Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số 3 năm 2013



tải về 15.35 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích15.35 Mb.
#38942
  1   2   3   4   5

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược miền núi số 3 năm 2013

MỤC LỤC

2.1. Thiết kế nghiên cứu 25

2.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 25

2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 25

Tại trường tiểu học Cam Giá có 325 học sinh (xấp xỉ cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu), đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ số học sinh này. 25

2.4. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu 25

2.5. Nội dung nghiên cứu 25

2.6. Các chỉ số nghiên cứu 25

2.7. Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin 26

2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 26

3. Kết quả nghiên cứu 26

* Tiêu chuẩn loại trừ 42

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 42

Tần số 42

Tần số 42

Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 42

Nam 42

Tổng cộng 42



Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn 43

Dịch vụ y tế 43

Tần số 44

Tần số 44

Tần số 44

Tần số 44

n 45

n 45


Tần số 45

Tần số 45

4. BÀN LUẬN 45


MỐI LIÊN QUAN GIỮA MATRIX METALLOPROTEIN-9 (MMP-9) VÀ SỐ LƯỢNG VI MẠCH TRONG UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG

Nguyễn Thị Ngọc Hà



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục đích: Tìm mối liên quan giữa matrix metalloproteinase-9 (MMP-9) và số lượng vi mạch trong ung thư vòm mũi họng (UTVMH). Phương pháp: Sự biểu lộ MMP-9 và CD34 (một marker của tế bào nội mô mạch máu), được xác định bằng phương pháp nhuộm hoá mô miễn dịch ở 33 mẫu sinh thiết của bệnh nhân UTVMH, đồng thời tìm mối liên quan của chúng với tình trạng di căn, giai đoạn T và các giai đoạn lâm sàng của UTVMH. Kết quả: có 93,94% các trường hợp có biểu lộ MMP-9, trong đó có 39,4% biểu lộ MMP-9 mức độ mạnh. Sự biểu lộ MMP-9 liên quan có ý nghĩa với tình trạng di căn hạch cổ (p<0,05). Có 5/16 ca (chiếm 31,25%) chưa thấy di căn hạch nhưng vẫn biểu lộ MMP-9 mức độ 2+, 3+. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa sự biểu lộ MMP-9 tại mô sinh thiết với giai đoạn T và giai đoạn lâm sàng của UTVMH. Số lượng vi mạch (sự biểu lộ CD34) ở những trường hợp có di căn hạch cổ (61,05 ± 28,88) cao hơn có ý nghĩa so với những trường hợp không di căn hạch cổ (39,50 ± 19,33) với p<0,05. Ở giai đoạn sớm (giai đoạn I&II và T1&T2) mức độ tạo mạch tại khối u ít hơn giai đoạn III&IV và giai đoạn T3,T4 với p<0,05. Đặc biệt, những khối u có mức độ biểu lộ MMP-9 thấp thì số lượng vi mạch tại khối u ít hơn những khối u có mức độ biểu lộ MMP-9 cao với p<0,05. Kết luận: Sự biểu lộ MMP-9 thường đi đôi với tình trạng di căn hạch cổ và liên quan có ý nghĩa với số lượng vi mạch trong ung thư vòm mũi họng. Số lượng vi mạch có thể coi là yếu tố dự báo khả năng tiến triển và di căn UTVMH

Từ khoá: Ung thư vòm mũi họng, MMP-9, CD34.
RELATIONSHIP BETWEEN THE EXPRESSION OF MATRIX METALLOPROTEINASE (MMP-9) AND NUMBER OF MICROVESSEL IN NASOPHARYNGEAL CARCINOMA

By Nguyen Thi Ngoc Ha

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objective: To examine the relationship between the expression of matrix metalloproteinase-9 and number of microvessels in nasopharyngeal carcinoma (NPC). Methods: The expression of MMP-9 and CD34 (a marker of vascular endothelial cells) were identified by immunohistochemical analysis in 33 NPC sections and to examine their associations with lymph nodes metastasis, T stages and clinical stages of nasopharyngeal carcinoma. Results: MMP-9 was observed in 94,94% of the NPCs, 39,4% of the cases was extensively positive (+++). The expression of MMP-9 was associated significantly with the cervical lymph nodes metastasis (p<0,05). 5/16 cases (31.25%) were not found to have the cervical lymph nodes metastasis but MMP-9 was in 2+ or 3+ levels, we did not find out the relationship between MMP-9 expression with T stage and clinical stages. The number of microvessels (CD34 expression) in cases with cervical lymph nodes metastasis (61,05 ± 28,88) was higher than in those without cervical lymph nodes metastasis (39,50 ± 19,33)(p<0,05). In early stage (stage I&II and T1&T2), tumor angiogenesis level was lower than that in stage III&IV and T3&T4 (with p<0,05). Especially, the tumors with low MMP-9 expression level had tumor angiogenesis levels lower than the tumors with high MMP-9 expression level with p<0,05. Conclusions: The expression of MMP-9 often goes along with lymph nodes metastasis and tumor angiogenesis in NPC. The number of microvessels may be considered as prognostic prediction of growth and metastatis of NPC

KeyWords: Nasopharyngeal carcinoma, MMP-9, CD34.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là một bệnh phổ biến được xếp vào một trong tám bệnh ung thư thường gặp , nó có đặc điểm xâm lấn và di căn cao hơn các ung thư vùng đầu mặt cổ khác [1]. Khoảng 90% các trường hợp UTVMH đã có di căn hạch cổ khi phát hiện được ung thư trên lâm sàng [1]. Di căn xa cũng là một nguyên nhân gây thất bại trong điều trị UTVMH, làm cho bệnh nhân tử vong nhanh chóng. Cho đến nay cơ chế di căn của tế bào ung thư còn chưa được rõ hoàn toàn.

Để xâm lấn và di căn, các tế bào ung thư phải trải qua nhiều bước liên tiếp. Trong đó, sự phá vỡ chất nền ngoại bào và màng cơ bản là bước quyết định cho các tế bào ung thư rời khỏi tổn thương nguyên phát, xâm lấn các tổ chức lân cận và đi tới tổ chức xa hơn. Gần đây, nhiều tài liệu đã đề cập đến vai trò các Matrix Metalloproteinase (MMPs)- một họ các enzyme tiêu protein, đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất nền ngoại bào và màng cơ bản. Trong đó, MMP9 được xem như enzyme chủ chốt cho quá trình này bởi chúng có khả năng phân hủy mạnh collagen type IV, một trong những thành phần quan trọng của chất nền ngoại bào và màng đáy. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò của MMP-9 trong xâm lấn và di căn ung thư lưỡi tế bào gai, ung thư thực quản, ung thư đầu mặt cổ, ung thư vòm mũi họng …[3],[4],[5],[6].

Mặt khác, một trong những yếu tố cần thiết để ung thư phát triển và di căn là sự hình thành mạch máu mới. Năm 1991, Weidner là người đầu tiên đã tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa tỷ lệ di căn và sự tạo mạch trong ung thư bằng sự đo lường mật độ vi mạch tại khối u ở những bệnh nhân ung thư vú. Tỷ lệ di căn tăng lên ở những bệnh nhân có số lượng vi mạch tăng. Tác giả cho rằng số lượng vi mạch là yếu tố tiên lượng tốt nhất khi ông so sánh với giai đoạn và kích thước khối u [11]. Sau này nhiều nghiên cứu đã chứng minh được vai trò của sự hình thành mạch máu mới trong xâm lấn và di căn ở nhiều loại ung thư: ung thư đầu mặt cổ, UTVMH, ung thư lưỡi tế bào gai…. [3],[4],[6]. Hơn nữa, theo John (2001), tế bào ung thư có thể sản xuất MMP-9 làm hoạt hoá yếu tố tăng trưởng nội mô mạch (VEGF)- một yếu tố tăng cường khả năng tạo mạch [8]. Từ những kết quả trên chúng tôi đã đặt ra giả thuyết: liệu sự biểu lộ MMP-9 có liên quan với số lượng vi mạch tại khối u và chúng có liên quan gì với tình trạng xâm lấn và di căn ung thư vòm mũi họng.

Xâm lấn và di căn được xem như ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh nhân ung thư. Do đó, vấn đề quan trọng là phải xác định được các yếu tố dự đoán sớm khả năng xâm lấn và di căn ung thư để có những chiến lược điều trị thích hợp. Chính vì vậy, mục đích của chúng tôi trong đề tài này là đánh giá sự biểu lộ MMP-9 và mật độ vi mạch tại mô sinh thiết UTVMH bằng phương pháp hóa mô miễn dịch, đồng thời tìm mối liên quan của chúng với khả năng xâm lấn và di căn UTVMH. Tại Việt Nam hiện nay chưa thấy tài liệu nào đề cập đến sự biểu lộ MMP-9 và khả năng sinh mạch trong di căn UTVMH, đây là công trình đầu tiên trong nước nghiên cứu về vấn đề này, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu:

1. Xác định mức độ biểu lộ MMP-9 và số lượng vi mạch ở mô sinh thiết UTVMH.

2. Phân tích mối liên quan giữa mức độ biểu lộ MMP-9 và số lượng vi mạch với giai đoạn bệnh và tình trạng di căn trong UTVMH.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng: 33 bệnh nhân UTVMH thể ung th­ư biểu mô không biệt hóa (UCNT) được chẩn đoán xác định dựa vào kết quả giải phẫu bệnh, lứa tuổi từ 16 đến 70 tuổi, bắt đầu vào điều trị tại bệnh viện K Hà Nội từ những năm 2001 đến 2003. Trong đó, 13 bệnh nhân giai đoạn I &II, 10 bệnh nhân giai đoạn III và 10 bệnh nhân giai đoạn IV ( theo phân loại của AJCC- American Joint Commitee on Cancer).

Ph­ương pháp

- Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu lâm sàng.

- Nhuộm hóa mô miễn dịch: 33 mẫu block paraffin của 33 bệnh nhân nói trên được cắt lát mỏng khoảng 3 m. Tiến hành nhuộm hóa mô miễn dịch để phát hiện mức độ biểu lộ của MMP-9 và số lượng vi mạch (bằng sự biểu lộ CD34) tại mô sinh thiết UTVMH. Kháng thể sử dụng là Monoclonal Anti-human MMP-9 Antibody clone 36020 (R&D systems) và Monoclonal Mouse Anti – Human CD34 clone QBend-10 (DAKO).

- Nhận định kết quả nhuộm MMP-9 (Theo Rukolainen-2004): Phản ứng dương tính sẽ xuất hiện màu nâu ở bào tương của tế bào ung thư, phản ứng âm tính khi chỉ xuất hiện màu tím của nhân tế bào.Tính tỷ lệ phần trăm số tế bào ung thư nhuộm dương tính trên tổng số tế bào ung thư [9].

+ Âm tính (-): Tiêu bản không bắt màu nâu.

+ Dương tính 1+ (+): 1%

+ Dương tính 2+(++): 25%

+ Dương tính 3+(+++): số tế bào dương tính >50%

- Nhận định kết quả nhuộm CD34 và đếm số lượng vi mạch (Theo Guttman 2004): Dùng kính hiển vi thường để ở độ phóng đại 40 hoặc 100 để xác định vùng dương tính mạnh với CD34 (màu nâu), sau đó chuyển sang vật kính 400 để đếm số lượng mạch. Bất kỳ tế bào nội mô hay đám tế bào nội mô nào dương tính với CD34 và tách biệt rõ từ các đám tế bào khác cạnh nó đều được đếm là một vi mạch, những mạch có đường kính > 50m sẽ bị loại trừ [6]

- Hồi cứu hồ sơ bệnh án các số liệu:

+ Giai đoạn lâm sàng: Theo phân loại TNM và giai đoạn lâm sàng của Liên ban phân loại ung thư Hoa Kỳ (AJCC Cancer staging manual-1997).

+ Tình trạng xâm lấn: Dựa vào phân loại T ( Khối u còn nằm trong giới hạn vòm hay đã xâm lân các tổ chức lân cận như mô mềm, mô xương hay thần kinh ,sọ não.

+Tình trạng di căn: Di căn hạch cổ: Lâm sàng đánh giá hạch vùng cổ theo phân loại N0, N1, N2, N3 (Dựa và số lượng và kích thước hạch). Di căn xa: Không có di căn xa (M0), có di căn xa (M1)

- Phân tích mối liên quan giữa mức biểu lộ MMP-9, số lượng vi mạch trong các giai đoạn bệnh, tình trạng di căn và khả năng xâm lấn trong UTVMH.



Xử lý số liệu: Nhập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sự biểu lộ MMP-9 tại mô sinh thiết ung thư vòm mũi họng.

Bảng 1: Mức độ biểu lộ MMP-9 tại mô sinh thiết UTVMH.


MMP9

(-)

(+)

(++)

(+++)

Tổng

n

2

14

4

13

33

%

6,06

42,42

12,12

39,40

100

Nhận xét: Tỷ lệ biểu lộ MMP-9 ở mô sinh thiết UTVMH là khá cao. Trong đó, biểu lộ MMP-9 mức độ mạnh (> 50% tế bào dương tính) chiếm 39,4%


A




B

Hình 1: Nhuộm hoá mô miễn dịch MMP-9 (A) và CD34(b) tại mô sinh thiết UTVMH. (A) Phản ứng dương tính MMP-9 được quan sát trong bào tương của tế bào ung thư (x400). (B) CD34 được biểu lộ trên các tế bào nội mạch (x400).

Bảng 2. Mức độ biểu lộ MMP-9 tại mô sinh thiết UTVMH trong các trường hợp di căn hạch .

Mức độ biểu lộ MMP-9
Hạch

25% tế bào dương tính

> 25 % tế bào dương tính

Tổng

N (-)

n

11

5

16

%

68,75%

31,25%

100%

N (+)

n

4

13

17

%

23,53%

76,47%

100%

p < 0,05

Nhận xét: Sự biểu lộ MMP-9 mức độ ít (25% tế bào dương tính) tập trung chủ yếu ở những bệnh nhân không có di căn hạch cổ 11/16 trường hợp (chiếm 68,75%). Ngược lại, có 76,47% số bệnh nhân có di căn hạch cổ (13/17 trường hợp) biểu lộ MMP-9 mức độ mạnh (> 25% tế bào dương tính). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3. Mức độ biểu lộ MMP-9 tại mô sinh thiết UTVMH trong các giai đoạn T khác nhau.

Mức độ biểu lộ MMP-9
Phân loại T

25% tế bào dương tính

>25% tế bào dương tính

Tổng

T 1-2

n

9

7

16

%

56,25%

43,75%

100%

T3-4

n

6

11

17

%

35,3%

64,7%

100%

p > 0,05

Nhận xét: Giai đoạn T1-2 sự biểu lộ MMP-9 ở mức độ nhẹ (<25% tế bào dương tính) là chủ yếu chiếm 56,25%. Ngược lại, ở giai đoạn T3-4 chủ yếu biểu lộ MMP-9 mức độ mạnh (++ và +++) chiếm 64,7%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 4: Mức độ biểu lộ MMP-9 tại mô sinh thiết UTVMH trong các giai đoạn bệnh.

Giai đoạn bệnh
Biểu lộ MMP-9

GĐ I&II

GĐ III

GĐ IV

Tổng

<25% tế bào dương tính

10

3

4

17

>25% tế bào dương tính

3

7

6

16

Tổng

13

10

10

33

p > 0,05

Nhận xét: Sự biểu lộ MMP9 ở các tế bào ung thư trong các giai đoạn lâm sàng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (với p>0,05)

Số lượng vi mạch trong mô ung thư vòm mũi họng.

Bảng 5: Số lượng vi mạch tại mô sinh thiết với giai đoạn TNM và giai đoạn lâm sàng.

Đặc điểm lâm sàng

Mật độ vi mạch (± SD)

p

T1-2 (n=12)

31,91 ± 14,81

p<0,05

T3-4 (n=18)

66,11 ± 25,20

N0 (n=12)

39,50 ± 19,33

p<0,05

oN+ (n=18)

61,05 ± 28,88

Giai đoạn I&II

29,40 ± 13,14

p<0,05

Giai đoạn III

53,10 ± 22,43

Giai đoạn IV

74,80 ± 24,18

Nhận xét: Ở các giai đoạn (T1,T2) số lượng vi mạch ít hơn so với giai đoạn (T3,T4), số lượng vi mạch trong các trường hợp di căn hạch cao hơn hẳn so với các trường hợp không di căn, số lượng vi mạch tăng cao ở giai đoạn muộn của bệnh (p<0,05).

Mối liên quan giữa mức độ biểu lộ MMP-9 và số lượng vi mạch.

Bảng 6: Mối liên quan giữa mức độ biểu lộ MMP-9 và số lượng vi mạch

MMP-9
MVD-CD34

< 25% tế bào dương tính

25% tế bào dương tính

Tổng

MVD < 50 mạch

11

7

18

MVD ≥ 50 mạch

3

12

15

Tổng

14

19

33

p < 0,05

Nhận xét: Những khối u có mức độ biểu lộ MMP-9 thấp thì mật độ vi mạch tại khối u ít hơn những khối u có mức độ biểu lộ MMP-9 cao. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05

(MVD: Microvessel density: Mật độ vi mạch)

BÀN LUẬN

Sự tiến triển, xâm lấn và di căn ung thư liên quan đến một quá trình phức tạp của sự phân chia và nhân lên của các tế bào, sự phân huỷ protein của chất nền ngoại bào, sự di cư của tế bào qua màng cơ bản tới hệ thống tuần hoàn. Quá trình này bao gồm sự hình thành các mạch máu mới, sự di cư và phát triển ung thư tại các vi trí di căn [8].

Để xâm lấn và di căn, trước tiên các tế bào ung thư phải có khả năng sản xuất những enzyme phân hủy các protein của chất nền ngoại bào và màng đáy. Trong số những enzyme này, MMP-9 (Gelatinase B, 92kDa gelatinase, 92kDa collagenase type IV) được xem như giữ vai trò chủ đạo trong việc phân hủy nhiều thành phần của chất nền ngoại bào, giúp tế bào ung thư xâm lấn vào mô xung quanh và di căn [5],[6],[7], [9]. Kết quả bảng 1 cho thấy, tỷ lệ dương tính với MMP-9 khá cao (chiếm 93,94% các trường hợp), trong đó tỷ lệ dương tính mạnh (mức độ +++) chiếm 39,4% . Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với Horikawa và cs (2000), Ruokolainen và cs (2004) [7],[9]. Phản ứng dương tính của MMP-9 xuất hiện ở bào tương của tế bào ung thư biểu mô vòm mũi họng, không xuất hiện ở nhân (hình 1A). Điều này chứng tỏ tế bào ung thư biểu mô vòm mũi họng có khả năng tiết ra MMP-9, một trong những enzym quan trọng trong việc phân huỷ protein màng đáy, giúp các tế bào ung thư dễ dàng xâm lấn và di căn.

Gần đây, nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự biểu lộ MMP-9 có liên quan đến tình trạng di căn hạch [5],[7],[9],[10]. Kết quả thu được của chúng tôi ở bảng 2 cũng cho thấy: Mức độ biểu lộ MMP-9 (>25% tế bào dương tính) trong nhóm di căn hạch là 76,47% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không có di căn hạch là 31,25%. Đặc biệt, trong số những bệnh nhân có di căn hạch thì có 12/14 trường hợp (chiếm 70,59%) có biểu lộ quá mức MMP-9 (>50% tế bào dương tính). Sự biểu lộ quá mức MMP-9 tại mô sinh thiết ung thư chứng tỏ đang có hiện tượng tăng cường hoạt động phá hủy chất nền ngoại bào, đây là điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư xâm lấn và di căn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy một điểm đáng lưu ý là có 5/16 trường hợp (chiếm 31,25%) không có di căn hạch nhưng có biểu lộ MMP-9 mức độ (++) và (+++) (bảng 2), phải chăng đây là dấu hiệu dự đoán khả năng di căn hạch ở những bệnh nhân này. Tuy nhiên, chúng tôi chưa có đủ thời gian theo dõi tình trạng di căn hạch trên những bệnh nhân này, vì thế chúng tôi chưa thể có kết luận một cách đầy đủ. Sự liên quan giữa mức độ biểu lộ MMP-9 và tình trạng di căn hạch có thể giải thích theo hai lý do: thứ nhất MMP-9 có chức năng chủ yếu trong phá hủy collagen type IV- thành phần chính của màng đáy. Nhờ vậy tế bào ung thư dễ dàng xuyên qua thành mạch để di căn. Mặt khác MMP-9 liên quan tới sự tăng sinh mạch máu mới trong ung thư [8]. Chính vì thế sự biểu lộ MMP-9 là điều kiện thuận lợi cho di căn ung thư. Kết quả này của chúng tôi khẳng định lại kết quả của các tác giả: Horikawa và cs (2000), Franchi và cs 2002, Rukolainen và cs (2004)…[5],[7],[[9]. Nói chung, hầu hết các nghiên cứu UTVMH đều cho rằng có sự liên quan giữa sự biểu lộ MMP-9 với di căn hạch cổ. Như vậy, MMP-9 có vai trò quan trọng trong sự di căn hạch của UTVMH.

Khi tìm hiểu mối liên quan giữa sự biểu lộ MMP-9 với giai đoạn T chúng tôi thu được kết quả như sau: ở giai đoạn sớm (T1-2) sự biểu lộ MMP-9 chủ yếu ở mức độ nhẹ chiếm 56,25%. Ngược lại, ở giai đoạn T3-4 chủ yếu biểu lộ MMP-9 mức độ mạnh (++ và +++) chiếm 64,7%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (bảng 3). Phải chăng, sự biểu lộ MMP-9 không có liên quan tới kích thước và sự xâm lấn của ung thư. Sự biểu lộ MMP-9 không liên quan đến kích thước khối u, có thể do chất nền chủ yếu mà MMP-9 phá hủy là collagen type IV chứ không phải collagen type I. Collagen type I là thành phần chính của mô liên kết mà sự xâm lấn tại chỗ của khối u luôn đi cùng với việc phá hủy collagen type I. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của các tác giả Horikawa và cs (2000), Guttman và cs (2004) [6],[7].

Theo Tang và cs (2004) khi nghiên cứu 41 bệnh nhân UTVMH ông thấy rằng có mối liên quan giữa sự biểu lộ MMP-9 với giai đoạn lâm sàng [10]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 4 lại không tìm thấy mối liên quan đó, mặc dù trong kết quả thu được của chúng tôi, sự biểu lộ MMP-9 mức độ nhẹ (<25% tế bào dương tính) chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn sớm (giai đoạn I&II) có 10/17 trường hợp (chiếm 59%), ngược lại MMP-9 biểu lộ mức độ mạnh lại chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn (giai đoạn III&IV)(bảng 4). Có thể do số mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế nên chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa sự biểu lộ MMP-9 trong các giai đoạn bệnh. Tuy vậy kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của một số tác giả nghiên cứu trước như Horikawa và cs (2000), De Vicente và cs (2007) [2],[7].

Cùng với sự phân huỷ protein màng cơ bản, các tế bào ung thư muốn di căn được thì khối u thường phải có nhiều tân mạch. Để đánh giá khả năng sinh mạch, chúng tôi đã nhuộm CD34- một dấu ấn đặc hiệu của tế bào nội mô thành mạch bằng phương pháp hóa mô miễn dịch và đếm số lượng vi mạch trên kính hiển vi thường. Kết quả thu được cho thấy, hầu hết các mô sinh thiết của bệnh nhân ung thư đều có sự hình thành các mạch máu nuôi dưỡng, mặc dù mật độ mạch khác nhau có thể do đặc điểm xâm lấn và di căn của từng khối u khác nhau. Điều đó chứng tỏ, các khối u muốn tồn tại và phát triển cần phải có các mạch máu nuôi dưỡng. Theo Weidner, sự tạo mạch máu mới một mặt đưa chất dinh dưỡng và oxy vào khối u, mặt khác các yếu tố tăng trưởng do tế bào nội mạc của tân mạch tiết ra sẽ kích thích tế bào u phát triển [11]. Nhận định này cũng phù hợp với kết quả thu được ở bảng 5 cho thấy: những khối u ở giai đoạn T1&2, mật độ vi mạch ít hơn có ý nghĩa so với những khối u ở giai đoạn T3&4.Theo Folkman (1995), các khối u không thể phát triển quá 1-2 mm3 nếu không có sự cung cấp máu nuôi dưỡng [trích 8].Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của các tác giả Franchi và cs (2002), El-Sharat và cs (2004)[3],[5].

Folkman nhận định: không có tế bào ung thư nào có thể thoát khỏi ung thư nguyên phát cho tới khi hình thành mạch máu mới tại khối u [trích 8]. Điều này cũng được thể hiện trong kết quả thu được ở bảng 5: Mật độ vi mạch ở những bệnh nhân không có di căn hạch (N0) là 39,50 ± 19,33, trong khi đó ở những bệnh nhân có di căn hạch (N1-3) mật độ vi mạch tăng cao 61,05 ± 28,88, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của El-Shahat và cs (2004), Foot và cs (2004) [3],[4]. Theo Weidner, các mạch máu tân tạo này có màng đáy mỏng, với nhiều lỗ thủng, không thấy tế bào ngoại mạc, thành mao mạch chưa kín, mối liên kết giữa các tế bào nội mạc chưa hoàn thiện và sự vận chuyển các chất, các tế bào qua đó tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển, xâm lấn và di căn ung thư [11]. Như vậy, sự tăng mật độ vi mạch có thể là một dấu hiệu báo trước tình trạng di căn trong ung thư vòm mũi họng.

Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng nhận thấy rằng: có mối liên quan có ý nghĩa giữa mật độ vi mạch với các giai đoạn bệnh (bảng 5). Những bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm, mật độ vi mạch tại mô sinh thiết ít hơn hẳn so với những bệnh nhân giai đoạn III và giai đoạn IV. Điều này càng khẳng định sự tăng sinh mạch máu tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiến triển của khối u. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của nhiều tác giả Weidner và cs (1991), Guttman Dan và cs(2004), El-Shahat và cs (2004)…[3],[6],[11].

Như vậy, sự tăng mạch máu tại mô sinh thiết ung thư vòm mũi họng có thể coi là một dấu hiệu dự đoán khả năng phát triển và di căn ung thư vòm mũi họng.

Nguyên nhân nào có thể làm tăng khả năng tạo mạch tại khối u? Theo Weiner các tế bào ung thư thường biểu lộ nhiều chất kích thích tạo mạch máu mới như: FGF ( fibroblast growth factor) và các yếu tố tăng trưởng của nội mạch mạch VEGF (vascular endothelial GF). Cả hai chất này gắn với proteoglycan màng đáy và dễ dàng được giải phóng khi màng đáy bị tổn thương. Dù trực tiếp hay gián tiếp các chất này đều kích thích các tế bào nội mạc tiết ra các protease để phân hủy màng đáy, thúc đẩy các tế bào nội mạc tăng sinh và di chuyển. Các chất tạo mạch còn liên kết với laminin của thành mạch để tạo ra các ống mạch mới theo hướng di chuyển của các tế bào nội mạc. Đồng thời, mô ung thư có thể sản xuất MMP-9 hoạt hoá và giải phóng yếu tố sinh mạch như (VEGF) trong mô nền, do đó tạo điều kiên thuận lợi cho sự hình thành mạch máu mới [8]. Từ kết quả thu được ở bảng 6, chúng tôi nhận thấy: Những khối u có mức độ biểu lộ MMP-9 thấp thì mật độ vi mạch tại khối u ít hơn những khối u có mức độ biểu lộ MMP-9 cao. Điều này chứng tỏ có mối liên quan giữa sự biểu lộ MMP-9 với sự tăng tạo mạch tại khối u. Kết quả này cũng tương tự kết quả thu được của Sato F và cs (1999), Franchi và cs (2002), Gutman và cs (2004), El-Sharat và cs (2004)..[3],[5],[6],[8]. Như vậy, từ kết quả thu được của chúng tôi đã gợi ý rằng, tế bào ung thư có thể tiết ra MMP-9 tạo điều kiện thuận lợi cho chúng di căn bằng sự phân huỷ chất nền ngoại bào và màng cơ bản đồng thời kích thích tăng tạo mạch máu mới.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 33 bệnh nhân UTVMH thể ung thư biểu mô không biệt hoá chúng tôi có một số kết luận sau:

1. MMP-9 biểu lộ ở 93,94% các trường hợp, trong đó có 39,4% các trường hợp biểu lộ MMP-9 mức độ mạnh. Sự biểu lộ MMP-9 mức độ mạnh gặp chủ yếu ở những bệnh nhân có di căn hạch so với những bệnh nhân không có di căn hạch (76,47% so với 31,25%, p<0,05). Số lượng vi mạch ở những bệnh nhân có di căn hạch cổ cao hơn ở những bệnh nhân không di căn hạch cổ (61,05 ± 28,88 so với 39,50 ± 19,33, p<0,05).

2. Có mối liên quan ý nghĩa giữa mức độ biểu lộ MMP-9 với số lượng vi mạch và với di căn hạch cổ. Riêng số lượng vi mạch còn liên quan có ý nghĩa với giai đoạn T và các giai đoạn lâm sàng. Có thể coi số lượng vi mạch tại khối u là yếu tố dự đoán khả năng tiến triển và di căn UTVMH.



Tài liệu tham khảo

  1. Nghiêm Đức Thuận (2002), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mụ bệnh học và hoạt tớnh gen virus EBV trong UTVMH”, Luận ỏn tiến sỹ y học.

  2. de Vicente JC, Fresno MF, Villalain L, Vega JA, Hernỏndez Vallejo G (2005), “Expression and significance of matrix metalloproteinase-2 and matrix metalloproteinase-9 in oral squamous cell carcinoma”, Oral Oncol 41(3), 283-293.

  3. El-Shahat M, Lotfy M, Fahmy L, Abouel-Nour MF, El-Kenawy Ael-M, (2004), “Prognostic value of microvessel density, matrix metalloproteinase-9 and p53 protein expression in esophageal cancer”. J Egypt Natl Canc Inst 16(4), 224-230

  4. Foote RL, Weidner N, Harris J, Hammond E, Lewis JE, Vuong T, Ang KK, Fu KK (2005), “Evaluation of tumor angiogennesis measured with microvessel density (MVD) as a prognostic indicator in nasopharyngeal carcinoma: Results of RTOG 9505”, Int. J Radiation Oncology Biol.Phys Vol 61, pp 745 -753. Int J Radiat Oncol Biol Phys 61(3),745-753

  5. Franchi A, Santucci M, Masini E, Sardi I, Paglierani M, Gallo O (2002), “Expression of matrix metalloproteinase-1, matrix metalloproteinase-2, matrix metalloproteinase-9 in carcinoma of the head and neck”. Cancer 95(9),1902-1910.

  6. Guttman D, Stern Y, Shpitzer T, Ulanovski D, Druzd T, Feinmesser R (2004), “Expression of MMP-9, TIMP-1, CD-34, and factor-8 as prognostic markers for squamous cell carcinoma of the tongue”, Oral oncol 40 (8), 798 – 803.

  7. Horikawa T, Yoshizaki T, Sheen TS, Lee SY, Furukawa M (2000), Association of latent membrane protein 1 and matrix metalloproteinase 9 with metastasis in nasopharyngeal carcinoma.Cancer 89(4),715-723

  8. John A, Tuszynski G (2001), “The role of matrix metalloproteinase in tumor angiogenesis and tumor metastasis”. Pathol Oncol Res,7(1), 14-23.

  9. Ruokolainen H, Pọọkkỹ P, Turpeenniemi-Hujanen T (2004), “Expression of matrix metalloproteinase-9 in head and neck squamous cell carcinoma: a potential marker”. Clin Cancer Res 10(9):3110-3116.

  10. Tang JG, Li X, Chen P (2004), “Expression of matrix metalloproteinase-9 in nasopharyngeal carcinoma and association with Epstein-Barr virus infection”, J Zhejiang Univ Sci 5(10):1304-1312.

  11. Weidner N, Semple JP, Welch WR, Folkman J (1991), “Tumor angiogenesis and metastasis-correlation in invasive breast carcinoma”, N Engl J Med 324(1):1-8.

THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở XÃ LÂU THƯỢNG

HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN.

Vũ Thị Thanh Hoa

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đề tài là một nghiên cứu cắt ngang nhằm: Mô tả thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người trưởng thành ở xã Lâu Thượng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Kết quả thu được gồm: Tỷ lệ Tăng huyết áp là 23,2%. Các yếu tố độ tuổi, số người sống trong 1 gia đình và việc nghe về bệnh hay chưa có liên quan tới tình trạng Tăng huyết áp. Hành vi ăn mặn, đối tượng có bệnh khác và đối tượng có họ hàng, người thân mắc bệnh, hành vi đi khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên nghe, tìm hiểu thông tin về sức khỏe là có liên quan tới tình trạng tăng huyết áp, và sự liên quan này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Khuyến nghị: Trạm y tế nên tăng cường hơn nữa các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về Tăng huyết áp nhằm nâng cao hiểu biết đúng đắn của người dân nói chung và ở lứa tuổi có nguy cơ cao với tăng huyết áp nói riêng, từ đó xây dựng những hành vi có lợi cho sức khỏe của người dân.

Từ khóa: Tăng huyết áp, hành vi, khám sức khỏe
CURRENT STATUS AND SOME RISK FACTORS RELATED TO HYPERTENSION IN ADULTS IN LAU THUONG COMMUNE, VO NHAI DISTRICT- THAI NGUYEN PROVINCE

By Vu Thi Thanh Hoa

Thai Nguyen University of Medicine & Phar marcy

SUMMARY

Objective: Describe the status of hypertension and some of factors related to hypertension in adults in Lau Thuong commune, Vo Nhai district - Thai Nguyen province. Method: A cross-sectional study was used in the study.Results: The prevelence rate of hypertension was 23.2%. Factors such as age , a number of people living in a family and heard or not about hypertension were not related to hypertension. Behavior of meat eating, patients with co- diseases and family history with members with hypertension, periodic health check-up and frequently listenning information about health were related to hypertension, and this association was statistically significant (p <0.05).Recommendation: It is necessary for Commune Healtgh Center (CHC) to enhance the communication activities and propaganda on hypertension to improve proper understanding of the people in general and a age group at high-risk in particular, and from that to build the healthy behaviors for people.

Keywords: Hypertension, behavior, health checkup

1.Đặt vấn đề.

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tại Việt Nam theo điều tra gần đây nhất của Viện Tim Mạch tại 8 tỉnh/thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên chiếm 25,1%. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm và là mối đe dọa lớn tới sức khỏe con người nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy thực trạng tăng huyết áp ở xã Lâu Thượng huyện Võ Nhai Thái Nguyên hiện nay như thế nào? Yếu tố nào liên quan tới thực trạng này. Đây là câu hỏi mà chúng tôi cần tìm câu trả lời trong nghiên cứu này. Xuất phát từ lý do đó chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu:



1. Đánh giá thực trạng tăng huyết áp của người trưởng thành ở xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên năm 2012.

2. Mô tả các yếu tố liên quan đến thực trạng tăng huyết áp của người trưởng thành ở xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên năm 2012.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Người trưởng thành ≥ 35 tuổi đang sinh sống tại xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ 01/ 05/ 2012 đến 01/ 10/ 2012

- Địa điểm: xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

* Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

* Chọn mẫu: có chủ đích

* Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu theo phương pháp mô tả cắt ngang với tỷ lệ huyết áp người trưởng thành: 25% ta tính được 220 người.



* Chỉ số nghiên cứu:

- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập bình quân của các đối tượng nghiên cứu.

- Thực trạng mắc Tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu.

- Các yếu tố liên quan: đi khám sức khỏe định kỳ, thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi...

* Phương pháp thu thập số liệu: Thông tin được thu thập qua phiếu phỏng vấn trực tiếp đối tượng, các đối tượng được đo huyết áp để xác định tình trạng huyết áp.

* Phương pháp xử lý số liệu. Các số liệu được nhập trên phần mềm Epidata và xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS18.0.

3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Nghiên cứu 220 đối tượng chúng tôi thu được các kết quả sau:



3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu:

Bảng 1: Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tuổi


35- 49

112

50,9

50- 69

95

43,2

≥ 70

13

5,9

Giới

Nam

117

53,2

N

103

46,8

Dân tộc


Kinh

137

62,3

Nùng

55

25

Tày

19

8,6

Khác

9

4,1

Nghề nghiệp



Nông dân

118

85,5

Công nhân viên chức

12

5,5

Khác

20

9,1

Trình độ học vấn



Mù chữ, biết đọc biết viết

18

8,2

Tiểu học

55

25

THCS

85

38,6

THPT

60

27,3

Chuyên nghiệp

2

0,9

Theo bảng 1 ta thấy đối tượng nghiên cứu phần lớn ở độ tuổi 35- 69 (84,1%), độ tuổi > 70 chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (5,9%). Tỷ lệ về giới của các đối tượng nghiên cứu tương đối đồng đều. Về dân tộc, dân tộc Kinh chiếm một tỷ lệ lớn (62,3%) các dân tộc khác, đặc biệt là dân tộc Nùng cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ (25%). Về nghề nghiệp, đại đa số các đối tượng nghiên cứu là nông dân, công nhân viên chức chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (5,5%). Đa số các đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn dưới chuyên nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ mù chữ, biết đọc biết viết chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (9,1%).

Bảng 2: Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu (tiếp)

Đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số người sống trong gia đình

≤ 4 người

170

77,3

5- 8người

50

22,7

Ở cùng với



Gia đình

211

95,9

Họ hàng

6

2,7

Khác..

3

1,4

Thu nhập/ người/tháng

<400.000

66

30

400.000- 1.000.000

98

44,5

> 1.000.000

56

25,5

Hộ nghèo



22

10

Không

198

90

Khoảng cách từ nhà tới trạm y tế(km)

<5 Km

202

91,8

5- 10

13

5,9

>10

5

2,3

Ăn dầu/ mỡ



Dầu

37

16,8

Mỡ

59

26,8

Cả hai

124

56,4

Mức độ

hài lòng trong cuộc sống



Rất hài lòng

56

25,5

Bình thường

153

69,5

Không hài lòng

11

5

Bảng 2 cung cấp các thông tin về hoàn cảnh sống của đối tượng. Đa số đối tượng sống trong gia đình có quy mô nhỏ và vừa ≤4 người (77,3%), không có đối tượng nào sống trong quy mô gia đình lớn >8 người. Đa phần đối tượng đều sống với gia đình, chỉ một tỷ lệ nhỏ là sống cùng họ hàng (2,7%). Đa phần các đối tượng đều có mức thu nhập đầu người/ tháng trên mức phân loại hộ nghèo mới của nước ta ( 70%). Tuy nhiên tỷ lệ các hộ gia đình nghèo trong mẫu nghiên cứu chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn (10%) có lẽ do yếu tố thu nhập trung bình là một yếu tố khó khai thác khi phỏng vấn trực tiếp các đối tượng.

Đa phần các đối tượng nghiên cứu đều sống rất gần trạm y tế của xã Lâu thượng, với khoảng cách <5km có tới 91,8% đối tượng sinh sống. Có lẽ do phạm vi nghiên cứu còn nhỏ, nên chưa bao quát được hết các đối tượng của xã nghiên cứu. Về thói quen ăn uống, các đối tượng chỉ ăn dầu còn ít (16,8%) so với các đối tượng chỉ ăn mỡ và ăn cả hai (83,2%). Sự hài lòng về cuộc sống của các đối tượng chưa cao, đa phần các đối tượng đều có mức hài lòng bình thường (69,5%).



Bảng 3: Chỉ số huyết áp của các đối tượng nghiên cứu

Đo huyết áp

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tăng HA

51

23,2

Không Tăng HA

169

76,8

Bảng 3 cho ta thông tin về tình trạng huyết áp của các đối tượng nghiên cứu. Trong đó, đối tượng có huyết áp cao hơn giới hạn bình thường tại thời điểm đo là 23,2%. Đa số các đối tượng có huyết áp tại thời điểm đo trong giới hạn bình thường.

Bảng 4: Biết về bệnh của các đối tượng nghiên cứu

Nghe về bệnh

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Đã nghe

190

86,4

Chưa nghe

30

13,6

Bảng 4 cho ta thấy đa phần các đối tượng đều đã nghe về bệnh (86,4%) chỉ có một tỷ lệ nhỏ các đối tượng chưa nghe về tăng huyết áp bao giờ ( 13,6%). Điều này chứng tỏ mức độ phổ biến về Tăng huyết áp trong cộng đồng xã nghiên cứu.

Bảng 5: Một số hành vi liên quan tới bệnh Tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu


Thực hành

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Khám sức khỏe định kỳ



86

39,1

Không

134

60,9

Đo HA



84

97,7

Không

2

2,3

Nhận thông tin về THA



197

89,5

Không

23

10,5

Nếu có, từ nguồn



TYT

27

13,7

Tivi, đài báo

170

86,3

Bạn bè, người thân

33

16,8

Khác

0

0

Sử dụng bảo hiểm y tế



115

52,3

Không

105

47,7

Bảng 5 cho ta thấy một số hành vi của đối tượng có liên quan tới việc phát hiện sớm Tăng huyết áp. Đi khám sức khỏe định kỳ là một hành vi tốt nhưng chỉ có 39,1% đối tượng có thực hiện. Khi đi khám sức khỏe định kỳ đa số đối tượng được đo huyết áp (97,7%). Như vậy, đây là một hành vi nên được khuyến khích ở cộng đồng để có thể phát hiện sớm được bệnh Tăng huyết áp. Đa phần các đối tượng đều được nhận thông tin về Tăng huyết áp (89,5%) như vậy tương đồng với tỷ lệ các đối tượng đã nghe về Tăng huyết áp. Đa số là từ nguồn thông tin đại chúng như tivi, đài báo (86,3%), từ Trạm y tế chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (13,7%). Như vậy, các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về Tăng huyết áp tại địa bàn xã nghiên cứu có lẽ chưa được thực hiện rộng rãi.
Bảng 6: Một số yếu tố nguy cơ tới bệnh Tăng huyết áp của đối tượng

Thực hành

n

%

Ăn mặn




120

54,6

Không rõ ràng

46

20,9

Không

54

24,5

Ăn đồ rán, chiên xào





85

38,6

Không rõ ràng

94

42,7

Không

41

18,7

Không vận động nhiều





60

27,3

Không rõ ràng

94

42,7

Không

66

30

Ăn nhiều mỡ ĐV





122

55,5

Không rõ ràng

56

25,5

Không

42

19,1

Nghề nghiệp gắng sức nhiều



92

41,9

Không rõ ràng

92

41,8

Không

36

16,4

Ăn ít rau củ



75

34,1

Không rõ ràng

86

39,1

Không

59

26,8

Béo, thừa cân





23

10,5

Không rõ ràng

75

34,1

Không

122

54,5

Hút thuốc lá, lào





46

20,9

Không rõ ràng

17

7,7

Không

157

71,4

Sử dụng rượu bia, chè nhiều



41

18,7

Không rõ ràng

15

6,8

Không

164

74,6

Ăn cay, nóng





56

25,5

Không rõ ràng

31

14,1

Không

133

60,4

Bệnh khác





29

13,2

Không rõ ràng

119

54,1

Không

72

32,8

Họ hàng mắc bệnh THA



33

15

Không rõ ràng

108

49,1

Không

79

35,9

Bảng 6 cho ta thông tin về các hành vi nguy cơ của các đối tượng với bệnh Tăng huyết áp. Trong đó một số hành vi nguy cơ hàng đầu với bệnh đó là hành vi ăn mặn thì các đối tượng có ăn mặn rõ ràng chiếm tỷ lệ cao (54,6%). Với các hành vi khác của đối tượng như ăn nhiều đồ rán chiên xào, nhiều mỡ động vật cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ (38,6% và 55,5%). Các hành vi khác như uống rượu bia, hút thuốc lá lào không cao (18,7% và 20,9%). Tuy nhiên cũng cần lưu ý các hành vi này chủ yếu gặp ở nam giới, nên tỷ lệ này cũng được coi là cao. Một số đặc điểm khác của các đối tượng như nghề nghiệp phải gắng sức chiếm tỷ lệ lớn (83,6%) và thể trạng to béo chiếm tỷ lệ nhỏ (10,5%) là rất phù hợp với đa số các đối tượng là nông dân, công việc vất vả và thường thể trạng nhỏ yếu.



Bảng 7: Một số yếu tố có lợi cho bệnh Tăng huyết áp

Hành vi

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Thường xuyên tìm hiểu thông tin về SK



63

28,7

Không rõ ràng

107

48,6

Không

50

22,8

Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý



102

46,3

Không rõ ràng

88

40

Không

30

13,6

Thoải mái về tinh thần



101

45,9

Không rõ ràng

103

46,8

Không

16

7,3

Bảng 7 cho ta biết về một số điểm có lợi cho bệnh Tăng huyết áp trong cuộc sống của các đối tượng. Như hành vi thường xuyên tìm hiểu thông tin về sức khỏe nói chung, có chế độ nghỉ ngơi làm việc hợp lý, thoải mái về tinh thần và có tinh thần lạc quan yêu đời đều chiếm một tỷ lệ tương đối (28,7%; 46,3%; 45,9% và 48,2%). Các đặc điểm này chứng tỏ một điều kiện thuận lợi cho việc giảm tỷ lệ bệnh cũng như mức độ nặng của bệnh trong cộng đồng.



2. Một số các yếu tố liên quan tới thực trạng Tăng huyết áp của người trưởng thành ở xã Lâu Thượng, Võ Nhai, Thái Nguyên.

Bảng 8: Mối liên quan giữa đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu với tình trạng tăng huyết áp của các đối tượng nghiên cứu

Yếu tố liên quan

Cao HA

Không THA

p

n

%

n

%




Nhóm tuổi 35- 49

16

31,4

96

56,8


<0,01

50- 69

27

52,9

68

40,2

≥ 70

8

15,7

5

5,9

Giới Nam

23

19,7

94

80,3

>0,05

Nữ

28

27,2

75

72,8

Hộ nghèo Có

5

22,7

17

77,3

>0,05

Không

46

23,2

152

76,8

Số người













<0,05

≤ 4 người

34

20

136

80

5- 8 người

17

34

33

66

Hài lòng với CS

Hài lòng

15

26,8

41

73,2

>0,05


Bình thường

32

20,9

121

79,1

Không hài lòng

4

36,4

7

63,6

Nghe về bệnh

Đã nghe

49

25,8

141

74,2

<0,05

Chưa nghe

2

6,7

28

93,3

Bảng 8 cho ta mối liên quan giữa một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với tình trạng tăng huyết áp. Trong đó đặc điểm về độ tuổi, số người sống trong 1 gia đình và việc nghe về bệnh hay chưa có liên quan tới tình trạng Tăng huyết áp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Còn các đặc điểm khác chưa tìm được mối liên quan.

Bảng 9: Mối liên quan giữa các hành vi nguy cơ với tăng huyết áp với tình trạng tăng huyết áp của các đối tượng nghiên cứu

Yếu tố liên quan

Cao HA

Không THA

P

n

%

n

%




Ăn mặn


<0,05



35

29,2

85

70,8

Không rõ

6

13

40

87

Không

10

18,5

44

81,5

Ăn đồ chiên xào



25

29,4

60

70,6

>0,05

Không rõ

18

19,1

76

80,9

Không

8

19,5

33

80,5

Không vận động nhiều



14

23,3

46

76,7

>0,05

Không rõ

19

20,2

75

79,8

Không

18

27,3

48

72,7

Ăn nhiều mỡ ĐV



32

26,2

90

73,8

>0,05

Không rõ

10

17,9

46

82,1

Không

9

21,4

33

78,6

To béo



9

39,1

14

60,9

>0,05

Không rõ

15

20

60

80

Không

27

22,1

95

77,9

Hút thuốc lá, lào



11

23,9

35

76,1

>0,05

Không rõ

3

17,6

14

82,4

Không

37

23,6

120

76,4

Uống rượu, bia nhiều



7

17,1

34

82,9

>0,05

Không rõ

4

26,7

11

73,3

Không

40

24,4

124

75,6

Ăn cay, nóng



12

21,4

44

78,6

>0,05

Không rõ

4

12,9

27

87,1

Không

35

26,3

98

73,7

Có bệnh khác



12

41,4

17

58,6

<0,05

Không rõ

24

20,2

95

78,8

Không

15

20,8

57

79,2

Có họ hàng, người thân mắc bệnh



13

39,4

20

60,6

<0,05

Không rõ

23

21,3

85

78,7

Không

15

19

64

81

Bảng 9 cho ta thấy mối liên quan giữa các hành vi nguy cơ của đối tượng với tình trạng tăng huyết áp. Trong đó, mối liên quan giữa các đối tượng có thói quen ăn mặn, đối tượng có bệnh khác và đối tượng có họ hàng, người thân mắc bệnh với tăng huyết áp là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có lẽ do những đối tượng này có hiểu biết hơn các đối tượng khác về bệnh và có cơ hội tiếp xúc với y tế nhiều hơn, nên đã phát hiện bệnh sớm hơn. Các hành vi khác của đối tượng như ăn nhiều dầu mỡ, ít vận động...chưa có mối liên quan với tăng huyết áp. Có lẽ do phạm vi nghiên cứu còn nhỏ, chưa đánh giá được hết mối tương quan này.



Bảng 10: Mối liên quan giữa các hành vi có ảnh hưởng tích cực lên bệnh tăng huyết áp với tình trạng tăng huyết áp của các đối tượng nghiên cứu


Yếu tố liên quan

Cao HA

Không THA

P

n

%

n

%




Đi khám SK định kỳ


<0,05




13

34,2

25

65,8

Không rõ

13

15,5

71

84,5

Không

25

25,5

73

74,5

Thường xuyên nghe, tìm thông tin về SK



20

31,7

43

68,3

<0,05


Không rõ

19

17,8

88

82,2

Không

12

24

38

76

Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý



24

23,5

78

76,5

>0,05

Không rõ

20

22,7

68

77,3

Không

7

23,3

23

76,7

Thoải mái về tinh thần



25

24,8

76

75,2

>0,05

Không rõ

23

22,3

80

77,7

Không

3

18,8

13

81,3

Tinh thần lạc quan, yêu đời



30

28,3

76

71,7

>0,05

Không rõ

19

18,3

85

81,7

Không

2

20

8

80

Bảng 10 cho ta thấy mối liên quan giữa một số hành vi có ảnh hưởng tích cực lên tăng huyết áp với tình trạng tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu. Trong đó có hành vi đi khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên nghe, tìm hiểu thông tin về sức khỏe là có liên quan tới tình trạng tăng huyết áp, và sự liên quan này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Còn các hành vi khác chưa tìm được sự liên quan có ý nghĩa thống kê.

4. Kết luận

- Tỷ lệ Tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu là 23,2%. 86,4% các đối tượng đã nghe về bệnh.

- Các yếu tố độ tuổi, số người sống trong 1 gia đình và việc nghe về bệnh

hay chưa có liên quan tới tình trạng Tăng huyết áp. Hành vi ăn mặn, đối tượng có bệnh khác và đối tượng có họ hàng, người thân mắc bệnh, hành vi đi khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên nghe, tìm hiểu thông tin về sức khỏe là có liên quan tới tình trạng tăng huyết áp, và sự liên quan này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

5. Khuyến nghị

Trạm y tế nên tăng cường hơn nữa các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về Tăng huyết áp nhằm nâng cao hiểu biết đúng đắn của người dân nói chung và ở lứa tuổi có nguy cơ cao với tăng huyết áp nói riêng, từ đó xây dựng những hành vi có lợi cho sức khỏe của người dân.



Tài liệu tham khảo

  1. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2006),” Khuyến cáo của hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng, THA ở người lớn”, Khuyến cáo vế bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoại 2006 – 2010, Nxb Y học TP. Hồ Chí Minh.

  2. Hoàng Văn Ngoạn trường đại học Y Dược Huế (2009):” Tình hình THA và các yếu tố liên quan ở NCT tại xã Thủy Vân huyện Hương Thủy Thừa Thiên Huế”. Tạp chí khoa học, đại học Huế số 52, 2009.

  3. Nguyễn Thị Xuân Hương (1998), “ Đánh giá kết quả quản lý bệnh THA ở bệnh nhân ngoại ngành bưu điện 1994 – 1995”, Kỷ yếu toàn văn đề tài khoa học, tạp chí tim mạch học Việt Nam số 14, trang 28.

  4. Nguyễn Lân Việt (2007), “ Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng chữa bệnh THA tại cộng đồng”, đề tài cấp Bộ.

  5. Nguyễn Lân Việt- Dự án quốc gia phong chống bệnh THA- Viện Tim Mạch Việt Nam.

THỰC TRẠNG BỆNH TAI MŨI HỌNG CỦA HỌC SINH

TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM GIÁ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Trần Duy Ninh, Nguyễn Toàn Thắng

Trường Đại học Y Được Thái Nguyên

TÓM TẮT

Để góp phần bổ sung những số liệu cập nhật về dịch tễ học bệnh tai mũi họng trong cộng đồng, đề tài đã tiến hành thăm khám nội soi cho toàn bộ 325 học sinh trường tiểu học Cam Giá thành phố Thái Nguyên. Kết quả cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh lý tai mũi họng của học sinh ở đây khá cao (63,7%). Đứng hàng đầu là các bệnh lý ở họng (60,3%), sau đó đến các bệnh lý ở tai giữa (12,9%) và mũi xoang (12,0%). Trong các bệnh lý ở tai giữa, đứng đầu là bệnh viêm tai giữa tiết dịch (8,0%), viêm tai giữa cũ có thủng, sẹo, xơ nhĩ (2,5%). Các bệnh lý ở họng chủ yếu gặp viêm V.A (57,7%) và viêm amiđan (35,4%). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan rõ rệt giữa viêm V.A, viêm amiđan với viêm tai giữa (p<0,001). Phương pháp khám tai mũi họng bằng nội soi cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh ở tai giữa, bệnh V.A đều cao hơn so với những kết quả nghiên cứu trước đây với phương pháp khám tai mũi họng thông thường. Vì vậy phương pháp khám tai mũi họng bằng nội soi cần được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng.



Từ khóa: Khám nội soi, viêm tai giữa, viêm họng
SITUATION OF EAR-NOSE-THROAT DISEASES IN PUPILS AT CAM GIA PRIMARY SCHOOL IN THAI NGUYEN CITY

By Tran Duy Ninh, Nguyen Toan Thang

Thai Nguyen University of Medicine & Pharmacy
SUMMARY

Objective: To update current epidemiological data on ENT diseases in the community. Subjects and method: we conducted endoscopic examination on 325 pupils in Cam Gia Primary School in Thai Nguyen city. We found a high prevalence of ENT diseases (63.7%), mainly throat diseases (60.3%), followed by middle ear diseases (12.9%) and sino-nasal diseases (12.0%). In terms of middle ear diseases, otitis media with effusion was seen with the highest prevalence (8.0%), followed by chronic otitis media with tympanic membrane perforation, tympanic scar, and tympanosclerosis (2.5%). Adenoiditis and tonsillitis accounted for (57.7%) and (35.4%), respectively. We also found a significant correlation between adenoiditis and tonsillitis and otitis media (p<0.001). This study showed that endoscopic examination provided better view and more accurate diagnosis of ENT diseases. Therefore, this method should be more widely used in community-based studies.

Keywords: Endoscopic examination, otitis media, sore throat

1. Đặt vấn đề

Các bệnh lý về tai mũi họng (TMH) là những bệnh rất thường gặp trong cộng đồng, đặc biệt ở trẻ em. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Duy Ninh và cộng sự từ năm 1993 đến năm 1998 có 48,49% trẻ em lứa tuổi nhà trẻ - mẫu giáo mắc các bệnh lý về TMH [3]. Trẻ em một số dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam từ 7- 15 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh TMH từ 47,18 - 77,78% [4]. Mặc dù bệnh TMH ít gây tử vong nhưng thường ảnh hưởng tới sự phát triển về tinh thần, thể chất của trẻ và có thể để lại những di chứng, biến chứng nặng nề.

Lứa tuổi học sinh chiếm một tỷ lệ từ trên 1/4 tới gần 1/3 trong cơ cấu dân số. Lứa tuổi này chính là tương lai của một dân tộc, một quốc gia sau này. Trong điều kiện xã hội đang phát triển như hiện nay, quyền lợi học tập của các em thường được các bậc phụ huynh đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu, việc khám chữa bệnh cho trẻ thường chưa được quan tâm một cách đúng mức.

Trong những năm qua đã có một số điều tra về dịch tễ học bệnh TMH tại cộng đồng, trong đó có đối tượng học sinh. Tuy nhiên các kết quả có được chưa mang tính chất hệ thống và cập nhật. Mặt khác trong các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng các dụng cụ thăm khám TMH thông thường do đó việc phát hiện bệnh và chẩn đoán có thể còn gặp những khó khăn. Cho đến nay việc áp dụng nội soi trong thăm khám bệnh TMH tại cộng đồng còn rất hạn chế.

Vì vậy trong khuôn khổ của đề tài này đã áp dụng thăm khám nội soi cho 100% đối tượng nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:



- Xác định được thực trạng bệnh tai mũi họng của học sinh trường tiểu học Cam Giá thành phố Thái Nguyên năm 2012.

- Tìm hiểu mối liên quan giữa các bệnh lý trong tai mũi họng.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Thiết kế nghiên cứu


Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang có phân tích.

2.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ học sinh trường tiểu học Cam Giá thành phố Thái Nguyên.

- Địa điểm nghiên cứu: trường tiểu học Cam Giá thành phố Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: 9/2012 - 11/2012.


2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu


Số mẫu nghiên cứu được dựa trên kết quả của những nghiên cứu trước và được tính theo công thức:

Trong đó:

n: Số lượng học sinh tối thiểu cần nghiên cứu.

Z1-/2: Giá trị điểm Z tại mức ý nghĩa , với  = 0,05  Z1-/2 ­= 1,96.

d: Độ sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ thực của quần thể, chọn d = 0,05.

p: Tỷ lệ học sinh mắc bệnh TMH ước lượng theo nghiên cứu của Trần Duy Ninh từ năm 1993 - 1998 là 70% (p = 0,7) [4].

Với các thông số đã được xác định, cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu là 323 đối tượng.


Tại trường tiểu học Cam Giá có 325 học sinh (xấp xỉ cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu), đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ số học sinh này.

2.4. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu


Chọn mẫu có chủ đích, chọn toàn bộ học sinh đang theo học tại trường tiểu học Cam Giá thành phố Thái Nguyên.

2.5. Nội dung nghiên cứu


Điều tra dịch tễ học bệnh TMH.

Tìm hiểu mối liên quan giữa các bệnh lý trong TMH.


2.6. Các chỉ số nghiên cứu


Các chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: độ tuổi, khối lớp, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp của bố mẹ.

Các chỉ số mô tả thực trạng bệnh TMH.

Các chỉ số mô tả mối liên quan giữa các bệnh TMH.

2.7. Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin


Phỏng vấn trực tiếp học sinh những thông tin liên quan đến các triệu chứng ở TMH trong 01 năm trở lại đây và tại thời điểm nghiên cứu. Các kết quả phỏng vấn được ghi trên phiếu phỏng vấn đã thiết kế sẵn.

Thăm khám lâm sàng bằng phương pháp nội soi nhằm phát hiện bệnh lý TMH. Đối với các trường hợp nghi có bệnh lý ở tai được đo thính lực và đo nhĩ lượng. Các kết quả thăm khám được ghi trên phiếu khám đã thiết kế sẵn.

Chẩn đoán và phân loại bệnh theo tiêu chuẩn phân loại bệnh Quốc tế.

Căn cứ vào kích thước của V.A, amiđan và chia ra các mức độ như sau:

V.A đã thoái triển: không còn V.A hoặc chỉ còn dấu vết V.A trên nóc vòm.

V.A độ 1: khối V.A nhỏ, gọn mấp mé cửa mũi sau, không vượt quá 1/4 sau trên cửa mũi sau.

V.A độ 2: khối V.A khá to, che lấp 1/2 cửa mũi sau.

V.A độ 3: khối V.A quá phát to, che lấp 3/4 cửa mũi sau.

V.A độ 4: khối V.A quá phát rất to, che kín hoàn toàn của mũi sau.

Amiđan đã thoái triển: không còn amiđan hoặc chỉ còn rất nhỏ trong hốc amiđan.

Amiđan độ 1: khối amiđan nhỏ, gọn, không vượt quá 1/4 khoảng cách từ trụ trước amiđan tới đường trung vị.

Amiđan độ 2: khối amiđan khá to nhưng không vượt quá 1/2 khoảng cách từ trụ trước amiđan tới đường trung vị.

Amiđan độ 3: khối amiđan to nhưng không vượt quá 3/4 khoảng cách từ trụ trước amiđan tới đường trung vị.



Amiđan độ 4: khối amiđan quá phát to, tiến sát tới đường trung vị, hai amiđan che kín eo họng.

2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu


Số liệu được nhập, kiểm soát trên chương trình Epidata và xử lý trên chương trình SPSS 13.0.

Sử dụng test 2 để so sánh 2 tỷ lệ %.

3. Kết quả nghiên cứu


Phân tích kết quả trên tổng số 325 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 (trong đó có 171 nam và 154 nữ), đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Bảng 1. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo khối lớp

Khối lớp

Không bệnh

Có bệnh

Tổng số

SL

%

SL

%

SL

%

1

23

33,3

46

66,7

69

100,0

2

27

44,3

34

55,7

61

100,0

3

17

27,0

46

73,0

63

100,0

4

32

42,7

43

57,3

75

100,0

5

19

33,3

38

66,7

57

100,0

Tổng số

118

36,3

207

63,7

325

100,0

Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu có số lượng học sinh tương đối đồng đều giữa các khối lớp. Tỷ lệ mắc bệnh TMH của học sinh tiểu học từ 55,7% - 73,0%, trung bình là 63,7%, không có sự khác biệt giữa các khối lớp (p>0,05).

Bảng 2. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo giới tính

Giới tính

Không bệnh

Có bệnh

Tổng số

SL

%

SL

%

SL

%

Nam

60

35,1

111

64,9

171

100,0

Nữ

58

37,7

96

62,3

154

100,0

Tổng số

118

36,3

207

63,7

325

100,0

Nhận xét: Số lượng học sinh nam và nữ là tương đương và tỷ lệ mắc bệnh TMH không có sự khác biệt giữa hai giới (p>0,05).

Bảng 3. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo dân tộc

Dân tộc

Không bệnh

Có bệnh

Tổng số

SL

%

SL

%

SL

%

Kinh

98

35,5

178

64,5

276

100,0

Tày

5

62,5

3

37,5

8

100,0

Nùng

6

66,7

3

33,3

9

100,0

Khác

9

28,1

23

71,9

32

100,0

Tổng số

118

36,3

207

63,7

325

100,0

Nhận xét: Trong mẫu điều tra, học sinh thuộc dân tộc kinh là chủ yếu (64,5%), ngoài ra còn có học sinh thuộc dân tộc Tày, Nùng và một số dân tộc khác. Kết quả so sánh chưa thấy sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh TMH gữa các dân tộc này (p>0,05).

Bảng 4. Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng xếp theo nghề nghiệp của bố mẹ

Nghề nghiệp của bố mẹ

Không bệnh

Có bệnh

Tổng số

SL

%

SL

%

SL

%

Cán bộ, nhân viên

2

40,0

3

60,0

5

100,0

Công nhân

39

37,9

64

62,1

103

100,0

Nông dân

57

33,3

114

66,7

171

100,0

Các nghề khác

20

43,5

26

56,5

46

100,0

Tổng số

118

36,3

207

63,7

325

100,0

Nhận xét: Trong mẫu điều tra, học sinh thuộc con em công nhân và nông dân là chủ yếu, ngoài ra còn có con em cán bộ và một số làm nghề khác. So sánh tỷ lệ mắc bệnh TMH không thấy sự khác biệt giữa các đối tượng này (p>0,05).

Bảng 5. Cơ cấu bệnh tai mũi họng

Cơ quan

Không bệnh

Có bệnh

Tổng số

SL

%

SL

%

SL

%

Tai giữa

283

87,1

42

12,9

325

100,0

Mũi xoang

286

88,0

39

12,0

325

100,0

Họng

129

39,7

196

60,3

325

100,0

Tổng số

118

36,3

207

63,7

325

100,0

Nhận xét: Trong các bệnh lý ở TMH nhóm bệnh về họng chiếm tỷ lệ cao nhất (60,3%), sau đó là các bệnh lý ở tai giữa (12,9%) và mũi xoang (12,0%).

Bảng 6. Các bệnh lý ở tai giữa

Các bệnh tai

SL

%

Tắc vòi nhĩ

8

2,4

Viêm tai giữa tiết dịch

26

8,0

Viêm tai giữa cũ có thủng, sẹo, xơ nhĩ

8

2,5

Tổng số

42

12,9

Nhận xét: Trong các bệnh lý của tai giữa, đứng đầu là bệnh viêm tai giữa tiết dịch (8,0%), sau đó là viêm tắc vòi nhĩ (2,4%) và đặc biệt viêm tai giữa cũ đã để lại di chứng (2,5%).

Bảng 7. Các bệnh lý ở mũi xoang

Các bệnh mũi xoang

SL

%

Viêm mũi xoang cấp tính, dị ứng

32

9,8

Viêm mũi xoang mạn tính

7

2,2

Tổng số

39

12,0

Nhận xét: Trong các bệnh lý của mũi xoang, đứng đầu là viêm mũi xoang cấp tính, dị ứng (9,8%), sau đó là viêm mũi xoang mạn tính (2,2%).

Khi tìm hiểu về sự tồn tại, kích thước của V.A và amiđan ở lứa tuổi này, chúng tôi nhận thấy: có 17,9% học sinh V.A đã thoái triển và 82,1% V.A còn tồn tại. Đối với amiđan: 37,5% học sinh amiđan đã thoái triển và còn tồn tại 62,5%.



Bảng 8. Phân độ V.A

Độ V.A

SL

%

Độ 1

91

28,0

Độ 2

146

44,9

Độ 3

29

8,9

Độ 4

1

0,3

Tổng số

267

82,1

Nhận xét: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, V.A độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (44,9%), tuy nhiên có tới 9,2% trẻ có V.A độ 3 và độ 4.

Bảng 9. Phân độ amiđan

Độ amiđan

SL

%

Độ 1

90

27,7

Độ 2

85

26,2

Độ 3

27

8,3

Độ 4

1

0,3

Tổng số

203

62,5

Nhận xét: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, chủ yếu có amiđan ở độ 1 (27,7%) và độ 2 (26,2%), tuy nhiên có tới 8,6% trẻ có amiđan độ 3 và độ 4.

Bảng 10. Các bệnh lý ở họng

Các bệnh lý ở họng

SL

%

Viêm họng cấp tính

2

0,6

Viêm V.A mạn tính

176

54,2

Viêm V.A mạn tính đợt

12

3,7

Viêm amiđan mạn tính

113

34,8

Viêm amiđan mạn tính đợt cấp

2

0,6

Tổng số đối tượng mắc bệnh về họng

196

60,3

Nhận xét: Trong các bệnh lý của họng, đứng đầu là V.A (viêm V.A mạn tính và mạn tính đang trong đợt viêm cấp) là 57,9%, sau đó là bệnh amiđan (viêm amiđan mạn tính và mạn tính đang trong đợt viêm cấp) là 35,4%.

Để tìm hiểu mối liên quan giữa các bệnh lý trong TMH, chúng tôi thiết lập các bảng từ 11 - 15 dưới đây:



Bảng 11. Mối liên quan giữa các bệnh lý ở họng với bệnh tai giữa

Bệnh tai giữa

Bệnh họng

p

Có bệnh

Không bệnh

Có bệnh

SL

37

5

<0,001

%

88,1

11,9

Không bệnh

SL

159

124

%

56,2

43,8

Nhận xét: 88,1% những đối tượng có bệnh lý ở tai giữa là có bệnh lý ở họng, chỉ có 11,9% những đối tượng có bệnh tai giữa nhưng không có bệnh lý ở họng (p<0,001).

Bảng 12. Mối liên quan giữa bệnh V.A với bệnh tai giữa

Bệnh tai giữa

Bệnh V.A

p

Có bệnh

Không bệnh

Có bệnh

SL

34

8

<0,001

%

81,0

19,0

Không bệnh

SL

142

141

%

50,2

49,8

Nhận xét: 81,0% những đối tượng có bệnh lý ở tai giữa là có bệnh V.A, chỉ có 19,0% những đối tượng có bệnh tai giữa nhưng không có bệnh V.A (p<0,001).

Bảng 13. Mối liên quan giữa bệnh amiđan với bệnh tai giữa

Bệnh tai giữa

Bệnh amiđan

p

Có bệnh

Không bệnh

Có bệnh

SL

25

17

<0,001

%

59,5

40,5

Không bệnh

SL

88

195

%

31,1

68,9

Nhận xét: 59,5% những đối tượng có bệnh lý ở tai giữa là có bệnh V.A, chỉ có 40,5% những đối tượng có bệnh tai giữa nhưng không có bệnh V.A (p<0,001).

Bảng 14. Mối liên quan giữa bệnh mũi xoang với bệnh tai giữa

Bệnh tai giữa

Bệnh mũi xoang

p

Có bệnh

Không bệnh

Có bệnh

SL

8

34

>0,05

%

19,0

81,0

Không bệnh

SL

31

252

%

11,0

89,0

Nhận xét: Chưa có sự liên quan rõ rệt giữa bệnh viêm mũi xoang với bệnh viêm tai giữa (p>0,05).

Bảng 15. Mối liên quan giữa bệnh viêm V.A và bệnh viêm amiđan

Bệnh viêm V.A

Bệnh viêm amiđan

p

Có bệnh

Không bệnh

Có bệnh

SL

93

83

<0,001

%

52,8

47,2

Không bệnh

SL

20

129

%

13,4

86,6

Nhận xét: Có sự liên quan rõ rệt giữa bệnh viêm V.A với bệnh viêm amiđan (p<0,001).

4. Bàn luận

Kết quả nghiên cứu từ các bảng 1 - 4 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh TMH của học sinh trường tiểu học Cam Giá khá cao (63,7%), tỷ lệ này cũng tương đương với các kết quả nghiên cứu về bệnh TMH ở lứa tuổi học sinh của con em các dân tộc vùng Đông Bắc và Tây Bắc từ 1993 - 1998 (47,18% - 77,78%) [3], [4], [5]. Và cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phùng Minh Lương trên cộng đồng dân tộc Ê Đê năm 2010 (58,9%) [2]. Điều đó chứng tỏ rằng tỷ lệ mắc bệnh lý TMH của học sinh luôn luôn ở mức cao.

Kết quả nghiên cứu tại các bảng 1 - 4 còn cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc các bệnh TMH giữa các giới, khối lớp, dân tộc hay nghề nghiệp của bố mẹ. Tuy nhiên với số mẫu còn nhỏ, đề tài cần tiếp tục nghiên cứu để có những kết luận đầy đủ hơn.

Nghiên cứu về cơ cấu của các bệnh TMH, kết quả tại bảng 5 cho thấy: trong các bệnh lý ở TMH nhóm bệnh về họng chiếm tỷ lệ cao nhất (60,3%), sau đó là các bệnh lý ở tai giữa (12,9%) và mũi xoang (12,0%). Kết quả này cho thấy cơ cấu bệnh TMH đã không hoàn toàn phù hợp với những kết qủa nghiên cứu trước đây khi thăm khám TMH thông thường cho học sinh vùng Đông Bắc và Tây Bắc: đứng đầu là các bệnh về họng, sau đó đến nhóm bệnh về mũi xoang và sau cùng là các bệnh tai [3], [4], [5]. Điều đó phải chăng cơ cấu bệnh TMH đã thực sự thay đổi hay do phương pháp thăm khám nội soi hiện nay đã giúp cho việc chẩn đoán được chính xác hơn, vì vậy vấn đề này cũng cần được tiếp tục nghiên cứu.

Khi tìm hiểu sâu về các bệnh ở tai, kết quả tại bảng 6 cho thấy: trong các bệnh lý của tai giữa, đứng đầu là viêm tai giữa tiết dịch (8,0%), sau đó là viêm tắc vòi nhĩ 2,4% và đặc biệt viêm tai giữa cũ đã để lại di chứng (2,5%). Điều đó phù hợp với nhận định của Trần Viết Luân [1]: “Viêm tai giữa tiết dịch chiếm khoảng 10 - 20% ở trẻ em chưa đến tuổi đi học, thường nhất là 6 tháng đến 4 tuổi và giảm thấp hơn ở trẻ em lứa tuổi học đường”. Một tỷ lệ cao học sinh bị viêm tai giữa và di chứng của viêm tai giữa là vấn đề rất đáng được quan tâm vì điều đó có thể gây ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.

Khi tìm hiểu sâu về cơ cấu của bệnh mũi xoang, kết quả tại bảng 7 cho thấy: trong các bệnh lý của mũi xoang, đứng đầu là viêm mũi xoang cấp tính, dị ứng (9,8%), sau đó là viêm mũi xoang mạn tính (2,2%). So sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây thì tỷ lệ và cơ cấu bệnh mũi xoang cơ bản chưa có sự khác biệt [3], [4], [5].

Tìm hiểu sâu về các bệnh lý ở họng, kết quả nghiên cứu tại các bảng từ 8 - 10 cho thấy: ở lứa tuổi này có 17,9% học sinh V.A đã thoái triển, 82,1% V.A còn tồn tại, trong đó trên 50% V.A quá phát. Đối với amiđan: 37,5% học sinh amiđan đã thoái triển và 62,5% còn tồn tại, trong đó trên 30% amiđan quá phát. Trong các bệnh lý của họng, đứng đầu là V.A (viêm V.A mạn tính và mạn tính đang trong đợt viêm cấp) là 57,9%, sau đó là bệnh amiđan (viêm amiđan mạn tính và mạn tính đang trong đợt viêm cấp) là 35,4%. Tỷ lệ này rất cao so với những kết quả nghiên cứu của Trần Duy Ninh và cộng sự năm 1993 ở trẻ em từ 0 - 13 tuổi tại một số địa phương thuộc Bắc Thái: viêm VA cấp 5,57%; viêm VA mạn 17,17%; viêm amiđan cấp 3,94% và viêm amiđan mạn 9,28% [3]. Đây là những vấn đề rất đáng được quan tâm vì viêm V.A và amiđan ở lứa tuổi này ngoài việc ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của học sinh còn có nguy cơ gây biến chứng thấp tim...

Khi tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh lý trong TMH, các kết quả nghiên cứu từ bảng 11 - 15 cho thấy: các bệnh lý ở họng, đặc biệt bệnh V.A và amiđan có mối liên quan rõ rệt với bệnh viêm tai giữa. Hầu hết các trẻ viêm tai giữa đều có các bệnh ở V.A và amiđan, điều đó không chỉ phù hợp với cơ chế bệnh sinh của viêm tai giữa mà qua đó giúp các nhà TMH luôn liên hệ đến các bệnh lý ở tai trên những học sinh viêm V.A và amiđan.



5. Kết luận

Tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng của học sinh trường tiểu học Cam Giá cao (63,7%). Đứng hàng đầu là các bệnh lý ở họng (60,3%), sau đó đến các bệnh lý ở tai giữa (12,9%) và mũi xoang (12,0%). Trong đó các bệnh có tỷ lệ mắc cao: viêm V.A (57,7%), viêm amiđan (35,4%) và viêm tai giữa tiết dịch 8,0%. Có mối liên quan rõ rệt giữa viêm V.A, viêm amiđan với viêm tai giữa (p<0,001).



5. Khuyến nghị

Cần phát huy hơn nữa vai trò của nhà trường, giáo viên thể chất và cán bộ Y tế trường học trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu về tai mũi họng tại cơ sở.

Ngành y tế cần có những kế hoạch cụ thể điều trị bệnh tai mũi họng cho học sinh vì tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng của các em khá cao trong khi chúng ta hoàn toàn có khả năng kiểm soát được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Viết Luân (2008), “Viêm tai giữa tiết dịch”, Tai mũi họng quyển I, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 515-531

2. Phùng Minh Lương (2010),Nghiên cứu mô hình bệnh tai mũi họng ở cộng đồng dân tộc Ê Đê Tây Nguyên, đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp phù hợp ở tuyến thôn bản”, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.

3 . Trần Duy Ninh, Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Thuý Vân, Vũ Minh (1993), “Tình hình bệnh Tai mũi họng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của trẻ em tại một số địa phương thuộc Bắc Thái”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991-1992), Trường Đại học Y Bắc Thái - Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Quyển V, Tr. 236-241.

4. Trần Duy Ninh và cộng sự (1998), “Mô hình bệnh tai mũi họng của một số dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên, Quyển IX, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr. 174-179.

5. Trần Duy Ninh, Nguyễn Minh Hằng và cộng sự (1998), “Tình hình mắc bệnh tai mũi họng của dân tộc Tày huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên, Quyển IX, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr. 187-191.

THỰC TRẠNG THỰC HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH

VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA BỆNH NHÂN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA

HUYỆN YÊN MINH –TỈNH HÀ GIANG

Nguyễn Thị Ngoan*, Hạc Văn Vinh**

*Bệnh viện ĐKKV Yên Minh, tỉnh Hà Giang

** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu hồi cứu số liệu 2010-2012 về hoạt động và mô tả cắt ngang đánh giá sự hài lòng cuả bệnh nhân trong 6 tháng đầu năm 2013 đã được tiến hành. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh của viện đa khoa huyện Yên Minh năm 2010-2013; 2) Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân vào điều trị tại bệnh viện huyện Yên Minh trong 6 tháng đầu năm 2013.



Kết quả nghiên cứu: 1) Số lượt khám, thủ thuật, phẫu thuật tăng theo thời gian 2010 -2012. Sản khoa (phẫu thuật lấy thai lần đầu (112 ca- 2012, tăng lên 213 ca, 2012), thủ thuật, phẫu thuật ngoại khoa (4137 ca, năm 2010 tăng lên 4786, năm 2012 ). 2)Tỷ lệ bệnh nhân đánh giá mức tốt về trang thiết bị của bệnh viện là 99,5%, thái độ phục vụ người bênh của cán bộ bệnh viện (98,8 %), xắp xếp khoa phòng thuận tiện cho người bệnh (95,5%), thời gian thủ tục nhập viện phù hợp (95,3%).

Kết luận: 1) Số lượt khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú, số lượt thủ thuật, phẫu thuật cũng tăng theo thời gian 2010 -2012. 2) Mức độ hài lòng mức tốt của người bệnh về trang thiết bị, thái độ phục vụ của cán bộ, thời gian chờ đợi, xắp xếp khoa phòng đạt tỷ lệ cao (90-100%).

Khuyến nghị: 1) Tiếp tục duy trì phát huy các kỹ thuật, hoạt động tốt hiện đang áp dung tại bệnh viện; 2) Tập nguồn lực cho các khoa chưa thực hiện được các kỹ thuật và dịch vụ chưa tôt như khoa nội, khoa các chuyên khoa.

Từ khóa:Hoạt động bệnh viện, đánh giá
STATUS OF HOSPITAL ACTIVITIES AND PATIENTS’ SATISFACTION ON HEALTH CARE SERVICE AT YEN MINH REGIONAL GENERAL HOSPITAL, HÀ GIANG PROVINCE

Nguyen Thi Ngoan*, Hac Van Vinh**

*Yen Minh Regional General Hospital, Ha Giang Province

** Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

A retrospective study of secondary data on activities of Yen Minh general hospital and cross-sectional study to evaluate the level of patients’ s satisfaction on hospital health service was conducted. Study objectives: 1) Describe activities of Yen Minh general hospital during 2010-2013. 2) Evaluate patients’ satisfaction to the hospital who are admitted in Yen Minh hospital during 6 first months of year 2013.

Study findings: 1) Number of examined people, techniques, operations are increased by time 2010 -2012. O.B (ceased for first times (112 case, 2012, up to 213 cases, 2012). Number of surgery operation (4137 cases, 2010 up to 4786, 2012). 2) Proportion of patients who evaluated good level on facilities of hospital, outpatient clinics, treatment room is very high (99, 1 -100%. Good Facilities is (98, 8 %), arrangement of convenient room for patients (95, 5%), appropriate time for waiting (95, 3%).

Conclusion: 1) Number of times for examination, techniques, operation of 4 main wards are increased by time from 2010 to 2012; 2) Level of patients’ satisfaction on the hospital facilities, profession as well as hospital staff’s attitude toward providing the health care to patients was very high (95 -100%).

Recommendations: 1)The hospital should continue to enhance and sustain effective techniques and activities have been applying at Yen Minh general hospital; 2) Focus recourses for wards where need for community but they have not done well yet, such as internal medicine and specialty wards.

Keywords: Hospital activities, Evaluation

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện, việc thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân, đồng thời đánh giá được chất lượng khám chữa bệnh tai cơ sở đó [3], [4].

Huyện Yên Minh là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội kém phát triển, dân tộc H’Mông chiếm 53%, đường giao thông đi lại khó khăn, xã xa nhất cách bệnh viện trung tâm 70km [1].

Để nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, phát triển bệnh viện đạt tiêu chuẩn hạng II, quy mô 200 giường vào năm 2015, đánh giá thực trạng hoạt động là cần thiết, chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu thực trạng hoạt động khám chữa bệnh và đánh giá của bệnh nhân về bệnh viện đa khoa huyện Yên Minh-Tỉnh Hà Giang” với các mục tiêu sau:



  1. Mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh của viện đa khoa huyện Yên Minh năm 2010-2013.

  2. Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân vào điều trị tại bệnh viện huyện Yên Minh trong 6 tháng đầu năm 2013.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu

- Đại diện Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng chức năng và khoa chuyên môn

- Bệnh nhân đã điều trị nội trú tại bệnh viện ĐKKV Yên minh từ tháng 2- tháng 7 năm 2013

- Sổ sách báo cáo tổng kết họa động của bệnh viện từ năm 2010- 2012



2.2 . Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu:

Tại Bệnh viện ĐKKV Yên Minh, tỉnh Hà Giang.



2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Được tiến hành từ tháng 02/2013- tháng 7/2013



2.3 Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu.

- Hồi cứu số liệu bệnh viện từ tháng 1/ 2010- 12/ 2012

- Mô tả điều tra cắt ngang, nghiên cứu kết hợp định lượng với nghiên cứu định tính.

2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu

* Cỡ mẫu:

- Cho nghiên cứu định lượng:



+ Điều tra về tổ chức, nguồn lực và hoạt động của bệnh viện ĐKKV Yên Minh, tỉnh Hà Giang trong 6 tháng năm 2013

+ Đánh giá mức độ hài lòng của của bệnh nhân nội trú, về cung cấp dịch vụ điều trị của bệnh viện. Công thức cỡ mẫu:

n : Cỡ mẫu nghiên cứu



: là sai lầm loại 1 (0,05), (hệ số giới hạn tin cậy) = 1,96 khi = 0,05

p = Tỷ lệ hài lòng mức tốt của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện

(p= 50% tức p= 0,5), Nguyễn Đình Thắng[8]. d = Sai số ước lượng là 0,05 .

n = 384, lấy bổ sung 10% để loại trừ khả năng không tham gia mẫu nghiên cứu, tổng số mẫu tối thiểu là 400 bệnh nhân.



* Chọn mẫu :

Mẫu cho đánh giá sự hài lòng người bệnh: Dựa trên danh sách bệnh nhân nằm viện trong khoảng thời gian nghiên cứu, chọn ngẫu nhiên 400 bệnh trong vòng 6 tháng (tháng 2-7/2013) tại bệnh viện đa Tống số bệnh nhân được chọn lấy theo 4 khoa chính của bệnh viện ( Khoa Nội; khoa Ngoại; khoa sản; Khoa nhi) mỗi khoa 100 bệnh nhân



2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu và biến số.

2.3.3.1 Thông tin chung:

- Cán bộ y tế: Tuổi, giới, dân tộc trình độ chuyên môn, năm công tác

- Bệnh nhân: Tuổi, giới, dân tộc, bệnh, khoa điều trị, ngày nằm viện.

2.3.3.3. Các chỉ số về hoạt động khám chữa bệnh, kỹ thuật (2010-2012)

* Kết quả hoạt động chung của bệnh viện:các chỉ số về kết quả khám, chữa bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú, công suất sử dụng giường bệnh, các chỉ tiêu về cận lâm sàng, phẫu thuật, số ca tử vong

- Số giường kế hoạch; số giường thực kê tại bệnh viện; tổng số lượt khám chữa bệnh; tổng số lượt người bệnh điều trị nội trú; tổng số lượt người bệnh điều trị ngoại trú.

- Số ngày điều trị nội trú trung bình

- Công suất sử dụng giường bệnh(%)

- Tổng số lần xét nghiệm, tổng số lần siêu âm, tổng số lần chụp X quang, tổng số lần phẫu thuật, tổng số lần thủ thuật

- Tổng số người bệnh tử vong tại BV: Tử vong trước 24 giờ đầu, tử vong sau 24 giờ

- Tỷ lệ người bệnh chuyển tuyến

* Các chỉ số về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Tổng số lần khám thai, tổng số lần khám phụ khoa, tổng số lần điều trị phụ khoa

- Tổng số ca đẻ, tổng số ca mổ lấy thai, tổng số ca đình sản



* Các chỉ số về thực hiện các kỹ thuật 4 khoa chính (2010-2012)

-Khoa nội (Phong bế ngoài màng cứng; chọc dịch não tủy; chọc dịch màng bụng, màng

phổi; truyền máu; đặt ống sonde dạ dày).



- Khoa ngoại (chọc áp xe qua gan siêu âm; mở màng phổi dẫn lưu dịch,khí; phẫu thuật khâu lỗ thủng dạ dày, ruột; phẫu thuật cắt ruột thừa qua nội soi; phẫu thuật cắt lách, cắt thận, phẫu thuật cắt đoạn ruột…).

- Khoa phụ sản (Phẫu thuật cắt u nang buồng trứng kèm triệt sản ; cắt u nang buồng trứng xoắn; cắt políp cổ tử cung; phẫu thuật chửa ngoài tử cung không choáng,có choáng qua nội soi ; phẫu thuật lấy thai lần 2 trở lên ; khâu vòng cổ tử cung ; phẫu thuật mở chửa ngoài tử cung có choáng; cắt tử cung bán phần qua nội soi…)

- Khoa Nhi ( thở máy áp lực dương liên tục; chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh; dặt ống sonde dạ daỳ cho ăn qua sonde; đặt ống nội khí quản; chọc dò tủy sống; truyền máu).

* Một số chỉ số đánh giá về sự hài lòng của người bệnh về thực trạng hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện 6 tháng năm 2013

- Mức độ đánh giá của người bệnh về cơ sở vật chất của bệnh viện theo các mức tốt, trung bình, yếu, kém.



III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

3.1. Kết quả hoạt động của bệnh viện

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động của bệnh viện Đa khoa khu vực Yên Minh năm 2010 -2012

Các chỉ số

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Công suất sử dụng giường

85%

85%

87,1%

Số lượt khám chữa bệnh ngoại trú

13.974

16.396

13.733

Số Lượt khám chữa bệnh nội trú

8.177

8.394

9.470

Số lần phẫu thuật

Ngoại khoa

217

196

192

Sản khoa

300

341

380

Số lượt thủ thuật




Ngoại

4173

4896

4786

Sản

5569

5932

5812

Nhi

964

991

1029

Nội

486

730

846

Số lượt thực hiện công tác chỉ dao tuyến hỗ trợ tuyến dưới

18

21

24

Nhận xét: Công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện đạt từ 85% đến 87%, số lượt khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú, xét nghiệm, chụp Xquang, siêu âm hàng năm đều tăng. Số lượt thủ thuật, phẫu thuật cũng tăng. Điều đó chứng minh rằng chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện đã được nâng lên rõ rệt.

Bảng 3.2. Một số kỹ thuật thực hiện tại khoa Nội năm 2010 -2012

STT

Tên kỹ thuật

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1

Đặt sonde dạ dày

19

25

17

2

chọc dịch não tủy

6

9

10




Đặt sonde bàng quang

51

43

28

4

Chọc dò dịch màng bụng

15

8

11

Nhận xét: qua bảng kết quả trên cho thấy một số kỹ thuật được thực hiện tại khoa Nội mặc dù chưa được nhiều song cũng thể hiện được sự cố gắng của khoa trong điều kiện còn thiếu nhân lực có trình độ.

Bảng 3.3. một số kỹ thuật thực hiện tại khoa ngoại từ năm 2010- 2012.

STT

Tên kỹ thuật

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1

khâu lỗ thủng dạ dày

9

14

11

2

Phẫu thuật điều trị tắc ruột do dính

03

08

13

5

Phẫu thuật thoát vị bẹn nghẹt, thường hay thành bụng thường

9

12

14

6

Phẫu thuật lây sỏi bàng quang

13

11

15

7

Phẫu thuật kết hợp xương đùi

0

02

05

Nhận xét : Qua bảng trên cho thấy việc thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cao vào công tác điều trị ngày càng được áp dụng, chính từ những kỹ thuật đó mà đơn vị ngày càng thu hút người bệnh từ các huyện đến điều trị

Bảng 3.4. Một số kỹ thuật đã triển khai tại khoa phụ sản

STT

Tên kỹ thuật

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1

Phẫu thuật cắt u nang buồng trứng kèm triệt sản bằng phương pháp nội soi

0

12

87

2

Phẫu thuật cắt u nang buồng trứng xoắn bằng nội soi

0

0

19

4

Khâu vòng cổ tử cung giữ thai

01

04

03

5

Phẫu thuật chửa ngoài tử cung có choáng bằng nội soi

0

02

18

6

Phẫu thuật lấy thai lần đầu

112

157

213

7

Phẫu thuật lấy thai lần hai trở lên

21

37

54

Nhận xét: Việc thực hiện chỉ tiêu kỹ thuật tại khoa sản theo phân tuyến kỹ thuật của bộ y tế đạt 100%, hiện tại bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật nội soi trong các trường hợp: chửa ngoài tử cung vỡ có choáng, cắt tử cung bán phần, toàn phần, bóc khối u nang buồng trứng….

Bảng 3.5. Một số kỹ thuật thực hiện tại khoa nhi, 2010 -2012

STT

Tên kỹ thuật

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1

Thở máy áp lực dương liên tục

87

103

134

2

Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh

43

57

109

3

Chọc dịch não tủy

11

24

31

4

Đặt sonde dạ dày, cho ăn qua sonde

69

136

268

5

Đặt nội khí quản

07

05

09

6

Truyền máu

04

06

09

Nhận xét: Trong những năm gần đây việc thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật tại khoa Nhi đã có nhiều kỹ thuật mới được triển khai như: thở áp lực dương liên tục, chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh, nuôi dưỡng thành công trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân( 32 tuần/ 900gam)

3.2. Đánh giá của người bệnh về thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh

Bảng 3.6. Đánh giá của người bệnh về trang thiết bị khám chữa bệnh

Mức độ

Số lượng

Tỷ lệ %

Tốt

400

100

Khá

0

0,0

Tổng

400

100

Nhận xét: Kết quả ở bảng cho thấy 100% người bệnh đánh giá trang thiết bị khám chữa bệnh đạt mức độ tốt ( thỏa mãn nhu cầu KCB ), không có người bệnh nào đánh giá trang thiết bị ở mức độ khá và trung bình.

Bảng 3.11. Đánh giá của người bệnh về điều kiện sinh hoạt người bệnh

Mức độ

Số lượng

Tỷ lệ %

Tốt

398

99,5

Khá

2

0,5

Tổng

400

100

Nhận xét: từ kết quả bảng trên cho thấy có 99,5% người bệnh đánh giá điều kiện sinh hoạt của người bệnh đạt loại tốt, chỉ có 0,5% đánh giá điều kiện sinh hoạt người bệnh đạt loại khá. Bệnh viện đã được bệnh nhân đánh giá cao điều kiện sinh hoạt đối với người bệnh, điều đó chứng tỏ bệnh viện đã cố gắng cải thiện điều kiện cơ sở vật chất môi trường bệnh viện, đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của người bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Minh (69,9%) nghiên cứu tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang [5].

Bảng 3.10. Đánh giá của người bệnh về xắp xếp bố trí khoa phòng thuận tiện cho người bệnh.

Mức độ

Số lượng

Tỷ lệ

Tốt

383

95,8

Khá

17

4, 2

Tổng

400

100

Nhận xét: Kết quả ở bảng trên cho thấy có 95,8% người bệnh đánh giá việc bố trí, xắp xếp khoa phòng thuận tiện cho người bệnh đạt loại tốt; 4,2% đánh giá việc bố trí, xắp xếp khoa phòng thuận tiện cho người bệnh đạt loại khá ( phù hợp nhưng chưa thường xuyên ), không có người bệnh nào đánh giá ở mức trung bình

Bảng 3.11. Đánh giá của người bệnh về thái độ giao tiếp của cán bộ y tế với người bệnh

Mức độ

Số lượng

Tỷ lệ %

Tốt

398

99,5

Khá

2

0,5

Tổng

400

100

Nhận xét: Từ bảng kết quả phân tích đánh giá của người bệnh về thái độ giao tiếp của cán bộ y tế với người bệnh và người nhà người bệnh cho thấy có 99,5% được đánh giá là tốt, chỉ có 0,5% đánh giá là khá. Từ kết quả trên có thể nói tinh thần thái độ y đức của cán bộ y tế trong đơn vị đã được nâng lên rõ rệt, đó cũng là một yếu tố để thu hút người bệnh đến khám và chữa bệnh tại bênh viện. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Đặng Đình Thắng tại Bệnh viện Văn Trấn, Yên Bái (70,8%) và tác giả Cao Ngọc Thắng tại bệnh viện Tỉnh Yên Bái [8],[7].

Bảng 3.12. Đánh giá của người bệnh về thời gian chờ đợi làm thủ tục khám bệnh, vào viện

Mức độ

Số lượng

Tỷ lệ %

Tốt

383

95,3

Khá

19

4,7

Tổng

400

100.0

Nhận xét: Từ kết quả bảng trên cho thấy 95.3% người bệnh cho rằng thời gian chờ đợi làm thủ tục khám bệnh vào viện ở mức độ tốt (người bệnh đến viện được đăng ký khám ngay không phải chờ đợi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả 50,0% của tác giả Đặng Đình Thắng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Trấn, tỉnh yên bái [7].

KẾT LUẬN

1. Thực trạng hoạt động của bệnh viện

Công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện đạt từ 85% đến 87%, số lượt khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú, số lượt thủ thuật, phẫu thuật cũng tăng theo thời gian 2010 -2012. Số lượt khám chữa bệnh (2010 là 13.974 lượt, năm 2011 là 6.930 lượt).



2. Đánh giá của ngươi bệnh về hoạt động cung cấp dịch y tế tại bênh viện

Tỷ lệ bệnh nhân đánh giá mức tốt về trang thiết bị của bệnh viện là 99,5%, thái độ phục vụ người bênh của cán bộ bệnh viện (98,8 %), xắp xếp khoa phòng thuận tiện cho người bệnh (95,5%), thời gian thủ tục nhập viện phù hợp (95,3%).



KHUYẾN NGHỊ

1. Bệnh viện tiếp tục duy trì, tiếp tục củng cố trình độ chuyên môn các khoa đã làm khá tốt yêu cầu kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện hạng 2 (Khoa ngoại, khoa sản) và làm tốt hơn nữa các kỹ thuật đã và đang áp dụng tại khoa.

3. Ban giám đốc bệnh viện cần có kế hoạch chiến lược xây dựng nguồn nhân lực, trang thiết bị thực hiện tốt hơn các dịch vụ kỹ thuật về hệ nội và các chuyên khoa, phần đang còn yếu tại bệnh viện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh viện ĐKKV Yên Minh (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động của Bệnh viện, báo cáo kiểm tra chéo của bệnh viện năm 2010-2012, Yên Minh- Hà giang.

2. Bộ y tế (2008), Báo cáo kiểm tra 932 bệnh viện của cục quản lý khám chữa bệnh , Hà Nội.

3. Bộ y tế (1998), Quy chế bệnh viện , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Bộ y tế (2005), Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT Ban hành phân tuyến kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.

6. Đỗ Thị Phương Thảo (2011), Nghiên cứu thực trạng nhân lưc y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện thuộc thành phố Hà Nội năm 2008-2010, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Y Hà Nội.

6. Đỗ Thị Phương Thảo (2011), Nghiên cứu thực trạng nhân lưc y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện thuộc thành phố Hà Nội năm 2008-2010, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Y Hà Nội.

7. Cao Ngọc Thắng (2012), Đánh giá sự hài long của người bệnh với chất lượng phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái năm 2011, Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thái Nguyên.

8. Đặng Đình Thắng (2012), Nghiên cứu thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, và đề xuất giải pháp, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thái Nguyên.

9. Viện chiến lược Chính sách y tế (2010), Nghiên cứu thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện các tuyến và đề xuất giải pháp khắc phục, Hà Nội.

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ LÂU THƯỢNG, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Đàm Thị Tuyết, Mai Anh Tuấn

Trần Thị Hằng, Tạ Ngọc Thạch



Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đây là một nghiên cứu cắt ngang nhằm: Mô tả thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi, mẫu nghiên cứu gồm: 337 người cao tuổi,: tỷ lệ chọn phương pháp tự điều trị (30. 67%) khi mắc bệnh thông thường. Chọn Trạm y tế xã (31,25%) khi mắc bệnh cấp tính. Chọn Bệnh viện tỉnh (32.76%) khi mắc bệnh mãn tính. Lựa chọn dịch vụ y tế: chủ yếu là con cháu lựa chọn (37,58%), gần nhà (24,85%), ít tốn kém (12.73 %), tinh thần thái độ phục vụ tốt (10.30%). Tỷ lệ người cao tuổi dân tộc thiểu số tự điều trị khi mắc bệnh (55,56 %) , người Kinh là (37,76%). Tỷ lệ người cao tuổi người Kinh chọn cơ sở y tế Nhà nước làm nơi điều trị (62,24%), người dân tộc thiểu số (44,44 %) với p < 0,05. người cao tuổi mù chữ khi mắc bệnh lựa chọn phương thức tự điều trị (63,64%), không mù chữ chọn phương thức này ( 29,07%). Tỷ lệ người cao tuổi không mù chữ khi mắc bệnh lựa chọn đến cơ sở y tế nhà nước (70,93%), còn người mù chữ chọn phương thức này (36,36%) với (p<0,05). Tỷ lệ người có thẻ bảo hiểm y tế lựa chọn cơ sở y tế nhà nước để khám chữa bệnh cao hơn người không có thẻ bảo hiểm y tế, với p<0,05.



Từ khóa: Người cao tuổi, mắc bệnh, tiếp cận, yếu tố ảnh hưởng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
CURREN STATUS ACCESSING TO HEALTH CARE SERVICES OF OLDER PEOPLE IN LAU THUONG COMMUNE, VO NHA DISTRICT,THAI NGUYEN PROVINCE IN 2012

By Dam Thi Tuyet, Mai Anh Tuan

Tran Thi Hang, Ta Ngoc Thach

Thai Nguyen University of Medicine & Pharmacy

SAMMARY

Objective: To describe a current status accessing to health care services of older people. Subject and method: A cross-sectional study was conducted in 337 older people,: The rate of self-treatment was 30. 67% when suffering from common diseases. The choice of examination and treatment at CHC was 31.25% when suffering from acute diseases. The choice of examination and treatment in a provincial hospital was 32.76% when suffering from chronic. The choice of health services: mainly given by relatives (37.58%), near home (24.85%), less costly (12.73 %), good attitude of health workers (10.30%). The percentage of ethnic elderly treated themselves when illness (55,56 %) ,Kinh majority (37.76%). The percentage of Kinh elderly chose public health facilities as the health care (62.24%), ethnic elderly (44.44 %) with p < 0,05. Illiterate elderly when getting diseases often chose the self-treatment (63.64%), literate elderly did not choose this way ( 29.07%). The rate of literate older people with illness chose public health facilities as the health care (70,93%), and illiterate older people chose this way (36.36%) with (p<0.05). The percentage of older people with a health insurance card choosing public health facilities for health care was higher than older people without a health insurance card, with p<0.05.

Keywords: Older people, getting illness, access, related factors, health care services.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Già hóa dân số đánh dấu sự thành công của chuyển đổi nhân khẩu học nhờ kết hợp giảm nhanh, giảm mạnh mức chết và mức sinh trong đó giảm mức sinh là yếu tố quyết định dẫn đến làm thay đổi cơ cấu tuổi, phân bố dân số của từng nhóm tuổi [1]. Trên thế giới dân số đang già đi, nghĩa là người già sống lâu hơn và đang tăng lên không những ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Trong 580 triệu NCT (>60 tuổi) trên toàn thế giới hiện nay thì có khoảng 70% sống ở các nước đang phát triển [2]. Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới, tuổi thọ trung bình của các quốc gia đã tăng đáng kể trong ba thập kỷ qua. Nếu như tuổi thọ trung bình khi sinh năm 1955 trên thế giới là 48, năm 1995 đã tăng lên 65 tuổi và tuổi thọ trung bình trên thế giới sẽ là 73 tuổi vào năm 2025 [6].

Việt Nam có hy vọng sống kéo dài hơn, số người trên 60 tuổi ngày càng tăng. Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 1979, 1989 và 1999 tỷ lệ người cao tuổi (> 60 tuổi) đã tăng từ 7,1% đến 7,2% và 8,2% trong tổng số dân số, gần đến ngưỡng của già hoá dân số mà thế giới quy định. Dự báo đến năm 2015 số người trên 60 tuổi sẽ chiếm 9,1% dân số cả nước. Số lượng người cao tuổi ngày càng tăng, nhu cầu ngày càng lớn, việc đáp ứng ngày càng khó khăn [2].

Già không phải là bệnh nhưng già làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển hiện nay, mô hình bệnh tật và sức khỏe của người già có nhiều thay đổi, từ các bệnh nhiễm trùng sang các bệnh mãn tính không lây như tim mạch, cao huyết áp, đái đường, ung thư.... Đây thực sự là một vấn đề y tế công cộng đòi hỏi không những ngành y tế mà toàn xã hội phải quan tâm. Để chăm sóc người già tốt hơn, bên cạnh các tác động từ xã hội, gia đình thì vấn đề phát triển các dịch vụ y tế và việc sử dụng hệ thống dịch vụ trong chăm sóc sức khỏe người già, phát hiện và điều trị các bệnh mãn tính là vấn đề đáng quan tâm [3],[4],[5]. Do đó, việc nghiên cứu cách tiếp cận các dịch vụ y tế là một nhu cầu cần thiết.

Xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên có dân số là 6.367 người, trong đó có 530 người trên 60 tuổi chiếm 8,32% dân số. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến tình hình sức khỏe, sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi tại xã Lâu Thượng, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài. “Thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên" nhằm các mục tiêu sau :


  1. Mô tả thực trạng cách tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên, năm 2012

  2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2. 1. Đối tượng nghiên cứu:

- Các cụ ông, cụ bà từ 60 tuổi trở lên hiện sống tại xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, người nhà của các cụ ông, cụ bà trên.

2.2 Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Lâu thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

* Cỡ mẫu:

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ trong quần thể



n =

Z2(1-α/2)

p (1 – p)




d2

Với p p = 0,77 (là tỉ lệ NCT bị ốm trong vòng 4 tuần qua trong một nghiên cứu trước là 77%, sau khi tính n= 273 cụ, thưc tế chúng tôi điều tra được n= 337 cụ

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 15.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương