HƯỚng dẫn sử DỤng mapinfo professional



tải về 477.48 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích477.48 Kb.
#34703
1   2   3   4   5   6   7

3.3. SỐ HOÁ BẢN ĐỒ

3.3.1. Phương pháp trực tiếp

Tổng quát phương pháp số hoá trực tiếp như sau:

- Mở ảnh quét đã đăng ký ra bằng lệnh File > Open.

- Chọn Map > Layer Control.

- Đánh dấu chỉnh sửa vào lớp Cosmetic.

- Tiến hành số hoá bản đồ bằng cách dùng các công cụ vẽ trên thanh công cụ Drawing. Các thông tin trên bản đồ nên được số hoá theo nhóm và có cùng kiểu trong cùng một lớp để dễ quản lý sau này.

- Khi số hoá xong dùng lệnh Map > Save Cosmetic Objects để lưu các đối tượng đã vẽ thành một bảng MapInfo hoàn chỉnh.

- Có thể chỉ cần vẽ vài đối tượng đầu tiên là có thể dùng lệnh trên để lưu những gì đã vẽ thành một lớp và đặt tên cho nó. Xong vào lại Map > Layer Control và đánh dấu chỉnh sửa vào lớp mới lưu rồi quay lại vẽ tiếp.



3.3.2. Phương pháp tạo bảng mới trước

Sau khi đã đăng ký ảnh quét, ta sẽ tiến hành tạo các bảng MapInfo mới (chưa có thông tin gì). Giả sử ta đã đăng ký bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và dự kiến số hoá các thông tin sau: ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế, ranh giới huyện, ranh giới xã, hệ thống đường giao thông chính (đường nhựa, đường sắt). các sông ngòi chính, hành chính huyện, hành chính xã, địa danh. Ta sẽ tạo các tập tin MapInfo mới (nhưng không có phần đồ hoạ - chưa vẽ gì cả) như sau:

- Chọn File > New Table; hộp thoại New Table mở ra.

- Trong phần Create New Table có 3 tuỳ chọn:

+ Open New Browser: Tạo bảng mới xong mở cửa sổ Browser của bảng mới ra.

+ Open New Mapper: Tạo bảng mới xong mở cửa sổ bản đồ ra.

+ Add to Current Mapper: Tạo bảng mới xong đưa bảng mới vào cửa sổ bản đồ của một lớp bản đồ đang mở hiện tại. Nếu không có lớp bản đồ nào đang mở thì tuỳ chọn này bị mờ đi. Nếu ta không đánh dấu chọn vào ô nào thì MapInfo sẽ tạo một bảng mới nhưng đóng nó lại.

- Chọn mục ta muốn rồi nhấn nút Create. Hộp thoại New Table Structure sẽ mở ra. Hộp thoại này cho phép ta tạo các trường để chứa dữ liệu cho bản đồ sau này.

Khi tạo một bảng MapInfo mới, ta phải dự kiến bảng đó chứa những thông tin gì và dự kiến có bao nhiêu loại thông tin để tạo những trường cần thiết cho lớp bản đồ đó. Ví dụ như nếu ta dự định tạo lớp sông suối, ta sẽ tạo trường chứa tên các sông suối, trường chứa chiều dài, trường chứa thuộc tính (có nước thường xuyên hay có nước theo mùa),...

- Trong phần Table Structure có hai tuỳ chọn. Create New (tuỳ chọn mặc định) dùng để tạo một bảng mới hoàn toàn. Tuỳ chọn Use Table cho phép ta tạo một bảng mới dựa trên cấu trúc dữ liệu (các trường) của một bảng đã có sẵn (phải mở bảng này ra trước khi thực hiện lệnh này).

- Nhấn nút Create. Hộp thoại New Table Structure mở ra. Nếu trước đó ta dùng tuỳ chọn Use Table và chọn một bảng nào đó thì toàn bộ các trường cùng định dạng của bảng đó sẽ được sao chép sang bảng mới mà không phải tạo lại.

- Tạo trường mới bằng cách nhắp chuột vào nút Add field. MapInfo tự động đặt tên cho trường mới trong ô Field NameField1. Sửa lại tên trường cho phù hợp với ý muốn. Lưu ý là tên trường không được có khoảng trắng và không thể hiển thị tiếng Việt được vì thế không nên gõ dấu. Sau khi đặt tên trường ta phải chọn định dạng cho trường trong ô Type. Chọn định dạng trường thích hợp với thông tin dự kiến nạp vào, ví dụ nếu tạo trường tên thì định dạng trường phải là Character (ký tự). Muốn bỏ trường mới thì nhắp chuột chọn trường đó rồi chọn nút Remove Field.

- Tiếp theo, ta phải chọn hệ quy chiếu cho lớp bản đồ mới bằng nút Projection. Khi chọn nút này hộp thoại Choose Projection sẽ mở ra. Chọn hệ quy chiếu cho phù hợp.

- Chỉnh xong các thiết lập trên chọn nút Create, hộp thoại Create New Table mở ra.

- Đặt tên cho bảng MapInfo mới trong ô File Name, trong ô Save As Type chọn MapInfo (*.tab), chọn thư mục lưu bảng mới trong ô Save In rồi chọn Save.

Như vậy ta đã tạo xong một bảng MapInfo mới và rỗng (chưa có dữ liệu).

Bằng phương pháp này ta tạo ra các bảng MapInfo để chứa các thông tin sẽ số hoá, ví dụ ta sẽ tạo các bảng MapInfo là ranh_gioi, cac_tinh, thanh_pho, song, vietnam_vung.

Để thực hiện số hoá vào các bảng mới này ta làm như sau:

- Mở ảnh quét đã đăng ký toạ độ ra.

- Mở lớp cần số hoá ra, trong ô Preferred View chọn Current Mapper, ví dụ mở lớp ranh_gioi. Lớp này được mở chung với cửa sổ bản đồ quét nhưng chưa có gì.

Có hai cách số hoá:

Ví dụ cụ thể số hoá cho lớp ranh_gioi:



* Số hoá thông qua lớp Cosmetic

+ Chọn Map > Layer Control, đánh dấu chọn chỉnh sửa vào lớp Cosmetic Layer.

+ Bắt đầu số hoá đường ranh giới bằng cách sử dụng công cụ vẽ đường để vẽ các chi tiết theo ảnh quét đã mở.

+ Số hoá được một lúc chọn Map > Save Cosmetic Objects. Hộp thoại Save Cosmetic Objects mở ra.

+ Trong hộp thoại Save Cosmetic Objects, thay vì chọn , ta chọn ranh_gioi rồi chọn Save. Như vậy những gì đã vẽ trong lớp Cosmetic sẽ được chuyển lên lớp ranh_gioi.

+ Nhấn nút Save, hộp thoại Save table mở ra chọn ranh_gioi rồi chọn Save để lưu những gì đã chuyển từ lớp Cosmetic vào lớp ranh_gioi.



* Số hoá trực tiếp trên lớp đang số hoá (ranh_gioi)

+ Chọn Map > Layer Control.

+ Đánh dấu vào cột chỉnh sửa của lớp ranh_gioi.

+ Tiến hành số hoá lớp ranh_gioi bằng cách sử dụng công cụ vẽ đường. Trong quá trình vẽ thỉnh thoảng nhấn tổ hợp phím + hay chọn File > Save Table để lưu lại những gì đã vẽ vào lớp ranh_gioi.

Để số hoá các đối tượng tiếp giáp nhau cùng chung một ranh giới, nên sử dụng khả năng bắt điểm (snap to node) – bấm phím Sđể tắt mở khả năng này-

Ghi chú:

Khi lưu những thông tin đã vẽ thành một lớp mới, MapInfo sẽ lưu những thông tin này thành 4 tập tin riêng biệt, những tập tin này có cùng tên nhưng có phần mở rộng khác nhau. Trong trường hợp này có 4 tập tin được lưu lại là ranh_gioi.tab, ranh_gioi.map, ranh_gioi.dat và ranh_gioi.id. Khi dùng lệnh mở bảng (Open Table), ta chỉ nhìn thấy một tập tin duy nhất là ranh_gioi.tab.



* Ưu và nhược điểm của phương pháp số hoá thông qua lớp Cosmetic Layer và số hoá trực tiếp trên lớp đang số hoá:

- Số hoá thông qua lớp Cosmetic Layer:

Phương pháp này có 2 ưu điểm là: Thứ nhất, trong quá trình số hoá khi có chỉnh sửa (cắt, gộp hay xoá) các đối tượng, do chúng nằm trên lớp Cosmetic và không có thông tin nên các lệnh chỉnh sửa được thực hiện nhanh hơn. Thứ hai, trong quá trình số hoá những bản đồ đã số hoá một phần rồi thì lớp Cosmetic có tác dụng như một lớp vẽ nháp, nếu đúng ta mới dùng lệnh Save Cosmetic Objects để chuyển nó sang lớp cần số hoá, nếu chưa được ta có thể dùng lệnh Clear Cosmetic Layer để xoá toàn bộ mà không ảnh hưởng đến lớp bản đồ đã có thông tin. Tuy nhiên có cũng có nhược điểm là sau khi chuyển từ lớp Cosmetic lên lớp bản đồ cần số hoá, ta phải tiến hành nhập số liệu theo 3 phương pháp trên.

- Số hoá trực tiếp trên lớp đang số hoá:

Phương pháp này có ưu điểm là ta có thể nhập dữ liệu ngay trong quá trình số hoá mà không phải mất nhiều thời gian tìm lại từng đối tượng để nhập dữ liệu sau khi số hoá xong. Nhược điểm của phương pháp này là quá trình chỉnh sửa bản đồ (Combine, Split, Erase, Erase Outside) trong quá trình số hoá sẽ chậm hơn nhiều do xuất hiện hộp thoại hỏi ta xử lý dữ liệu như thế nào.

3.4. THAO TÁC VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HOẠ

3.4.1. Định dạng các kiểu đối tượng đồ hoạ

Để chọn chế độ chỉnh sửa cho một lớp bản đồ, từ menu chính chọn Map > Layer Control, hộp thoại Layer Control mở ra, đánh dấu vào cột chỉnh sửa cho lớp muốn chỉnh sửa.

a. Định dạng điểm

Điểm trong MapInfo theo mặc định là biểu tượng ngôi sao màu đen, cỡ 12 point. Muốn đổi kiểu của điểm, cách làm như sau:






- Dùng công cụ chọn để chọn điểm đó, giữ phím để chọn nhiều đối tượng một lúc, từ menu chính chọn Options > Symbol Style hay chọn nhanh bằng cách nhắp chuột chọn nút định dạng biểu tượng trên thanh công cụ Drawing. Hộp thoại Symbol Style mở ra:

Hộp thoại này gồm các nội dung sau:



+ Font: Chọn Font chứa biểu tượng thích hợp, bên phải ô Font là ô chỉnh kích thước biểu tượng.

+ Symbol: Chọn biểu tượng thích hợp.

+ Color: Chọn màu cho biểu tượng.

+ Rotation Angle: Quay biểu tượng theo giá trị nạp vào ô này (tính theo độ - deg).

+ Background: Có 3 tuỳ chọn là None - không có nền cho biểu tượng; Halo - quanh biểu tượng có viền trắng và Border - tạo đường viền đen quanh biểu tượng.

+ Effects: Có 2 tuỳ chọn là Drop Shadow - tạo bóng đổ cho biểu tượng và Bold - biểu tượng có màu đậm hơn.

+ Sample: Hiển thị trước biểu tượng khi điều chỉnh.

- Sau khi chọn các định dạng trong hộp thoại trên, chọn OK.






b. Định dạng đường

- Chọn một/nhiều đường.

- Chọn Options > Line Style, chọn nhanh bằng cách nhắp chuột lên nút Line Style trên thanh công cụ Drawing. Hộp thoại Line Style mở ra.

Hộp thoại này bao gồm các nội dung sau:



+ Style: Chọn kiểu đường.

+ Color: Chọn màu cho đường.

+ Width: Chỉ định độ dày của đường. Pixels: tính độ dày đường theo điểm ảnh có giá trị từ 1 đến 7; Points: tính độ dày đường theo point có giá trị từ 0.2 đến 6.

+ Sample: Xem mẫu đường khi điều chỉnh.

- Thiết lập tuỳ chọn xong chọn OK.



c. Định dạng vùng

- Chọn một/nhiều vùng cần định dạng






- Chọn Options> Region Style

Hộp thoại này gồm các nội dung sau:

+ Fill: tô màu cho vùng, gồm các nội dung chọn sau:

Pattern: Kiểu tô màu, N là không màu (chọn N thì phần Foreground mờ đi).

Foreground: Chọn màu để tô.

Background: Mặc định tuỳ chọn này tắt đi (tức không hiện màu nền ở dưới). Đánh dấu ô này cho phép định dạng màu nền cho đối tượng vùng. Nếu được bật lên thì tuỳ chọn mặc định trong ô này là N (không màu).

- Border: định dạng đường viền cho vùng, phần này tương tự định dạng đường.

- Sample: cho phép xem trước định dạng khi điều chỉnh.

- Thiết lập các tuỳ chọn xong chọn OK.

d. Định dạng ký tự

- Chọn đối tượng cần định dạng

- Chọn Options >Text Style. Hộp thoại Text Style mở ra:

Hộp thoại này gồm các nội dung sau:

+ Font: Chọn kiểu chữ, bên cạnh là ô cho phép chọn cỡ chữ.

+ Text Color: Chọn màu của chữ.

+ Background: Chọn màu nền cho chữ, None là không màu; Halo là vẽ một viền trắng xung quanh đối tượng ký tự; Box là vẽ một khung chữ nhật quanh chữ. Tuỳ chọn Halo và Box cho phép chọn màu nền trong ô Color phía dưới.

+ Effects: Định dạng các hiệu ứng khác nhau cho chữ: Bold (chữ đậm), Underline (gạch dưới), Shadow (đổ bóng), Italic (chữ nghiêng), All Caps (viết hoa toàn bộ) và Expanded (kéo dãn chữ ra).

Hộp thoại trên chỉ dùng để định dạng kiểu chữ cho đối tượng ký tự.

Nếu ta chọn đối tượng ký tự rồi từ menu chính chọn Edit > Get Info (hay chọn nhanh bằng cách nhắp chuột đúp) thì hộp thoại Text Object mở ra.

Hộp thoại này có các tuỳ chọn sau:






+ Text hiển thị nội dung của đối tượng ký tự đang được chọn. Ta có thể xoá hay chỉnh lại nội dung trong ô này.

+ Nút Style mở hộp thoại Text Style để chỉnh kiểu chữ.

+ Hai ô Start X và Y: Cho biết toạ độ của ký tự đầu tiên của đối tượng ký tự. Nếu thay đổi giá trị trong hai ô này thì đối tượng ký tự sẽ di chuyển vị trí trên bản đồ.

+ Line Spacing: Cho phép chỉnh kiểu dòng của đối tượng ký tự, Single là dòng đơn (tuỳ chọn mặc định), 1.5 là chế độ một dòng rưỡi và Double là chế độ cách dòng đôi.

+ Justification: Có 3 tuỳ chọn là Left - căn lề bên trái, Center - căn lề chính giữa và Right - căn lề bên phải.

+ Label Line: Có 3 tuỳ chọn:

No Line - không có đường chỉ;

Simple Line - đường chỉ đơn.

Arrow Line - đường chỉ có mũi tên.

+ Rotation Angle: Quay đối tượng ký tự bằng cách nạp giá trị độ vào ô này. Chiều dương là ngược chiều kim đồng hồ.

3.4.2. Chỉnh hình dạng của đường, vùng và ký tự

a. Điều chỉnh hình dạng của đường và vùng

Đường có chiều dài và hình dạng nên ta có thể thay đổi hình dạng của đường. Cách làm: sử dụng công cụ chọn để chọn đường đó, đường đó được chọn bằng cách bị “đánh dấu”, đồng thời có bốn hình vuông màu đen nằm xung quanh giới hạn ranh giới của đường đó, góc dưới bên phải có một chấm vuông nữa, đó là “tay cầm”. Giữ nút chuột trái trên một trong 4 nút hình vuông màu đen này và rê chuột thì ta có thể làm thay đổi đường (co giãn đường). Giữ chuột trái trên tay cầm và rê chuột thì ta có thể quay đường đó. Hình dạng đường được điều chỉnh bằng nút lệnh Reshape (chỉnh hình dạng). Cách làm như sau:

- Dùng công cụ chọn để nhắp chuột chọn một đường trên cửa sổ bản đồ.

- Nhắp chuột vào nút Reshape . Các nốt của đường đang được chọn hiện lên.

- Nhắp chuột vào một nốt rồi rê chuột thì ta có thể di chuyển vị trí nốt đó và do vậy thay đổi hình dạng của đường. Để chọn nhiều nốt ta cũng giữ phím và cũng có thể di chuyển nhiều nốt một lúc. Ta có thể sử dụng nút công cụ thêm nốt Add Node để thêm một nốt bằng cách nhắp chuột chọn nút này rồi nhắp chuột lên vị trí muốn thêm nốt trên đường đang được chỉnh sửa. Ta có thể xoá một nốt bằng cách nhắp chuột chọn nốt đó rồi nhấn phím .

Vùng được giới hạn bằng một đường gấp khúc nên ta cũng có thể điều chỉnh hình dạng của vùng hoàn toàn giống như cách điều chỉnh đường.

b. Điều chỉnh ký tự

Khi nhắp chuột chọn một đối tượng kiểu ký tự, nó sẽ được đánh dấu bằng bốn điểm khống chế màu đen cùng với một “tay cầm”. Khi giữ phím chuột trái trên đối tượng ký tự và rê chuột thì ta có thể di chuyển nó. Khi giữ phím chuột trái trên tay cầm thì ta có thể quay đối tượng ký tự bằng cách rê chuột. Nếu muốn chỉnh sửa nội dung đối tượng ký tự, ta nhắp chuột đúp vào nó để mở hộp thoại Text Object ra và chỉnh sửa nội dung trong ô Text. Lưu ý là tiếng Việt không hiển thị đúng trong ô Text này.

3.4.3. Lệnh Combine và Disaggregate

a. Lệnh Combine:

Chức năng: Gộp hai hay nhiều đối tượng thành một. Các đối tượng này có thể chỉ là đối tượng đường hoặc đối tượng vùng hoặc đối tượng điểm hoặc vừa bao gồm cả đối tượng đường, đối tượng vùng và đối tượng điểm. Các đối tượng này được gộp lại để tiện cho quá trình tính toán diện tích (đối với đối tượng vùng), tính toán chiều dài (đối tượng đường) hay các phép toán truy vấn.

Cách thực hiện:

- Chọn Map > Layer Control và đánh dấu chỉnh sửa cho lớp muốn thay đổi.

- Chọn công cụ chọn rồi giữ phím để chọn hai hay nhiều đối tượng.

- Chọn Objects >Combine.




- Hộp thoại Data Aggregation (nhập dữ liệu) mở ra. Hộp thoại này hỏi ta khi nhập đối tượng đồ hoạ thì dữ liệu được gộp lại như thế nào. Tuỳ theo từng trường hợp mà ta chọn phương pháp gộp dữ liệu cho thích hợp đối với từng trường. Ta cũng có thể đánh dấu chọn vào No data để nhập đối tượng và các trường của đối tượng mới được tạo thành không có dữ liệu gì cả.

Lệnh Combine có tác dụng trên hai hay nhiều đối tượng cùng kiểu hoặc khác kiểu. Ví dụ ta có thể nhập các điểm, đường, vùng lại thành một và xử lý chúng như một đối tượng duy nhất.

b. Lệnh Disaggregate

Chức năng: Đây là lệnh ngược lại với Combine. Lệnh này tách các đối tượng gộp (đối tượng bao gồm nhiều thành phần riêng lẻ tạo thành do lệnh Combine) ra thành các đối tượng độc lập.

Cách thực hiện:

- Chọn đối tượng gộp cần tách rồi thực hiện lệnh Objects >Disaggregate. Hộp thoại Disaggregate Objects mở ra. Hộp thoại này có hai tuỳ chọn.

+ Nếu đánh dấu tuỳ chọn All Objects thì (các) đối tượng sẽ bị tách ra thành từng đối tượng riêng lẻ tách rời nhau.

Ví dụ ta có một đối tượng gộp bao gồm các vùng thì khi thực hiện lệnh Disaggregate chúng sẽ bị tách ra thành từng đối tượng vùng riêng lẻ. Trong phần này ta có thể đánh dấu vào mục Retain Holes in Regions. Nếu đánh dấu mục này thì các vùng có “lỗ” ở giữa sẽ được giữ nguyên lỗ. Nếu không đánh dấu tuỳ chọn này thì khi thực hiện lệnh tách, các lỗ ở giữa sẽ bị đổi thành các vùng.

+ Tuỳ chọn Collections Only tách (các) đối tượng gộp ra thành các đối tượng riêng lẻ theo nhóm (collection).



Ví dụ một đối tượng gộp bao gồm nhiều vùng, nhiều đường và nhiều điểm thì khi thực hiện lệnh tách và chọn Collection Only thì đối tượng gộp đó sẽ bị tách ra thành 3 đối tượng gộp theo kiểu của chúng, một đối tượng gộp bao gồm các vùng, một bao gồm các đường và một bao gồm các điểm.

- Chỉ định xong các tiêu chuẩn tách ta chọn Next, hộp thoại Data Disaggregation (tách dữ liệu) mở ra.

- Chỉ định cách tách dữ liệu cho các trường rồi chọn OK.

3.4.4. Lệnh cắt (Split), lệnh Xoá phần chung (Erase) và lệnh Xoá phần không chung (Erase Outside) một đối tượng



a. Lệnh Split (Cắt):

Chức năng: Là lệnh cắt một hay nhiều đối tượng bằng đối tượng cắt (cutter). Mục tiêu sẽ bị cắt ra làm hai phần: phần chung với đối tượng cắt và phần không chung với đối tượng cắt.

Cách thực hiện lệnh Split như sau:

- Chọn (các) đối tượng cần cắt bằng công cụ chọn.

- Chọn Objects >Set Target để đổi (các) đối tượng chọn thành mục tiêu.

- Chọn (các) đối tượng cắt.

- Thực hiện lệnh Objects > Split.

- Hộp thoại Data Disaggregation (tách dữ liệu) hiển thị, hỏi ta chọn cắt dữ liệu như thế nào; chọn phương pháp chia dữ liệu phù hợp rồi chọn OK. (Các) “mục tiêu” sẽ bị cắt ra. Ta có thể dùng nhiều vùng để cắt một vùng/đường, dùng một vùng để cắt nhiều vùng/đường hay nhiều vùng để cắt nhiều vùng/đường.

b. Lệnh Erase (Xoá):

Chức năng:Lệnh xoá đối tượng tương tự lệnh Split, nhưng phần chung với (các) đối tượng cắt sẽ bị xoá đi.

Cách thực hiện lệnh Erase như sau:

- Chọn (các) đối tượng cần cắt bằng công cụ chọn.

- Chọn Objects >Set Target để đổi (các) đối tượng chọn thành mục tiêu.

- Chọn (các) đối tượng cắt.

- Thực hiện lệnh Objects > Erase.

- Hộp thoại Data Disaggregation (tách dữ liệu) hiển thị, hỏi ta chọn xoá dữ liệu như thế nào; chọn phương pháp chia dữ liệu phù hợp rồi chọn OK.



c. Lệnh Erase Outside (Xoá phần không chung):

Tương tự như lệnh Split nhưng phần không chung với (các) đối tượng cắt bị xoá đi.

Trong các lệnh trên, đối tượng cắt chỉ có thể là vùng, mục tiêu (đối tượng bị cắt) có thể là điểm gộp, đường hay vùng. Đối tượng điểm không thể bị cắt. Lưu ý rằng đối với một bản đồ mới số hoá, chưa có phần dữ liệu thì việc chọn phương pháp nhập hay tách dữ liệu không quan trọng. Tuy nhiên đối với một bản đồ đã nạp dữ liệu thì đây là vấn đề rất quan trọng.

3.4.5. Lệnh Overlay Nodes

Chức năng: Đây là lệnh chồng điểm tạo thêm (các) nốt tại vị trí đối tượng cắt chạy qua đối tượng mục tiêu. Nốt được tạo thành nằm trên mục tiêu. Lệnh này thường được sử dụng trong trường hợp muốn tạo các điểm giao nhau giữa các vùng cắt nhau hay các điểm giao nhau của các đường.

Cách thực hiện:

- Thiết lập mục tiêu cho (các) đối tượng cần tạo nốt

- Chọn các đối tượng giao với (các) mục tiêu

- Chọn Objects > Overlay Nodes.

3.4.6. Lệnh Buffer (tạo vùng đệm)

Buffer thực chất không phải là lệnh chỉnh sửa đối tượng mà nó là lệnh tạo ra một đối tượng mới dựa vào đối tượng đã có.

Chức năng: Lệnh này tạo một vùng đệm xung quanh đối tượng được chọn với bán kính vùng đệm do ta xác định. Lệnh Buffer này thường ứng dụng trong các bài toán tính toán khoảng cách, bài toán kinh tế (xác định bán kính tiêu thụ), bài toán quy hoạch...

Cách thực hiện:

- Chọn đối tượng cần tạo vùng đệm, giữ phím để chọn nhiều đối tượng, nếu muốn.




- Chọn Objects > Buffer, hộp thoại Buffer Objects mở ra.

Hộp thoại Buffer Objects có các tuỳ chọn sau:



+ Radius:

Value: Xác định bán kính vùng đệm, giá trị này có thể lấy từ một cột dữ liệu trên lớp bản đồ đó.

From Colum: Cột dữ liệu cần lấy.

Units: Chọn đơn vị tính bán kính.

+ Smoothness: Xác định “độ mịn” của vùng đệm; độ mịn này căn cứ trên hình tròn, giá trị mặc định là vẽ vòng tròn bằng 12 đoạn.

+ One buffer for all objects: Tạo một vùng đệm cho tất cả các đối tượng được chọn

+ One buffer for each object: Tạo mỗi vùng đệm cho một đối tượng được chọn.

+ Buffer Width Distance using: Xác định cách tính khoảng cách. Cách tính này phụ thuộc vào hệ quy chiếu của lớp bản đồ chứa các đối tượng đang được xử lý.

Spherical: Đối với hệ toạ độ kinh/vĩ.

Cartesian (theo hệ toạ độ Descartes): Đối với hệ toạ độ phi quả đất.



3.4.7. Lệnh Enclose

Lệnh này tạo ra các đối tượng vùng từ các đường giao nhau khép kín. Cách làm:

- Chọn các đường cắt nhau khép kín rồi chọn


tải về 477.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương