HƯỚng dẫn sử DỤng mapinfo professional



tải về 477.48 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích477.48 Kb.
#34703
  1   2   3   4   5   6   7
/

-----@@@-----

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

MAPINFO PROFESSIONAL

Phần cơ bản

Huế, 2008

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MAPINFO

1.1. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỀM MAPINFO

MapInfo là hệ phần mềm GIS chuyên về quản lý dữ liệu và in ấn bản đồ. Ưu điểm nổi bật của phần mềm này là khả năng hỏi đáp cơ sở dữ liệu địa lý mà sử dụng được các tài nguyên của môi trường Windows. Cho đến nay có nhiều chuyên gia đã sử dụng MapInfo đều đánh giá rằng ít có hệ phần mềm nào lại dễ sử dụng và in ấn bản đồ đẹp như MapInfo. Chính vì vậy rất nhiều cơ quan và rất nhiều dự án đã sử dụng MapInfo như một giai đoạn cuối trong quan hệ công nghệ GIS của mình.

Các chức năng thường dùng của MapInfo

+ Trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác (Import và Export).

+ Mô tả các đối tượng bằng các dữ liệu không gian và thuộc tính.

+ Khả năng hỏi đáp và tạo lập Selection để sửa lỗi dữ liệu cũ, tạo cơ sở dữ liệu mới một cách dễ dàng.

+ Có khả năng hiển thị số liệu theo 3 cách: Map Windows, Browser và Graph Windows.

+ MapInfo cung cấp một tập hợp các phím lệnh (button) rất thuận tiện cho việc sửa chữa (Editing) và vẽ (Drawing).

+ Tạo lập các bản đồ chuyên đề

+ Trình bày và in ấn các bản đồ dạng Vector với đầy đủ hệ thống ký hiệu.

+ Ngoài ra MapInfo Corporation đưa ra ngôn ngữ lập trình MapBasic tạo khả năng xây dựng các ứng dụng (Application) riêng trong MapInfo.

Cơ sở dữ liệu của MapInfo:

+ Mô hình dữ liệu thuộc tính (Attribute Data Model): Là mô hình quan hệ, lưu dưới dạng bảng theo hàng và cột. Trong đó các hỏi đáp dữ liệu có thể biểu diễn bằng các phép toán quan hệ, dùng ngôn ngữ tìm kiếm với cấu trúc SQL)

+ Mô hình dữ liệu không gian (Spatial Data Model): Là mô hình vector trình bày các dữ liệu không gian của đối tượng và được lưu dưới dạng bản đồ.



1.2. THIẾT LẬP CÁC THAM SỐ CƠ SỞ CHO BẢN ĐỒ TRONG MAPINFO

1.2.1. Phép chiếu và hệ toạ độ bản đồ trong MapInfo

- Phép chiếu bản đồ là phương pháp mô tả bề mặt trái đất hình cầu về mặt phẳng để tiện cho việc thành lập bản đồ, nhằm để nghiên cứu bề mặt trái đất một cách chi tiết.

- Với các quy luật toán học khác nhau ta có những phép chiếu khác nhau. Đây là vấn đề rất quan trọng khi thành lập bản đồ bởi vì ta có thể chọn được phép chiếu tốt nhất, thích hợp nhất đối với những vùng lãnh thổ khác nhau về kích thước cũng như về vị trí địa lý.

- Lưới chiếu bản đồ được gắn liền với hình dạng và kích thước cụ thể của trái đất. Những lưới chiếu thường được sử dụng hiện nay như:

+ UTM (Universal Transverse Mercator) được thành lập dựa trên Elipxoid Everest.

+ GAUSS được thành lập dựa trên Elipxoid Krassovsky.

- Các tham số để xác định lưới chiếu trong MapInfo thường được xác định theo các tham số sau: Tên của hệ toạ độ; Tên lưới chiếu bản đồ; Tên của Elipxoid; Đơn vị toạ độ; Kinh tuyến trung ương; Vĩ tuyến gốc; Hệ số tỷ lệ; Khoảng cách dịch chuyển của trục X; Khoảng cách dịch chuyển của trục Y.

Ví dụ trong Hệ toạ độ GAUSS, múi 48 được thể hiện như sau:


“Hệ toạ độ GAUSS”

Tên hệ toạ độ

8

Số hiệu phép chiếu GAUSS

1001

Số hiệp quả cầu Krassovsky (Datum)

7

Đơn vị toạ độ là M

105

Giá trị kinh tuyến trung ương

0

Giá trị vĩ tuyến gốc

1

Hệ số tỷ lệ đường kinh tuyến trung ương (m)

500.000

Khoảng cách dịch chuyển của trục Y

0

Khoảng cách dịch chuyển của trục X

Ta có thể tạo mới 1 hệ toạ độ vào MapInfo bằng 1 trình soạn thảo văn bản bất kỳ với khuôn dạng như trên vào File MapInfo.prj

1.2.2. Quan hệ giữa dữ liệu đồ hoạ và dữ liệu thuộc tính trong MapInfo

Có một điểm khác biệt khi ta xem xét, đánh giá một hệ thống GIS và một hệ thống đồ hoạ thông thường là :

- Trong hệ đồ hoạ thông thường những phần tử đồ hoạ tồn tại một cách độc lập, ta chỉ có thể “nhìn” thấy chúng chứ không biết gì về những thông tin đi kèm hay còn gọi là những thông tin thuộc tính của chúng.

VD: Khi đã số hoá 1 mảnh bản đồ ta chỉ có thể nhìn thấy những thành phần trong bản đồ được thể hiện, mô tả theo những tính chất hình học như trên thực tế.

- Trong một hệ thống GIS tất cả những phần tử đồ hoạ đều được thiết kế để có thể lưu trữ, cập nhật, tính toán trên một số những thuộc tính phi đồ hoạ nào đó.

VD: Cũng như ví dụ ở trên ngoài những thành phần bản đồ mà ta nhìn thấy, ta còn có thể cập nhật những thông tin liên quan khác về một đối tượng cụ thể nào đó (Ta xét những thông tin liên quan đến một thửa đất) như :

+ Tên chủ sở hữu thửa đất.

+ Diện tích thửa.

+ Ngày đăng ký...

- Tóm lại khi xem xét đến một hệ thống GIS ta không những phải quan tâm đến những đối tượng đồ hoạ thông thường mà còn phải rất chú ý trong việc thiết kế, xử lý đối với những thông tin thuộc tính đi kèm.

1.3. CÁC DỮ LIỆU TRONG MAPINFO

Khi người dùng tạo ra các table trong Mapinfo, lưu cất các WORKSPACE, nhập hoặc xuất dữ liệu. MAPINFO sẽ tạo ra rất nhiều các file với các phần mở rộng khác nhau. Các file dữ liệu trong MAPINFO bao gồm:

- Tên file *.DAT: File dữ liệu dạng bảng tính cho một table format của MAPINFO.

- Tên file *.MAP: Chứa thông tin địa lý mô tả các đối tượng trên bản đồ.

- Tên file *.TAB: Đây là các file chính cho các table của MAPINFO nó được kết hợp với các file khác như .DAT, DBF…

- Tên file *.ID: File index cho các đối tượng đồ hoạ của MAPINFO (file *.DAT).

- Tên file *.DBF: File dữ liệu bảng tính format dbase.

- Tên file *.MID: Format nhập/xuất dữ liệu dạng bảng của MAPINFO, file *.MID kết hợp với file .MIF.

- Tên file .MIF: Format nhập/xuất cho các đối tượng đồ hoạ của MAPINFO, file *.MIF kết hợp với file .MID.

Tên file *.TXT: File bảng thuộc tính format ASCII.

Tên file *.WKS: File thuộc tính format Lotus 1, 2, 3.

Tên file *.WOR: File lưu Workspace trong Mapinfo.



1.4. CÁC KHÁI NIỆM CỦA HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS TRONG MAPINFO

Các đối tượng trên bản đồ được chia ra thành các lớp (LAYER). Một lớp chứa các đối tượng có chung các thuộc tính cần quản lý và cách lưu các thuộc tính này trong máy tính là dưới cùng một dạng (FORMAT).

Các đối tượng không gian được chia thành 4 loại sau:

+ Điểm (POINT).

+ Đường (LINE).

+ Vùng (POLYGON).

+ Chữ (TEXT).

Cách thể hiện 4 loại đối tượng không gian trên trong MAPINFO:

+ Điểm: Xác định bằng một vị trí trong không gian (X, Y). Điểm được thể hiện bằng các ký hiệu (SYMBOL), màu sắc (COLOR), kích cỡ (SIZE).

+ Vùng: Xác định bằng chuỗi các cặp toạ độ của các đường bao khép kín trong không gian (Xi, Yi). Vùng được thể hiện bằng các loại tô màu (PATTERN), màu sắc (COLOR).

+ Chữ : Xác định bằng một cặp toạ độ trong không gian (X, Y) và một dòng chữ. Chữ được thể hiện bằng các kiểu chữ (FONT), màu sắc (COLOR), kích cỡ (SIZE), góc nghiêng chữ (ENGLE).

Dữ liệu mỗi lớp chia thành 2 loại:

- Dữ liệu phi không gian (Attribute Data) lưu dưới dạng một bảng hàng cột (Brown).

- Dữ liệu không gian (Spatial Data) lưu dưới dạng bản đồ đã được số hoá (Map).



1.5. CÁCH TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MAPINFO

Như đã đề cập ở trên dữ liệu trong MAPINFO được chia thành 2 loại dữ liệu không gian và phi không gian. Trong MAPINFO mỗi loại dữ liệu trên có phương thức tổ chức thông tin khác nhau.



1.5.1. TABLE (Bảng)

Trong MAPINFO dữ liệu không gian cũng được phân ra thành các lớp thông tin khác nhau (layer), mỗi lớp thông tin không gian được đặt trong một TABLE. Người dùng có thể thực hiện các thao tác đóng, mở, sửa đổi, lưu cất … các TABLE này.

Để tạo thành một TABLE cần có ít nhất là 2 file, file thứ nhất .TAB chứa toàn bộ các cấu trúc của dữ liệu, file thứ hai .DAT chứa dữ liệu thô (gốc). Nếu trong một TABLE có chứa các đối tượng đồ hoạ sẽ có 2 file nữa đi kèm, file .MAP mô tả các đối tượng đồ hoạ và file .ID chứa các tham số chiếu liên kết giữa dữ liệu với các đối tượng đồ hoạ. Một số các TABLE còn có thể thêm file .IND file này cho phép người sử dụng tìm kiếm đối tượng trên bản đồ bằng lệnh Find.

1.5.2. WORKSPACE (Vùng làm việc)

Khái niệm thứ 2 cần quan tâm trong MAPINFO là các WORKSPACE. Mỗi TABLE trong MAPINFO chỉ chứa 1 lớp thông tin, trong khi đó trên 1 không gian làm việc có rất nhiều lớp thông tin khác nhau. WORKSPACE chính là phương tiện để gộp toàn bộ lớp thông tin khác nhau lại tạo thành 1 tờ bản đồ hoàn chỉnh với đầy đủ các yếu tố nội dung.

Hay nói một cách cụ thể hơn Map Info có khả năng lưu giữ môi trường hiện có bao gồm, trong một Chúng ta thường sử dụng workspace để lưu lại môi trường đang làm việc mà chúng ta muốn tiếp tục về sau như số hoá bản đồ, các lớp dữ liệu và thứ tự những cửa sổ được mở, kích thước và vị trí của chúng trên màn hình, cũng như kiểu chữ, kiểu đường, kiểu biểu tượng,… đã dùng để thể hiện các đối tượng hay, các bảng tính, các biểu đồ; để lưu các bản đồ chuyên đề đã được trang trí và sắp xếp trên trang in (layout). Tập tin có phần mở rộng là *.Wor, gọi là Workspace (môi trường làm việc vào một thời điểm).

1.5.3. BROWSER (bảng hiển thị dữ liệu thuộc tính)

Dữ liệu thuộc tính mô tả cho các đối tượng không gian trong MAPINFO được chứa trong một bảng tính có các hàng và cột (với hàng là các bảng ghi và cột là các trường dữ liệu).



1.5.4. MAP (cửa sổ hiển thị dữ liệu bản đồ)

Dữ liệu bản đồ (địa lý) của các đối tượng không gian nhằm mô tả vị trí, hình dáng trong một hệ thống toạ độ nhất định. Một cửa sổ MAP cho phép hiển thị cùng một lúc nhiều lớp thông tin (Layer) khác nhau hoặc bật tắt hiển thị một lớp thông tin nào đó.



1.5.5. LAYOUT (trình bày in ấn)

Cho phép người sử dụng kết hợp các browser, các cửa sổ bản đồ, biểu đồ và các đối tượng đồ hoạ khác vào một trang in từ đó có thể gửi kết quả ra máy in hoặc máy vẽ.



1.6. KHỞI ĐỘNG VÀ THOÁT KHỎI PHẦN MỀM MAPINFO

1.6.1. Khởi động phần mềm MapInfo

Sau khi cài đặt xong MapInfo, hệ điều hành sẽ tạo ra một biểu tượng trên thanh chương trình.

Nhấn đúp chuột vào Icon của MapInfo trên màn hình hoặc thực hiện như sau: Start ¦ Programs ¦ MapInfo ¦ MapInfo Professional 8.5 SCP

Màn hình xuất hiện LOGO của MapInfo và hộp thoại Quick Start

Hộp thoại này gồm các nội dung:

- Restore Previous Session: Phục hồi lại tình trạng làm việc trước đó.

- Open Last Used Workspace: Mở trang làm việc sử dụng lần cuối cùng. Phía dưới tuỳ chọn này hiện ra tên của tập tin workspace đã mở ra lần trước.

- Open a Workspace: Mở một trang làm việc (workspace) đã có.

- Open a Table: Mở một bảng thông tin đã có.

Ta có thể nhấn Cancel để vào menu chính của MapInfo.



1.6.2. Thoát khỏi phần mềm MapInfo

Khi muốn thoát khỏi MapInfo ta thực hiện như sau: File ¦ Exit.

Xuất hiện hộp thoại Save Modified Table Data.

+ Save: Ghi các Table một cách có lựa chọn.

+ Save All: Ghi tất cả các Table đang biên tập.

Discard: Không ghi dữ liệu trong các Table đã bị thay đổi một cách có lựa chọn.

Discard All: Không ghi dữ liệu trong tất cả các Table đã bị thay đổi.

Sau đó hệ thống sẽ thoát ra ngoài.



CHƯƠNG 2. THỰC ĐƠN VÀ CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NÓ

2.1. HỆ THỐNG THỰC ĐƠN TRONG MAPINFO

2.1.1. Thực đơn File

Thực đơn (Menu) File trong MapInfo có một số chức năng như sau:



- New Table: Tạo một lớp thông tin mới. Sau khi ra lệnh tạo mới hệ thống xuất hiện cửa sổ New Table.

+ Open New Browser: Tạo một lớp dữ liệu dưới dạng bảng biểu.



+ Open New Mapper: Tạo một lớp dữ liệu dưới dạng bản đồ hoặc bản vẽ.

+ Add to Current Mapper: Thêm một lớp dữ liệu vào WorkSpace có sẵn.

- Open: Mở một hoặc nhiều tập tin có định dạng được MapInfo hỗ trợ.

- Open DBMS Connection: Mở một cơ sở dữ liệu nằm ngoài MapInfo. Nhập một bảng dữ liệu được tạo ra bởi phần mềm khác (Dữ liệu thuộc tính) thông qua cơ chế ODBC (Open DataBase Connectivity) của Windows.

Ví dụ: Ta có thể cập nhật thông tin thuộc tính như các bảng biểu, danh sách thống kê có sẵn trên giấy bằng các phần mềm như FoxPro, Oracle... sau đó sử dụng trong MapInfo.

- Close Table: Đóng một lớp thông tin đang mở.

- Close All: Đóng mọi lớp thông tin đang mở.

- Close DBMS Connection: Đóng một liên kết DBMS.

- Save Table: Ghi thông tin trên một Table nào đó.

- Save Query: Lưu một query (kết quả của một phép truy vấn, tìm kiếm hay một phép chọn nào đó) thành một bảng riêng.

- Save workspace: Lưu workspace.

- Save Window as: Lưu cửa sổ đang được kích hoạt thành một tập tin hình ảnh.

- Revert Table: Huỷ bỏ những thay đổi đã được thực hiện nhưng chưa ra lệnh lưu.



- Save Copy As: Ghi một bản thông tin đang mở.

- Page Set Up: Định dạng trang in.

- Print: In một cửa sổ của MapInfo.

- Recent Files: Liệt kê danh sách các tập tin đã được mở trước đó.

- Exit: Thoát khỏi MapInfo, tương đương với tổ hợp phím +.

2.1.2. Thực đơn Edit

Thực đơn này cho phép thực hiện các lệnh liên quan đến việc chỉnh sửa các đối tượng hay dữ liệu cũng như xem thông tin.



- Undo: Huỷ bỏ lệnh vừa được thực hiện.

- Cut: Xoá bản ghi/đối tượng đang được chọn (dữ liệu và phần đồ hoạ trên bản đồ).



- Copy/Copy Map Window: Copy bản ghi/đối tượng đang được chọn.

- Paste: Dán/chuyển những gì đã được cắt/chép (lệnh Cut/Copy) lên bảng dữ liệu hay lên bản đồ.

- Clear: Xoá đối tượng đồ hoạ hay bản ghi đang được chọn.

- Clear Map Object Only: Đối với một bảng vừa có đối tượng đồ hoạ (bản đồ) vừa có dữ liệu, lệnh này để xoá các đối tượng đồ hoạ nhưng giữ lại phần dữ liệu. Lúc này “bảng” của MapInfo là một bảng thực sự (chỉ còn dữ liệu chứ không còn “bản đồ” nữa).



- Reshape: Chỉnh sửa hình dạng đối tượng. Đây là lệnh dùng để chỉnh sửa hình dạng các đối tượng đồ hoạ bằng cách chỉnh sửa các nốt của chúng.

- New Row: Thêm một hàng mới vào bảng MapInfo.

- Get Info: Xem thông tin trong bảng dữ liệu của đối tượng được chọn.

2.1.3. Thực đơn Tools

Thực đơn Tools cho phép thiết lập chế độ khởi động và chạy các ứng dụng của MapBasic, các lệnh chuyển đổi định dạng bản đồ số cũng như một số lệnh liên quan đến các thông tin trên internet hay các địa chỉ web.






- Crystal Reports: Mở/tạo báo cáo Crystal về thông tin trong một bảng MapInfo.

- Run MapBasic Program: Chạy chương trình MapBasic. MapBasic là một phần mềm cho phép ta lập trình tạo thêm chức năng cho MapInfo ngoài những chức năng đã có sẵn của chương trình chính.

- Tool Manager: Quản lý các chương trình MapBasic. Lệnh này cho phép điều chỉnh chế độ khởi động của những chương trình MapBasic và có thể đăng ký thêm ứng dụng MapBasic.

- Mapping Wizard Tool: Là lệnh giúp thực hiện các lệnh của MapInfo qua từng bước hướng dẫn.

- MetaData Browser Launcher: Khởi động một liên kết vào internet và giúp tìm kiếm các bản đồ số có trên mạng. MetaData Browser chỉ khởi động nếu được cài đặt.

- Universal Translator: Trình ứng dụng cho phép dịch các bản đồ số có định dạng khác sang MapInfo hay ngược lại. Trình ứng dụng này hỗ trợ dịch một số định dạng bản đồ số phổ biến khác như AutoCAD, ESRI Shape (Arcview), Intergraph/Microstation Design.

2.1.4. Thực đơn Objects

Thực đơn Objects gồm các lệnh chỉnh sửa trên cửa sổ bản đồ.






- Set Target: Đặt đối tượng đã chọn thành đối tượng mục tiêu.

- Clear Target: Huỷ thiết lập mục tiêu.



- Combine: Kết hợp các đối tượng đã chọn thành một đối tượng mới.

- Disaggregate: Tách đối tượng.

- Buffer: Tạo vùng đệm cho một hay nhiều đối tượng đang được chọn. Lệnh này tạo ra một hay nhiều đối tượng kiểu vùng bao xung quanh (các) đối tượng được chọn với bán kính vùng đệm do ta xác định.

- Convex Hull: Tạo ra một đa giác lồi chạy quanh các nốt ngoài cùng của những đối tượng được chọn.

- Enclose: Tạo ra (các) vùng từ các đường cắt nhau khép kín.

- Voronoi: Chia một khu vực ra thành các vùng.

- Split: Phân tách đối tượng đã chọn thành các đối tượng mới.

- Erase: Xoá một phần (hay toàn bộ) một hay nhiều đối tượng mục tiêu đã chọn bên trong đối tượng khác.

- Erase Outside: Xoá phần không chung (nằm ngoài) của một hay nhiều đối tượng. Phần bị xoá là phần không chung với (các) đối tượng cắt. (Các) đối tượng chịu tác động của lệnh này phải được thiết lập là mục tiêu. Trong các lệnh Split, EraseErase Outside đối tượng cắt phải là vùng.

- Polyline Split: Lệnh này dùng đường để cắt đường hay vùng.

- Overlay nodes: Tạo điểm chung (nốt) giữa một hay nhiều đối tượng được thiết lập là mục tiêu với một hay nhiều đối tượng được chọn.

- Check Regions: Lệnh này giúp kiểm tra lỗi các lớp kiểu vùng sau khi số hoá.

- Clean: Làm sạch vùng. Lệnh Clean cho phép ta nhanh chóng sửa lỗi các bảng kiểu vùng.

- Snap/Thin: Lệnh này tự động tinh chỉnh các đối tượng sau khi số hoá. Nó cho phép nhập hai nốt sát nhau trên hai hay nhiều đối tượng khác nhau lại chung một vị trí, loại bỏ nốt ở giữa trong 3 nốt gần như thẳng hàng, xoá bỏ các vùng có diện tích nhỏ hơn diện tích chỉ định.

- Smooth: Làm trơn các đối tượng đã chọn.

- Unsmooth: Khử tác dụng làm trơn đối tượng của lệnh Smooth trước đó.




- Convert to Region: Là lệnh đổi đường thành vùng.

- Convert to Polyline: Đổi vùng thành đường.

2.1.5. Thực đơn Query

Thực đơn này bao gồm các lệnh liên quan đến việc chọn và tìm thông tin.



- Select: Chọn đối tượng/bản ghi trong một bảng thông qua các chỉ tiêu cho trước và thực hiện đồng thời việc tổng hợp các dữ liệu thuộc tính cho các dữ liệu được chọn.

- SQL Select: Chọn bằng SQL - Structured Query Language (Ngôn ngữ Truy vấn có Cấu trúc), đây cũng là lệnh chọn nhưng SQL Select có cấu trúc lệnh phức tạp hơn đồng thời nó cho phép ta chọn dữ liệu mạnh hơn so với lệnh Select.

- Select All: Chọn tất cả các đối tượng trong cùng một lớp đối tượng đang được chọn.

- Invert Selection: Đảo ngược phép chọn, tức khử chọn những đối tượng đang được chọn và chọn những đối tượng trước đó không được chọn trong một bảng.

- Unselect All: Khử chọn tất cả những đối tượng/bản ghi đang được chọn.

- Find: Lệnh này tìm kiếm các đối tượng theo một chỉ tiêu cho trước và đánh dấu nó.

- Find Selection: Hiển thị các đối tượng đang chọn vào cửa sổ hiện thời trên màn hình.

- Calculate Statistics: Hiển thị cửa sổ thông tin tính toán thống kê

2.1.6. Thực đơn Table

Thực đơn này bao gồm các lệnh liên quan đến dữ liệu của các lớp bản đồ, các dữ liệu ngoài MapInfo và một số lệnh về ảnh quét đã đăng ký vào MapInfo.

- Update Column: Thay đổi giá trị của các trường dữ liệu trong Table. Thực hiện liên kết các đối tượng trong các Table theo trường dữ liệu thuộc tính chung và theo phân bố địa lý.

- Append Rows to Table: Ghép nối các bản ghi của hai Table có cùng cấu trúc dữ liệu thành 1 Table mới.

- Geocode: Mã địa hoá các đối tượng trong bản đồ

Create Points: Tạo đối tượng điểm trên cơ sở đã có dữ liệu có sẵn.

- Combine Objects using Column: Kết hợp các đối tượng đồ hoạ theo giá trị của trường dữ liệu.

- Import: Lệnh này cho phép nhập các tập tin có định dạng khác vào MapInfo. Các định dạng tập tin có thể nhập được vào MapInfo là MapInfo Interchange (*.mif), AutoCAD DXF (*.dxf), MapInfo DOS MBI (*.mbi), MapInfo DOS MMI (*.mmi), MapInfo DOS Image (*.img).

- Export: Lệnh này xuất dữ liệu trong bảng MapInfo sang một định dạng khác. Các định dạng được hỗ trợ là MapInfo Interchange (*.mif), Delimited ASCII (*.txt), AutoCAD DXF (*.dxf) và dBASE DBF (*.dbf).

- Maintenance: Chỉnh sửa cấu trúc bảng dữ liệu của MapInfo như thêm trường, thay đổi thuộc tính, kích thước trường,... (Table structure), xoá Table, đối tên Table, đóng gói dữ liệu (pack Table)…

- Raster: Điều chỉnh ảnh quét (ảnh raster) trong MapInfo. Ta có thể điều chỉnh độ tương phản, độ sáng cũng như độ trong suốt (Translucency) của ảnh quét đã được mở trong MapInfo. Nó cũng cho phép thay đổi đăng ký toạ độ ảnh quét trong MapInfo.

2.1.7. Thực đơn Options

Thực đơn này gồm các lệnh định dạng đối tượng đồ hoạ trong MapInfo, các lệnh hiển thị các cửa sổ và các thanh công cụ và những thiết lập các tuỳ chọn của MapInfo.



- Line Style: Định dạng kiểu đường.

- Region Style: Định dạng kiểu vùng.

- Symbol Style: Định dạng biểu tượng.

- Text Style: Định dạng kiểu chữ.

- Toolbar: Bật/tắt và điều chỉnh chế độ hiển thị các thanh công cụ của MapInfo.

- Show/Hide Theme Legend Window: Bật/tắt cửa sổ chú giải.



- Show/Hide Statistics Window: Bật/tắt cửa sổ thống kê.

- Show/Hide MapBasic Window: Bật/tắt cửa sổ MapBasic.

- Show/Hide Status Bar: Bật/tắt thanh trạng thái của hệ thống.

- Custom Colors: Tạo thêm màu theo ý muốn người dùng.

- Preferences: Thiết lập các cấu hình hệ thống của MapInfo.

2.1.8. Thực đơn Map




- Layer Control: Kiểm soát lớp, lệnh này dùng để điều chỉnh việc hiển thị và tính chất các lớp đang mở.

Trong mục Layer hiển thị tên của các Table đang được mở.



+ Visible cho phép ta chọn chế độ hiển thị hoặc không hiển thị Table thông qua việc chọn hoặc không chọn.

+ Editable cho phép ta chọn chế độ sửa chữa hoặc không sửa chữa Table thông qua việc chọn hoặc không chọn.

+ Selectable cho phép ta chọn chế độ có lựa chọn các phần tử đồ hoạ trong Table hay không được đánh dấu thông qua việc chọn hoặc không chọn.



+ Show Centroid cho phép ta chọn chế độ hiển thị hoặc không hiển thị cơ sở dữ liệu đã được cập vào Table thông qua việc chọn hoặc không chọn (gắn nhãn).

- Create 3D Map: Tạo bản đồ 3 chiều từ một tập tin grid (lưới). Tập tin grid này được tạo ra bằng lệnh Create Thematic Map.

- Create Prism Map: Tạo bản đồ ba chiều dạng lăng trụ (prism) theo dữ liệu do ta chỉ định. Chỉ có những bảng kiểu vùng mới chạy được lệnh này.

- Create Thematic Map: Tạo bản đồ chuyên đề.

- Modify Thematic Map: Điều chỉnh bản đồ chủ đề được tạo thành trong lệnh trên.

- Create Legend: Làm chú giải cho bản đồ.

- Change view: Thay đổi tỷ lệ và vị trí của bản đồ bằng cách nạp thông số.

- Clone View: Mở ra một cửa sổ bản đồ mới y hệt như cửa sổ bản đồ đang được kích hoạt.

- Previous View: Quay trở lại chế độ hiển thị trước đó của cửa sổ bản đồ đang được kích hoạt.

- View Entire Layer: Hiển thị hết nội dung của một hay tất cả các lớp bản đồ đang mở trong cửa sổ bản đồ được kích hoạt.

- Clear Custom Labels: Xoá các nhãn được tạo ra một cách thủ công.

- Save Cosmetic Objects: Lưu lại nội dung trên lớp Cosmetic thành một lớp mới hay lưu vào một lớp bản đồ đang mở.

- Clear Cosmetic Layer: Xoá bỏ nội dung trên lớp Cosmetic.

- Set Clip Region: Thiết lập vùng cắt. Lệnh này cho phép ta chỉ hiển thị bản đồ trong giới hạn của vùng được chọn.

- Clip Region On/Off: Bật/tắt vùng cắt, là On khi đã có vùng cắt và chưa bật lên, Off khi vùng cắt đã được bật lên.

- Digitizer Setup: Cài đặt bàn số hoá.




- Options: Điều chỉnh các tuỳ chọn trong cửa sổ bản đồ (đơn vị toạ độ, khoảng cách, diện tích, chế độ cửa sổ bản đồ phóng to, thu nhỏ, cách thức hiển thị thông tin trên cửa sổ bản đồ,...)


tải về 477.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương