HƯỚng dẫn sử DỤng mapinfo professional



tải về 477.48 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích477.48 Kb.
#34703
1   2   3   4   5   6   7
Objects > Enclose. Hộp thoại Create Regions Objects From Enclosed Areas mở ra. Tuỳ chọn Ignore Regions Objects mặc định được bật lên (không tính các vùng được chọn).

- Chọn OK.

Các vùng sẽ được tạo thành trong lớp nào đang ở chế độ chỉnh sửa

3.4.8. Lệnh Smooth và Unsmooth

a. Lệnh Smooth

Lệnh này dùng để bo tròn đối tượng đường bằng cách vẽ hai đoạn kề nhau thành một đường cong tiếp tuyến với góc nhỏ giữa chúng. Ví dụ như khi ta vẽ một con sông, muốn cho con sông “uốn éo” tự nhiên hơn thì ta dùng lệnh này. Cách làm:

+ Chọn đường cần “bo tròn”.

+ Chọn Objects > Smooth.

b. Lệnh Unsmooth

Lệnh Unsmooth là lệnh ngược lại với lệnh Smooth, lệnh này trả đường được bo tròn về tình trạng ban đầu. Cách làm:



+ Chọn đối tượng đã được Smooth rồi.

+ Chọn Objects > Unsmooth. Lệnh này chỉ thay đổi hình dạng của đối tượng đường, các tính toán địa lý vẫn căn cứ trên đối tượng gốc (không Smooth).

3.4.9. Lệnh Convert to Regions và Convert to Polylines

a. Convert to Regions (Đổi thành vùng)

Đây là lệnh đổi một đường thành một vùng. Cách làm:

- Chọn đường cần đổi.

- Chọn Objects >Convert to Regions.

b. Convert to Polylines (Đổi thành đường)

Lệnh này là lệnh ngược lại, đổi một vùng thành một đường. Đường tạo thành là đường ranh giới bao xung quanh vùng được chọn. Cách làm:

- Chọn vùng cần đổi.

- Chọn Objects >Convert to Polylines.

Convert to Region Convert to polyline

Các ví dụ của lệnh Convert to Region và Convert to Polyline

3.4.10. Lệnh Check Regions

Đây là một lệnh rất hiệu quả trong việc kiểm tra lỗi của các vùng. Lệnh này sẽ đánh dấu những vùng chờm lên nhau bằng cách vẽ một vùng lên vùng chung đó. Đồng thời nó cũng đánh dấu những vùng bị “xoắn”, tức là vùng tự cắt nó, bằng cách chấm một điểm lên điểm cắt.

Cách thực hiện lệnh kiểm tra vùng như sau:

- Chọn các vùng muốn kiểm tra lỗi.

- Chọn Objects > Check Regions; menu Check Region Objects mở ra.

Hộp thoại này có 3 tuỳ chọn:

+ Self- Intersection Detection: phát hiện các vùng tự cắt và đánh dấu chỗ tự cắt bằng một biểu tượng.

+ Overlap Detection: phát hiện các vùng chờm lên nhau và đánh dấu vùng chờm bằng cách vẽ một vùng tô màu lên vùng đó.

+ Gap Detection: phát hiện lỗ hở giữa các vùng nằm cạnh nhau và đánh dấu bằng một vùng tô màu. Chỉ định diện tích tối đa của vùng hở cần đánh dấu trong ô Maximum Gap Area và chọn đơn vị tính diện tích trong ô Area Units.

Tuỳ trường hợp ta có thể chọn một, hai hay cả ba tuỳ chọn trên. Trong ba tuỳ chọn này ta có thể thay đổi kiểu đánh dấu bằng 3 nút chọn kiểu điểm và vùng ở bên phải các tuỳ chọn này.

- Chỉ định các tuỳ chọn xong chọn OK. Các điểm/vùng đánh dấu tạo thành trên lớp nào đang ở chế độ chỉnh sửa.

Bài tập ứng dụng

Bài tập 4. Số hoá các lớp thông tin bản đồ

Từ kết quả đăng ký ảnh quét bài tập 1 (thuathienhue.tif), tiến hành số hoá các thông tin trên bản đồ.

- Phân các lớp thông tin, đối tượng để số hoá: Thuỷ hệ, giao thông, ranh giới, địa danh, UBND, vùng hành chính.

- Số hoá các đối tượng trên bản đồ: Sử dụng các công cụ vẽ đường, điểm, vùng, text để số hoá các đối tượng, đối với các vùng hành chính sử dụng các lệnh Split, Erase, Erase outside.

- Định dạng các đối tượng.

- Điều chỉnh các đối tượng.

- Tạo buffer cho ranh giới.

- Kiểm tra vùng.

CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG DỮ LIỆU THUỘC TÍNH

4.1. THIẾT KẾ CẤU TRÚC BẢNG DỮ LIỆU THUỘC TÍNH

Mở Table cần thiết kế cơ sở dữ liệu thuộc tính, hay nói cách khác ta xây dựng cấu trúc bảng dữ liệu thuộc tính. Từ menu Table > Maintenance > Table Structure. Xuất hiện hộp thoại Modify Table Structure, trong đó có các nội dung:

+ Fields: Tên của các trường dữ liệu của bản đồ hiện thời.

+ Type: Kiểu của các trường dữ liệu của bản đồ hiện thời.

MapInfo cho phép định dạng các trường dữ liệu với các kiểu như sau:

Character:Kiểu ký tự. Trường có định dạng này được dùng để chứa dữ liệu kiểu chữ. Ví dụ như tên tỉnh, tên sông, tên thành phố. Trường này có thể chứa tối đa 254 ký tự.

Integer: Kiểu số nguyên. Trường kiểu dùg để chứa các số nguyên. Giới hạn của trường này là từ âm hai tỷ (-2,000,000,000) đến dương hai tỷ (2,000,000,000).

Small Integer:Kiểu số nguyên nhỏ. Trường kiểu này có giới hạn trong khoảng âm 32,768 (-32,768) đến dương 32,767 (32,767).

Float: Kiểu số thập phân có dấu chấm động. Nên thiết lập định dạng là trường này nếu không biết chính xác giá trị nạp vào là bao nhiêu, ví dụ như khi nhập dữ liệu vào trường bằng cách lập công thức tính toán từ dữ liệu của các trường khác hay từ hàm số.

Decimal: Kiểu số thập phân xác định, có nghĩa là phải biết chính xác giới hạn con số thập phân nạp vào là bao nhiêu. Ví dụ: 12,57. Trường kiểu này có thể chứa tối đa 19 chữ số.

Date: Kiểu ngày tháng. Giá trị ngày tháng nạp vào mặc định theo thứ tự hệ Anh - Mỹ, tháng/ngày/năm. Ví dụ “12/09/2006” thì MapInfo sẽ hiểu là ngày 9 tháng 12 năm 2006.

Logical:Kiểu luân lý. Trường này chỉ có hai giá trị là đúng/có (được gõ là “T”, là viết tắt của chữ True) hoặc sai/không (được gõ là “F”, viết tắt của chữ False).

Khi định dạng trường theo kiểu Logical, tất cả các bản ghi đều có giá trị mặc định ban đầu là sai (F). Đối với các trường kiểu số, giá trị mặc định ban đầu của các bản ghi là 0.

+ Indexed : Mục này nếu được đánh dấu thì những dữ liệu của trường hiện hành sẽ được sắp xếp nhằm tăng khả năng truy nhập, tìm kiếm. Chỉ trường dữ liệu nào được Indexed mới sử dụng được công cụ Find của MapInfo.

- Ta có thể thay đổi tên, kiểu dữ liệu tại các mục Name, Type.

+ Add Field: Dùng để thêm vào một trường dữ liệu.

+ Remove Field: Dùng để lược bỏ một trường dữ liệu nào đó.

+ Projection: Dùng để thay đổi các tham số về cơ sở toán học của cả bản đồ.

- Sau khi hoàn thành việc thay đổi bấm OK.

Lưu ý, tên trường (Field) tối đa là 8 ký tự, không có dấu và không có ký tự đặc biệt.. Trước khi thiết kế cơ sở dữ liệu thuộc tính cho một lớp nào đó, ta cần phải phân tích các nội dung gì (trường gì - Field) cần đưa vào trong lớp đó và kiểu loại trường đó là gì.

Sau khi thực hiện một lệnh thay đổi cấu trúc bảng dữ liệu của một lớp bản đồ trong hộp thoại Modify Table Structure thì lớp đó tự động tắt đi (nhưng không phải đóng lại). Để hiển thị lại lớp bản đồ đó, ta vào Map>Layer Control , chọn nút Add, hộp thoại Add Layer mở ra, ta chọn tên lớp đó và chọn Add.

4.2. NHẬP DỮ LIỆU THUỘC TÍNH

Bảng dữ liệu của bản đồ được mở ra bằng lệnh Window >New Browser Window > [chọn lớp bản đồ cần mở dữ liệu]. Trước khi nạp dữ liệu cho một lớp bản đồ, cần thiết kế các trường để chứa các dữ liệu. Định dạng trường phải phù hợp với dữ liệu dự kiến nạp vào. Dữ liệu trong MapInfo có thể được nạp vào bằng nhiều cách, bao gồm 3 cách, đó là nhập dữ liệu là cửa sổ Browser, nhập dữ liệu bằng lệnh Update Column, nhập dữ liệu bằng lệnh Info Tool.

4.2.1. Nhập dữ liệu từ cửa sổ Browser

- Mở bản đồ cần nhập liệu ra, chọn Window > New Browser Window > [chọn tên bản đồ cần nhập dữ liệu].

- Chọn Window > Tile Windows để hiển thị cửa sổ bản đồ lẫn cửa sổ dữ liệu. Điều chỉnh kích thước các cửa sổ sao cho thuận tiện.

- Chọn một đối tượng trên cửa sổ bản đồ bằng nút chọn , bản ghi liên kết với đối tượng đó được tô đen ở mép trái. Nếu không thấy (vì nằm ngoài vùng nhìn thấy trong cửa sổ Browser) thì chọn lệnh Query > Find Selection, đối tượng được chọn sẽ hiển thị trong cửa sổ Browser.

- Nhắp chuột vào hàng đó và nhập dữ liệu cho các trường. Di chuyển giữa các ô bằng cách sử dụng phím hoặc tổ hợp phím + .

- Chọn một đối tượng khác và làm tương tự cho đến hết.

Cách nhập dữ liệu theo cách này có ưu điểm là khó nhầm lẫn tuy nhiên quá trình thao tác sẽ chậm khi nhập cho nhiều đối tượng có cùng một giá trị (thuộc tính).

4.2.2. Nhập dữ liệu bằng lệnh Update Column

Nếu có nhiều đối tượng (bản ghi) trong một lớp bản đồ có cùng giá trị trong một trường, ta không nhất thiết phải gõ lại nhiều lần mà có thể nhập dữ liệu cho tất cả các đối tượng có cùng giá trị một lần bằng lệnh Update Column. Cách làm tổng quát như sau:

- Chọn các đối tượng có cùng giá trị của trường dự kiến nạp dữ liệu trên cửa sổ bản đồ bằng nút chọn , sử dụng phím để chọn nhiều đối tượng một lần. Nếu chọn nhầm đối tượng thì có thể giữ và nhắp chuột lại lên đối tượng chọn nhầm thì đối tượng đó sẽ được khử chọn.

- Chọn Table > Update Column.

- Trong Table to Update chọn Selection.

- Trong Column to Update, chọn trường cần nhập dữ liệu.

- Trong ô Get Value from Table, giữ nguyên thiết lập là Selection.

- Trong ô Value, gõ giá trị cần nhập liệu vào. Lưu ý rằng định dạng kiểu ký tự (Character), ngày tháng (Date) và kiểu luân lý (Logical) phải được đặt trong dấu ngoặc kép. Ví dụ: Nhập dữ liệu cho đối tượng đường sắt qua lệnh Update Column.

Ô Assist để xây dựng biểu thức cho mục Value. Bấm vào nút Assist xuất hiện hộp thoại Expression:

+ Column chọn trường dữ liệu cần tính toán.

+ Operators chọn biểu thức Logic thích hợp.

+ Functions chọn hàm xử lý.

Lưu ý rằng MapInfo không thể hiển thị tiếng Việt đúng trong các hộp thoại nhưng nó hiển thị đúng trong cửa sổ Browser và khi trình bày bản đồ, vì thế phải gõ cho đúng chính tả.

4.2.3. Nhập dữ liệu bằng lệnh Info Tool

Đây là lệnh để xem thông tin của một đối tượng trên bản đồ bằng cách nhắp chuột vào đối tượng đó. Ta có thể dùng cửa sổ Info Tool để nhập liệu cho bản đồ. Cách làm như sau:

- Chọn nút lệnh Info Tool trên thanh công cụ Main.

- Nhắp chuột lên một đối tượng trên cửa sổ bản đồ.

- Cửa sổ Info Tool mở ra, hiển thị các trường chứa giá trị của đối tượng đó.

- Nhắp chuột vào các trường trong cửa sổ Info Tool để nạp dữ liệu cho đối tượng được nhắp chuột chọn lúc đầu.

- Di chuyển lại cửa sổ bản đồ, nhắp chuột lên một đối tượng khác, cửa sổ Info Tool không tắt nhưng hiển thị các giá trị trong các trường của đối tượng vừa mới được nhắp chuột lên, lại nhập dữ liệu vào các trường cho đối tượng đó.

- Làm tương tự cho tất cả các đối tượng trong lớp bản đồ đó.

Lưu ý:

- Khi dấu nháy chuột nằm trong cửa sổ Info Tool, có thể di chuyển giữa các trường bằng phím hay tổ hợp phím +.

- Tiếng Việt hiển thị không đúng nên phải cẩn thận để tránh sai chính tả.

- Dữ liệu được nhập hay chỉnh sửa trong cửa sổ Info Tool cũng sẽ được lưu lại trong bảng dữ liệu chính của lớp bản đồ đó.

- Không gõ dấu ngoặc kép khi gõ giá trị trong cửa sổ Info Tool.

Cách cập nhật thông tin này rất dễ dàng và chính xác nhưng có một nhược điểm rất lớn tốc độ xử lý sẽ chậm và không hiệu quả.

* Nhận xét:

Trong 3 cách nạp dữ liệu như trên thì ta thấy rằng nếu ta nạp dữ liệu cho nhiều đối tượng có cùng một tính chất (hay một giá trị) thì sử dụng lệnh Update Column là nhanh chóng nhất. Tuy nhiên nếu các giá trị của mỗi đối tượng trên lớp bản đồ đều khác nhau thì ta phải dùng cách 1 (nạp vào Browser) hay cách 3 (dùng Info Tool).

Bài tập ứng dụng

Bài tập 5. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính

Xây dựng cấu trúc dữ liệu thuộc tính và nhập dữ liệu thuộc tính cho lớp thông tin hành chính vùng đã được số hoá ở bài tập 4 theo số liệu như sau:

Ten hanh chinh

Dien tich

Dan so TB

Nam

Nu

Thanh thi

Nong thon

TP Huế

70.99

335747

162956

172791

305052

30695

Huyện Phong Điền

955.71

107088

51376

55712

6517

100571

Huyện Quảng Điền

163.29

92039

44613

47426

10216

81823

Huyện Hương Trà

520.05

117359

59199

58160

8038

109321

Huyện Phú Vang

280.83

179239

88795

90444

19658

159581

Huyện Hương Thuỷ

458.17

96197

47969

48501

14475

81722

Huyện Phú Lộc

729.56

152445

76191

76254

23460

128985

Huyện A Lưới

1232.73

41717

20852

20865

6398

35319

Huyện Nam Đông

651.95

23428

11935

11493

3514

19914

4.3. THAO TÁC VỚI CÁC BẢNG DỮ LIỆU THUỘC TÍNH

4.3.1. Xoá Table bằng công cụ của MapInfo



- Chọn Table > Maintenance > Delete Table.

- Xuất hiện hộp thoại Delete Table.

- Bấm phím Delete để xoá Table được chọn.



4.3.2. Thay tên Table bằng công cụ của MapInfo

MapInfo cung cấp công cụ để thay tên một Table như sau:

- Chọn Table > Maintenance > Rename Table.

- Xuất hiện hộp thoại Rename Table.

- Bấm phím Rename để đổi tên Table được chọn.

4.3.3. Nén Table bằng công cụ của MapInfo

MapInfo cung cấp công cụ để nén một Table nhằm tối ưu hoá dữ liệu.



- Chọn Table >Maintenance > Pack Table

- Xuất hiện hộp thoại Pack Table

Chọn mục Pack Both types of Data rồi chọn OK.

4.4. CẬP NHẬT VÀ BỔ SUNG DỮ LIỆU

4.4.1. Bổ sung số liệu thống kê

Mỗi tính chất của các đối tượng được bổ sung vào một vùng mới và tuỳ theo kiểu số liệu để khai báo thích hợp trong kiểu trường dữ liệu (field). Có thể nhập số liệu trực tiếp trong MapInfo. Vào Windows > New Browser Window, chọn lớp dữ liệu muốn bổ sung thêm sẽ xuất hiện một cửa sổ dữ liệu Browser liệt kê dữ liệu theo hàng và cột, nhập số liệu vào các ô thích hợp.

Để có thể sử dụng các phần mềm khác như Excel hay Foxpro để nhập các số liệu này, ta phải lưu lớp dữ liệu dưới dạng dBase DBF với một tên khác. Vào File >Save Copy As, chọn lớp dữ liệu cần lưu, trong cửa sổ Save Copy of Table As chọn Save File As Type là dBase DBF, ta sẽ có một tập tin của lớp dữ liệu tương ứng có phần mở rộng là .dbf. vào Excel hay Foxpro và mở tập tin này để cập nhật, lưu ý là không được thay đổi vị trí của các hàng, vì MapInfo đã lưu thông tin về các đối tượng địa lý đồ hoạ theo thứ tự các hàng.

4.4.2. Bổ sung số liệu do MapInfo tính toán được

a. Các toán tử, các hàm và từ khoá trong biểu thức trong MapInfo

Trong MapInfo với các hàm và các phép toán chúng ta có thể xác lập các biểu thức tính toán tự động trên từng đối tượng (các hàng trong bảng), có nghĩa ta có thể bổ sung tự động các số liệu trên MapInfo.

Biểu thức trong MapInfo bao gồm tên vùng của lớp dữ liệu được mở, trong đó obj là một tên vùng đặc biệt chỉ đến đối tượng địa lý của các hàng trong bảng dữ liệu - các toán tử và các hàm.

* Các toán tử:

- Các Toán tử So sánh: = bằng, <> khác, > lớn hơn, < nhỏ hơn, >= lớn hơn hay bằng, =< nhỏ hơn hay bằng, _ tương tự (tượng trưng cho một ký tự bất kỳ), %tương tự (tượng trưng cho nhiều ký tự bất kỳ)

- Các ký hiệu ý nghĩa: + cộng, - trừ, (- ) âm, * nhân, / chia, ^ luỹ thừa, () dấu ngoặc.



- Các toán tử toán tử luân lý: “and” (và), “or” (hoặc) và “not” (không). Trong đó:

+ and được coi là đúng (“true”) khi (và chỉ khi) tất cả tham số của nó (tức là các biểu thức mà nó nối lại) đều đúng. Một bản ghi phải thoả mãn tất cả các điều kiện trong biểu thức thì mới được chọn.

+ or được coi là đúng khi một, vài hay tất cả các tham số (tức là các biểu thức mà từ khoá này liên kết) đúng. Một bản ghi thoả mãn một trong những điều kiện của biểu thức thì sẽ được chọn. Nó cũng được chọn khi hai hay tất cả điều kiện đều được thoả mãn.

+ not là đúng khi tham số của nó (biểu thức mà nó được sử dụng trong đó) là sai (“false’). Một bản ghi sẽ được chọn khi nó không thoả mãn điều kiện đưa ra.

- Các toán tử địa lý. Chúng được sử dụng để chọn các đối tượng dựa trên mối quan hệ không gian đối với (các) đối tượng khác. MapInfo có một từ khoá đặc biệt để sử dụng trong các toán tử địa lý là “obj” hay “object” (đối tượng). Từ khoá này (được coi như một tên trường) cho MapInfo biết rằng nó phải chọn giá trị dựa trên các đối tượng đồ hoạ trong bản đồ chứ không dựa vào bảng dữ liệu. Các toán tử địa lý được đặt nằm giữa các đối tượng đang được xem xét. Dưới đây là những toán tử địa lý:

+ Contains (Chứa): Đối tượng A chứa đối tượng B nếu trọng tâm của đối tượng B nằm trong ranh giới của đối tượng A.

+ Contains Entire (Chứa hoàn toàn): Đối tượng A chứa hoàn toàn đối tượng B nếu ranh giới của B nằm hoàn toàn trong ranh giới của A.

+ Within (Nằm trong): Đối tượng A nằm trong đối tượng B nếu trọng tâm của nó nằm trong ranh giới của B.

+ Entirely Within (Hoàn toàn nằm trong): Đối tượng A hoàn toàn nằm trong đối tượng B nếu ranh giới của nó hoàn toàn nằm trong đối tượng B.

+ Intersects (Giao, Cắt): Đối tượng A giao (cắt) đối tượng B nếu chúng có ít nhất một điểm chung.

* Các hàm của MapInfo:

- Các Hàm Toán học.Trong MapInfo có những hàm toán học sau:

+ Abs(num): Trả về giá trị tuyệt đối của một số.

+ Cos(num): Trả về cosine của một số; num tính bằng radian. (1 radian = 57,29578 độ)

+ Int(num): Trả về phần số nguyên của một số num.

+ Maximum(num1, num2): Trả về số lớn hơn trong hai số.

+ Minimum(num1, num2): Trả về số nhỏ hơn trong hai số.

+ Round(num1, num2): Trả về giá trị được làm tròn của số num1, đến giá trị gần nhất với số num2 (ví dụ như nếu num2 là 10 thì num1 được làm tròn đến giá trị gần với 10 nhất).

+ Sin(num): Trả về sin của một số; num tính bằng radian.

+ Tan(num): Trả về tang của một số; num được tính bằng radian.

- Các Hàm tổng hợp số liệu(Aggregate Functions)

+ Count(*): Đếm số lượng bản ghi (hàng) trong một nhóm. Hàm này lấy dấu hoa thị (*) làm đối số vì nó áp dụng cho bản ghi một cách tổng quát và không áp dụng cho một trường đặc biệt nào của bản ghi.

+ Sum(): Tính tổng của các giá trị trong biểu thức cho tất cả các bản ghi trong một nhóm (trường).

+ Avg(): Tính giá trị trung bình của các giá trị trong biểu thức trong tất cả các bản ghi của một nhóm.

+ Max(): Tìm giá trị lớn nhất trong trong tất cả các bản ghi của một nhóm.

+ Min(): Tìm giá trị thấp nhất trong trong tất cả các bản ghi trong một nhóm.

- Các Hàm có kết quả là đối tượng địa lý

+ Buffer(obj, num_res, num_width, str): Trả về một vùng đệm. Thông số num_res chỉ định độ phân giải, tính theo số nốt trên một vòng tròn; num_width là bán kính của vùng đệm; str là tên của đơn vị tính khoảng cách sử dụng trong num_width.

+ Centroid(obj): Trả về một điểm có toạ độ tại trọng tâm của đối tượng obj (nếu đối tượng là vùng, kết quả là trung điểm nếu là đường).

+ CreateCircle(num_x, num_y, num_radius): Trả về một đường tròn; num_x, num_y tương ứng là kinh độ và vĩ độ của tâm đường tròn, num_radius là bán kính đường tròn tính theo dặm.

+ CreateLine(num_x, num_y, num_x2, num_y2): Trả về một đường thẳng với toạ độ điểm đầu và điểm cuối tương ứng là (num_x, num_y) và (num_x2, num_y2).

+ CreatePoint(num_x, num_y): Trả về một điểm có toạ độ là (num_x, num_y).

Mỗi hàm số trên trả về một đối tượng đồ hoạ. Nếu gõ lệnh Update trong cửa sổ MapBasic thì ta có thể sử dụng những hàm số này để tạo ra các đối tượng cho mỗi hàng trong bảng.

- Các Hàm số trả về kết quả các tính toán địa lý

+ Area(obj, str): Trả về diện tích của đối tượng. Thông số str chỉ định tên đơn vị tính diện tích, ví dụ “sq mi” (dặm vuông) hay “sq km” (km2).

+ CentroidX(obj): Trả về kinh độ X của trọng tâm của một đối tượng vùng (trung điểm đối với đường) .

+ CentroidY(obj): Trả về vĩ độ Y của trọng tâm của một đối tượng vùng (trung điểm đối với đường).

+ Distance(num_x, num_y, num_x2, num_y2, str): Trả về khoảng cách giữa hai vị trí. Hai thông số đầu tiên xác định toạ độ của điểm đầu; hai thông số tiếp theo xác định toạ độ điểm cuối; str là đơn vị đo khoảng cách, ví dụ như “mi” hay “km”.

+ ObjectLen(obj, str): Trả về chiều dài của đối tượng. Giá trị str là đơn vị khoảng cách ví dụ như “mi” hay “km”. Chỉ có các đối tượng là đường thẳng, đường (gấp khúc) và cung là có chiều dài khác không.

+ Perimeter(obj, str): Trả về chu vi của đối tượng. Giá trị str là đơn vị đo khoảng cách. Chỉ có các đối tượng kiểu vùng, ellipse và hình chữ nhật là có chu vi khác không.

- Các hàm ngày tháng

+ CurDate( ): Trả về ngày tháng năm hiện hành.

+ Day(date): Trả về phần ngày trong tháng (1 - 31) của ngày.

+ Month(date): Trả về phần tháng (1 - 12) của ngày.

+ Weekday(date): Trả về phần ngày trong tuần (1 - 7) của ngày, 1 = Chủ Nhật.

+ Year(date): Trả về phần năm của ngày.

- Các hàm về chuỗi ký tự

+ Chr$(num): Trả về một ký tự tương ứng với mã ký tự là num (ví dụ chr$(65) sẽ trả về chuỗi “A”).

+ DeformatNumber$(str): Đảo ngược tác động của hàm FormatNumber$, trả về một chuỗi không có các dấu phân cách hàng ngàn.

- Format$(num, str): Trả về một chuỗi biểu thị một số được định dạng. Ví dụ Format$(12345.678,”$,#.##”) trả về giá trị “$12,345.68”.

+ FormatNumber$(num): Trả về một chuỗi biểu thị một con số được định dạng. Hàm số này đơn giản hơn hàm Format$, nhưng cho ta ít quyền kiểm soát trong việc định dạng hơn (ví dụ như số định dạng luôn có dấu phân cách hàng ngàn).

+ InStr(num, str1, str2): Tìm kiếm chuỗi str2 bắt đầu từ vị trí ký tự thứ num, và tìm sự hiện diện của phần đó trong chuỗi str1. Hàm này trả về vị trí khi tìm thấy kết quả trong str1, hoặc trả về 0 nếu không tìm thấy. Để yêu cầu MapInfo tìm kiếm chuỗi từ đầu, nạp giá trị num là một (1).

+ LCase$(str): Trả về định dạng chữ viết thường của chuỗi str.

+ Left$(str, num): Trả về num số ký tự đầu tiên của chuỗi str.

+ Len(str): Trả về số ký tự trong chuỗi str.

+ LTrim$(str): Cắt bỏ bất kỳ khoảng trắng nào ở đầu chuỗi str và trả về kết quả.

+ Mid$(str, num1, num2 ): Trả về một phần của chuỗi str bắt đầu từ ký tự thứ num1 và dài num2 số ký tự.

+ Proper$(str): Trả về một chuỗi với cách viết hoa đúng kiểu (chữ đầu tiên viết hoa).

+ Right$(str, num): trả về num số ký tự cuối cùng của chuỗi str.

+ RTrim$(str): Cắt bỏ khoảng trắng nào ở phần cuối của chuỗi str và trả về kết quả.

+ Str$(expr): trả về một chuỗi tương ứng với giá trị của biểu thức expr.

+ UCase$(str): Trả về dạng chữ viết hoa (toàn bộ) của chuỗi str.

+ Val(str): Trả về giá trị số của một chuỗi; ví dụ Val(“18”) trả về số 18.

* Các từ khoá trong Biểu thức

MapInfo cho phép sử dụng các từ khoá sau:“any” (bất kỳ), “all” (tất cả), “in” (trong) và “between” (trong khoảng). Những từ khoá này phải được gõ vào biểu thức (không có sẵn).

Ví dụ:

tải về 477.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương