HƯỚng dẫn sử DỤng mapinfo professional


- field_x = any (“TP.HCM”, “ĐN”, “KG”) -



tải về 477.48 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích477.48 Kb.
#34703
1   2   3   4   5   6   7
- field_x = any (“TP.HCM”, “ĐN”, “KG”)

- field_x in (“TP.HCM”, “ĐN”, “KG”)

=> tất cả các đối tượng mà cột field_x có giá trị là “TPHCM” hay “ĐN” hay ”Kg”

Trước khi thực hiện các bước tính toán tự động ta cần phải điều chỉnh các thiết lập của MapInfo (đơn vị).

- Đơn vị tính diện tích: mi (miles), in (inches), ft (feet), yd (yard), km, m, cm, mm...

- Đơn vị tính diện tích: sq mi (square miles), sq in (square inches), sq km (km2), sq m (m2), sq cm (cm2), sq mm (mm2), hectare...

b. Cập nhật các số liệu (Update Column)

Chúng ta có thể cập nhật hay bổ sung từng cột dữ liệu một

- Vào Table> Update Coulmn, cửa sổ Update Column xuất hiện với các mục sau:

- Table to Update: Chọn lớp dữ liệu muốn cập nhật trong số các lớp dữ liệu đã mở

- Get Value from Table: Lấy giá trị từ lớp dữ liệu nào. Có 2 trường hợp:

* Từ lớp dữ liệu muốn cập nhật:

- Column to Update: Chọn trường DL muốn cập nhật

- Value: Nhập một biểu thức hợp lệ. Thường sử dụng khung Assist để xây dựng biểu thức. Ví dụ như tính diện tích, chiều dài, tính giá trị toạ độ...

* Từ một lớp dữ liệu khác:

- Click khung Joint để xác định trường (field) tham chiếu liên kết giữa 2 lớp dữ liệu.

- Column to Update: Một trường có sẵn hay một trường DL mới (Add New Temporary Column)

- Calculate: Cách tính toán có thể là: Value hay các biểu thức tổng hợp như: Average, Count, Minimum, Sum, Weighted Average (trung bình gia trọng), Proportion Sum (tổng số theo tỷ lệ), Proportion Average (trung bình theo tỷ lệ) và Proportion WeightedAverage (trung bình gia trọng theo tỷ lệ).

Lưu ý: Các biểu thức Average, Count, Minimum, Sum, Weighted Average có tham số là các giá trị của dữ liệu, các biểu thức tỷ lệ Proportion thì xử lý các đối tượng địa lý.

- of: thường là một cột hay một biểu thức hợp lệ

- Sau cùng click OK để tiến hành cập nhật

c. Các ví dụ

* Tính toán toạ độ của các điểm

Toạ độ của một điểm được xác định bằng hai giá trị: kinh độ và vĩ độ, ta tạo thêm hai trường mới cho lớp muốn nạp toạ độ.



- Chọn Table > Maintenance > Table Structure. Hộp thoại Modify Table Structure mở ra.

- Chọn Add Field tạo thêm 2 trường mới là kinh_do và vi_do, kiểu là Float.

- Chọn OK.

Lần lượt nạp toạ độ cho cột kinh_do và vi_do như sau:



- Chọn Table > Update Column, hộp thoại Update Column mở ra.

- Chọn tên lớp cần nạp điểm trong ô Table to Update; trong ô Column to Update ta chọn kinh_do.

- Nhấn chuột chọn nút Assist, hộp thoại Expression mở ra.

- Nhấn chuột vào nút thả xuống ở ô Functions (hàm số) và chọn hàm CentroidX; xong chọn OK.

- Quay trở lại hộp thoại Update Column, ta thấy biểu thức trong ô Value là “CentroidX(obj)”

- Tắt chọn trong ô Browse Results đi rồi chọn OK. Trong trường kinh_do tất cả các hàng đều được nạp kinh độ vào. Toạ độ ở đây được tính bằng độ thập phân

Đối với cột vi_do cách làm tương tự và hàm số sử dụng là CentroidY.

* Tính toán chiều dài của các đường

Để tính chiều dài của các đối tượng đường (con sông hay đường giao thông) trước hết ta cũng phải tạo một trường để chứa chiều dài với các thông số Name: chieu_dai, Type: Float. Tiến hành nạp chiều dài vào trường mới này như sau:

- Chọn Table > Update Column. Hộp thoại Update Column mở ra.

- Trong Table to Update chọn lớp cần tính; trong Column to Update chọn trường chieu_dai.

- Nhấn chuột chọn nút Assist để mở hộp thoại Expressionra.

Hình 5.12. Hộp thoại Update Column và Hộp thoại Expression trong lệnh cập nhật cột chieu_dai cho lớp song.

- Ở ô Functions, trong danh sách thả xuống chọn hàm ObjectLen, dòng biểu thức hiển thị trong ô Expression là ObjectLen(obj, ”mi”). Sửa đơn vị đo lường mặc định trong ngoặc kép mi (dặm) thành km (kilômét) và chọn OK. Biểu thức hiển thị trong ôValue sẽ là ObjectLen(obj,“km”).

- Tắt chọn trong ô Browse Results đi rồi chọn OK.

* Tính toán chu vi và diện tích, mật độ cho các vùng

Để tính chu vi và diện tích cho các vùng lãnh thổ ta sẽ thực hiện nạp các dữ liệu này như sau:

- Tạo hai trường mới là chu_vi và dien_tich cho lớp vùng cần nạp dữ liệu, kiểu đều là Float.

Cập nhật cột chu_vi như sau:

- Chọn Table > Update Column.

- Trong Table to Update chọn lớp cần nạp (ví dụ: cac_tinh), trong Column to Update chọn chu_vi.

- Nhấn nút Assist. Hộp thoại Expression mở ra.

- Trong mục Functions, từ danh sách thả xuống của ô này chọn Perimeter (chu vi).

- Trong hộp Type an Expression, sửa chữ “mi” trong ngoặc kép thành “km” để đổi đơn vị tính chiều dài. Xong chọn OK.

- Trong hộp thoại Update Column, tắt chọn trong ô Browse Results rồi chọn OK.

Chu vi của các tỉnh được nạp xong, tính bằng kilômét.

Ta cập nhật cột dien_tich bằng cách làm hoàn toàn tương tự nhưng sử dụng hàm số Area(obj, “sq mi”) và sửa chữ “sq mi” (dặm vuông) thành “hectare” (hécta); hoặc nếu muốn tính là km2thì ta sửa thành “sq km”

Lưu ý: Khi nạp thông tin địa lý của các đối tượng theo phương pháp như trên, MapInfo tính toán các giá trị dựa vào đối tượng đồ hoạ đã được vẽ trên bản đồ. Nếu sau này ta chỉnh sửa bản đồ thì những thông tin đó sẽ bị thay đổi. Ta phải chạy lại lệnh Update Column và chép đè dữ liệu cập nhật mới lên những dữ liệu cũ.

Để tính mật độ dân số cho bảng cac_tinh, thì trước tiên cần phải có 2 trường diện tích (dien_tich) và trường dân số (dan_so). Hoặc nếu ta chưa có trường diện tích thì ta có thể tíhn toán ngay trong biểu thức tính mật độ. Để chứa giá trị mật độ dân số, ta cần tạo ra một trường mới có tên là mat_do (mật độ), định dạng kiểu trường trong ô Type là Float. Cập nhật trường mat_do bằng cách:

- Chọn Table > Update Column. Hộp thoại Update Column mở ra.

- Trong ô Table to Update chọn bảng cần tính (ví dụ: cac_tinh), trong ô Column to Update chọn cột mat_do.

- Trong ô Get Value from Table giữ nguyên là bảng cac_tinh.

- Nhắp chuột vào nút Assist để mở hộp thoại Expression ra.

- Trong ô Expression ta gõ vào biểu thức sau: Format$(Dan_so_TB / Area(obj, "sq km"),"#"). Sử dụng hàm Format$(con số, “định dạng con số”) để làm tròn giá trị mật độ. Con số ở đây là công thức tính mật độ, còn chữ số trong MapInfo quy định là #, ta không muốn lấy số lẻ nào, do đó phần “định dạng con số” ở đây là #

- Làm xong nhấn OK để quay lại hộp thoại Update Column. Biểu thức được nạp vào ô Value.

- Nhấn OK để kết thúc lệnh cập nhật.

Bài tập ứng dụng

Bài tập 6. Cập nhật các thông tin thuộc tính cho các đối tượng

Sử dụng kết quả bài tập số 5, thực hiện các lệnh sau:

- Tiến hành tính toán diện tích, chu vi, mật độ dân số, tỉ lệ nam/nữ, tỷ lệ dân số thành thị/nông thôn cho lớp thông tin hành chính vùng.

- Cập nhật thông tin loại đường, chiều dài đường cho lớp thông tin giao thông.

- Tính toán toạ độ các điểm UBND (giá trị độ phút giây và giá trị km- sử dụng tool CoordinateExtractor để chuyển đổi giữa các đơn vị toạ độ).

Cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của huyện Phú Vang, bao gồm 3 trường dữ liệu thuộc tính: ID, MDSDD07. Cập nhật thông tin thuộc tính hiện trạng sử dụng đất và tính toán diện tích cho các khoanh vi hiện trạng sử dụng đất.

CHƯƠNG 5. BIÊN TẬP VÀ TRÌNH BÀY BẢN ĐỒ

Khi chúng ta có các lớp dữ liệu riêng biệt về một khu vực lãnh thổ, chúng ta có thể xây dựng các bản đồ chuyên đề khác nhau. Xây dựng bản đồ trên máy tính là kết hợp các lớp dữ liệu đã được số hoá, sắp xếp thứ tự, tô màu, ghi chú giải, tạo lưới tọa độ… cũng như sắp xếp vị trí của chúng để có thể in ra giấy.

Công tác biên tập và trình bày bản đồ là một công việc không những có tính chất khoa học, chính xác mà còn có tính chất nghệ thuật cao. Để có một bản đồ trình bày rõ ràng, đầy đủ chi tiết và đẹp người biên tập phải có những kiến thức cơ bản về bản đồ học và cần phải có đức tính cẩn thận trong công tác biên tập.

Nói chung, một bản đồ khi được trình bày sẽ có các thành phần dưới đây. Tuỳ theo loại bản đồ và mục đích sử dụng mà các thành phần này có thể có hoặc không, hoặc thay đổi nhưng cơ bản là chúng cần thiết.

1- Tên của bản đồ: Mọi bản đồ được in ra hay được trình bày đều nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó, vì vậy tên của bản đồ phải giải thích một cách tóm tắt nhưng đầy đủ nội dung của bản đồ.

2- Nội dung bản đồ: Đây là phần quan trọng nhất của bản đồ, bao gồm các thông tin dưới dạng đồ hoạ như sông suối, đường xá, tỉnh, thành phố, đường cao độ,... Nội dung của bản đồ phải phù hợp với tên của bản đồ, tức làm nổi bật được nội dung muốn trình bày.

3- Nhãn: Trên bản đồ ta thấy có tên tỉnh, có tên thành phố, tên sông suối,... Đó là các nhãn nhằm mục đích làm rõ nghĩa của các đối tượng trên bản đồ.

4- Chú giải: Đây là phần giải nghĩa rõ thêm cho các biểu tượng, kiểu đường, kiểu vùng được trình bày trên bản đồ, ví dụ trong chú giải có nội dung sau: đường liền mảnh màu xanh dương tượng trưng cho sông suối, đường liền màu đỏ tượng trưng cho đường bộ, đường gạch chấm đậm tượng trưng cho ranh giới tỉnh, ngôi sao màu đỏ tượng trưng cho thủ đô,.... Phần chú giải (hay còn gọi là chú dẫn, chú thích) của bản đồ thường được đặt riêng trong một khung.

5- Lưới tọa độ: Phần này có thể có hay không, tuy nhiên lưới tọa độ thường là cần thiết vì nó giúp người xem bản đồ xác định được vị trí trên bản đồ. Lưới tọa độ là những đường song song với kinh tuyến và xích đạo, cách đều nhau một khoảng nhất định và trên mỗi đường đều có toạ độ.

6 - Thước tỷ lệ: Thường nằm ở một góc của bản đồ biểu thị cho tỷ lệ khoảng cách trên bản đồ tương ứng với khoảng cách ngoài thực địa là bao nhiêu. Thước tỷ lệ cũng có thể được trình bày hay không, ví dụ như trong tên của bản đồ ta đã ghi tỷ lệ của bản đồ rồi thì thước tỷ lệ trên bản đồ có thể không cần thiết, tuy nhiên nếu có thì bản đồ càng trở nên rõ ràng, thuận tiện cho người sử dụng hơn.

7 - Phương hướng bản đồ (mũi tên chỉ hướng): Mũi tên chỉ hướng nhằm giúp cho người đọc bản đồ xác định được hướng Bắc trên bản đồ. Yếu tố này có thể có hoặc không vì thông thường thì hướng bắc được quy ước là hướng thẳng lên trên. Trong một số trường hợp do mục đích mỹ thuật khi trình bày bản đồ mà người ta có thể xoay bản đồ đi sao cho thuận tiện, lúc đó kim chỉ nam là cần thiết để giúp xác định hướng Bắc như đã nói.

Đối với những bản đồ được xây dựng để sử dụng ngoài thực địa thì lưới tọa độ, thước tỷ lệ và kim chỉ nam rất cần thiết.

8 - Các yếu tố khác: Trong bản đồ ta cũng có thể cung cấp thêm những thông tin khác cho người xem, ví dụ như tác giả của bản đồ, hệ quy chiếu mà bản đồ đang sử dụng, nguồn của những thông tin trên bản đồ,... Ở đây ta nói đến bản đồ được trình bày trong MapInfo, đối với bản đồ in chuyên nghiệp, còn có các thông tin về nhà xuất bản, số lượng in, thời gian in,...

Trong khi trình bày một bản đồ chúng ta nên dùng lệnh lưu Workspace để tiện cho công tác biên tập, được thực hiện như sau:

- Từ menu chính chọn File > Save Workspace. Hộp thoại Save Workspace mở ra.

- Đặt tên cho workspace (không gian làm việc) trong ô File Name, chọn thư mục lưu tập tin workspace trong ô Save In rồi nhấn nút Save. Lưu ý trong khi kết thúc một lần biên tập và chỉnh sửa thì ta phải lưu trang làm việc Workspace.

5.1. BIÊN TẬP BẢN ĐỒ

5.1.1. Tạo lớp bản đồ chuyên đề

Lệnh tạo bản đồ chuyên đề (Create Thematic Map) chỉ được kích hoạt khi có một cửa sổ bản đồ đang được kích hoạt. Để tiến hành tạo bản đồ chuyên đề ta vào Map>Create Thematic Map, khi đó màn hình hiện ra hộp thoại chuyên đề với thực đơn chính cho phép tạo ra bản đồ theo các phương pháp khác nhau, muốn lập bản đồ theo phương pháp nào đó, ta cần bấm chọn biểu tượng của phương pháp đó. Trong hộp thoại có các phương pháp:

1- Ranges (Phương pháp đồ giải - Cartogram): Lập bản đồ chủ đề theo các khoảng giới hạn giá trị của dữ liệu. Các khoảng giới hạn được biểu thị bằng màu/kiểu đối tượng khác nhau và có sự thay đổi có tính quy luật tương ứng với giá trị dữ liệu. Bản đồ chủ đề theo khoảng giới hạn cho phép ta minh hoạ các dữ liệu của điểm, đường và vùng. Chúng được sử dụng để minh hoạ mối quan hệ giữa giá trị dữ liệu và vùng địa lý (ví dụ như doanh số bán ra của từng khu vực, thu nhập bình quân đầu người của từng khu vực) hoặc để biểu thị thông tin kiểu tỷ lệ, ví dụ như mật độ dân số.

2- Bar Charts (Phương pháp biểu đồ bản đồ- Cartodiagram): Vẽ biểu đồ cột theo giá trị dữ liệu của từng bản ghi. Biểu đồ cột được sử dụng để minh hoạ nhiều biến của một bản ghi trong bản đồ. Ta có thể so sánh kích thước các cột trong mỗi biểu đồ để có được thông tin về từng bản ghi trong dữ liệu của bảng, hoặc có thể so sánh một cột với tất cả các cột khác để có nhận định về một biến theo tất cả các bản ghi, hoặc so sánh chiều cao của biểu đồ cột để có thông tin về toàn bộ bảng. Đối với mỗi đối tượng biểu đồ cột được đặt tại vị trí trọng tâm của nó. Ví dụ: Trên bản đồ phát triển dân số, các cột của biểu đồ thể hiện cho dân số phát triển qua từng năm tại từng đơn vị hành chính. Hoặc ta cũng có thể thành lập nội dung chuyên đề cho lượng mưa trong năm thu được tại các trạm đo trên cả nước, lúc này với biểu đồ cột có thể được biểu diễn trên đối tượng điểm tại vị trí trạm đi, mỗi cột thể hiện lượng mưa trung bình trong từng tháng.

3- Pie Charts (Phương pháp biểu đồ bản đồ- Cartodiagram): Vẽ biểu đồ dạng hình quạt, đây là dạng biểu đồ nhiều biến. Loại này được sử dụng trong bản đồ để phân tích một hay nhiều biến cùng một lúc. Ta có thể so sánh kích thước của các hình rẻ quạt trong mỗi biểu đồ để có thông tin về từng bản ghi, hoặc so sánh một hình rẻ quạt với tất cả các biểu đồ hình quạt để có nhận định về một biến nào đó theo các bản ghi, hoặc so sánh đường kính của các biểu đồ quạt để có thông tin về toàn bộ dữ liệu được vẽ biểu đồ.

4- Graduated (Phương pháp ký hiệu): Biễu diễn mỗi bản ghi trong bảng bằng một biểu tượng, kích thước của biểu tượng tỷ lệ trực tiếp với giá trị dữ liệu. Một bản đồ có các biểu tượng được phân cấp hiển thị dữ liệu theo các giá trị của chúng. Kiểu phân cấp này hữu ích trong việc trình bày các thông tin có tính chất định lượng, ví dụ như phân hạng từ cao đến thấp. Kích thước của các biểu tượng tỷ lệ với các giá trị dữ liệu của bản ghi. Các điểm có giá trị trong bảng dữ liệu lớn hơn sẽ được vẽ to hơn và ngược lại.

5- Dot Density (Phương pháp chấm điểm): Áp dụng đối với bảng kiểu vùng. Kiểu này biểu diễn giá trị dữ liệu thành các chấm trên bản đồ, mỗi một chấm tương đương với một con số và tổng số chấm trong một vùng tương ứng với giá trị dữ liệu của vùng đó. Một bản đồ theo kiểu mật độ điểm cho phép ta ước lượng nhanh giá trị dữ liệu (ví dụ như dân số chẳng hạn).

6- Individual (Phương pháp nền chất lượng): “Tô màu” các bản ghi theo các giá trị dữ liệu riêng lẻ. Các mẫu giá trị tạm kiểu riêng lẻ thuộc loại nhiều biến. Ta có thể chọn “tô màu” cho điểm, đường hay vùng. Một bản đồ chủ đề vẽ các đối tượng bản đồ theo từng giá trị riêng lẻ được sử dụng khi ta muốn nhấn mạnh sự khác biệt giữa từng đối tượng (định tính), ví dụ như các kiểu nhà hàng trong một khu vực, các cấp phân chia vùng trong một khu vực,...chứ không quan tâm đến tính chất định lượng. Đây là kiểu bản đồ chủ đề duy nhất có thể được xây dựng từ trường dữ liệu không phải kiểu số (not numeric field).

7- Grid: Bản đồ chủ đề kiểu lưới (grid) biểu diễn giá trị dữ liệu thành sự thay đổi màu từ từ trên toàn bản đồ. Kiểu bản đồ chủ đề này được xây dựng bằng cách nội suy các dữ liệu dạng điểm từ bảng dữ liệu gốc. Một tập tin lưới (grid file) được tạo ra khi nội suy dữ liệu và được biểu diễn thành một ảnh quét trên cửa sổ bản đồ.

Ở đây chúng tôi đưa ra phương pháp Cartogram làm ví dụ:

Một cách tổng quát, lệnh Create Thematic Map bao gồm 3 bước:

- Bước 1:Chọn kiểu bản đồ chủ đề

Chọn Map > Create Thematic Map, hộp thoại Create Thematic Map - Step 1 of 3 mở ra. Trong hộp thoại này ta chọn Kiểu chủ đề và mẫu được sử dụng để tạo bản đồ chủ đề.

Hộp thoại này có các nội dung sau:

+ Phần Type dùng để chọn kiểu bản đồ chủ đề. Chọn kiểu Range:

+ PhầnTemplate: Ứng với mỗi kiểu trong cột Type thì trong phần Template có một số mẫu bản đồ theo chủ đề có sẵn tương ứng với kiểu được chọn. Tùy theo ý muốn mà người dùng chọn mẫu sao cho thích hợp.

+ Phần Preview: Hiển thị minh họa chú giải cho từng kiểu được chọn.

+ Hai tuỳ chọn là Sort by Name và Sort by Time, dùng để sắp thứ tự các mẫu theo tên hay theo trình tự thời gian chúng được tạo thành.

Chọn Next, hộp thoại Create Thematic Map - Step 2 of 3 mở ra.

- Bước 2: Thiết lập các thông số để tạo bản đồ chủ đề

Trong hộp thoại Create Thematic Map - Step 2 of 3 ta chọn bảng và trường dữ liệu dùng để tạo bản đồ chủ đề.

Nếu chọn phương pháp tạo bản đồ chủ đề theo một biến, ở bước 2 ta có thể đánh dấu ô Ignore Zeroes or Blanks để bỏ đi những bản ghi có giá trị là 0 (dữ liệu kiểu số) hay rỗng (dữ liệu kiểu ký tự) nếu muốn.

Khi điều chỉnh xong chọn Next. Hộp thoại Create Thematic Map - Step 3 of 3 mở ra.

- Bước 3:Điều chỉnh bản đồ chủ đề

Trong hộp thoại Create Thematic Map - Step 3 of 3, ta chọn kiểu “tô màu”, kiểu chữ cho chú giải, khoảng giới hạn, số bước phân cấp, cách sắp thứ tự chú giải,... (tuỳ kiểu bản đồ chủ đề chọn lúc đầu). Hai tuỳ chọn Ascending (Sắp thứ tự xuôi) và Descending (Sắp thứ tự ngược). Trong phần Legend Label Order cho phép ta chọn cách xếp thứ tự cho chú giải. Ở phần Template ta có thể lưu các thiết lập thành một mẫu để sử dụng sau này.

Ta có thể thay đổi các tham số của bản đồ chuyên đề như định nghĩa lại các khaỏng giá trị, các thuộc tính thể hiện băng cách chọn các nút lệnh khác nhau như Ranges, Styles, Settings.

+ Ranges cho phép điều chỉnh các khoảng giới hạn trong một bản đồ chủ đề có chia các khoảng giới hạn.

Method: Phương pháp tạo bản đồ chuyên đề, bao gồm các phương pháp sau:

Equal count: tạo ra các nhóm đối tượng có số bản ghi như nhau, Equal range: tạo ra nhóm đối tượng có khoảng dữ liệu như nhau; Natural Break: Sự phân tách các khoảng dữ liệu chuyên đề dựa trên cơ sở tối thiểu hoá các hiệu số của các dữ liệu với giá trị trung bình của chúng; Standard Deviation: khoảng cách được phân tách tại giá trị trung bình của dữ liệu, khoảng trên và khoảng dưới được xác định bằng khoảng giữa cộng trừ đi một sai lệch chuẩn; Quantile: Xác định sự phân bố của một biến dữ liệu dọc theo khoảng dữ liệu, Custom: tự xác định các khoảng dữ liệu chuyên đề; #range: nhập số lượng các khoảng dữ liệu chuyên đề, theo giá trị này hệ thống sẽ tự động tính toán giá trị của các khoảng giá trị dựa trên giá trị Min, Max; Round by: chọn số chữ làm tròn cho hệ thống.

+ Styles dùng để điều chỉnh các thuộc tính về kiểu như màu sắc và kích thước.

Chọn color để chọn tạo lớp bản đồ chuyên đề dựa trên cơ sở tô màu các nhóm đối tượng hoặc chọn None để loại bỏ tô màu.

Để tạo chú giải cho lớp chuyên đề, bấm nút Legend, xuất hiện hộp thoại Customize Legend. Trong hộp thoại cần xác định:

Title Font: Font cho tiêu đề ghi chú

Tile: Biên tập tiêu đề ghi chú

Subtilte: Biên tập tiêu đề phụ ghi chú

Subtitle font: Biên tập kiểu chữ tiêu đề phụ

Font: Chọn kiểu chữ cho các nhãn

Edit selected range here: Biên tập các khoảng giá trị dữ liệu chuyên đề

Show this range: Hiển thị khoảng dữ liệu chuyên đề

Show record count: Chọn hiển thị số lượng bản ghi

Sau khi hoàn tất bước 3, bản đồ nguyên thuỷ lúc đầu sẽ được “tô màu” theo thiết lập đã chọn trong 3 bước trên, đồng thời một chú giải cũng được tạo thành để giải thích cho cách “tô màu” đó.

Lệnh này không làm thay đổi bảng MapInfo nguyên thuỷ, nó chỉ “phủ” lên lớp bản đồ nguyên thuỷ một lớp “vỏ”theo các dữ liệu do ta thiết lập. Nếu mở hộp thoại Layer Control, ta sẽ thấy trên lớp được tạo bản đồ chủ đề có thêm một lớp nữa. Lớp này hơi thụt vào một chút so với các lớp bình thường. Tên của lớp này là tên phương pháp tạo bản đồ chủ đề và dữ liệu được sử dụng để tạo bản đồ chủ đề.

Bài tập ứng dụng

Bài tập 7. Tạo lớp bản đồ chuyên đề

Từ cơ sở dữ liệu bản đồ Thừa Thiên Huế đã thiết lập, thành lập lớp bản đồ chuyên đề mật độ dân cư.

5.1.2. Tạo biểu đồ và đồ thị

a. Phương pháp tạo biểu đồ

Tạo biểu đồ trong MapInfo được thực hiện bằng lệnh Window > New Graph Window hoặc bằng nút lệnh New Grapher trên thanh công cụ Standard. Trong bảng phải có trường dữ liệu kiểu số (numeric field) thì mới có thể lập biểu đồ được. Các bước để lập biểu đồ như sau:

- Mở lớp bản đồ có chứa dữ liệu ta muốn lập biểu đồ ra.

- Từ menu chính chọn Window > New Graph Window. Cửa sổ Create Graph - Step 1 of 2 mở ra.

Ô Graph: Liệt kê danh sách các kiểu biểu đồ của MapInfo. Trong MapInfo có các kiểu biểu đồ sau:

+ 3D (dạng không gian 3 chiều).

+ Area (dạng diện tích).

+ Bar (dạng hình que).

+ Bubble (dạng bong bóng).

+ Column (dạng cột).

+ Histogram (biểu đồ tần số).

+ Line (dạng đường).

+ Pie (dạng hình quạt).

+ Scattered (dạng điểm phân tán).

+ Surface (dạng bề mặt).

Chọn kiểu biểu đồ ta muốn.

- Khi chọn xong kiểu biểu đồ thì phần Template bên phải sẽ liệt kê danh sách các mẫu của kiểu đã được chọn. Chọn mẫu ta muốn rồi chọn OK. Hộp thoại Create Graph - Step 2 of 2 mở ra.

+ Ô Table dùng để chọn bảng tạo biểu đồ.

+ Phần Fields có hai mục.

Ô Fields from Table: Liệt kê danh sách các trường kiểu số có trong bảng đã chọn.

Ô Fields for Graph: Liệt kê tên các trường được chọn để tạo biểu đồ bằng nút Add hoặc muốn loại chúng ra thì có thể chọn nút Remove. Ta có thể di chuyển vị trí trường bằng cách chọn trường đó trong ô Fields for Graph rồi nhấn nút Up hay Down. Thứ tự trên/dưới của các trường trong ô Fields for Graph sẽ quyết định thứ tự hiển thị của biểu đồ sau này.

+ Ô Label with Column: Chọn trường để dán nhãn biểu đồ. Ta cũng có thể chọn None nếu không muốn dán nhãn.

Series in Rows: Sắp xếp dữ liệu theo hàng

Series in Columns: Sắp xếp dữ liệu theo cột

- Sau khi chọn xong nhắp chuột vào nút OK. Biểu đồ sẽ được trình bày trong một cửa sổ có tiêu đề dạng [tên bảng] Graph.

Biểu đồ sau khi vẽ xong có các phần sau:

- Trên cùng là phần có dạng Graph of: [tên bảng/tên phép chọn], ngay phía dưới là hàng .

- Bên trái cửa sổ là phần biểu đồ gồm có: tên trục trung có dạng [Y1 axis title], tên trục hoành có dạng [tên trường được dán nhãn].

- Bên phải biểu đồ là chú giải.

- Dưới cùng là các nội dung (tên nhóm) và (ghi chú).

Khi cửa sổ biểu đồ được kích hoạt thì trên menu chính có thêm một menu con nữa là Graph. Menu này cho phép ta điều chỉnh các thành phần của biểu đồ.



tải về 477.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương