H­íng dén sö Dông phçn mòm mapInfo (HÖ Thèng th¤ng tin §Ịa lý gis) Mục lục 1 chưƠng 1: CÁc tính năng cơ BẢn của mapinfo 5



tải về 456.65 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2016
Kích456.65 Kb.
#32582
  1   2   3   4   5


ViÖn m«i tr­êng vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng

------------------------------------------------





H­íNG DÉN Sö DôNG PHÇN MÒM

MapInfo

(HÖ Thèng TH¤NG TIN §ỊA Lý - GIS)
Mục lục 1

CHƯƠNG 1: CÁC TÍNH NĂNG CƠ BẢN CỦA MAPINFO 5

1 Giới thiệu về phần mềm MapInfo 5

2 Tập tin dữ liệu của MapInfo 5

3 Khởi động và cách mở lớp dữ liệu trong MapInfo 6

4 Các thao tác trên cửa sổ bản đồ (Map Window) 10

4.1 Thay đổi độ phóng đại và vùng nhìn thấy 10

4.2 Cách chọn đối tượng địa lý trong cửa sổ bản đồ 12

5 Các thao tác trên lớp dữ liệu 14

5.1 Thay đổi thuộc tính của một lớp dữ liệu trong MapInfo 14

5.2 Xem và sửa đổi các thuộc tính của đối tượng 15

5.3 Lớp dữ liệu tạm thời trong cửa sổ bản đồ 16

5.4 Vùng làm việc (Workspace) 16



CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN 18

1 Tạo dữ liệu mới trong MapInfo 18

2 Nhập các giá trị thuộc tính 21

3 Số hoá bản đồ 22

3.1 Định nghĩa 22

3.2 Tiến trình số hoá trên ảnh quét 22

3.2.1 Khai báo đăng nhập tạo độ của ảnh quét 22

3.2.2 Số hoá 26

3.2.3 Ví dụ về số hoá đưòng giao thông và sông ngòi 26

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC DỮ LIỆU 29

1 Thay đổi cấu trúc dữ liệu 30

2 Cập nhật và bổ sung dữ liệu 30

2.1 Bổ sung số liệu thống kê 30

2.2 Bổ sung dữ liệu do MapInfo tính toán được 31

3 Chọn và kết hợp dữ liệu theo điều kiện 38

3.1 Chọn các đối tượng theo điều kiện trong một lớp dữ liệu 38

3.2 Kết hợp với một lớp dữ liệu khác 40

4 Tùy chọn nội dung cửa sổ dữ liệu 42

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN 43

1 Kết hợp các đối tượng địa lý 43

2 Xoá phần đối tượng được xử lý nằm bên trong hay ngoài đối tượng chuẩn 43

3 Cắt chia đối tượng được xử lý theo ranh giới của các đối tượng chuẩn 44

4. Một số chức năng khác 45

4.1 Tạo vùng đệm bao quanh một (hay nhiều) đối tượng 45

4.2 Kết hợp các đối tượng cùng giá trị trong một cột 46

4.3 Tạo điểm từ số liệu về toạ độ địa lý 46

4.4 Định vị dữ liệu trên bản đồ 46

4.5 Phân vùng lãnh thổ khảo sát (Redistrict) 48



CHƯƠNG 5: BIÊN TẬP VÀ KẾT XUẤT BẢN ĐỒ 50

1 Sắp xếp thứ tự các lớp dữ liệu 51

2 Thay đổi các thể hiện của đối tượng 51

3 Ghi chú trên bản đồ 51

4 Biên tập bản đồ chuyên đề 54

4.1 Individual 54

4.2 Ranges (phân hạng) 57

4.3 Graduated và Dot Density (độ lớn của dấu hiệu hay độ dày của điểm) 58

4.4 Bar Charts hay Pie Charts (biểu đồ cột hay biểu đồ bánh) 60

5 Định lưới toạ độ địa lý và tỷ lệ bản đồ 61

5.1 Định lưới toạ độ địa lý (Gridmakr.mbx) 62

5.2 Tạo thước tỉ lệ (scalebar.mbx) 62

6 Sắp xếp trang in (layout) 63

CHƯƠNG 6: MỘT SỐ TIỆN ÍCH KHÁC 66

1 Thao tác trên các đối tượng 66

2 Thao tác trên các tập tin của lớp dữ liệu (Table) 67

2.1 Đổi tên lớp dữ liệu 67

2.2 Xoá lớp dữ liệu trên đĩa 67

2.3 Xoá khoảng dung lượng đĩa của các đối tượng đã bị sửa đổi 67

2.4 Thể hiện dữ liệu dạng biểu đồ 68

2.5 Xuất nhập các dạng dữ liệu để trao đổi với các phần mềm khác 69

2.5.1 Xuất (Export) 69

2.5.2 Nhập (Import) 70



PHỤ LỤC 1 72

CÁC HỘP CÔNG CỤ CỦA MAPINFO 84

CHƯƠNG 1: CÁC TÍNH NĂNG CƠ BẢN CỦA MAPINFO

1. Giới thiệu về phần mềm MapInfo

Hiện nay trên thế giới đang phổ biến các phần mềm GIS như ARC/INFO, ARC-GIS, INTER-GRAPH, ARCVIEW, IDRISI, MAPINFO... Nhìn chung các phần mềm này đều có những chức năng tương tự nhau về việc xử lý và biên tập bản đồ khá tốt, tuy nhiên mỗi phần mềm của các hãng thì cũng có những chức năng ưu việt khác nhau.

Phần mềm GIS-MapInfo được xem là sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam, nó được xem như là một công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý một cơ sở dữ liệu vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng công cụ MapInfo có thể thực hiện xây dựng một hệ thông tin địa lý, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, sản xuất của các tổ chức kinh tế xã hội các ngành và địa phương. Ngoài ra, MapInfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng. Đặc biệt, sử dụng cho mục đích giảng dạy về GIS rất có hiệu quả. MapInfo cũng còn là một phần mềm đang được ứng dụng phổ biến rất ở nhiều nước trên thế giới.

2. Tập tin dữ liệu của MapInfo

MapInfo là một phần mềm hệ thông tin địa lý GIS cho giải pháp máy tính để bàn (Desktop solution). Các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo từng bảng hay còn gọi là lớp dữ liệu (Table), mỗi một Table là một tập hợp các File về thông tin đồ hoạ hoặc phi đồ hoạ chứa các bản ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra, các File này có tên giống nhau nhưng chỉ khác nhau ở phần mở rộng (Ext). Tùy theo tính chất của dữ liệu mà số file có thể thay đổi từ 2 đến 6 file. Chỉ có thể truy nhập vào các chức năng của phần mềm MapInfo khi ta đã mở ít nhất một Table. Cơ cấu tổ chức thông tin của các đối tượng địa lý được tổ chức theo các File sau đây.



  • tenfile.tab File liên kết các file trong một lớp.

  • tenfile.dat Chứa dữ liệu thuộc tính dạng bảng như excel.

  • tenfile.map Chứa dữ liệu dạng không gian (đồ hoạ).

  • tenfile.id Chứa thông tin liên kết dữ liệu với các đối tượng với nhau.

  • tenfile.ind Chứa thông tin về chỉ mục (giúp cho việc tìm kiếm đối tượng đồ hoạ).

  • tenfile.wor Tập tin quản lý các dữ liệu đang xử lý hay sản phẩm liên kết giữa các lớp hiện hành.

MapInfo xem tenfile.tab là đại diện cho 5 tập tin đầu tiên vừa nêu trên. Có nghĩa khi chọn tập tin có phần mở rộng là .tab trong môi trường MapInfo là chọn một lớp (layer) dữ liệu của MapInfo.

Nếu dữ liệu là ảnh ở dạng ma trận (raster), tenfile.bmp (hay phần mở rộng là gif, jpg...) sẽ kết hợp với tenfile.tab một khi được mở hay đăng nhập toạ độ địa lý. Ngoài các dữ liệu trên, MapInfo còn sử dụng được các dữ liệu đã được xây dựng trên các phần mềm khác như Foxpro (.dbf), Excel (.xls), Access (.mdb)... Trong đó các dữ liệu được xây dựng trên phần mềm Access được xem là lý tưởng nhất.



3 Khởi động và cách mở lớp dữ liệu trong MapInfo

- Để khởi động Chương trình MapInfo -> nhấn 2 lần chuột (double click) vào biểu tượng MapInfo trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ như sau:




Restore Previous Session: Cho phép bạn mở lớp thông tin mà bạn đã mở lần cuối cùng trong MapInfo.

Open Last Used Workspace: Cho phép bạn mở tập tin quản lý chung .wor mà bạn đã mở lần cuối cùng trong MapInfo (ví dụ ở hình bên trái thì tập tin Dia_hinh.wor là tập tin được mở lần cuối trong MapInfo).

Open a Workspace: Cho phép bạn mở một file quản lý chung mới có phần mở rộng là .wor

Open a Table: Cho phép bạn mở một lớp dữ liệu mới là những file có phần mở rộng .tab


Mở một lớp dữ liệu: Vào Menu -> Open Table trên Menu





(tương tự như chọn Open Table trong cửa sổ Quick Start ở hình 1) sẽ xuất hiện cửa sổ sau :

- Trong khung Preferred View, mặc định là Automatic, có nghĩa là:

- Nếu lớp dữ liệu này không có chứa dữ liệu không gian, chỉ có các dữ liệu phi không gian còn gọi là dữ liệu thuộc tính, thì trên màn hình sẽ xuất hiện một cửa sổ dữ liệu dạng bảng với các hàng và cột (Browse window) của lớp dữ liệu đó như hình dưới.




- Ta có thể chọn :



Browse xem dữ liệu ở dạng bảng với các hàng và cột;

Current Mapper mở lớp dữ liệu mới trong cùng một cửa sổ đang mở;

New Mapper mở lớp dữ liệu mới trong một cửa sổ mới; hay

No View mở lớp dữ liệu mới nhưng được đưa vào bên trong bộ nhớ của máy tính, không xuất hiện gì trên màn hình.

-


Ta có thể mở nhiều lớp dữ liệu cùng một lúc và thông thường để xây dựng một bản đồ chúng ta phải sử dụng mở nhiều lớp dữ liệu. Ví dụ như: lớp ranh giới huyện, lớp đường, lớp trung tâm huyện... như hình dưới đây.


  1. Các thao tác trên cửa sổ bản đồ (Map Window)


Menu chính

Thanh công cụ Main


Cửa sổ Dữ liệu

Thanh công cụ Tools



Cửa sổ Bản đồ

Thanh công cụ Standard





Thanh trạng thái

Thanh công cụ Drawing


Màn hình mapinfo ở chế độ thường sử dụng nhất

4.1 Thay đổi độ phóng đại và vùng nhìn thấy

▪ Khi ta thay đổi độ phóng đại (zoom) thì tham số Zoom ở thanh trạng thái sẽ cho biết giá trị ngoài thực tế của chiều rộng cửa sổ bản đồ đang hoạt động (hình 5). Tắt hoặc mở thanh trạng thái này bằng Show/Hide Status Bar trong Options trên Menu chính.



▪ Để thay đổi độ lớn của bản đồ trong cửa sổ bản đồ, chúng ta có thể sử dụng:



  • Biểu tượng phóng lớn hay thu nhỏ

- Vào Map -> Change View trên Menu chính hay nhấn vào biểu tượng , sẽ xuất hiện cửa sổ Change với các tham số sau:



Zoom (Window With): Cho biết giá trị ngoài thực tế của chiều rộng cửa sổ bản đồ đang hoạt động.

Map Scale: Cho biết giá trị hiện tại 1cm trên bản đồ (máy tính) tương ứng với giá trị bao nhiêu trên thực tế.

Center of Windows: Cho biết toạ độ của trung tâm cửa sổ bản đồ.

▪ Chúng ta có thể thay đổi các tham số trên và một khi có sự thay đổi, thì một hay nhiều các tham số có liên quan trên cũng thay đổi theo cho phù hợp.

▪ Thường thì sau khi mở một lớp dữ liệu, có thể trong cửa sổ bản đồ không chứa hết tất cả các đối tượng. Để thấy được tất cả các đối tượng trong cửa sổ này chúng ta vào Map -> View Entire Layer trên Menu lệnh rồi chọn lớp dữ liệu muốn xem trong cửa sổ View Entire Layer và nhấn OK.

▪ Chúng ta có thể trở lại tình trạng của cửa sổ bản đồ trước khi vừa thay đổi với Map -> Previous View trên Menu lệnh.

▪ Để có thêm cửa sổ bản đồ giống như cửa sổ đang làm việc, chúng ta vào Map

->Clone View hoặc Edit -> Copy Map Window (Ctrl-C) rồi chọn Edit -> Paste Map Window (Crtl-V) trên Menu lệnh.

▪ Ngoài ra chúng ta cũng có thể di chuyển các đối tượng trong cửa sổ bản đồ với biểu tượng Select x trong hộp công cụ Main bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng này, sau đó chuyển chuột đến đối tượng cần di chuyển rồi nhấn giữ chuột trái và rê chuột về hướng mà chúng ta muốn.



4.2 Cách chọn đối tượng địa lý trong cửa sổ bản đồ


▪ Chúng ta có thể chọn một (hay nhiều) đối tượng từ danh sách các đốitượng trong cửa sổ dữ liệu (Browse Window). Một lớp dữ liệu có đối tượng địa lý luôn đi kèm danh sách các đối tượng này và để xem chúng, chúng ta vào Window -> New Browse Window (hay nhấn phím F2), sau đó chọn tên lớpdữ liệu cần hiển thị trong cửa sổ Browse Table và nhấn OK như hình bên.


Chúng ta có thể chọn trực tiếp một đối tượng hiện diện trong khung nhìn cửa sổ bản đồ bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng Select hiện diện trong khung nhìn cửa sổ bản đồ trong hộp công cụ, sau đó di chuyển con trỏ vào trong cửa sổ bản đồ, đến vị trí đối tượng muốn chọn và nhấn chuột. Đối tượng được chọn sẽ hiện rõ lên. Để chọn nhiều đối tượng, chúng ta nhấn giữ phím Shift đồng thời nhấn chuột vào các đối tượng mà ta muốn chọn. Để chọn một đối tượng nằm ở lớp bên dưới tại một vị trí, chúng ta sử dụng phím Crtl.

▪ Trong cửa sổ dữ liệu chúng ta có thể chọn đối tượng theo yêu cầu của chúng ta, ví dụ muốn chọn đối tượng có tên là thành phố "thị xã kon tum", chúng ta sẽ chọn trong cửa sổ dữ liệu đối tượng này một cách dễ dàng. Khi chúng ta nhấn chuột vào ô trống ở đầu hàng của một đối tượng, chúng lập tức chuyển sang màu đen và như vậy chúng ta sẽ chọn tương ứng đối tượng đó trong cửa sổ bản đồ. Nhưng giả sử trong trường hợp bảng dữ liệu lớn và chúng ta khó có thể nhìn thấy trong cửa sổ bản đồ, sử dụng chức năng Query -> Find... sau đó nhập dữ kiện vào. Ví dụ như "thị xã kon tum" lập tức sẽ xuất hiện đối tượng này trong vùng nhìn trên màn hình với ký hiệu đánh dấu mà ta đã chọn trước đó trong cửa sổ Find -> Respecify như hình dưới.


▪ Nhấn chuột vào biểu tượng Marquee Select hay Radius Select trong hộpcông cụ để chọn tất cả các đối tượng trong hình chữ nhật hay hình tròn do chúng ta khoanh vùng trước đó.

▪ Biểu tượng Polygon Select để chọn các đối tượng trong vùng cần chọn.

▪ Biểu tượng Boundary Select trong hộp công cụ là để chọn tất cả các đối tượng bên trong ranh giới của một đối tượng kiểu vùng đã xác định trước.

▪ Để biết thông tin về một vị trí nào đó trong cửa sổ bản đồ, chúng ta sử dụng biểu tượng Info trong hộp công cụ. Một khi đã chọn biểu tượng này và nhấn chuột vào một vị trí nào đó trong cửa sổ bản đồ thì màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ Info Tool đồng thời trong tab Info Tool sẽ cho biết tại điểm vừa được chọn có bao nhiêu lớp dữ liệu. Nếu chúng ta nhấn chuột vào một trong các lớp dữ liệu này thì sẽ biết các thông tin chứa trong lớp dữ liệu đó (liệt kê giá trị các cột của lớp dữ liệu này của đối tượng tương ứng được chọn).

Ở đây chúng ta có thể sửa chữa hay nhập mới các giá trị này. Ở hình minh họa trên, đối tượng được chọn là vùng Thị xã Kon Tum với các số liệu tương ứng như: huyện là thị xã Kon Tum (Huyện), mã Huyện là 60.101 ( Ma_Huyen ), thuộc tỉnh Kon Tum ( Tinh ), với diện tích là 917,1 ( Dien_tich ), và có số dân là 99.505 người ( Danso ).



5. Các thao tác trên lớp dữ liệu

5.1 Thay đổi thuộc tính của một lớp dữ liệu trong MapInfo


▪ Để xem và thay đổi các thuộc tính (thấy dược, sửa đổi được, được chọn và tự động ghi chú cho các đối tượng) của một lớp dữ liệu sau khi đã được mở trong MapInfo, chúng ta vào Map -> Layer Control (khi đang làm việc trên một cửa sổ bản đồ) hay nhấn chuột vào biểu tượng Layer Control trong hộp công cụ hoặc nhấn tổ hợp phím Crtl-L. Khi đó xuất hiện cửa sổ Layer Control, muốn gán thuộc tính nào cho lớp dữ liệu chúng ta


nhấn chuột vào ô tương ứng của các thuộc tính này. Các chi tiết trong cửa sổ tab "Layer Control" sẽ được giải thích và trình bày trong phần thực chức năng hành.






5.2 Xem và sửa đổi các thuộc tính của đối tượng

▪ Các đối tượng của một lớp dữ liệu chỉ có thể sửa đổi khi lớp dữ liệu này có thuộc tính thấy được và sửa đổi được. Tuy nhiên, chỉ có một lớp dữ liệu có thể sửa đổi được tại một thời điểm.

▪ Để xem thông tin của một đối tượng, chúng ta chọn đối tượng đó rồi vào Edit -> Get Info hay nhấn phím F7, hoặc nhấn chuột 2 lần trên đối tượng muốn chọn xem thôngtin. Nếu đối tượng chọn thuộc lớp dữ liệu thấy được nhưng không sửa đổi được thì những thông tin xuất hiện trong cửa sổ Region (line, polyline, point) Object sẽ không cho phép ta hiệu chỉnh. Ngược lại nếu đối tượng được chọn thuộc lớp dữ liệu thấy được và có thể sửa đổi được thì chúng ta có thể thay đổi được một số thông số và thuộc tính thể hiện của đối tượng đó bằng cách nhấn chuột vào nút Style . Tùy theo kiểu đối tượng sẽ xuất hiện những lựa chọn thay đổi tương ứng.

▪ Để thay đổi thuộc tính thể hiện của các đối tượng và tùy theo loại đối tượng mà chúng ta vào chọn Options -> Line Style / Region Style / Symbol Style / Text Style trên Menu lệnh hay nhấn chuột vào các biểu tượng tương ứng sau đây , , , …( các biểu tượng này còn xuất hiện trong thanh công cụ Drawing )





Thanh công cụ Drawing

▪ Để dịch chuyển đối tượng (thay đổi tất cả các vị trí địa lý), nhấn chuột trái vào đối tượng muốn dịch chuyển, ấn và giữ chuột trái cho đến khi con trỏ xuất hiện hình mũi tên 4 chiều, sau đó rê chuột để dịch chuyển đối tượng đến vị trí mong muốn.

▪ Để sửa đổi hình dạng của các đối tượng kiểu vùng hay kiểu đường (thay đổi một số vị trí) chúng ta sử dụng chức năng Edit -> Reshape hay nhấn chuột vào biểu tượng Reshape trong thanh công cụ Drawing. Biểu tượng này chỉ hiệu ứng khi có một đối tượng được chọn. Các điểm trung gian (node) của đối tượng được chọn sẽ hiện lên và chúng ta có thể di chuyển hay xoá các điểm (node) này. Mặt khác chúng ta cũng có thể thêm các điểm này với biểu tượng Add Node trong thanh công cụ này.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng các chức năng thông thường như Cut, Paste trong mục Edit để cắt, dán các đối tượng trong một lớp dữ liệu hay giữa các lớp dữ liệu với nhau.


5.3 Lớp dữ liệu tạm thời trong cửa sổ bản đồ



5.4 Vùng làm việc (Workspace)

▪ MapInfo có khả năng lưu giữ môi trường làm việc hiện có, bao gồm các lớp dữ liệu, trật tự của những lớp dữ liệu đó, thứ tự của các cửa sổ đang mở, kích thước và vị trí của chúng trên màn hình, cũng như kiểu chữ, kiểu đường, kiểu biểu tượng, kiểu vùng... đã được dùng để thể hiện các đối tượng. Tất cả các layer được lưu trữ trong một tập tin có phần mở rộng là .wor, còn gọi là Workspace (môi trường làm việc vào một thời điểm).

▪ Để tạo ra một Workspace, chúng ta vào File -> Save Workspace và đặt tên .wor tại thư mục (Folder) tương ứng. Mở lại tập tin Workspace vào File -> Open Workspace để trở lại môi trường này.


▪ Thông thường dùng file Workspace để lưu lại môi trường đang làm việc mà chúng ta muốn tiếp tục về sau như số hoá bản đồ hay dùng để lưu các bản đồ chuyên đề phục vụ cho việc biên tập các bản đồ trên trang in. File Workspace là một file được lưu trữ dưới dạng text, vì vậy chúng ta có thể dùng các phần mềm xử lý văn bản thông dụng đều có thể đọc và sửa chữa file .wor này.





Chú ý: Sự sửa chữa không đúng trong file .wor sẽ làm hỏng việc thể hiện lại môi trường làm việc mà chúng ta đã lưu giữ trước đó nhưng không làm hỏng dữ liệu gốc trong MapInfo.


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN
1 Tạo dữ liệu mới trong MapInfo

▪ Để tạo mới một lớp dữ liệu (Table) theo dạng chuẩn của MapInfo, chọn File -> New Table, cửa sổ New Table sẽ xuất hiện như sau:



▪ Chọn Open New Mapper hay Add to Current Mapper khi muốn tạo các đối tượng đồ hoạ. Nếu chỉ muốn tạo ra một cơ sở dữ liệu thì chọn Open New Browser. Nhấn chuột vào nút Create, cửa sổ New Table Structure xuất hiện. Cách khai báo trong cửa sổ này như hình :



▪ Mục Projection:

- Nếu tạo dữ liệu ở một vùng địa lý mới, trước hết phải khai báo mục Projection. Projection (hệ quy chiếu) là phương trình toán học để chuyển các đối tượng địa lý trên mặt đất lên mặt phẳng bản đố giấy sao cho hạn chế nhất được sự biến dạng. Nhấn chuột vào mục Projection, sẽ xuất hiện cửa sổ Choose Projection như sau:

- Trước hết chúng ta chọn mục Category, và ứng với mỗi Category, chúng ta sẽ có một Category Members tương ứng với Category đó. Đối với Việt Nam chúng ta đã có sẵn một Category "VN-2000 su dung noi bo" được bổ sung vào danh sách các Category trên, Category này được các nhà làm bản đồ Việt Nam xây dựng và thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam (còn gọi là hệ toạ độ VN2000). Các Category Members trong "VN-2000 su dung noi bo" là một số phép chiếu có thể áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam cũng được xem là quy định của ngành Địa chính Việt Nam.

▪ Trường hợp vùng dữ liệu đã có sẵn các bản đồ ở dạng số, chúng ta nên mở một trong các bản đồ hiện có và tạo mới một dữ liệu trong cửa sổ bản đồ đang hoạt động (Add to Current Mapper), như vậy chúng ta có thể thừa kế các tham số liên quan đến Projection của cửa sổ bản đồ đang hoạt động.

▪ Dữ liệu được tạo trong MapInfo có dạng là một bảng (tabular) giống như bảng dữ liệu trong FoxPro hay Excel... Bao gồm các hàng và cột. Mỗi cột là một thuộc tính tương ứng của các hàng là các đối tượng.

▪ Nhấn chuột vào Add Field để thêm cột mới. Nhập tên cột vào cửa sổ Name, chọn kiểu dữ liệu tương ứng với cột này ở cửa sổ Type, tùy theo tính chất của dữ liệu mà kiểu dữ liệu có thể là một trong các kiểu sau đây :



Cách tạo thêm trường (Add Filed) trong cấu trúc Table mới

- Kiểu ký tự (character): Tối đa là 254 ký tự.

- Kiểu số nguyên (Integer): Lưu giữ các số nguyên (-2.100.000.000 đến +2.100.000.000).

- Kiểu số nguyên ngắn (small Integer): Lưu giữ các số nguyên (-32.767 đến +32.767).

- Kiểu số thập phân động (float): Lưu giữ các số thập phân dạng dấu chấm tự do.

- Kiểu số thập phân (Decimal): Lưu giữ các số thập phân dấu chấm cố định, tối đa dài 19 số.

- Kiểu ngày tháng (Date): Theo dạng mm-dd-yyyy hay mm/dd/yy .

- Kiểu luận lý (logical): Chỉ có 2 giá trị là T (true) hay F (false).

▪ Khai báo xong kiểu dữ liệu cho mỗi cột với các kiểu phù hợp với mục đích sử dụng. Chúng ta có thể sử dụng UpDown để sắp xếp lại trật tự các cột khi xuất hiện ở dạng bảng cũng như Remove Field để loại bỏ cột ra khỏi bảng dữ liệu.

▪ Khi tạo một lớp dữ liệu không gian mới (số hoá), thường chỉ nên có 2 cột, đó là cột mã số và cột tên của đối tượng địa lý tương ứng. Mã số thường là các mức độ khác nhau của kiểu đối tượng tương ứng và thường dùng để quản lý các đối tượng một cách khoa học hơn. Các đối tượng địa lý có thể có cùng tên hay cùng mã số. Chúng ta có thể thêm hay bớt các cột khác sau này khi cần thiết (sẽ được trình bày trong phần sau).

▪ Trường hợp tạo lớp dữ liệu mới để lưu giữ các giá trị thuộc tính, chúng ta có thể khai báo thêm các cột và kiểu dữ liệu tương ứng với số liệu đã có sẵn.

▪ Nhấn chuột vào mục Create rồi đặt tên cho lớp dữ liệu này tại thư mục thích hợp.



Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 456.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương