 613.



TÌNH TRẠNG LỆCH LẠC RĂNG VÀ BỆNH VÙNG QUANH RĂNG

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

Lê Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Diệp Ngọc

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 166 sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên với mục tiêu xác định tỉ lệ, mức độ bệnh vùng quanh răng và mối liên quan giữa lệch lạc răng và bệnh quanh răng. Tình trạng vùng quanh răng được đánh giá dựa vào khám lâm sàng. Tình trạng lệch lạc răng được xác định trên mẫu hàm. Thông tin về các yếu tố nhân chủng- xã hội học, các thói quen vệ sinh răng miệng, uống rượu, hút thuốc, ăn uông, tiền sử bệnh được thu thập dựa vào phiếu điều tra thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cao về cao răng (95.2%), viêm lợi (88.6%), gặp nhiều ở nhóm răng cửa và răng hàm lớn hàm dưới. Bên cạnh đó, 92.2% sinh viên có lệch lạc răng, đặc biệt số răng lệch lạc ở mỗi người còn cao (x= 5±3.8). Mối liên quan giữa lệch lạc răng và tình trạng bệnh vùng quanh răng không có ý nghĩa thống kê, có kiểm soát các yếu tố tuổi, giới, dân tộc, thói quen vệ sinh răng miệng, uống rượu, hút thuốc lá, chế độ ăn, tiền sử đái tháo đường, tim mạch. Có thể kết luận rằng chưa hẳn có sự tương quan thuận giữa lệch lạc răng và bệnh quanh răng ở nhóm tuổi này.



Từ khóa: bệnh quanh răng, lệch lạc răng, sinh viên y khoa.
TEETH DEVIATION AND PERIODONTAL DISEASE

OF STUDENTS OF THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY

By Le Thi Thu Hang, Nguyen Thi Diep Ngoc

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Method: A cross- sectional study of 166 medical students of Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy was conducted. Objective: To determine the prevalence, severity of periodontal disease and the association between teeth deviation and periodontal disease. Periodontal examination and dental cast measurement was performed. Others information on socio-demographic, habit and medical history, anthropology, oral hygine were collected by using a structured questionnaire. Results showed a high prevalence of calculus (95.2%), gingivitis (88.6%), mostly in mandibular incisors and molars. In addition, 92.2% of students had teeth deviation and on the average (x = 5±3.8). Teeth deviation and periodontal disease was not significantly association, controlling for age, gender, oral hygiene habit, alcohol drinking, smoking, eating habit, diabetes, cardiovascular. The results suggested that there was not association between malocclusion and periodontal disease in this age group.



Keywords: teeth deviation, periodontal disease, medical student

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh quanh răng là một bệnh rất phổ biến. Trên 70% người trưởng thành trên toàn thế giới mắc bệnh vùng quanh răng. Không có bệnh quanh răng nào thuần túy, riêng biệt xuất hiện một cách ngẫu nhiên, mà bao giờ cũng là kết qủa của một hay nhiều xáo trộn, mất cân bằng nào đó ở tại chỗ hoặc toàn thân. Các yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng đã được biết đến từ trước rất đa dạng, trong đó có vi khuẩn, chế độ ăn, thói quen xấu như hút thuốc lá, các bệnh toàn thân như đái tháo đường, bệnh tim mạch, HIV/AIDS…[1,2,3,7,9]. Hậu quả của bệnh quanh răng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe toàn thân cũng như chất lượng cuộc sống của con người từ trẻ đến già [10]. Tuy nhiên đa số các nghiên cứu tập trung vào lứa tuổi thiếu niên và người trên 35 tuổi [1,8]. Việc xác định yếu tố nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là yếu tố khớp cắn và vị trí răng trên cung hàm rất có ý nghĩa góp phần lập kế hoạch phòng bệnh. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với hai mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ và mức độ bệnh vùng quanh răng. 2. Xác định mối liên quan giữa lệch lạc răng và bệnh quanh răng.



2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1. Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên chính qui trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ 4/2011 đến 12/2012 tại khoa Răng Hàm Mặt, trường Đại hoc Y Dược Thái Nguyên.

2.3.Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

* Tiêu chuẩn chọn mẫu:

+ Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Sinh viên chính quy tuổi từ 18 – 25

- Có bộ răng đầy đủ (từ 28 - 32 răng)

- Chưa điều trị phục hình hoặc chỉnh hình

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

+ Tiêu chuẩn loại trừ:

- Đang có thai

- Đang mắc các bệnh toàn thân như: đái tháo đường, bệnh về máu.

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

Tình trạng vùng quanh răng được xác định dựa vào các chỉ số cao răng, chỉ số lợi, độ sâu túi quanh răng, mức độ mất bám dính.

Tình trạng lệch lạc răng được xác định dựa vào vị trí của các răng trên mẫu hàm .

Các yếu tố nhân chủng- xã hội học, tiền sử các bệnh có liên quan, các thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng, hút thuốc lá.

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu:

Tình trạng vùng quanh răng được đánh giá qua khám lâm sàng vùng quanh răng của tất cả các răng, mỗi răng khám 4 vị trí gần ngoài, ngoài, xa ngoài và trong, sử dụng cây thăm dò túi quanh răng- WHO.

Tình trạng khớp cắn được đánh giá qua khám lâm sàng và trên mẫu hàm.

Thông tin về các yếu tố nhân chủng- xã hội học, tiền sử một số bệnh có liên quan, các thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng, hút thuốc lá được thu thập dựa vào phiếu phỏng vấn thiết kế trước.

2.6. Xử lý số liệu

Giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm được dùng để xác định tình trạng vùng quanh răng. Phương pháp hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng để xác định mối liên quan giữa tình trạng khớp cắn và bệnh quanh răng có kiểm soát các yếu tố nhiễu [6].



3. KẾT QUẢ

3.1. Tình trạng vùng quanh răng.

Biểu đồ 1. Tỉ lệ và mức độ cao răng (%)

Tỉ lệ có cao răng ở sinh viên rất cao (95.2%) và ở hàm dưới nhiều hơn hàm trên, đặc biệt là nhóm răng cửa và răng hàm lớn. Tính trung bình ở hàm dưới, 26.5% sinh viên có cao răng ở mức ít, khoảng 21.6% ở mức trung bình và 11.1% ở mức nhiều. Cao răng tích tụ chủ yếu ở mặt trong, gần ngoài và xa ngoài.




Biểu đồ 2. Tỉ lệ và mức độ viêm lợi (%)

Viêm lợi chiếm 88.6%, trong đó chủ yếu là viêm lợi ở mức độ nhẹ (39.7% hàm dưới, 19% hàm trên). Viêm lợi gặp nhiều ở nhóm răng cửa và răng hàm lớn hàm dưới.





Biểu đồ 3. Tỉ lệ và mức độ túi quanh răng (%)
Tỉ lệ sinh viên có túi quanh răng chiếm 22.3%. Tuy nhiên, tỉ lệ túi quanh răng ở mỗi răng rất thấp, chủ yếu ở răng cửa giữa và răng hàm lớn thứ 2 của hàm dưới và ở mức độ 1.



Biểu đồ 4. Tỉ lệ và mức độ mất bám dính (%)

Tình trạng mất bám dính chiếm 11.4% tổng số sinh viên. Trong đó, tại mỗi răng, tỉ lệ mất bám dính chỉ chiếm dưới 2%.

3.2. Tình trạng lệch lạc răng

Bảng 1. Tình trạng lệch lạc răng


Số răng lệch lạc

n

%

0

13

7.8

1

17

10.2

2

15

9.0

3

11

6.6

4

30

18.1

5

12

7.2

6

21

12.7

7

15

9.0

8

8

4.8

9

6

3.6

10

10

6.0

11

2

1.2

13

3

1.8

15

3

1.8

Tỉ lệ lệch lạc răng ở sinh viên rất cao (92.2%). Trong đó, trung bình mỗi người có khoảng 5 răng lệch lạc.

3.3. Liên quan giữa tình trạng lệch lạc răng và bệnh quanh răng.






Viêm quanh răng

p

Không



Lệch lạc răng

12 (7.7%)

1 (9.1%)

>0.05

143 (92.3%)

10 (90.9%)

Mối liên quan giữa lệch lạc răng và tình trạng bệnh vùng quanh răng không có ý nghĩa thống kê, có kiểm soát các yếu tố tuổi, giới, dân tộc, thói quen vệ sinh răng miệng, uống rượu, hút thuốc lá, chế độ ăn, tiền sử đái tháo đường, tim mạch.

4. BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu này, tình trạng bệnh vùng quanh răng của sinh viên được khám ở cả 4 vị trí của tất cả các răng, góp phần đánh giá chính xác thực trạng vùng quanh răng. Điều này có ý nghĩa hơn so với đa số các nghiên cứu trước thường sử dụng một số loại chỉ số quanh răng với việc đánh giá tình trạng bệnh chỉ dựa vào các răng đại diện của các vùng [1,8].

Bên cạnh đó, việc chọn mẫu được thực hiện bằng phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, bác sĩ khám không được biết các thông tin khác của sinh viên. Đánh giá sự lệch lạc của răng được thực hiện trên mẫu hàm, người đánh giá không được biết thông tin về tình trạng vùng quanh răng của đối tượng. Điều này hạn chế được sai số của kết quả.

Đánh giá mối liên quan giữa tình trạng lệch lạc răng và bệnh quanh răng được thực hiện với việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ thường gặp khác.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy tình trạng cao răng, viêm lợi ở sinh viên chiếm tỉ lệ rất cao, điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác [1,4,5,8]. Điều này cho thấy nhu cầu lấy cao răng còn rất lớn và phần lớn chưa được đáp ứng một cách đúng mức.

Tỷ lệ lệch lạc khớp cắn cũng như cao răng cao chưa đủ chứng cứ giải thích vì sao tỷ lệ túi quanh răng, mất bám dính ở mỗi răng còn ở mức thấp. Kết quả này cũng tương đồng với một số nghiên cứu ở các nước khác. Điều này góp phần khẳng định quan điểm mới về cơ chế sinh bệnh của bệnh quanh răng: “Chưa hẳn đã có sự tương quan thuận của cao răng với túi quanh răng” và “Liệu lấy cao răng có phải là một biện pháp có hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn sự phát triển của túi quanh răng ở người bệnh trong tương lai?”



KẾT LUẬN

Tình trạng cao răng, viêm lợi ở mức rất cao. Tỉ lệ lệch lạc răng cao nhưng không thấy mối liên quan với bệnh vùng quanh răng. Cần phải có nhiều nghiên cứu dịch tễ phân tích trong cộng đồng cũng như các nghiên cứu dịch tễ lâm sàng ở Việt Nam để góp phần làm rõ cơ cấu bệnh quanh răng và mạng lưới nguyên nhân. Có như vậy, các chương trình can thiệp để kiểm soát và phòng ngừa bệnh mới có hiệu quả cao



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Do GL, Spencer AJ, Roberts-Thomson K, Ha HD, “Smoking as a risk indicator for periodontal disease in the midle aged Vietnamese population”, Community Dent Oral Epidemiol. 2003;31: 437-46.

  2. Eduardo DC, Bernardo LH, Denise PG, Flávio FD, Karen GP, Marco AP, “ Association between obesity and periodontal disease in young adults: a population-based birth cohort”, J Clin Periodontol. 2012; 39(8): 717–724.

  3. Elizabeth KS, Rajesh PK, Arunima PR, “Risk assessment for periodontal disease”, J Indian Soc Periodontol. 2012 Jul-Sep; 16(3): 324–328.

  4. Fermin AC, Michael GN, “Epidemiology of gingival and periodontal disease”, Clinical periodontology. 8th ed. Philadelphia: Saunders; 1996. p. 61-81.

  5. Giap Le Dinh. “Periodontal Disease in Vietnam”, Asian Pacific Society of Periodontology; 1997. p. 30-4.

  6. Greenland S, “Modeling and variable selection in epidemiologic analysis”, Am J Public Health. 1989;79:340-9.

  7. Kocher T, Schwahn C, Gesch D, Bernhardt O, John U, Meisel P, et al, “Risk determinants of periodontal disease--an analysis of the Study of Health in Pomerania”, J Clin Periodontol. 2005 Jan;32(1):59-67.

  8. Nguyễn Cẩn, Ngô Đồng Khanh, “Phân tích dịch tễ học sâu răng và bệnh quanh răng ở Việt nam”, Y học TP Hồ Chí Minh. 2007; 11(3)

  9. Pitiphat W, Merchant AT, Rimm EB, Joshipura KJ, “Alcohol consumption increases periodontitis risk” J Dent Res. 2003 Jul;82(7):509-13.

  10. Garcia R, Krall E, “Relationship between periodontal disease and systemic health”, Periodontology. 2000;25:21-36.

  11. Theodore LW, “Clinical Examination: Periodontal Assessment. Comprehensive periodontics for dental hygienist” 2nd ed. New York: Julie Levin Alexander; 2006. p. 243-71

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 2 ĐẾN 3 TUỔI CÓ MẸ UỐNG VÀ KHÔNG UỐNG VIÊN SẮT TRONG KHI MANG THAI

Lê Minh Chính, Hà Huy Phương, Hứa Hồng Hà



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Các vấn đề về sức khỏe ở phụ nữ có thai (PNCT), trong đó thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là quan trọng nhất. Thiếu máu thiếu sắt trong thai nghén ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và sự phát triển của trẻ. Một nghiên cứu về phòng chống thiếu máu và bổ sung viên sắt cho PNCT đã được thực hiện tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Đề tài này đã trở lại khảo sát các bé của các bà mẹ trong nghiên cứu nói trên và con của các bà mẹ không uống viên sắt, với mục tiêu: So sánh sự phát triển của 2 nhóm trẻ, con của các bà mẹ có uống với không uống viên sắt khi mang thai.

Đối tượng là 100 bé từ 2 đến 3 tuổi trong năm đầu thôi bú, là con của những bà mẹ uống đúng và uống đủ viên sắt và không uống viên sắt khi mang thai (2 nhóm). Nhóm chứng là 100 bé, con của các bà mẹ uống ít hơn 50 viên hoặc không uống sắt ở xã Nam Hòa và Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu, tháng 11 và 12/ 2011.

Có sự khác biệt giữa sự phát triển của 2 nhóm trẻ, con của các bà mẹ có uống với không uống viên sắt khi mang thai.



Từ khóa: Phụ nữ có thai, uống sắt, phát triển của trẻ, Thái Nguyên.
STUDY ON DEVELOPMENT OF CHILDREN AGED 2- 3 YEARS OLD WHO HAVE MOTHER USING AND NOT USING IRON PILLS DURING PREGNANCY

By Le Minh Chinh,Ha Huy Phuong, Hua Hong Ha
SUMMARY

Background: Health problems in pregnant women (PW), in which nutritional anemia due to iron deficiency is the most important. Iron deficiency anemia in pregnancy adversely affects maternal health and child development. A study on the prevention of anemia and iron supplement for PW was conducted in Dong Hy district, Thai Nguyen province. Subjects and method: A cross-sectional study combining with a retrospective one conducted in children of mothers with and without taking iron pills during pregnancy.Objective: Compare the development of two groups of children: a study group including children having mothers taking iron pills during pregnancy and a control group including children having mothers not taking iron pills during pregnancy. Results: There was a difference between the development of the two groups of children. Children of mothers who took iron supplements during pregnancy was a better development than children in the control.

Keywords: Pregnant women, oral iron, development of childern , Thai Nguyen.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Các vấn đề về sức khỏe ở phụ nữ có thai (PNCT), trong đó thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là quan trọng nhất. Thiếu máu thiếu sắt trong thai nghén ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong thời kỳ bú mẹ ở những năm đầu thôi bú mẹ cũng như tương lai sau này. Một nghiên cứu can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) phòng chống thiếu máu và bổ sung viên sắt cho PNCT người dân tộc Sán Dìu, đã được thực hiện trong 18 tháng, tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đã kết thúc có hiệu quả tốt vào 9/2008 [2]. Đề tài này đã trở lại khảo sát các bé của các bà mẹ trong nghiên cứu nói trên và con của các bà mẹ không uống viên sắt ở 2 xã Nam Hòa và Linh Sơn, với mục tiêu: So sánh sự phát triển của 2 nhóm trẻ, con của các bà mẹ có uống với không uống viên sắt khi mang thai.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bé từ 2 đến 3 tuổi trong năm đầu thôi bú, là con của những bà mẹ uống và không uống viên sắt khi mang thai (2 nhóm). Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu, tháng 3 và 4/ 2011. Chọn ấn định 100 bé ở xã Nam Hòa có mẹ uống sắt ≥150 viên lúc mang thai có giám sát, tại các xóm can thiệp [2] và 100 bé, con của các bà mẹ uống ít hơn 50 viên hoặc không uống sắt ở xã Nam Hòa (tại những xóm không can thiệp) và Linh Sơn (xã chứng) huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

- Kỹ thuật thu thập số liệu: Điều tra phỏng vấn các bà mẹ về sự phát triển của trẻ theo bộ câu hỏi, cân đo (cân bàn) và nhìn xét da niêm mạc của trẻ.

- Các chỉ số nghiên cứu: Trọng lượng trẻ sau đẻ, tuổi thai khi sinh, trẻ quấy khóc, mọc răng, tuổi biết đi, tập nói, trọng lượng trung bình trẻ theo tháng tuổi, da niêm mạc.

- Chỉ số đánh giá: + Trọng lượng trẻ sơ sinh (P) trong nghiên cứu này chia theo 2 mức: Trẻ sau đẻ có trọng lượng từ trung bình: P ≥2.800g trở lên và trẻ sau đẻ thiếu cân: P<2.800g.

+ Gọi là hay quấy khóc, là khi trẻ khóc thường xuyên ≥3 tiếng/ngày, ngoài lúc thay tã lót, tắm rửa. + Trẻ sơ sinh sau đẻ ngủ ít là khi mỗi ngày trẻ ngủ <15 tiếng (bình thường >20).

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1. Trọng lượng trẻ sau đẻ ở nhóm mẹ uống và không uống viên sắt


Nhóm trọng lượng P(g)

Con của mẹ uống viên sắt

Mẹ không uống viên sắt

p

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

P ≥2.800

73

73,0

53

53,0

<0,05

P <2.800

27

27,0

47

47,0

Tổng cộng

100

100

100

100




Nhận xét: Trọng lượng trung bình trở lên khi sinh (≥2.800) của trẻ ở nhóm mẹ uống viên sắt có tỷ lệ 73,0% cao hơn nhóm mẹ không uống sắt (53,0%), với p <0,05.

Sống trong cùng địa bàn, với cùng những hoàn cảnh về môi trường và điều kiện tiếp cận với TT-GDSK là như nhau. Không có thói quen uống viên sắt thương xuyên, cũng là biểu hiện của sự thiếu ý thức và thiếu những kỹ năng cần thiết trong thực hiện dinh dưỡng hợp lý. Bởi vậy đã dẫn tới thiếu dinh dưỡng, đó là yếu tố liên quan tới trọng lượng trung bình khi sinh của trẻ chỉ đạt tỷ lệ thấp, so với nhóm mẹ uống đủ viên sắt. Trẻ sơ sinh thiếu cân và thấp cân, ngoài yếu tố do dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý, còn cần kể đến là do yếu tố sinh non, thiếu tháng (như mô tả ở bảng 2).



Bảng 2. Tuổi thai khi sinh ở nhóm mẹ uống và không uống viên sắt

Tuổi thai khi sinh

Con của mẹ uống viên sắt

Mẹ không uống viên sắt

p

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Đẻ đủ tháng

92

92,0

81

81,0

<0,05

Thiếu tháng

8

8,0

19

19,0

Tổng cộng

100

100

100

100




Nhận xét: Tuổi thai đủ tháng (>37 tuần) khi sinh ở nhóm mẹ uống sắt tỷ lệ là 92,0% cao hơn nhóm mẹ không uống viên sắt (81,0%), với p<0,05.

Như so sánh giữa trọng lượng trung bình (bảng 1), tuổi thai khi sinh ở trẻ của nhóm mẹ uống viên sắt với trẻ của nhóm mẹ không uống sắt cũng có sự khác biệt. Tỷ lệ đẻ thiếu tháng ở trẻ của nhóm mẹ không uống sắt cao 19,0%. Đẻ non tháng còn có nhiều bất lợi hơn so với trẻ thiếu cân đủ tháng. Như kết quả bảng 1 và 2, cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh ở nhóm mẹ không uống viên sắt vừa có trọng lượng dưới trung bình cao hơn, lại có tuổi thai khi sinh thiếu tháng cũng cao hơn so với trẻ ở nhóm mẹ uống viên sắt đủ số lượng. Kết quả này có tỷ lệ thiếu tháng và thấp cân cao hơn với kết quả đã được nêu của tác giả Lê Thị Bẩy tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2006) [1]. Phù hợp với nhận xét của Lê Bạch Mai về thiếu máu ở phụ nữ có thai với đẻ non và trẻ sơ sinh thấp cân [6].



Bảng 3. Con hay quấy khóc, ngủ ít(*) ở nhóm mẹ uống và không uống viên sắt

Trẻ quấy khóc, ngủ ít

Con của mẹ uống sắt

Mẹ không uống sắt

p

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Sau đẻ tới 1 tháng

6

6,0

14

14,0

<0,05

Trên 1 tháng sau đẻ

0

0

4

4,0

Tổng cộng (24 trẻ*)

6




18







(*Tất cả trong số 24 trẻ, con của 2 nhóm mẹ uống và không uống viên sắt bị quấy khóc, ngủ ít nêu trên, đều không được khám chữa gì, mà chỉ được gia đình tự khắc phục bằng kinh nghiệm và cách sử lý dân gian, có trường hợp trẻ quấy khóc kéo dài tới 3 tháng).

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ hay quấy khóc, ngủ ít ở nhóm mẹ uống sắt có 6,0% thấp hơn so với nhóm mẹ không uống sắt (14,0%), p <0,05.

Trẻ sau đẻ quấy khóc hoạc ít ngủ có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên do thiếu sữa mẹ, thiếu các chất vi lượng như thiếu sắt, kẽm và canxi…là phổ biến nhất, cho nên khi được bổ sung hợp lý về dinh dưỡng và các chất vi lượng đã giúp trẻ ổn định giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, do có ít thông tin về chăm sóc con sau đẻ, hơn nữa trẻ sau đẻ nếu khóc nhiều hơn và ít ngủ hơn, thường không được các bà mẹ chú ý đưa đi khám mà thường cho là do những lí do thần bí như “bị đẹn, bì sài hay bị trộm vía”... Bởi vậy chỉ dọn dẹp đồ vật trong nhà, đốt vía và cúng cầu xin… làm cho các bà mẹ được yên lòng và chấp nhận. Đó là một trong những quan niệm và phong tục lạc hậu, vẫn còn tồn tại ở một số dân tộc thiểu số [3], [5].

Bảng 4. Thời điểm con mọc được ≥4 răng ở nhóm mẹ uống và không uống viên sắt


Thời điểm mọc ≥4 răng

Con của mẹ uống viên sắt

Mẹ không uống viên sắt

p

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

<12 tháng

96

96,0

83

83,0

<0,05

≥12 tháng

4

4,0

17

17,0

Tổng cộng

100

100

100

100




Nhận xét: Tỷ lệ trẻ mọc được ≥4 răng trước 1 tuổi ở nhóm mẹ uống viên sắt là 96,0% cao hơn nhóm mẹ không uống sắt (83,0%), p <0,05. Thực tế cho thấy những bà mẹ trong khi mang thai nếu được uống sắt và được giám sát đầy đủ, thì họ cũng được lĩnh hội tốt các kiến thức cần thiết về dinh dưỡng hợp lý, cách nuôi con bú và chăm sóc trẻ…Bởi vậy trẻ mọc răng đúng thời điểm cũng có tỷ lệ cao hơn, so với nhóm các bà mẹ không uống đầy đủ viên sắt. Mặt khác, người mẹ uống viên sắt khi mang thai, con của họ cũng có hàm lượng ferritin và sắt trong huyết thanh cao, đó cũng là những yếu tố dinh dưỡng quan trọng giúp cân bằng sự phát triển mọi mặt của trẻ, cả về thể chất và trí tuệ, trong đó có các vấn đề như ít quấy khóc, dễ ngủ, ngủ đẫy giấc và mọc răng đúng thời điểm.

Tóm lại, các yếu tố dinh dưỡng của người mẹ được đảm bảo đầy đủ trong khi mang thai đặc biệt là các yếu tố vi lượng, trong đó chất sắt đóng vai trò hàng đầu, đã giúp cải thiện tốt tới các chỉ số về trọng lượng thai và tuổi thai khi sinh, sự quấy khóc của trẻ sau sinh và thời điểm mọc răng của trẻ. Qua các bảng 1, 2, 3 và 4 đều cho kết quả mong muốn của các chỉ số giữa 2 nhóm trẻ có mẹ uống viên sắt tốt hơn nhóm mẹ không uống viên sắt (p<0,05).



Bảng 5. Thời điểm con biết đi ở nhóm mẹ uống và không uống viên sắt

Tuổi con

biết đi

Con của mẹ uống viên sắt

Mẹ không uống viên sắt

p

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

<12 tháng

88

88,0

61

61,0

<0,05

≥12 tháng

12

12,0

39

39,0

Tổng cộng

100

100

100

100




Nhận xét: Tỷ lệ trẻ biết đi trước 1 tuổi ở nhóm mẹ uống viên sắt là 88,0% cao hơn nhóm mẹ không uống sắt (61,0%, p <0,05).

Qua khảo sát thực tế chăm sóc trẻ của các mẹ và các bà (bà nội là chủ yếu), cho thấy hầu hết các trẻ được cho nằm ngủ bằng võng hoặc chõng tre (là cái nôi, được đan bằng tre, rộng rãi, chắc chắn, được mắc trên sà nhà. Ngoài lúc nằm chõng thì trẻ được cõng trên lưng các mẹ, bà hay anh chị (bằng địu, còn gọi là địu trẻ)… Các trẻ ở đây thường để bò lê trên sàn nhà, không có cũi hay phương tiện gì khác, bởi vậy trẻ thường rất hiếu động. Đó cũng là những yếu tố thuận lợi giúp trẻ vận động nhiều và biết đi sớm (nhưng không đảm bảo vệ sinh). So sánh các trẻ giữa 2 nhóm cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa, chứng tỏ người mẹ được bổ sung viên sắt đầy đủ trong khi mang thai, đã giúp cho trẻ phát triển về vận động tốt hơn, so với những trẻ của nhóm mẹ không được cung cấp viên sắt đầy đủ.



Bảng 6. Thời điểm con biết gọi mẹ, và nói câu đơn giản (học nói) ở nhóm mẹ uống và không uống viên sắt

Tuổi con

học nói

Con của mẹ uống viên sắt

Mẹ không uống viên sắt

p

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

<24 tháng

100

100

82

82,0

<0,001

≥24 tháng

0

0

18

18,0

Tổng cộng

100

100

100

100




Nhận xét: Tỷ lệ trẻ học nói và nói câu đơn giản trước 2 tuổi ở nhóm mẹ uống viên sắt là 100% cao hơn nhóm mẹ không uống sắt (82,0%, p <0,001).

Các nghiên cứu về dinh dưỡng và yếu tố cung cấp chất sắt cho PNCT, đều chỉ ra rằng nếu người mẹ được bổ sung sắt đầy đủ, thì trẻ biết đi và nói sớm hơn. Tuy nhiên, một trẻ học nói và biết nói nhanh hay chậm, còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Người ta cho rằng, một nhà có trẻ học nói, thì cả nhà cũng cùng học nói (cả ông bà, cha mẹ và anh hay chị của cháu), điều nay là có cơ sở, vì cha mẹ, ông bà và anh chị học nói với bé, chính là đã động viên, khích lệ bé nói nhiều. Trong tất cả các trẻ trong nghiên cứu này đều không đi nhà trẻ, vì địa phương không có nhà trẻ (có trường mẫu giáo, nhưng không đáp ứng đủ). Bởi vậy, bé được sống trong một gia đình đông người, thường học nói được sớm hơn, khi chỉ có cha mẹ.



Bảng 7. Trọng lượng trung bình và tỷ lệ chênh lệch [p1 - p2/p1 x 100], theo nhóm tháng tuổi của trẻ ở nhóm mẹ uống và không uống viên sắt, tại thời điểm điều tra

Nhóm

tháng tuổi của trẻ

Con của mẹ uống sắt

Mẹ không uống sắt

p1 - p2

(kg)

p1 - p2/p1 (%)

Trọng lượng trung bình,

kg (p1)



Trọng lượng trung bình,

kg ( p2)



19 - 24

10,9

9,5

1,4

12,8

25- 30

12,7

11,6

1,1

8,7

31- 36

13,2

12,6

0,6

4,5

Nhận xét: Trọng lượng trung bình, theo nhóm tháng tuổi của trẻ ở nhóm mẹ uống viên sắt đều nặng hơn so với trẻ ở mẹ không uống, hiệu số chênh lệch tương ứng là 1,4; 1,1 và 0,6kg. Sự chênh lệch về trong lượng trung bình này, của trẻ giữa các nhóm tuổi ở 2 nhóm mẹ uống và không uống viên sắt là rất đáng kể (Với tỷ lệ chênh lệch tương ứng là 12,8%; 8,7% và 4,5% trọng lương của trẻ 3 nhóm tuổi của 2 nhóm mẹ uống viên sắt và không uống viên sắt).

Bảng 7 cũng như kết quả bảng 1 cho thấy, tỷ lệ đẻ con có trọng lượng ≥2.800g ở nhóm mẹ uống viên sắt là 73,0%, trong khi ở nhóm mẹ không uống viên sắt chỉ chiếm 53,0%. Tỷ lệ chệnh lệch về trọng lượng của 3 nhóm tuổi ở trẻ của 2 nhóm mẹ uống và không uống viên sắt nêu trên tuy mới chỉ ở mức 12,8%; 8,7% và 4,5%. Chứng tỏ người mẹ uống viên sắt đầy đủ trong khi mang thai đã có ảnh hưởng tốt tới trong lượng của trẻ khi sinh và giai đoạn phát triển những năm đầu tiên của trẻ. Kết quả nghiên cứu thiếu máu và bổ sung sắt, vi chất cho phụ nữ có thai, ảnh hưởng tới tỷ lệ thiếu máu ở con, tỷ lệ đẻ non và có trọng lượng dưới trung bình của trẻ, giữa 2 nhóm mẹ kể trên [4], [6]. Ngoài ra sự phát triển của trẻ còn phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc của gia đình, nhà trường thời kỳ trẻ ở nhà trẻ và mẫu giáo. Trong khi hầu hết các tỉnh miền núi còn thiếu thốn, không có đủ nhà trẻ, trường mẫu giáo hoặc nghèo nàn về cơ sở vật chất, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng [7].



Bảng 8. Tình trạng da, niêm mạc của con ở nhóm mẹ uống và không uống viên sắt

Tình trạng niêm mạc

Con của mẹ uống viên sắt

Mẹ không uống viên sắt

p

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Hồng

96

96,0

72

72,0

<0,001

Nhợt nhạt

4

4,0

28

28,0

Tổng cộng

100

100

100

100




Nhận xét: Tỷ lệ có da niêm mạc hồng của trẻ ở nhóm mẹ uống viên sắt là 96,0% cao hơn so với nhóm mẹ không uống sắt (72,0%), với p <0,001.

Nghiên cứu này được tiến hành kế tiếp với một can thiệp bổ sung viên sắt cho các bà mẹ khi mang thai, với kết quả là tỷ lệ PNCT uống sắt có hàm lượng Hb và ferritin cao hơn nhóm PNCT không uống sắt [2]. Các nghiên cứu của Nguyễn Công Khẩn (2008), Lê Bạch Mai (2006) đều nhận thấy hàm lượng huyết sắc tố (Hb) và ferritin trong máu tĩnh mạch rốn của nhóm trẻ có mẹ uống viên sắt cao hơn, so với trẻ mà mẹ không uống viên sắt trong khi mang thai và tỷ lệ thuận với tình trạng Hb và ferritin của mẹ [4], [6].

Do điều kiện không cho phép, nghiên cứu chưa thu thập được các thông tin về chỉ số huyết học (Số lượng hồng cầu, Hb, MCH) và ferritin của trẻ tại thời điểm điều tra. Tuy nhiên, thông qua nhìn xét tình trạng niêm mạc, với 28,0% số trẻ của các bà mẹ nhóm không uống viên sắt có niêm mạc nhợt nhạt (so với 4,0% ở trẻ nhóm mẹ có uống viên sắt). Điều đó chứng tỏ, mẹ uống viên sắt đúng và đủ trong khi mang thai, đã cải thiện rõ rệt tới tình trạng thiếu máu ở trẻ giai đoạn đầu đời, thời kỳ từ dưới 3 tuổi.

5. KẾT LUẬN

Tỷ lệ trẻ có trọng lượng trung bình trở lên khi sinh (≥2.800gam) ở nhóm mẹ uống viên sắt là 73,0% cao hơn nhóm mẹ không uống sắt (53,0%).

Tỷ lệ trẻ khi sinh có tuổi thai đủ tháng (>37 tuần) ở nhóm mẹ uống sắt là 92,0% cao hơn nhóm mẹ không uống viên sắt (81,0%).

Tỷ lệ trẻ hay quấy khóc, ngủ ít ở nhóm mẹ uống sắt có 6,0% thấp hơn so với nhóm mẹ không uống sắt (14,0%).

Tỷ lệ trẻ mọc được ≥4 răng trước 1 tuổi ở nhóm mẹ uống viên sắt là 96,0% cao hơn nhóm mẹ không uống sắt (83,0%).

Tỷ lệ trẻ biết đi trước 1 tuổi ở nhóm mẹ uống viên sắt là 88,0% cao hơn nhóm mẹ không uống sắt (61,0%).

Tỷ lệ trẻ học nói và nói trước 2 tuổi ở nhóm mẹ uống viên sắt là 100% cao hơn nhóm mẹ không uống sắt (82,0%).

Trong lượng trung bình của trẻ giữa các nhóm tuổi ở 2 nhóm mẹ uống và không uống viên sắt dao động 12,8%; 8,7% và 4,5%.

Tỷ lệ có da niêm mạc hồng của trẻ ở nhóm mẹ uống viên sắt là 96,0% cao hơn so với nhóm mẹ không uống sắt (72,0%).

Có sự khác biệt giữa sự phát triển của 2 nhóm trẻ, con của các bà mẹ có uống với không uống viên sắt khi mang thai.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Bẩy (2006), Nghiên cứu trẻ sơ sinh thấp cân và một số yếu tố liên quan tới trọng lượng trẻ sơ sinh thấp cân, YHTH Huế, Số 550, trang 211.

2. Lê Minh Chính, Đàm Khải Hoàn và Trần Văn Tập (2010), Nghiên cứu thực trạng thiếu máu ở phụ nữ Sán Dìu trong thời kỳ mang thai tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả của biện pháp can thiệp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, (4), tr. 93-98.

3. Thái Quang Hùng (2007), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trong khi mang thai và sinh đẻ tại trạm y tế xã tỉnh Daklak, Tạp chí YHTH (583), trang 102-107.

4. Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Chí Tâm, Hà Huy Khôi (2008), Chương trình phòng chống thiếu vitamin A và thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, số 2, tập 4, tháng 9, trang 2-16.

5. Hoàng Khải Lập, Nguyễn Minh Tuấn và Lê Ngọc Bảo (2008), Tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với tập quán nuôi dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Sán Chay tại Thái Nguyên, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 4 (3 + 4), tr. 81-84.

6. Lê Bạch Mai và Cs (2006), Tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ huyện Thanh Miện năm 2004, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2 (3+4), trang. 68-73.

7. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tâm và Cs (2006), Tình trạng thiếu máu ở trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 6 tỉnh đại diện ở Việt Nam 2006, Dinh dưỡng và Thực phẩm, (3+4), Chuyên đề Hội nghị khoa học Hội Dinh dưỡng lần thứ 3: Chuyển tiếp về dinh dưỡng ở Việt Nam, (2), trang. 15-18.

THỰC TRẠNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN Y DƯỢC ĐƯỢC ĐÀO TẠO THEO PHƯƠNG THỨC TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Hạc Văn Vinh, Trương Viết Trường,

Trần Huyền Trang, Hoàng Minh Nam

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chúng tôi nghiên cứu 1001 sinh viên được đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Kết quả cho thấy về thực trạng tự học của sinh viên được đào tạo theo phương thức tín có 2,8% sinh viên hiểu tự học là có sự hướng dẫn của giảng viên, 84,92% sinh viên tự học khi có bài kiểm tra hoặc bài thi, 25,87% sinh viên dành thời gian tự học từ 1 - 2 giờ/24 giờ, 37,97% sinh viên tự học khi có hứng thú. Về nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên cho thấy có 71,73% sinh viên không chuẩn bị bài trước khi đến lớp; 37,56% ham chơi và 28,76% chán học; 82,72% sinh viên chưa có phương pháp kỹ năng tự học; có 41,56% sinh viên không có phương hướng học.

Các tác giả đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ.

Từ khóa: Tự học, tín chỉ, sinh viên, chất lượng học
SELF- STUDY IN MEDICO-PHAMARCEUTICAL STUDENT EDUCATED ACCORDING TO CREDIDS IN THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE & PHARMACY

By Nguyen Thi Quynh Hoa, Hac Van Vinh, Tran Huyen Trang, Hoang Minh Nam
SUMMARY

Subject and method: By a cross-sectional study, we interviewed 1001 students who were trained according to the credits in Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy. Results showed that 2.8% students understanding self-study was a study guided by teachers, 84.92% of students only studied when having tests, 25.87% of the students spent a learning time from 1 - 2 hour/24 hours, 37.97% of students learnt by them-selves if they like learning. For causes affecting the students' self-study the study showed that 71.73% of students did not prepare lessons before going to learn; 37.56% of students indulge in playing and 28.76% of students did not like learing; 82.72% of students hasn’t method to study; 41.56% of students did not know how to learn. It is recommended that further study should be done to improve the quality of self-study of students trained according to the credits.

Keywords: self-study, credits, student, quality of self-study
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Để nắm bắt một cách toàn diện những kiến thức chuyên môn ở bậc đại học đòi hỏi sinh viên phải có nhiều nỗ lực trong hoạt động học tập đặc biệt phải dành nhiều thời gian cho học tập và nghiên cứu. Đặc biệt trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vấn đề tự học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức môn học cũng như phát huy năng lực của bản thân dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Đối với trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, vấn đề tự học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thiết thực bởi lẽ sinh viên y cần có tự nghiên cứu, thực hành tay nghề nhiều hơn so với các ngành khác.



Trên thực tế hiện nay, hoạt động tự học của sinh viên Đại học Y Dược còn nhiều hạn chế, sinh viên chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng tự học cho bản thân, hình thức tự học chưa hợp lý. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề tự học của sinh viên Đại học Y Dược hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tự học của sinh viên góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo là có tính cấp thiết. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài Nghiên cứu thực trạng tự học của sinh viên y khoa trường Đại học Y Dược Thái Nguyên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ”, nhằm mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng tự học của của sinh viên Y Dược được đào tạo theo học chế tín chỉ.

2. Xác định một số nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề tự học của sinh viên Y Dược được đào tạo theo học chế tín chỉ.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên chính quy của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên được đào tạo theo học chế tín chỉ.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

2.2.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012

2.2. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.1. Cỡ mẫu, chọn mẫu

* Cỡ mẫu nghiên cứu: theo công thức nghiên cứu mô tả

Chọn p = 0,9 (tỷ lệ sinh viên ngoại ngữ được đào tạo theo tín chỉ thường xuyên tự học - Theo nghiên cứu Đoàn Thị Ngọc Trang, 2010); α = 0,05, Z1- α/2 = 1,96. Thay số ta có n = 138,3. Cỡ mẫu tối thiểu là 139 sinh viên ở mỗi khối được đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Tổng số sinh viên được chọn vào nghiên cứu là 1001 sinh viên.



* Chọn mẫu nghiên cứu: chọn 6 khối sinh viên chính quy được đào tạo theo học chế tín chỉ (bác sỹ đa khoa, y học dự phòng, điều dưỡng, dược, cử nhân điều dưỡng, răng hàm mặt). Trong mỗi khối, chọn ngẫu nhiên các lớp; trong lớp chọn ngẫu nhiên các sinh viên để đủ cỡ mẫu tối thiểu ở mỗi khối là 139 sinh viên.

2.2.2. Chỉ số nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu về thực trạng tự học của sinh viên

- Tỷ lệ hiểu biết của sinh viên về tự học theo hệ thống đào tạo tín chỉ.

- Tỷ lệ sinh viên dành thời gian về tự học.

- Nội dung và cách thức tự học.



* Nhóm chỉ tiêu về nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề tự học của sinh viên

- Tính chủ động trong tự học của sinh viên.

- Một số yếu tố ảnh hưởng như thời gian học, tài liệu, phương pháp học…

* Giải pháp thúc đẩy việc tự học của sinh viên

- Các kỹ năng tự học của sinh viên: thảo luận nhóm, nói chuyện chuyên đề, kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo;

- Đổi mới phương pháp dạy - học

- Khen thưởng các cá nhân có thành tích tốt.



2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu

Phỏng vấn theo bộ phiếu đã được thiết kế sẵn.



2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu theo phần mềm SPSS 15.0



III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng tự học của sinh viên được đào tạo theo phương thức tín chỉ

Bảng 3.1. Hiểu biết của sinh viên về tự học

Chỉ tiêu

Số lượng (n=1001)

Tỷ lệ %

Sinh viên tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên

715

71,43

Sinh viên tự học không có sự hướng dẫn của giáo viên

28

2,80

Sinh viên tự học theo mục tiêu học tập

258

25,77

Tổng số

1001

100,0

Nhận xét: kết quả nghiên cứu bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ sinh viên hiểu biết về tự học được đào tạo theo phương thức tín chỉ là tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chiếm tỷ lệ 71,43%; tự học không có sự hướng dẫn của giáo viên là 2,8%; tự học theo mục tiêu học tập là 25,77%.

Bảng 3.2. Thời gian tự học của sinh viên trong 24 giờ

Thời gian

Số lượng (n = 1001)

Tỷ lệ %

< 1 giờ

12

1,20

1 - 2 giờ

259

25,87

2 - 3 giờ

303

30,27

3 - 4 giờ

206

20,58

> 4 giờ

103

10,29

Không học

10

1,00

Tổng số

1001

100,0

Nhận xét: kết quả bảng 3.2 cho thấy thời gian tự học của sinh viên được đào tạo theo học chế tín chỉ chưa nhiều. Có 25,87% số sinh viên dành thời gian cho tự học từ 1- 2 giờ /24 giờ.

Bảng 3.3. Nội dung dành cho tự học của sinh viên

Chỉ tiêu

Số lượng

(n = 1001)

Tỷ lệ %

Khi có bài tập được giao

360

35,96

Trước buổi lên lớp

244

24,38

Khi có bài kiểm tra hoặc kì thi

850

84,92

Khi thấy thích học

282

28,17

Không tự học

7

0,7

Nhận xét: kết quả bảng 3.3 cho thấy có 84,92% sinh viên tự học khi có bài kiểm tra hoặc kì thi. Có 35,96% sinh viên tự học khi được giao bài tập; 28,17% khi nào thích thì tự học.

Bảng 3.4. Cách thức tự học của sinh viên

Chỉ tiêu

Số lượng

(n = 1001)

Tỷ lệ %

Học lại các bài lý thuyết đã học

742

74,13

Tìm tài liệu liên quan đến các bài lý thuyết đã học

309

30,87

Học của bài ngày hôm sau

339

33,87

Học môn hứng thú nhất

340

33,97

Học xen lẫn các môn

182

18,18

Nhận xét: kết quả bảng 3.4 cho thấy 74,13% sinh viên học lại các bài lý thuyết đã học; có 33,97% học môn học nào hứng thú nhất.

3.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên

Bảng 3.5. Tính chủ động trong tự học của sinh viên

Chỉ tiêu

Số lượng (n = 1001)

Tỷ lệ %

Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp

718

71,73

Lười đọc sách

438

43,76

Chán học

287

28,76

Ham chơi

376

37,56

Nhận xét: kết quả nghiên cứu bảng 3.5 cho thấy có 71,73% sinh viên không chuẩn bị bài trước khi đến lớp; có 37,56% ham chơi và 28,76% chán học

Bảng 3.6. Yếu tố ảnh hưởng đến tự học của sinh viên

Chỉ tiêu

Số lượng (n = 1001)

Tỷ lệ %

Thiếu tài liệu

469

46,85

Thiếu thời gian

177

17,68

Chưa có phương pháp, kỹ năng học

828

82,72

Không có phương hướng học

416

41,56

Nhận xét: kết quả bảng 3.6 cho thấy yếu tố ảnh hưởng đến tự học của sinh viên có 46,85% sinh viên thiếu tài liệu học; 82,72% sinh viên chưa có phương pháp kỹ năng tự học; có 41,56% sinh viên không có phương hướng học.

Bảng 3.7. Một số nhóm giải pháp thúc đẩy việc tự học của sinh viên

Chỉ tiêu

Số lượng (n = 1001)

Tỷ lệ %

Tăng bài kiểm tra trên lớp

436

43,56

Thảo luận nhóm

814

81,32

Nói chuyện chuyên đề

816

81,52

Giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các khóa

885

88,41

Tư vấn, định hướng của cố vấn học tập

867

86,61

Xây dựng câu lạc bộ tự học

839

83,82

Lập kế hoạch tự học

933

93,21

Giảng viên giao bài tập

796

79,52

Khen thưởng các cá nhân có thành tích học tập xuất sắc

925

92,41

Nhận xét: kết quả bảng 3.7 cho thấy giải pháp thúc đẩy việc tự học của sinh viên có 93,21% lập kế hoạch tự học; trên 80% sinh viên đưa ra giải pháp như thảo luận nhóm, nói chuyện chuyên đề, giao lưu học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các khóa, cần tư vấn của cố vấn học tập, giảng viên giao bài tập, khen thưởng các cá nhân có thành tích học tập xuất sắc.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng tự học của sinh viên được đào tạo theo phương thức tín chỉ

Hiện nay vấn đề tự học của sinh viên được đào tạo theo học chế tín chỉ còn nhiều bất cập. Tỷ lệ sinh viên hiểu biết về tự học được đào tạo theo phương thức tín chỉ là tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chiếm tỷ lệ 71,43%; tự học không có sự hướng dẫn của giáo viên là 2,8%; tự học theo mục tiêu học tập là 25,77%. Hiểu biết của sinh viên về tự học chưa đúng. Bên cạnh đó, sinh viên chưa dành nhiều thời gian cho tự học, có 25,87% số sinh viên dành thời gian cho tự học từ 1- 2 giờ /24 giờ.

Có 84,92% sinh viên tự học khi có bài kiểm tra hoặc kì thi. Có 35,96% sinh viên tự học khi được giao bài tập; 28,17% khi nào thích thì tự học, có 74,13% sinh viên học lại các bài lý thuyết đã học; có 33,97% học môn học nào hứng thú nhất. Như vậy việc tự học của sinh viên chưa có tính chủ động, còn phụ thuộc vào mục đích là có giao bài tập, có sự kiểm tra của giảng viên hay không ?. Một số ít sinh viên có học lại các bài lý thuyết đã học, còn một số sinh viên khi nào có hứng thú thì tự học.

4.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên

Nguyên nhân ảnh hưởng đến tự học của sinh viên, có 71,73% sinh viên không chuẩn bị bài trước khi đến lớp; có 37,56% ham chơi và 28,76% chán học. Có 46,85% sinh viên thiếu tài liệu học; 82,72% sinh viên chưa có phương pháp kỹ năng tự học; có 41,56% sinh viên không có phương hướng học.

Có một số nhóm giải pháp nâng cao tự học cho sinh viên như tăng bài kiểm tra, tăng thảo luận nhóm, nói chuyện chuyên đề, định hướng của cố vấn học tập, xây dựng câu lạc bộ tự học, giảng viên giao bài tập, khen thưởng cho sinh viên có hình thức học tập tốt.

V.KẾT LUẬN

1. Thực trạng tự học của sinh viên được đào tạo theo phương thức tín chỉ

- 2,8% sinh viên hiểu tự học là có sự hướng dẫn của giảng viên.

- 84,92% sinh viên tự học khi có bài kiểm tra hoặc bài thi.

- 25,87% sinh viên dành thời gian tự học từ 1 - 2 giờ/24 giờ.

- 37,97% sinh viên tự học khi có hứng thú.



2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên

- 71,73% sinh viên không chuẩn bị bài trước khi đến lớp; có 37,56% ham chơi và 28,76% chán học.

- 82,72% sinh viên chưa có phương pháp kỹ năng tự học; có 41,56% sinh viên không có phương hướng học.

VI. ĐỀ NGHỊ

1. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về kỹ năng tự học cho sinh viên.

2. Trao đổi giao lưu với các khóa trên về kỹ năng tự học.

3. Phát huy vai trò của cố vấn học tập, lồng ghép các buổi sinh hoạt lớp có nội dung về tự học.

4. Tăng kiểm tra, giao bài tập của giảng viên cho sinh viên.

5. Nhà trường mở thêm các giảng đường tự học cho sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cấn Thị Thanh Hương (2008), “Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong học chế tín chỉ”, Tạp chí khoa học giáo dục, 39, tr 5 - 6.

2. Cao Xuân Hạo (2000), “Bàn về chuyện tự học”, Kiến thức ngày nay, số 396, tr 23 - 27.
TÌNH TRẠNG KHỚP CẮN CỦA MỘT NHÓM SINH VIÊN ĐẠI HỌC

Y – DƯỢC THÁI NGUYÊN



Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Thanh Bình

Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ sai lệch khớp cắn theo phân loại của Edward H. Angle và nhận xét độ cắn trùm, cắn chìa răng cửa trên một nhóm sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Phương pháp: nghiên cứu trên 170 sinh viên đang học tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên (70 nam và 100 nữ). Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, lấy dấu và đổ mẫu hàm, ghi dấu cắn; và mẫu hàm được phân tích để xác định sai lệch khớp cắn và độ cắn trùm, cắn chìa răng cửa. Kết quả cho thấy tỷ lệ khớp cắn có sai lệch là 90,59%, tỷ lệ các sai lệch khớp cắn theo phân loại của Angle là CL0 : 9,41% CLI : 23,53%; CLII : 28,24% ; CLIII: 38,82%. Tỷ lệ độ cắn chùm 1- 4 mm là 81,18%; < 1 mm là 0,59%; > 4 mm là 18,23%. Tỷ lệ độ cắn chìa 2- 4 mm là 63,53%; < 2 mm là 22,35%; > 4 mm là 14,12%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai giới. Kết luận: Không có mối liên quan có ý nghĩa giữa giới và tình trạng sai lệch khớp cắn. Tỷ lệ sai lệch khớp cắn của đối tượng nghiên cứu là cao (90,6% ), trong đó tỷ lệ các loại sai lệch khớp cắn xấu và độ cắn chùm, cắn chìa không bình thường còn chiếm tỷ lệ cao, đưa ra yêu cầu cần nắn chình nha để đưa khớp cắn về khớp cắn trung tính.

Từ khóa: Khớp cắn, sai khớp cắn, cắn trùm, cắn chìa, Angle.
OCCULATION DISORDERS OF STUDENTS IN THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY

Nguyen Van Ninh, Nguyen Thanh Binh

SUMMARY

Objective: To idendentify the prevalence of malocclusion disorders according to Edward H. Angle’s classification and to remark on overbite and overjet incisor in a group of students in Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy.Method: A cross-sectional study was conducted on a sample of 170 students studying in Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy. The participants were interviewed with a questionaire.Then they were examined and marked a occlusion and a checkbite wax. Pattern of occlusion were analyzed to determine the malocclusion and overbite, overjet. Results: The results showed that 90.59% of students had malocclusion, the rate of malocclusion categorized by Angle was CL0 : 9.41% CLI : 23.53%; CLII : 28.24% ; CLIII: 38.82%. The rate of overbite was 1- 4 mm: 81.18%; < 1 mm was 0.59%; > 4 mm was 18.23%. The rate of overjet was 2- 4 mm : 63.53%; < 2 mm : 22.35%; > 4 mm : 14.12%. There is no significant deference between two genders. Conclusion: there was no significant relationship between gender and malocclusion.The rate of malocclusion of the participants was high (90,6% ), in which the rate of wrong malocclusion and wrong overbite-overjet was high. It is recommended that it is necessary to adjust occlusion to the physiologic occlusion

KeywordS: occlusion, malocclusion,overbite, overjet, Angle.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Khớp cắn là nền tảng và là xương sống của ngành Răng Hàm Mặt nói chung và chuyên ngành Chỉnh hình răng mặt nói riêng. Khái niệm khớp cắn là khái niệm chung dùng để mô tả một vị trí hay một trạng thái tĩnh có tiếp xúc răng giữa hai hàm, trong đó các răng có sự tiếp xúc với nhau nhiều nhất, hai hàm ở vị trí đóng khít nhất và hàm dưới đạt được sự ổn định cơ học cao nhất. Nó là kết quả của sự tiếp xúc giữa bề mặt nhai của các răng hàm trên và hàm dưới[1]. Khớp cắn sai gây ra sự bất hài hoà trong tương quan răng- răng ở vùng miệng, tương quan hàm - mặt và giữa các cấu trúc của hệ thống nhai với nhau, không những ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ mà còn dễ tạo điều kiện cho các bệnh răng miệng phát sinh như: viêm lợi, viêm quanh răng, khó khăn khi phát âm... Sự hiểu biết một cách rõ ràng đặc điểm của các loại sai lệch khớp cắn và tương quan xương – răng là hết sức cần thiết. Kết quả các nghiên cứu cho thấy tình trạng sai lệch khớp cắn của dân số Việt Nam là khá phổ biến (có 83,2% dân số có tình trạng sai lệch khớp cắn)[4]. Tỷ lệ các loại sai lệch khớp cắn và độ cắn chùm, cắn chìa đã được nghiên cứu từ lâu. Với mong muốn xác định tình trạng khớp cắn ở sinh viên trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với các mục tiêu sau: một là xác định tỷ lệ sai lệch khớp cắn theo phân loại của Angle trên sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, hai là nhận xét độ cắn trùm, cắn chìa răng cửa trên đối tượng nghiên cứu.

2. NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 170 sinh viên đang học tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

2.2. Phương pháp nghiên cứu :

*Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.



*Tiêu chuẩn chọn mẫu

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Sinh viên chính quy có độ tuổi từ 18-25, có bộ răng đầy đủ từ 28-32 răng, chưa điều trị chỉnh hình hoặc phục hình, đồng ý tham gia nghiên cứu.



- Tiêu chuẩn loại trừ: Có tiền sử chấn thương hàm mặt hoặc có dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt ảnh hưởng đến khớp cắn; có bất thường về số lượng răng (thừa hoặc thiếu răng); có mất răng nhưng không tính răng số 8; có tổn thương tổ chức cứng của răng trên 1/2 thân răng.

*Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.

*Khám lâm sàng: Khám sinh viên với khớp cắn ở vị trí cắn khít trung tâm. Xác định loại khớp cắn, đo độ cắn trùm, cắn chìa răng cửa. Ghi các thông tin cá nhân vào phiếu khám. Tiến hành lấy dấu và đổ mẫu hàm, ghi dấu cắn của các sinh viên. Kiểm tra lại loại sai khớp cắn và đo độ cắn trùm, độ cắn chìa trên mẫu thu được.

*Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS, phiên bản 16.0. Giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm được dùng để xác định tình trạng khớp cắn. Chi- square test được sử dụng để xác định mối liên quan giữa tình trạng khớp cắn và giới tính.



3. KẾT QUẢ

Mẫu nghiên cứu gồm 170 đối tượng tham gia nghiên cứu. Trong đó có 70 nữ (58,82%), 20 nam (41,18%). Sự khác biệt giữa tuổi và giới không có ý nghĩa thống kê.



Tỷ lệ khớp cắn có sai lệch theo Angle là 90,59%.

Bảng1. Phân bố các loại khớp cắn theo giới

Giới
Khớp cắn

Nam

Nữ

TS

n

%

n

%

n

%

CL0

4

5,72

12

12,00

16

9,41

CLI

14

20,00

26

26,00

40

23,50

CLII

20

28,60

28

28,00

48

28,20

CLIII

32

45,70

34

34,00

66

38,80

TS

70

100

100

100

170

100

p

0,282







Nhận xét : Sự chênh lệch tỷ lệ các loại khớp cắn theo Angle ở hai giới là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trong đó khớp cắn loại CLIII có tỷ lệ cao nhất: 38,82%, sau đó là CLII : 28,24%, CLI :23,53% và CL0 : 9,41%. Sự chênh lệch tỷ lệ các loại khớp cắn theo Angle ở hai giới là tương tự như nhau.

Biểu đồ 1. Phân bố các tiểu loại sai lệch khớp cắn loại II theo giới.



Nhận xét : Trong số 45 trường hợp có khớp cắn loại II thì khớp cắn tiểu loại I chiếm tỷ lệ cao hơn: 68,75% và khớp cắn tiểu loại II chiếm: 31,11%. Sự chênh lệch tỷ lệ các tiểu loại khớp cắn ở hai giới là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Biểu đồ 2: Phân bố tỷ lệ khớp cắn có ngược cửa và không ngược cửa của khớp cắn loại III theo giới



Nhận xét : Trong số 66 trường hợp có khớp cắn loại III thì tỷ lệ có ngược cửa chiếm 7,58%. Sự chênh lệch tỷ lệ có ngược cửa và không có ngược cửa ở hai giới là không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 2. Phân bố tỷ lệ các loại độ cắn trùm theo giới

Giới

Độ cắn trùm



Nam

Nữ

TS

n

%

n

%

n

%

< 1 mm

0

0

1

1,00

1

0,59

1 - 4 mm

54

77,14

84

84,00

138

81,18

> 4 mm

16

22,86

15

15,00

31

18,23

TS

70

100

100

100

170

100

p

0,312







Nhận xét: Tỷ lệ số người có độ cắn trùm bình thường từ 1 - 4 mm là cao nhất chiếm 81,18%, sau đó là > 4 mm chiếm 18,23% và < 1 mm chiếm 0,59%. Sự chênh lệch tỷ lệ các độ cắn chùm ở hai giới là không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3. Phân bố tỷ lệ các loại độ cắn chìa theo giới

Giới
Độ cắn chìa

Nam

Nữ

TS

n

%

n

%

n

%

< 2 mm

13

18,57

25

25,00

38

22,35

2 - 4 mm

47

67,14

61

61,00

108

63,53

> 4 mm

10

14,29

14

14,00

24

14,12

TS

70

100

100

100

170

100

p

0,604







Nhận xét: Tỷ lệ người có độ cắn chìa giảm dần theo thứ tự: độ cắn chìa bình thường 2-4 mm là 63,53%; <2 mm là 22,35%,> 4 mm là 14,12%; Sự chênh lệch tỷ lệ độ cắn chìa ở hai giới là không có ý nghĩa.

Bảng 4. Sai khớp cắn loại I và tương quan R6, tương quan R3




CLI

Tổng số

n, (%)


R6 /1 bên

n, (%)


R6 / 2 bên

n, (%)


R3 / 1 bên

0

10 (25)

10 (25)

R3 / 2 bên

0

14 (35)

14 (35)

R3 loại khác

0

16 (40)

16 (40)

Tổng số

0

40(100)

40 (100)

Nhận xét: Số người có khớp cắn loại Angle I và tương quan răng nanh loại I có 24 người (60%) và số người không có đồng thời 2 loại tương quan trên là 16 (40%).

Bảng 5. Sai khớp cắn loại III và tương quan R6, tương quan R3.




CLIII

Tổng số

R6 /1 bên

n, (%)


R6 / 2 bên

n, (%)


R3 / 1 bên

3 (4,5)

8 (12,1)

11 (16,6)

R3 / 2 bên

0 (0,0)

2 (3,1)

2 (3,1)

R3 loại khác

24 (36,4)

29 (43,9)

53 (80,3)

Tổng số

27 (40,9)

39 (59,1)

66 (100)

Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan giữa tỷ lệ các loại sai lệch khớp cắn, độ cắn trùm, cắn chìa răng cửa cũng như tỷ lệ cắn ngược, tỷ lệ tiểu loại trong CLII với giới tính.

BÀN LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá tỉ lệ sai lệch khớp cắn bằng cách khám lâm sàng và nghiên cứu trên mẫu hàm của 170 đối tượng nghiên cứu trong đó 70 nam chiếm 41,2% và 100 nữ chiếm 58,8%. Số lượng nữ trong nghiên cứu nhiều hơn nam. Kết quả này này cho thấy do nữ giới quan tâm chăm sóc răng miệng hơn nên có ý thức đi khám, và có hàm răng phù hợp yêu cầu nghiên cứu cũng nhiều hơn sinh viên nam. Mặt khác, đặc thù của các trường Y có tỉ lệ nữ sinh viên trong trường thường nhiều hơn nam sinh viên.



Nghiên cứu của chúng tôi trên 170 sinh viên thấy tỷ lệ sai lệch khớp cắn chiếm 90,59%. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ sai lệch khớp cắn trong nghiên cứu của Đồng Khắc Thẩm và Hoàng Tử Hùng (2000) là 83,2%[4]. Sự khác biệt này có thể do các vùng nghiên cứu khác nhau trong nước. Tuy nhiên so với nghiên cứu của Artênio cùng cộng sự (2010) tại thành phố Sao Paulo – Brazil[8] là 66,76% thì tỷ lệ sai khớp cắn trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn rất nhiều. Sự khác biệt này do vùng địa lý nghiên cứu khác nhau, nghiên cứu của Artênio được tiến hành tại Sao Paulo là một thành phố rất phát triển, đời sống của người dân rất cao, trình độ y học tiên tiến do vậy công tác dư phòng sai lệch khớp cắn và công tác điều trị sai khớp cắn từ nhỏ tốt hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ lệch lạc khớp cắn trung tính trong nghiên cứu là 23,5% thấp so với nghiên cứu của Artênio cùng cộng sự (2010) [8] là 37,3%. Và nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ sai khớp cắn loại ClIII là 38,8% đặc biệt cao hơn so với các nghiên cứu trên. Sự khác biệt này do có thể do sự khác nhau về vùng nghiên cứu, đặc điểm di truyền trong độ lớn của xương hàm và quan trọng là yếu tố chăm sóc răng miệng ban đầu (CSRMBĐ). Như chúng ta đã biết trường Đại học Y Dược Thái Nguyên là một trường đại học mang tính chất đại học vùng, tập trung sinh viên đến từ các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có nhiều dân tộc thiểu số, CSRMBĐ không được tốt: răng sâu không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ ảnh hưởng tới tổ chức xung quanh (xương, mầm răng vĩnh viễn thay thế nó…), thậm chí gây mất răng sữa sớm (đặc biệt là răng V sâu mặt xa, biến chứng mất răng sớm) dẫn đến sự di gần của răng gần kề nó, điển hình nhất là sự di gần của răng 6, chiếm khoảng leeway và dẫn tới sự lệch lạc răng sau này ở hàm răng vĩnh viễn. Răng thay quá sớm hay quá muộn so với thời điểm thay răng cũng góp phần gây nên sự lệch lạc của hàm răng vĩnh viễn thay thế nó. Hiện tượng này hay gặp ở vùng răng cửa, răng hàm nhỏ, răng nanh. Một nguyên nhân khác góp phần gây các dạng lệch lạc của sai khớp cắn ClI là yếu tố thói quen xấu: nuốt kiểu trẻ em, đẩy lưỡi gây nên khoảng cách hở phía trước, mút môi, mút ngón tay gây hẹp hàm trên, hàm dưới thụt lùi. Mặt khác, kết quả bảng 4 và bảng 5 cho thấy giả thuyết trên là hợp lý, trong nhóm sai khớp cắn loại III Angle răng 6 có tương quan gần nhưng số người có răng 3 tương quan gần một bên hoặc hai bên kèm theo chỉ chiếm 19,7% và trong số người có khớp cắn loại Angle I và tương quan răng nanh loại I có 24 người (60%) và số người không có đồng thời 2 loại tương quan trên là 16 người (40%).Điều này cho thấy sai khớp cắn loại III trong nghiên cứu cao hơn các nghiên cứu khác một phần là do hiện tượng di gần của răng 6 hàm dưới nhiều.Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác biệt tỷ lệ các loại khớp cắn giữa hai giới nam và nữ với p > 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Đồng Khắc Thẩm và Hoàng Tử Hùng (2000)[4] với kết luận: Yếu tố giới tính có ảnh hưởng tới sự phân bố khớp cắn, trong đó nam có tỷ lệ khớp cắn loại CLI nhiều hơn nữ, nhưng nữ lại có khớp cắn loại CLIII nhiều hơn nam; còn với khớp cắn loại CLII nam và nữ có tỷ lệ tương đương nhau. Sở dĩ có sự khác biệt này có thể do số lượng mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn và chỉ thực hiện tại một khu vực nhỏ, đồng thời tiến hành sau 12 năm khi chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu và sự quan tâm đến vấn đề răng miệng của cộng đồng đã tốt hơn so với thời điểm đó.

Đối với khớp cắn loại CLII thì TLI chiếm tỷ lệ cao hơn TLII với tỷ lệ tương ứng là 68,7% 31,3%. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi là đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Đồng Khắc Thẩm Và Hoàng Tử Hùng (2000)[4] với kết luận TLII chỉ chiếm khoảng 25% của khớp cắn loại CLII và của Cao Hoàng Yến (2007)[3] là 64,29% ClII/1 và 35,71% ClII/2. Nhưng so với kết quả nghiên cứu của Ibrahim cùng cộng sự năm 2007 tại Thổ Nhĩ Kỳ là 89,4% ClII/1 và 10,6% ClII/2 thì chúng tôi ít hơn về nhóm ClII/1 và nhiều hơn ở nhóm ClII/2. Sự khác biệt này có thể là do đặc thù về chủng người khác nhau giữa người Việt và người Thổ Nhĩ Kỳ, một phần có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn. Sự phân bố loại khớp cắn này phụ thuộc cao vào đặc tính di truyền về cấu tạo xương ổ răng và sự sắp xếp của các răng cửa hàm trên. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết bởi sai khớp cắn loại ClII/2 có tính di truyền nên tỷ lệ thường thấp so với các sai lệch khớp cắn khác. Sai lệch khớp cắn loại ClII/1 thì thường có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân mắc phải do hiện tượng di gần của răng 6 hàm trên do mất sớm răng V sữa hoặc sâu mặt xa răng V sữa không được điều trị góp phần làm tăng tỷ lệ sai khớp cắn loại ClII/1.

Đối với khớp cắn loại CLIII thì loại khớp cắn không ngược cửa chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn : 92,42% so với loại có ngược cửa 7,58%. Điều này có thể do răng dưới chen chúc, thường gặp là răng cối nhỏ hàm dưới lệch trong, làm tương quan răng 6 là loại III nhưng tương quan răng trước không có ngược cửa với độ cắn chìa > 0. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Đồng Khắc Thẩm và Hoàng Tử Hùng (2000) [4]với loại khớp cắn ngược cửa chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% của khớp cắn loại CLIII.



Phân chia độ cắn trùm theo các mức trên là dựa vào tiêu chuẩn về độ cắn trùm trung bình cho người Việt Nam được Nguyễn Phúc Diên Thảo và Hoàng Tử Hùng công bố năm 1993[5]. Như vậy, tỷ lệ độ cắn trùm bình thường (1- 4 mm) là 81,18% và độ cắn chìa bình thường trong khoảng 2- 4 mm chiếm 63,53% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đồng Khắc Thẩm và Hoàng Tử Hùng (2000)[4] ở dân số Việt Nam là 91,8% và 92,3% . Sự khác biệt này có thể là do phạm vi nghiên cứu và tỉ lệ khớp cắn trong nghiên cứu là khác nhau..Tỷ lệ độ cắn trùm không bình thường (< 1 mm hoặc > 4 mm) là 18,82% và độ cắn chìa không bình thường là 36,47% cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Đồng Khắc Thẩm và Hoàng Tử Hùng[4]. Khớp cắn có độ cắn trùm > 4 mm hoặc < 1 mm đều là loại khớp cắn xấu ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và chức năng của bệnh nhân, đồng thời gây nên khớp cắn sang chấn - là loại khớp cắn có yêu cầu điều trị và cần tới sự can thiệp của chỉnh nha. Ngoài những khớp cắn được coi gần như là khớp cắn lý tưởng thì khớp cắn trung tính được coi là mối quan hệ khớp cắn bền vững nhất. Mục đích của chỉnh nha hay yêu cầu của các thao tác ảnh hưởng tới khớp cắn là phải đưa tương quan răng số 6 và răng số 3 của hai hàm về quan hệ trung tính.Để đạt được khớp cắn bình thường ngoài ảnh hưởng của di truyền thì việc chăm sóc một hàm răng sữa được tốt là yếu tố quyết định. Bộ răng sữa mọc liên quan nhiều tới sự phát triển của xương hàm và là tiền đề cho bộ răng vĩnh viễn. Bộ răng sữa sau khi đã mọc đầy đủ và đạt được sự tiếp xúc cắn khớp không phải ở trạng thái cố định mà luôn thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chức năng. Những thay đổi diễn ra trong tương quan các răng trên cung hàm và giữa hai xung hàm với nhau do các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể tác động. Sanin và Sarava (1969) cho rằng một khớp cắn lý tưởng ở bộ răng sữa là tiền đề cho một khớp cắn lý tưởng ở bộ răng vĩnh viễn khi trưởng thành. Ngoài ra gâymất răng sớm, sẽ dẫn đến sự di chuyển của răng gần kề nó, điển hình nhất là hiện tượng di gần của răng số 6 do mất răng 5 sữa sớm, chiếm “Lee way space” và dẫn tới sự lệch lạc răng sau này ở hàm răng vĩnh viễn[1].Trẻ nên được theo dõi liên tục, kéo dài để có được kế hoạch điều trị đúng mức trong tương lai.

KẾT LUẬN Trong 170 sinh viên nghiên cứu có 90,59% sinh viên có khớp cắn sai theo phân loại của Angle, tỷ lệ các loại sai khớp cắn CL0 : 9,41% CLI : 23,53%; CLII : 28,24% ; CLIII: 38,82%. Trong số 48 trường hợp có khớp cắn loại II ( 28,24% ) thì khớp cắn tiểu loại I chiếm tỷ lệ cao hơn: 68,7% và khớp cắn tiểu loại II chiếm: 31,3%.Đối với khớp cắn loại CLIII thì loại khớp cắn không ngược cửa chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn : 92,42% so với loại có ngược cửa 7,58%.Tỷ lệ độ cắn chùm bình thường (1- 4 mm) là 81,18% còn tỷ lệ độ cắn trùm không bình thường (< 1 mm hoặc > 4 mm) là 18,82.Tỷ lệ độ cắn chìa bình thường (2- 4 mm) là 63,53% còn tỷ lệ độ cắn chìa không bình thường (< 2 mm hoặc > 4 mm) là 36,47%.Không có mối liên quan có ý nghĩa giữa giới và tình trạng sai lệch khớp cắn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hoàng Tử Hùng (2005), Cắn khớp học, Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 104-111, tr. 277-288.

  2. Hoàng Tử Hùng (2004), Chỉnh hình răng mặt, Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 67-74.

  3. Cao Thị Hoàng Yến (2007), Nhận xét tình trạng khớp cắn của sinh viên Đại học Y Hà Nội lứa tuổi 18- 20, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Y Hà Nội.

  4. Đồng Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng (2000), Khảo sát tình trạng khớp cắn ở người Việt Nam trong độ tuổi 17 - 27, Công trình nghiên cứu khoa học.

  5. Nguyễn Phúc Diên Thảo và Hoàng Tử Hùng (1993), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái vận động biên cửa điểm răng cửa trên mặt phẳng dọc giữa và thử ghi trên người Việt, Công trình nghiên cứu khoa học.

  6. Angle E.H. (1899), Classification of Malocclusion, D. Cosmos 41.

  7. Andrews L.F (1972), "The six keys to normal occlusion", Am. J. Orthord., 62, pp. 296-309.

  8. Artênio. J.I.G., Paulo. C.P.P., Cléa. A.S.G., Luiz. F.L., (2010), “Malocclusion prevalence and comparison between the Angle classification and the Dental Aesthetic Index in scholars in the interior of São Paulo state - Brazil”, Dental Press J Orthod, 15(4): 94 – 102.


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, SƠ BỘ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN

HÓA HỌC CỦA CÂY NỤ (GARCINIA SP.) THU HÁI Ở THÁI NGUYÊN.

Trần Văn Toản, Nông Thị Anh Thư

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

1. Đặt vấn đề

Cây Nụ (Garcinia sp., họ Bứa - Clusiaceae) đã được đồng bào các dân tộc thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn sử dụng làm thuốc chữa phù và đau bụng đầy hơi. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ và hệ thống nào về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây này.

Với mục đích đóng góp thêm dữ liệu vào kho tàng cây thuốc cổ truyền Việt Nam, làm rõ thêm kinh nghiệm dân gian, làm tiền đề cho các nghiên cứu về sau, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Nụ” với những 2 mục tiêu sau:

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật, giải phẫu, đặc điểm vi học của cây Nụ.

- Sơ bộ xác định thành phần hóa học của cây Nụ.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Lá, vỏ cành cây Nụ, thu hái ở Thái Nguyên để quan sát đặc điểm hình thái. Mẫu cây có đủ thân, cành, lá, hoa để xác định tên khoa học.



2.2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu về thực vật và hóa học thường qui. [2 ], [3]

+ Nghiên cứu đặc điểm hình thái bằng phương pháp phân tích, mô tả thực nghiệm, đối chiếu các tài liệu về phân loại thực vật để giám định tên khoa học. [5], [6 ]

+ Nghiên cứu thành phần hóa học của dược liệu bằng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng và kiểm nghiệm định tính [4],[7].

2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu


  • Về thực vật: Mô tả, phân tích được đặc điểm hình thái của cây: thân, lá, hoa, quả.

- Đặc điểm hiển vi: Tiêu bản gân lá, phiến lá mỏng, rõ, lên màu đẹp, xác định được các đặc điểm vi phẫu của gân lá và phiến lá, các đặc điểm vi học bột dược liệu.

  • Về hóa học: Sơ bộ xác định được sự có mặt các nhóm chất hóa học, tìm được một số hệ dung môi có khả năng tách vết tốt với từng phân đoạn.

2.4. Thời gian và địa điểm thực hiện

- Thời gian thực hiện từ 1/2012 – 11/2012.

- Địa điểm Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Về đặc điểm thực vật

3.1.1. Đặc điểm hình thái

Cây gỗ vừa, cao 15 - 30m, phân nhiều nhánh đối chéo nhau và nằm ngang, có chất nhựa mủ màu vàng. Thân non có màu xanh lục, mặt ngoài có nhiều khía dọc, thiết diện hình chữ nhật. Thân già màu xám đen, sần sùi có nhiều rãnh nứt dọc, thiết diện tròn. Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá bóng, dày và dai, hình elip thuôn dài, gốc gần tròn, mũi nhọn, màu xanh lục mặt trên đậm hơn mặt dưới, dài 25 - 35cm, rộng 11 - 13cm. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở hai mặt, gân phụ dày đặc 22 - 33 cặp song song khít nhau. Cuống lá chắc, có nhiều khía và hơi phình ở đáy, màu nâu đỏ, dài 1,5 - 2cm. Hoa đều, mẫu 5. Cuống hoa dài 0,8 - 1cm. Lá đài 5, rời. Cánh hoa 5, rời, nhẵn bóng, hình bầu dục, phiến dày ở gốc mỏng dần ở đỉnh, màu trắng, dài 3,5 - 4cm, rộng 3 - 3,5cm. Bộ nhị gồm 5 bó, mỗi bó có 2 - 3 nhị có chỉ nhị dính liền với nhau, đính một vòng trên đế hoa. Bộ nhụy có 5 ô, mỗi ô có một lá noãn, đính noãn trung trụ, màu vàng lục, vòi nhụy ngắn, hầu như không có, đầu nhụy to, hơi lõm, chia 5 thùy. Quả mọng hình cầu mang đài tồn tại, đường kính 5 - 6cm.







Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 15.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương